Marburg
Boris Pasternak
Marburg
Marburg - thành phố Đức cổ, một trong những trung tâm triết học ở châu Âu. Tại đây, mùa hè năm 1912 Pasternak đã đến nghe những chuyên đề triết học và đã nếm trải bi kịch tình yêu đầu tiên. ( N.D)
Tôi
rùng mình. Tôi cháy
bùng và tắt ngấm
tôi run rẩy. Tôi vừa cầu hôn
nhưng muộn rồi, tôi hoảng quá – người ta chối từ
thương nước mắt em ! Tôi sung sướng
hơn vị thánh !
tôi
bước ra quảng trường. Cứ như tôi
được lần nữa chào đời. Mỗi điều
vặt vãnh
đều sống và chẳng coi tôi ra gì
chúng càng cao giá trong phút
biệt ly
những
phiến đá nóng nung, vầng
trán đường phố
xạm đen, hòn cuội nguýt lườm
trời
và gió, như người chèo
thuyền, chèo dọc
rặng cây gia. Và tất cả ảo hình
nhưng,
dẫu gì thì gì, tôi
cứ tránh xa
cái nhìn của chúng. Tôi
giả lơ trước lời chào của chúng
tôi không muốn biết về sự giàu
sang xủng xoẻng
tôi vùng chạy, để khỏi khóc
oà
cái
bản năng gốc – lão già xu thời -
làm tôi khó chịu vô cùng.
Hắn cứ lò dò bám riết
và nghĩ : “cơn sốt trẻ thơ thôi.
Nhưng đáng tiếc
phải cảnh giác theo dõi cậu bé
này”.
“ bước đi, bước nữa đi
” – bản năng lải
nhải
như một nhà kinh viện già, hắn
khôn khéo dắt dẫn tôi
băng qua lau sậy nguyên sinh rậm rì
qua những hàng cây, khóm đinh
hương, niềm đam mê hừng hực
“ tập đi cho ngon, rồi sau
hẵng chạy ”-
hắn nói, và mặt trời mới ngay
đỉnh đầu
nhìn người trái đất bản xứ
tập đi trên hành tinh mới
trong
cảnh ấy mắt người bị loá
nhìn cò hoá cuốc xung quanh
tối đen
nơi bụi hoa đàn gà con lẩn quẩn
kiếm ăn
dế và chuồn chuồn kêu như đồng
hồ – tích tắc
sóng
ngói bập bềnh, buổi trưa
nhìn xuống các mái nhà
không chớp mắt. Giờ ấy ở Marburg
ai đó đẽo gọt chiếc cung và ồn
ào huýt sáo
ai đó lặng im sắp lên đường
trẩy hội
những
đám mây bông bị cát
vàng nghiến ngấu
khí trời trước cơn giông vờn tỉa
lông mày bụi cây
và bầu trời như gạch nung sập xuống
miếng cỏ thuốc kim sa cầm máu ai
ngày
hôm ấy như một diễn viên
tỉnh lẻ nhập vai
kịch Shakespeare. Tôi mang theo và
thuộc em làu làu
từ ngón chân đến lược chải đầu
vừa tập dượt em tôi vừa lang thang
trong thành phố
khi
tôi ngã gục trước em, thì
trùm lên cả
sương mù ấy, băng tuyết ấy, mặt
bằng ấy
(em đẹp sao!) – cơn lốc oi ả này…
Nói gì thế ? Tỉnh lại thôi
! Hỏng rồi ! Mi đã bị ruồng rãy
Nơi
đây ngày xưa Luther sống (1).
Đằng kia - anh em Grimm (2)
những nóc nhà nhọn hoắt vuốt
nanh. Cây. Bia mộ.
Tất cả đều nhớ nhung và hướng về
họ
tất cả đều sống động. Nhưng tất cả
cũng ảo hình
Không,
ngày mai tôi không
tới đó nữa. Sự khước từ
còn ứ đầy hơn nỗi chia ly. Tất cả
đã rõ ràng. Mình hôn nhau
cảnh huyên náo nhà ga không
phiền chi ta cả
cái gì sẽ đến với tôi, hỡi
những bia đá cổ ?
sương
mù dâng chăn đệm khắp nơi
một vầng trăng vào cả hai cửa sổ
nỗi u sầu như người khách lướt qua
giá sách câm
chọn một cuốn mỏng và ngồi xuống
divan
tôi
sợ hãi gì chăng ? tôi
vốn quen bệnh thao thức
như quen ngữ pháp.Chúng tôi là
đồng minh
thế sao tôi lại sợ những ý nghĩ
thân thuộc hiện lên
như người ta sợ gặp kẻ mộng du lững
thững ?
bóng
đêm hay ngồi chơi cờ vua
cùng tôi trên sàn gỗ đẫm
ánh trăng
hoa keo toả hương cửa sổ mở toang
còn khát vọng, như một chứng
nhân, bạc đầu trong góc tối
và
cây dương là con
Vua. Tôi chơi với bệnh mất ngủ
và họa mi là con
Hậu. Tôi đến cùng họa mi
và bóng đêm thắng cuộc, xoá
sạch các con cờ
và tôi đối mặt buổi sáng
trắng
1916
Thanh Thảo – Phạm Vĩnh Cư
(dịch từ nguyên bản tiếng Nga)
(1) Martin Luther , nhà cải cách tôn giáo Đức nổi tiếng thế kỷ 16.
(2) Anh em Grimm, hai nhà văn lãng mạn Đức cuối thế kỷ 18 đầu 19, nổi tiếng vì công trình sưu tầm truyện cổ dân gian Đức.
Các thao tác trên Tài liệu