Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Báo cũ / Số 162 - 05.2006 / Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hòa Vân — published 22/01/2012 21:10, cập nhật lần cuối 22/11/2012 21:07
Hoàn toàn vắng bóng những chỉ dấu chứng tỏ có sự tìm kiếm các phương án có khả năng giải quyết một quốc nạn trầm trọng kéo dài bấy lâu nay

Số 162 - tháng 05. 2006

Đại hội X Đảng CSVN

Chống tham nhũng và dân chủ hoá :

vắng một lộ trình cụ thể

Hoà Vân

Đại hội X ĐCSVN đã khép lại. Ông Nông Đức Mạnh được ban chấp hành trung ương mới (BCH TƯ X) bầu làm tổng bí thư trong một nhiệm kỳ thứ hai. Trước đó, đáp câu hỏi của báo chí về việc tại sao không để đại hội trực tiếp bầu tổng bí thư, ông Đào Duy Quát, phó trưởng ban Tư tưởng-văn hoá TƯ (khoá IX), giám đốc trung tâm báo chí đại hội, trả lời rằng do « chưa chuẩn bị xong ». Ông Quát còn nói thêm : « Bầu tổng bí thư rồi, nhưng nếu ông ấy có vấn đề gì cần xử lý, chẳng lẽ lại triệu tập đại hội thì phức tạp quá. Đại hội bầu thì chỉ có đại hội mới truất được thôi » (Tuổi Trẻ 24.4.2006).

Thực chất, trái với đòi hỏi được nhiều người nêu công khai trên báo chí trong suốt thời kỳ « tiền đại hội », toàn bộ vấn đề nhân sự đã được BCH TƯ khoá IX thông qua trong kỳ họp thứ 15 hai tuần trước. Những mặc cả phức tạp trước và trong kỳ họp đó chắc không cho phép những nhân vật liên quan vượt qua thoả thuận đã đạt được. Các uỷ viên BCT khoá IX như ông Nguyễn Văn An (chủ tịch Quốc hội), Phan Diễn (nguyên thường trực ban bí thư), Vũ Khoan (phó thủ tướng), mặc dù được đại hội đề cử vào BCH TƯ mới và có khả năng « ứng cử » chức tổng bí thư, đều đã « xin rút ». Ngoài ra, những uỷ viên BCT khác không được đưa ra ứng cử vào BCH mới gồm các ông Trần Đức Lương (chủ tịch nước), Phan Văn Khải (thủ tướng), Trần Đình Hoan (trưởng ban Tổ chức trung ương), Nguyễn Khoa Điềm (ban Tư tưởng-văn hoá), Phạm Văn Trà (bộ trưởng bộ quốc phòng), Trương Quang Được (phó chủ tịch Quốc hội). Một uỷ viên khác, ông Lê Minh Hương đã từ trần năm 2004. Sáu uỷ viên còn lại, ngoài ông Mạnh, là các ông Nguyễn Minh Triết (bí thư thành uỷ TP HCM), Nguyễn Phú Trọng (Hà Nội), Nguyễn Tấn Dũng (phó thủ tướng thường trực, người được dự kiến sẽ thay thế ông Khải), Trương Tấn Sang (trưởng ban Kinh tế trung ương) và Lê Hồng Anh (bộ trưởng bộ Công An). Ông Triết cũng được nhiều nguồn tin cho biết là có khả năng được đại hội bầu làm tổng bí thư, nay có thể là ứng cử viên vào chức chủ tịch nước.

Danh sách bộ chính trị được công bố sáng ngày 25.4 gồm 14 uỷ viên (thay vì 17 người như dự kiến) :

1. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ; 2. BT Công an Lê Hồng Anh ; 3. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng ; 4. Bí thư TU TP HCM Nguyễn Minh Triết ; 5. Trưởng ban kinh tế TƯ Trương Tấn Sang ; 6. Bí thư TU Hà Nội Nguyễn Phú Trọng ; 7. Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm ; 8. Thứ trưởng bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Phùng Quang Thanh ; 9. Trưởng ban Nội chính TƯ Trương Vĩnh Trọng ; 10. Chủ tịch UBND TP HCM Lê Thanh Hải ; 11. BT Tài chính Nguyễn Sinh Hùng ; 12. Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra TƯ Nguyễn Văn Chi ; 13. Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội Hồ Đức Việt ; 14. BT Văn hoá Thông tin Phạm Quang Nghị.

Ban Bí thư gồm 8 uỷ viên, cũng ít hơn dự kiến (11 người). Ngoài các uỷ viên BCT kiêm nhiệm (các ông Nông Đức Mạnh, Trương Tấn Sang, Trương Vĩnh Trọng, Nguyễn Văn Chi, Phạm Quang Nghị), BBT còn có thượng tướng Lê Văn Dũng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, bà Tòng Thị Phóng, trưởng ban Dân vận TƯ, ông Tô Huy Rứa, giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng gồm 14 vị, ông Nguyễn Văn Chi được bầu lại làm Chủ nhiệm.

Một nhận xét : vai vế của ông Lê Hồng Anh, được xếp trên ông Nguyễn Tấn Dũng trong BCT, nhưng lại là dưới quyền ông Dũng trong chính phủ. Sự chồng chéo này sẽ được giải quyết ra sao khi ông Dũng lên thay ông Phan Văn Khải làm thủ tướng ?

Khi số báo này lên khuôn, nghị quyết của đại hội chưa được công bố. Tuy nhiên, qua bài diễn văn bế mạc cũng như cuộc trả lời báo chí sau đại hội của tổng bí thư Nông Đức Mạnh, hai vấn đề nổi cộm trong các thảo luận trước và cả trong đại hội – chống tham nhũng và thay đổi nội dung lãnh đạo của đảng (nói gọn là vấn đề “dân chủ hoá”) - vẫn chỉ hiện diện dưới các khẩu hiệu chung chung, như “ Cần xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Phải xem xét xây dựng cả một hệ thống các cơ chế, pháp luật đủ mạnh đảm bảo rằng quản lý không có sơ hở... ”.

Hoàn toàn vắng bóng những chỉ dấu chứng tỏ có sự tìm kiếm các phương án có khả năng giải quyết một quốc nạn trầm trọng kéo dài bấy lâu nay. Như sự khẳng định nguyên tắc đặt toàn bộ hoạt động của đảng dưới pháp luật, quyết tâm cải tổ chế độ lương, tôn trọng tự do báo chí, tự do hội họp của công dân đã được ghi trong Hiến pháp v.v.

Trong điều kiện đó, dĩ nhiên vắng một lộ trình cụ thể những bước cải tổ dự kiến được tiến hành trong năm năm tới. Thực ra, đó cũng là điều nhiều người đã dự đoán trước (xem Diễn Đàn số 161). Vấn đề là, liệu đường lối cố thủ này đứng vững được bao lâu trước những đổi thay ngày càng nhanh và “khó kiểm soát” của nền kinh tế và những đòi hỏi ngày càng cấp bách của xã hội ?

H.V.

© http://www.diendan.org

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss