Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 40 / Thư Hà Nội

Thư Hà Nội

- N. S. P. — published 11/04/2011 00:25, cập nhật lần cuối 11/05/2011 18:01

N. S. P.
3. 1995

  Dễ đến cả năm rồi tôi không viết thư sang. Như đã nhắn miệng, tôi bị người ta theo dõi khá chặt, nên phải án binh bất động một thời gian. Người ta đây không phải là A18 hay A25 của Bộ nội vụ, mà là Tổng cục 2.

  Tổng cục 2 là cơ quan tình báo của Bộ quốc phòng. Chắc các anh chị chưa nghe nói tới cái tổng cục này. Nó cũng mới ra đời thôi : nói cho chính xác, nó mới được nâng cấp từ Cục 2 lên Tổng cục 2. Thật là kỳ cục : trong suốt nửa thế kỷ, Quân đội Nhân dân Việt Nam phải đương đầ?u với bao nhiêu quân đội ngoại xâm, thì công tác tình báo do một cục đảm nhiệm. Bây giờ? đất nước hoà bình, quân đội Việt Nam đã rút khỏi Lào và Campuchia, giảm quân số, phục viên hàng chục vạn người, người ta bày ra cả một tổng cục để theo dõi ai vậy ? Hỏi tức là trả lời : đó là cái lôgíc của bệnh Tào Tháo, nhìn ai cũng thấy địch, nhìn đâu cũng tưởng tượng ra âm mưu diễn biến hoà bình.

  Việc bành trướng cục quân báo và dùng nó để rình mò theo dõi cán bộ các cấp tự nó là một hiện tưuợng nghiêm trọng, bộc lộ tâm địa của bộ phận bảo thủ nhất trong lãnh đạo, và đang gây bất bình (dù mới chỉ ngấm ngầm) trong hàng ngũ cán bộ. Song, khách quan mà phân tích, nó cũng thể hiện một mâu thuẫn trong nội bộ khối an ninh - quân sự : phe quân đội (Lê Ðức Anh, Ðoàn Khuê) muốn đưa tướng Lê Khả Phiêu thay thế Bùi Thiện Ngộ làm bộ trưởng nội vụ nhưng gặp sự phản đối của phía công an. Dùng Tổng cục 2 của quân đội cũng là vì họ không nắm được cục tình báo của bộ nội vụ.

  Bản thân phe quân đội cũng không giữ được sự nguyên khối (monolithisme) của nó trước những yêu cầu trái ngược nhau. Thí dụ điển hình nhất là trong cuộc họp mới đây của Bộ chính trị, tướng Anh (chủ tịch nước) đã phải dẹp tướng Phiêu (nguyên chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ quốc phòng). Sự việc diễn ra như sau : trong hai tháng đầu năm, nhà nước đã lạm chi 200 tỉ đồng (thất thu thuế : riêng ở Hà Nội, ước tính thất thu 60% ; lạm phát hai tháng đầu đã lên tới 6,6 %, tức là 2/3 tỉ số lạm phát 10% cho cả năm 1995 mà Nhà nước đã đặt làm mục tiêu), nên nhất thiết phải cắt giảm ngân sách. Thế mà phía Ðảng lại tiếp tục đề ra những chương trình ưu tiên đòi hỏi nhiều kinh phí như chương trình Bà mẹ anh hùng, đợt vận động chính trị Mừng Xuân mừng Ðảng. Tướng Phiêu đòi một số tiền lớn cho quân đội chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam. Tướng Anh là người phụ? trách đường lối đối ngoại kiểu Nguyễn Cơ Thạch mà không có Nguyễn Cơ Thạch đã phải tốp tướng Phiêu : ta đang thiết lập quan hệ với Mỹ mà các anh muốn gì vậy ? kỷ niệm linh đình không những tốn kém mà còn gây khó khăn trong quan hệ với Mỹ.

  Nói đến tướng Anh, tôi cũng xin mở ngoặc lưu ý các anh chị về vụ hơn 1000 ngôi nhà xây trái phép trên đê (xem bài trang 6 số này, DÐ). Báo chí (như Lao Ðộng, 28. 2) đã đăng phóng sự và hình ảnh ngôi nhà số 71 Yên Phụ, cho biết ngôi nhà này vẫn chưa bị phá đi, vì chủ nhà có ô dù to. Ô dù này chính là đại tướng chủ tịch nước : chủ ngôi nhà ấy là cháu của ông Lê Ðức Anh. Nghe đâu chính ông đã viết thư đề nghị hoãn phá để “ điều tra kỹ càng hơn ”.

  Bây giờ trở lại chuyện cung đình. Như tôi đã có dịp viết, tương quan lực lượng ở cung đình chủ yếu là sự cân bằng / giằng co giữa ba khối : khối an ninh - quân sự (nói trên), khối tư tưởng và khối kinh tế - chính phủ.

  Khối tư tưởng vừa qua bận rộn “ lãnh đạo ” đại hội của chín, mười hội văn hoá, nghệ thuật, báo chí. Kết thúc đợt này là đại hội thứ năm của Hội nhà văn, họp trung tuần tháng 2 (riêng Hội điện ảnh hoãn họp cho đến khi nhà nước vạ?ch ra được chính sách điện ảnh). Khối tư tưởng có thể tự mãn vì đại hội Hội nhà văn đã “ thành công mĩ mãn ” theo nghĩa nó đã bầu ra một ban chấp hành hoàn toàn ngoan ngoãn, gồm 5 người, với tổng thư ký là Nguyễn Khoa Ðiềm, nguyên trưởng ban văn hoá văn nghệ Thừ?a Thiên, mới ra Hà Nội làm thứ trưởng Bộ văn hoá. Nhưng thắng lợi đó cũng như cái lá nho, khó mà che đậy một sự thật thê thảm : một hội nhà văn của Ðảng và của Nhà nước, như nó có từ mấy chục năm nay, ngày nay không thể tồn tại nữa. Nhiều nhà văn như Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải (uỷ viên ban chấp hành cũ) không đi họp. Một ông bạn nhà văn vốn cẩn trọng đến mức không chịu nổi, gặp tôi đã thốt lên : “ Ðây là buổi chợ chiều của Hội nhà văn ”. Chợ chiều chưa vãn, tôi gặp một nhà thơ (từ Thành phố ra họp). Tôi hỏi : đại hội họp chưa xong mà chị lại đi dạo 36 phố phường như thế này ? Chị trả lời : “ Tôi đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể nào ngồi đó đến phút cuối cùng ”.

  Sự yên ắng của văn nghệ sĩ thật ra không làm cho các quan chức phụ trách tư tưởng yên tâm. Họ đang bực mình theo dõi lãnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Một số chương trình nghiên cứu đang đặt lại vai trò của những nhân vật cấm kỵ của lịch sử (cận đại) như Quang Trung, (hiện đạ?i) Trường Chinh, Lê Duẩn (tất nhiên, họ làm còn nhẹ nhàng). Một số bài báo được công bố, đề cập khách quan những nhân vật một thời bị lên án hay lãng quên như tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Hữu Ðang, Gia Long. Người ta cũng bắt đầu công khai nói tới sự đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Alexandre de Rhodes. . . trong những cuộc hội thảo.

  Thế lực của khối tư tưởng đã tụt thêm một bước trong dịp Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Mục đích hội nghị này là bàn về vấn đề nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa. Dự trù họp từ tháng 12. 94, các bản dự thảo phải viế?t đi viết lại nhiều lần, vẫn bị phản đối, mãi đến ngày 16. 1. 1995 mới họp. Ðây là một cuộc họp mở rộng, ngoài các uỷ viên trung ương, có mời cả các bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch uỷ? ban nhân dân tỉnh, một số thứ trưởng, cán bộ về hưu (cả tướng Võ Nguyên Giáp). Rốt cuộc, trái núi đẻ ra con chuột, không thông qua được văn kiện nào quan trọng. Các nhà lý luận dưới trướng của hai ông Ðào Duy Tùng và Nguyễn Ðức Bình không tài nào viết ra nổi một văn kiện để triển khai một cách có bài bản cái gọi là “ định hướng xã hội chủ nghĩa ”. Ấy thế mà mỗi lần nói đến “ nhà nước pháp quyền ” thì họ đòi kèm theo mấy chữ “ xã hội chủ nghĩa ”. Tay phải chưa kịp đưa ra cái gì, thì tay trái đã vội giằng lại.

  Một sự kiện rất có ý nghĩa là vụ án Nguyễn Tùng Dương. Như các báo đã đưa tin, chủ tịch Lê Ðức Anh đã bác đơn xin giảm án tử hình của viên công an phạm tội giết ngưuời này, và vừa qua, Nguyễn Tùng Dương đã bị xử bắn. Ý nghĩa của vụ này là ở phiên toà phúc thẩm : trong khi toà án xử lại vụ Nguyễn Tùng Dương, thì bên ngoài cả vạn người biểu tình, ném đá, đòi giữ nguyên án tử hình, cảnh sát dã chiến dùng dùi cui điện để giải tán mà không xong. Chánh án vội hoãn phiên toà một ngày. Ðêm hôm đó, Bộ chính trị phải họp phiên đặc biệt : đứng trước tình hình quá căng thẳng, Bộ chính trị không dám quyết định giảm án, dù là tù chung thân, và đành ra lệnh cho toà tuyên án tử hình. Ngày hôm sau, dân chúng vẫn kéo tới đông để làm sức ép. Nhiều người mặc áo giáp, đội mũ cứng, quyết một phen sống mái với công an. Toà phúc thẩm đã phải quyết án tử hình Nguyễn Cảnh Dương. Và cuối cùng, ông Lê Ðức Anh cũng không dám đặc xá.

  Sự kiện Nguyễn Tùng Dương ắt phải làm nhà cầm quyền suy nghĩ : xã hội đang chạy theo việc làm ăn mưu sinh, dân chủ chưa phải là đòi hỏi bức xúc, nhưng không phải vì vậy mà có thể nghĩ rằng người dân không có ý thức chính trị. Ðứng trước những sự bất công, bao che, những cảnh làm giàu bất chính quá lộ liễu, dân chúng tức nước vỡ bờ có thể phản ứng mạnh mẽ, quyết liệ?t khó lường trước.

  Cũng trong dịp Tết vừa qua, một sự kiện cũng đáng chú ý là lệnh cấm đốt pháo đã được chấp hành khá nghiêm túc. Có lẽ lần đầu tiên mà lệnh nhà nước đã tỏ ra nghiêm minh. “ Vinh quang ” này thuộc về khối chính phủ. Thừa thắng, thủ tướng Võ Văn Kiệt muốn thi hành một số biện pháp nữa, thí dụ như giải toả hàng quán lề đường, dẹp những ngôi nhà xây dựng trái phép, cách chức những cán bộ ký giấy phép xây nhà trái pháp luật. . . Còn những chuyện lớn hơn tất nhiên ông Kiệt chưa đủ sức, chẳng hạn như việc quân đội chiếm nhà đất bất chấp pháp luật, hoặc việc quân đội và một số cơ quan Ðảng kinh doanh trái phép.

  Một năm trước Ðại hội VIII của Ðảng, cuộc đấu tranh giữa ba phe tất nhiên sẽ trở? nên gay gắt hơn. Hai phe quân đội và tư tưởng, bị liên tiếp mấy cú, tất nhiên cũng tìm cách hạ uy tín phe chính phủ. Xin đơn cử một thí dụ : vừa qua ông Phan Văn Khải (phó thủ tướng phụ trách kinh tế) bị Bộ chính trị phê bình vì một chuyện. . . trời ơi đất hỡi. Một nhóm cựu chiến binh Mỹ (hình như có cả Pháp) xin phép tổ chức một cuộc nhảy dù vì hoà bình. Sau khi tham khảo ý kiến tướng Ðoàn Khuê (bộ quốc phòng) và ông Nguyễn Mạnh Cầm (bộ ngoại giao) - hai vị này, đều là uỷ viên bộ chính trị, thấy không có vấn đề gì - ông Khải đã ký giấy cho phép. Cuộc nhảy dù được tổ chức tại Xuân Mai, nơi cách đây mấy năm Schoendorffer đã quay phim Ðiện Biên Phủ, và được TV phóng sự truyền hình. Tổng bí thư Ðỗ Mười ngồi nhà xem TV, la hoảng rằng chúng nó chuyển sang giai đoạn 2 của chiến lược diễn biến hoà bình mà các đồng chí thiếu bản lĩnh, lơ là cảnh giác. . . Bóng ma của chủ nghĩa cộng sản dường như không còn ám ảnh châu Âu nữa. Ðến phiên châu Á lên cơn sốt vì con ma trơi diễn biến hoà bình.

N. S. P.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss