Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 39 / Khi ba ngọn cờ giương cao. . .

Khi ba ngọn cờ giương cao. . .

- Nguyễn Ngọc Giao published 08/09/2006 08:22, cập nhật lần cuối 11/05/2011 18:19
Tam giác quan hệ quốc tế

Khi ba ngọn cờ giương cao. . .

Nguyễn Ngọc Giao


Ra Giêng Ất Hợi (đầu tháng 2-1995), ba lá cờ giương cao đã đánh dấu cảnh quan quốc tế của nền ngoại giao Việt Nam.

Thứ nhất là lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của nước ViệtNam thống nhất, lần đầu tiên chính thức xuất hiện tại thủ đô liên bang Washington,DC, ngày 1. 2. 1995 (mồng hai Tết), trước cửa trụ? sở Văn phòng liên lạc của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Lá cờ thứ hai, sao và sọc, được giưuơng lên ngày 9. 2 ở khu Giảng Võ (Hà Nội), trước toà nhà 9 tầng mới xây, trụ sở của Văn phòng liên lạc Mỹ tại Việt Nam. Lá cờ Mỹ tái hiện ở Hà Nội sau 41 năm : lần trước, nó được treo ở lãnh sự quán Mỹ đặt trong vùng do quân đội viễn chinh Pháp chiếm đóng. Lá cờ Việt Nam, phải đúng 50 năm chẵn mới đi từ Quảng trường Ba Ðình mùa thu 1945 tới Washington DC mùa xuân 1995 (từ năm 1977, quốc kỳ Việt Nam đã treo cao ở bán đảo Manhattan, nhưng chỉ ở trụ sở Liên Hiệp Quốc).

Ngược dòng lịch đại, sử sách ghi rằng năm 1873, ông Bùi Viện sang Mỹ vận động bang giao, gặp tổng thống A. Lincoln, nhưng lại không mang theo quốc thư. Lần sau trở lại Washington với đầy đủ thư tín, thì Lincoln vừa bị ám sát, tướng Grant lên thay, bận cầm quân dẹp nội chiến. Mấy chụ?c năm trước, vào tháng một âm lịch năm Nhâm Thìn (1832), sử ghi “ quốc trưở?ng nước Nhã Lý (tức Hoa Kỳ) sai hai người là Nghĩa Ðức Môn, La Bách Ðại (?) đem quốc thư đến xin thông thương với nước ta. Triều đình cử Nguyễn Tri Phương ra tiếp. Lại sai dịch thư, rồi truyền cho nha Thương bạc trả lời họ. Ðại ý muốn xin thông thương với nước ta thì phải tuân theo pháp luật đã định, phải đậu thuyền buôn tạ?i Vũng Trà Sơn, thuộc Tấn sở Ðà Nẵng và không được lên bờ làm nhà. . . ”. . .

Lịch sử bang giao Việt-Mỹ, về một ý nghĩa nào đó, quả là một chuỗi dài những cơ hội lỡ làng. 1832, 1873, 1945, 1954, 1973, 1977. . . Bi thảm hơn nữa, cuộc đổ máu ghê gớm kéo dài suốt hai thập niên, nối dài thêm bằng hai mươi năm thù hận, lại xuất phát từ một ngộ nhận cơ bản đã được dùng làm nền tảng cho chính sách Mỹ ở Việt Nam, từ Truman đến Bush, qua Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon, Ford, Carter, Reagan : coi phong trào giải phóng dân tộc mà Ðảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là công cụ của “ cộng sản Nga-Tàu ”, biến chiến trường Việt Nam thành tiêu điểm chống Trung Quốc, rồi liên minh với Trung Quốc để chống Liên Xô. Trong suốt nửa thế kỷ, Hoa Kỳ không hề có một chính sách Việt Nam : nhìn từ Washington, Việt Nam đã chỉ là một bộ phận trong chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ.

Sai lầm cơ bản ấy, mọi người còn nhớ, đã dẫn tới thảm kịch nào, với những hậu quả hôm nay còn đè nặng lên hai dân tộc Việt Nam và Mỹ. Ngẫu nhiên của lịch sử đã trao cho tổng thống Clinton trách nhiệm chấm dứt cuộc chiến tranh (mà thờ?i trẻ ông không tham gia) bằng cách mở ra trang sử hoà bình. Ðó là vận hội để lần đầu tiên, nước Mỹ có thể hoạch định một chính sách Việt Nam tự nó, trong bối cảnh quốc tế không còn đối cực. Về phía Việt Nam, bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một khâu then chốt củ?a quan hệ đối ngoại “ muốn làm bạn với mọi người ” trong một tình huống thế giới rất mới và không kém phức tạp. Quan hệ bình thường Việt-Mỹ còn vượt xa quyền lợi của hai nước : nó là một nhân tố ổn định quan trọng trên bàn cờ Ðông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương.

