Ngoại thương Việt Nam
Ngoại thương Việt Nam
Lê Anh Tú Packard1
Khu vực kinh tế ngoại thương của Việt Nam thật ra còn năng động hơn là được phản ánh qua các số liệu chính thức. Những khác biệt hiện lên khi so sánh các con số của Hải quan Việt Nam và của những phía đối tác cho phép nghĩ rằng thống kê thương mại của nhà nước thấp hơn thực tế một cách đáng kể. Hơn nữa, chi tiết về những khác biệt đó gợi ra rằng tỷ lệ hàng tiêu dùng trong nhập khẩu cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ được các cơ quan hữu trách đưa ra (xem Bảng 1, so sánh những con số của VIAS – Công ty dịch vụ tư vấn về đầu tư tại Việt Nam – và VCCI Phòng Thương mại và Kỹ nghệ Việt Nam). Cả hai giả thuyết nêu trên, nếu đúng, dẫn tới những hậu quả quan trọng về cách phân tích kinh tế và sẽ buộc ta phải chú ý tới chúng khi đánh giá những triển vọng của kinh tế Việt Nam.
Một công trình nghiên cứu của VIAS cho thấy có xu hướng chung ước lượng thấp trị giá hàng nhập khẩu. Do đó, các nỗ lực của chính phủ để cải thiện việc thu thập những dữ liệu kinh tế chắc chắn sẽ mang lại thành quả cao: chính phủ và những nhà lãnh đạo kinh doanh sẽ được trang bị tốt hơn để lấy các quyết định phù hợp dựa trên một sự xác định hiện thực về tình trạng nền kinh tế và những khuynh hướng phát triển cần được theo dõi. Những sai lầm đắt giá có thể được tránh khỏi nếu quá trình thu thập dữ liệu và các chức năng xử lý được coi là ưu tiên, ngõ hầu những khuynh hướng kinh tế quan trọng không bị coi nhẹ hoặc hiểu sai.
Tuy nhiên, cũng cần nói là sự nghiên cứu kỹ lưỡng những số liệu thương mại có được vẫn góp phần soi sáng nhiều điều – dù các số liệu đó có sai sót chăng nữa. Mặc dù những dị biệt đáng kể giữa các số liệu chính thức của nhà nước và các số liệu của những bạn hàng của Việt Nam, tất cả các cơ quan làm báo cáo đều thừa nhận rằng cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng ở một tỉ lệ cao hơn nhiều, khiến cho tình trạng cán cân thương mại tương đối cân đối trong những năm 1990-1991 (tính về trị giá) càng ngày càng bị thiếu hụt. (xem Bảng 2).
Nhưng sự nhập siêu ngày càng lớn không nhất thiết là đáng lo ngại. Điều đó tuỳ thuộc phần lớn vào cơ cấu hàng nhập và chiều hướng thay đổi của cơ cấu đó trong trung hạn và dài hạn. Nếu hàng nhập chủ yếu bao gồm trang thiết bị và máy móc để nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải tiến bộ máy sản xuất, và những hàng hoá tư vật liệu dùng trong sản xuất, thì nhập siêu không phải là một dấu hiệu xấu. Sự tăng các mặt hàng nhập đó ngày hôm nay sẽ dẫn tới sự tăng trưởng ở cấp cao tổng sản lượng quốc dân (GDP) cho ngày mai.
Nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương với Việt Nam cũng đã trải qua kinh nghiệm nhập siêu trong cán cân thương mại. Và điều đó không phải là bất bình thường trong bước chuẩn bị cất cánh. Thực ra, do sự tái lập viện trợ quốc tế và các nguồn cho vay nhẹ lãi từ các chính phủ nước ngoài và các định chế viện trợ đa phương, cũng như do sự tăng nhanh nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, một dòng chảy tiền vốn tạo ra thặng dư về tư bản cho phép Việt Nam trang trải thiếu hụt trong cán cân thương mại mà không làm giảm đi dự trữ ngoại tệ.
Để biết cơ cấu ngoại thương có thật đáng lo ngại không, ta phải xem xét thành phần hàng nhập. Sự thiếu hụt tăng lên trong trao đổi hàng hoá với nước ngoài cần được coi là không chấp nhận được và có thể đẩy tới khủng hoảng về cán cân thanh toán nếu hàng tiêu dùng ngày càng chiếm phần quan trọng trong hàng nhập và phí tổn không được bù lại bằng thu nhập tương đương từ hàng xuất. Vì thế, những nhà hữu trách và những người làm công tác phân tích những hiểm hoạ của đất nước cần giám sát chặt chẽ tỷ lệ hàng tiêu dùng trong toàn bộ hàng nhập; sự tăng lên của tỷ lệ này khi không có sự tăng lên bù lại của tỷ lệ xuất khẩu trong GDP (một chỉ số quan trọng khác cần được xem xét) là những dấu hiệu báo động sớm những vấn đề tiềm thể trong cán cân thanh toán. Vì tầm quan trọng của những chỉ tiêu nói trên trong sự phân tích cán cân thanh toán, người ta không thể chấp nhận những sai số quá lớn trong ước tính về thành phần hàng nhập.
Khi so sánh những khác biệt trong các bảng số liệu về mậu dịch song phương, người ta thấy rõ là hầu như tất cả các cơ quan làm báo cáo đều ước lượng thấp cả trị giá xuất khẩu và nhập khẩu. Bảng 2a cho thấy những khác biệt của các báo cáo về mậu dịch song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. VIAS cho rằng con số lớn hơn trong báo cáo của cả hai bên là gần sự thật hơn, vì xu hướng hạ thấp số liệu (để trốn thuế) mạnh hơn là ngược lại. Như chờ đợi, những ước lượng thấp rõ rệt nhất bao gồm hàng nhập từ những nước là nguồn cung cấp hàng tiêu dùng chính cho Việt Nam: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc và Pháp (xem Bảng 3). Vì tính phức tạp của luật thuế quan và những quy định khác trong thương nghiệp, và vì tỷ suất thuế rất cao đánh vào những hàng tiêu dùng nhập cảng (trang bị cơ bản và vật tư dùng trong sản xuất hàng xuất cảng được miễn thuế nhập khẩu) những nhà buôn Việt Nam có động cơ lớn để khai báo dưới sự thực trị giá hàng tiêu dùng nhập cảng và dùng tới nhiều phương cách khác để tránh đóng thuế nhập khẩu.
Trong trao đổi song phương với Đức, phía Việt Nam cũng ước lượng trị giá hàng xuất thấp hơn thực tế nhiều. Trong năm 1992, trị giá hàng hoá Việt Nam mà hải quan Việt Nam ghi là xuất sang Đức chỉ bằng 16% trị giá mà hải quan Đức ghi trong cột hàng nhập từ Việt Nam. Năm 1993, con số này là 19%. Những khác biệt này soi sáng nhiều điều về những hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Việt ở Đức, những liên hệ của họ với Việt Nam và tiềm năng phát triển thương mại giữa hai nước.
Những số liệu thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc làm bộc lộ nhiều điểm. Trước hết, sự phát triển nhanh của các trao đổi này là một dấu hiệu về sự phụ thuộc hỗ tương ngày càng tăng của kinh tế hai nước, và có những hệ luận quan trọng đối với nhiều khía cạnh của quan hệ thường khó khăn của Việt Nam đối với Trung Quốc. Thứ hai, sự phát triển của những liên hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông cũng báo hiệu sự hội nhập ngày càng tăng lên của Việt Nam vào một trong những khối mạnh và năng động nhất trong nền thương mại toàn cầu: khối các nước được gọi là vùng kinh tế Trung Hoa. Thứ ba, xu hướng của cả hai nước ước lượng thấp trị giá hàng xuất của mình sang nước kia gợi ý rằng hai nước đang chịu những sức kéo tương tự, một điều không có gì ngạc nhiên vì cả hai có nhiều điểm tương đồng đối với thách đố của việc chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Chú thích cho toàn bài: (1) Bài viết cho tạp chí Vietnam Business Journal, VIAS giữ bản quyền. (Copyright 1994 The Vietnam Investment Advisory Service. All rights reserved. No part of this publication may be reproduced, stored in a retrieval system, or transmitted in any form or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise, without the prior permission of the Vietnam Investment Advisory Service)
Lê Anh Tú Packard
Một sự thèm khát nguy hiểm Theo những ước lượng của VIAS, trị giá hàng nhập vào Việt Nam đã tăng từ 55$/người năm 1992 lên đến 76$/người năm 1993, trong khi trị giá hàng xuất cùng thời kỳ tăng từ 35,7$/người lên đến 45,6$/người. Để so sánh, năm 1992 Trung Quốc đã nhập 73,1$/người và xuất 69,4$/người 1. Những con số này chứng tỏ Việt Nam, với một ngành xuất khẩu còn rất chậm phát triển, có xu hướng nhập khẩu rất cao so với nhiều nước (xem Bảng 4). Nếu ta chấp nhận con số thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là 200$, tức là con số thường được mọi người đồng ý, thì trung bình mỗi người Việt Nam dùng tới 38% thu nhập để mua hàng nhập, trong khi con số tương đương ở Trung Quốc là 14,8%. Làm sao cắt nghĩa sự thèm khát hàng ngoại này? Phải đáp lại nó bằng loại chính sách nào? Rõ ràng, câu trả lời cho câu hỏi sau tuỳ thuộc cách nhìn câu hỏi đầu. Cần ghi nhận rằng sự thèm muốn những hàng hoá ấy, mặc dầu là rất cao so với những nước khác, phản ánh hiệu quả chồng chất của sự dồn nén nhu cầu về hàng hoá chất lượng cao trong thời kỳ mà sự khan hiếm được kế hoạch hoá từ trung tâm. Nhu cầu đó lại không được đáp ứng bằng những mặt hàng nội địa có thể cạnh tranh được. Dưới khía cạnh đó, có thể coi đây chỉ là một sự phình ra tạm thời, sẽ xẹp xuống khi tới lúc. Còn như, nếu khuynh hướng đó phản ánh một sự ưa thích thường xuyên hàng ngoại so với hàng nội địa, bất kể phẩm chất của hàng hoá ra sao, thì hậu quả là một kẽ hở có ý nghĩa và không lấp được về nhập khẩu, cản trở đáng kể sự phát triển thu nhập và lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai. (1) Cũng cần ghi nhận là Trung Quốc đã thực hiện chiến lược lấy xuất khẩu làm đầu tàu tăng trưởng kinh tế từ hơn một thập kỷ trước Việt Nam. Mặt khác, Trung Quốc cũng đã hưởng được hơn 20 tỉ đôla đầu tư nước ngoài; những xí nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc đã góp phần đáng kể vào sự tăng nhanh xuất khẩu của nước này, với tỷ lệ tăng trung bình mỗi năm 12% trong thời kỳ 1980-1992. |
Bảng 1: Tỷ lệ
hàng tiêu dùng trong hàng nhập
(phần trăm)
1992 |
1993 |
|
ước lượng chính thức |
16,6 |
15,6 |
ước lượng của VIAS |
44,4 |
38,6 |
Bảng 2: Trao đổi
thương mại của Việt Nam
(triệu đôla)
a/ với Nhật |
||||
|
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
Xuất (1) (2) |
543 339,4 |
602 719,3 |
791 892,3 |
976 936,9 |
Nhập (1) (2) |
236 174 |
239 157,7 |
497 239,4 |
706 452,3 |
b/ với Đức |
||||
|
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
Xuất (1) (2) |
38 41,2 |
91 6,7 |
216 34,4 |
264 50,1 |
Nhập (1) (2) |
162 118 |
81 97,8 |
55 40,6 |
135 72 |
c/ với Đài Loan |
||||
|
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
Xuất (1) (2) |
51 28,1 |
73 58,3 |
112 87,3 |
140 141,9 |
Nhập (1) (2) |
69 40 |
168 59,3 |
306 138,5 |
552 217,9 |
và d/ với Trung Quốc |
||||
|
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
Xuất (1) (2) |
1 7,8 |
10 34,3 |
66 95,6 |
111 135,8 |
Nhập (1) (2) |
2 4,6 |
24 18,4 |
117 73,4 |
304 85,5 |
(1) Ước tính của Vụ Thương mại, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2) Ước tính của Tổng cục thống kê Việt Nam Những con số xuất được tính theo giá trị FOB (Free on Board), nghĩa là trị giá hàng hoá không tính phí tổn chuyên chở từ nước sản xuất sang nước nhập. Ngược lại, các con số nhập được tính theo trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight or Charged In Full) tức là kể cả các phí tổn chuyên chở, bảo hiểm... hàng hoá tới nơi tiêu thụ. Nguồn: IMF, Tổng cục thống kê và VCCI. |
Bảng 3: Khác biệt giữa người mua và người bán
|
1991 |
1992 |
1993 |
Nhật |
66 |
48 |
64 |
Đài Loan |
35 |
45 |
39 |
Hồng Kông |
46 |
14 |
26 |
Trung Quốc |
77 |
63 |
28 |
Pháp |
126 |
67 |
87 |
Chú thích: Đây là bảng đối chiếu trị giá hàng nhập (CIF) vào Việt Nam, do phía Việt Nam ghi nhận, so với trị giá hàng xuất sang Việt Nam cũng tính lại theo CIF, của các nước đối tác do các nước đó ghi. Các tỷ số được tính bằng phần trăm. Nguồn: như bảng 2 |
Bảng 4: So sánh xu hướng dùng hàng nhập của một số nước
|
nhập |
xuất |
dân số |
pcm |
pcx |
pci |
pct |
Thái Lan |
40466 |
32473 |
58 |
697,69 |
559,88 |
1840 |
37,92 |
Trung Quốc |
80585 |
84940 |
1162 |
69,35 |
73,10 |
470 |
14,76 |
Inđônesia |
27280 |
33815 |
184 |
148,26 |
183,78 |
670 |
22,13 |
Ấn Độ |
22530 |
19795 |
884 |
25,49 |
22,39 |
310 |
8,22 |
Hoa Kỳ |
551591 |
420812 |
255 |
2163,10 |
1650,24 |
23240 |
9,31 |
Nhật |
230975 |
339492 |
124 |
1862,70 |
2737,84 |
28190 |
6,61 |
Hàn Quốc |
81413 |
76394 |
43,7 |
1863,00 |
1748,15 |
6790 |
27,44 |
Chú thích: Các con số xuất, nhập tính bằng triệu đôla, dân số bằng triệu người pcm:
trị giá hàng nhập tính theo đầu người (đôla) Nguồn: Ngân hàng thế giới (World Bank) |
Các thao tác trên Tài liệu