Bởi vì, trải qua bao cuộc bể dâu, Trung Quốc vẫn là một hằng số trong mối quan hệ quốc tế ở đây. Ở đầu bài, chúng tôi đã nói tới ba lá cờ. Ngẫu nhiên hay không, vào đúng những ngày mà quốc kỳ Việt Nam được giương lên ở Washington và quốc kỳ Hoa Kỳ ở Hà Nội, thì một lá cờ Trung Quốc đã gây chấn động ở Ðông Nam Á. Ðó là lá cờ cắm trên một hòn đảo san hô, ở cực đông của Quần đảo Trường Sa (Spratly). Ðảo san hô Mischief nhỏ bé này thuộc nhóm đảo mà Philipin khẳng định chủ quyền, cách bờ biển Palawan của Philipin 200 km, và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 2000 km ! Nhìn trên tấm bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1994, góc dưới, bên phải, dành một khung cho vùng “ Nam Hải ”, có vẽ đường ranh giới vùng lãnh hải mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền : khoanh trọn các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratly), đường ranh giới này chạy qua sát bờ biển Philippin, Brunei, Indonesia, Việt Nam. Giới quan sát quốc tế đã mô tả bằng một hình ảnh khá đạt : người ta có cảm tưởng người mấy nước Ðông Nam Á ngồi trên bờ biển, nhúng chân xuống Biển Ðông là đụng phải lãnh hải của Trung Quốc.

Tiếp theo sự kiện Hoàng Sa (1974), sự kiện Trường Sa (1988), sự kiện đảo Mischief cho thấy rõ ý chí bành trưuớng của Bắc Kinh ở vùng biển Ðông Nam Á mà một tài liệu nội bộ của Trung Quốc gọi là “ không gian sinh tồn ”, một từ ngữ tưởng đã chôn sâu dưới mồ của chủ nghĩa quốc xã Ðức. Nó chứng tỏ Trung Quốc không chỉ nhắm lấn áp Việt Nam, mà thách đố toàn bộ khu vực Ðông Nam Á bằng một lực lượng không quân, hải quân (kể cả hải tặc) ngày một tăng cường, và một thái độ kiêu căng mà những lời đề nghị “ hợp tác để cùng khai thác ” không che giấu được sự trịch thượng.

Chính trong bối cảnh ấy mà chúng ta có thể thấy rõ ý nghĩa việc uỷ ban thường trực của khối ASEAN vừa nhất trí quyết định đề nghị kết nạp Việt Nam làm nước hội viên thứ 7 vào ngay tháng 7 tới, tại hội nghị tối cao của hiệp hội Ðông Nam Á. Chắc cũng không phải ngẫu nhiên mà trung tuần tháng 2, hải quân Mỹ đề nghị tập dượt hải quân tay đôi với những nướcASEAN.

Bối cảnh quốc tế ấy cũng làm nổi bật ý nghĩa việc mở văn phòng liên lạc của Việt Nam và Mỹ, song nó cũng cho thấy rõ tiến độ quá chậm chạp của quá trình bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ?. Phải một năm sau ngày Mỹ bỏ cấm vận, hai bên mới đi tới thoả thuận về trao trả tài sản để mở văn phòng liên lạc. Ðến Tết năm nào, quan hệ ngoại giao mới được thiết lập đầy đủ ở cấp đại sứ ? và bao giờ Mỹ mới dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (most favored nations) để hàng hoá Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng hoá Thái Lan, Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ ?

Về phía Mỹ, do quá khứ phản chiến thời thanh niên, tổng thống Clinton luôn luôn phải tính tới phản ứng của những hội cựu chiến binh bảo thủ, nay lại phải sống chung với một quốc hội mà đa số thuộc Ðả?ng cộng hoà. Giới kinh doanh Mỹ và bộ tư lệnh Hạm đội 7 khá nhạy bén trước sự bành trướ?ng trên biển của Trung Quốc sẽ làm đối trọng để tăng tốc quá trình bình thường hoá tới đâu ?

Về phía Việt Nam, sự cải tổ cơ cấu hành chính và kinh tế còn tiến hành quá chậm, một phần do những sự trì kéo nội bộ (biểu lộ trong kỳ họp mới đây của Trung ương ÐCS). Quan trọng hơn nữa, ngày nào quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với mọi ngưuời vẫn còn bị quẩn chân bằng những lời hô hào chống âm mưu diễn biến hoà bình, thì một chính sách đối ngoại tích cực, năng động. . . cũng khó triển khai một cách hiệu quả.

N. N. G.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss