Giới thiệu sách mới
Sách mới
Nguyễn Xuân Khánh
MẪU THƯỢNG NGÀN
tiểu thuyết, Nxb Phụ Nữ, 2006, 808 tr.
Nguyễn Xuân Khánh là một tác giả mà bạn đọc trong nước biết nhiều nhất là qua cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly, còn độc giả nước ngoài ít biết. Lứa tuổi Bùi Ngọc Tấn (Chuyện kể năm 2000), anh không bị tù giam trong vụ “xét lại”, nhưng số phận không kém long đong. Khi cuộc “đổi mới” hé lên, cuốn tiểu tuyết Miền hoang tưởng vừa được nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành – 1988, cái thời mà sách in giấy thì đen, mực thì mờ – đã bị chặn lại ngay, biên tập viên phải “ làm việc ” với “ cơ quan chức năng ” trước khi bị “ đình chỉ công tác ”, tác giả thoát được tù tội – tuy một “nhà văn cách mạng” đã lớn tiếng đề nghị – nhưng cũng phải lặn nhiều năm, sống vô danh bằng nghề biên dịch. Cũng trong thời gian này, anh viết Trư cuồng, cho đến nay vẫn chưa được xuất bản (ngoại trừ bản điện tử mà tháng 8-2005, talawas đã đưa lên mạng).
Mẫu thượng ngàn đưa ta ngược dòng lên cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ và ở Hà Nội khi Pháp đánh thành lần thứ hai, trong bối cảnh thực dân xâm lược, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa bành trướng, -- người dân quê trở về với đạo Mẫu.
Nguyên Ngọc
LẮNG NGHE CUỘC SỐNG
bút kí, Nhà xuất bản Văn Nghệ, 2006, 192 trang,
“ Tôi xin lỗi trước các
bạn, tôi sẽ không nói rõ tên, và
cũng sẽ không chỉ ra địa chỉ cụ thể của ngôi
chùa ấy đâu. Bởi vì đây là một
trong số chắc hẳn là còn ít ỏi lắm
những ngôi chùa cổ chưa được, chưa “bị”
ngành du lịch, tôi xin lỗi lần nữa khi dùng
chữ này nhé, hỗn hào của chúng ta
biết đến. Hoàn toàn chưa bị chạm đến. Và
tôi vô cùng cầu mong họ sẽ không bao
giờ biết đến ” (tr.10). Đọc mấy dòng này,
ai chẳng ước mong được đặt chân tới ngôi
chùa ấy, “ gần như hoàn toàn chưa có
dấu chân trần tục nào quấy động cả ”, ít
nhất trước khi ngành du lịch biến lời cầu mong
của Nguyên Ngọc thành lời ai điếu. Và đi
thăm ngôi chùa cổ này nữa, để thấy “
vẻ đẹp đầy dục tính trên một bức tượng
Phật bà ”. Trong khi chờ đợi, tập bút kí
đầy tâm huyết này sẽ đưa bạn đọc, ngoài
cảnh quan Kinh Bắc, đi khắp thế giới (Einstein và
tiểu thuyết, nhà triết học Jullien, anh S. “ bạn
tôi ” ở Washington DC, và nỗi bức xúc
về giáo dục, về nền đại học Việt Nam...). Cũng
hiểu tại sao, tác giả đang dốc lòng để
Trường đại học Phan Châu Trinh mở cửa tháng
9 này ở Hội An.
Võ Văn Trực
VẾT SẸO VÀ CÁI ĐẦU HÓI
tiểu thuyết, nhà xuất bản Văn hoá Thông
tin, 2006, 426 trang.
Một nhân vật mới vừa xuất hiện trên văn học Việt Nam : Quách Quyền Lực. Nơi hoạt động của anh ta không phải là cái sân quần vợt của Xuân Tóc Đỏ, mà sang trọng hơn nhiều : “Viện Văn Hiến” và tờ báo “Văn hiến nghìn năm” của nó. Cuốn tiểu thuyết thứ nhì của nhà thơ Võ Văn Trực đã gây ra tranh luận ở Hà Nội. Lí do chính có lẽ ở ngoài văn học : đây là một tiểu thuyết “ ám chỉ ” (roman à clefs), nên người ta thi nhau đoán xem nguyên mẫu Quách Quyền Lực là ai, “ Văn hiến nghìn năm ” là Tạp chí Văn học hay báo Văn Nghệ ? Thế là nổ ra tranh cãi : văn học có nên và có quyền “ ám chỉ ” không ? Độc giả có thể nghe cả hai tiếng chuông tại địa chỉ :
http://www.dantri.com.vn/Sukien/diendandantri/2006/6/122637.vip
Vấn đề, may thay, không ở đó. Mà ở đây : nó có phải là tác phẩm văn học (nội dung và hình thức) không, và về nội dung, nó có phản ánh được những hiện thực xã hội Việt Nam hay không ? Câu trả lời cho cả hai, là : có.
Rõ ràng Quách Quyền Lực là mẫu người phổ biến ở các “cơ quan nhà nước” và “doanh nghiệp tư nhân (hoá)” mà thủ trưởng vừa được công nhận “quyền làm kinh tế tư nhân”.
Lê Đạt & Lê Minh Hà
TRUYỆN CỔ VIẾT LẠI
tập truyện ngắn, nxb Trẻ & tạp
chí Tia Sáng,
2006, 258 trang.
Socrate, Jean Genet, Balzac... Trương Chi, Gióng, Tấm Cám, Sơn Tinh Thuỷ Tinh... dưới ngòi bút và qua cái nhìn hôm nay của hai nhà văn, một nữ một nam, một trẻ, một vẫn còn trẻ tính, một ở nước ngoài, một vẫn ngày ngày đi bộ mấy vòng quanh hồ Gươm. Cả hai đều là những cây bút quen thuộc đối với bạn đọc Diễn Đàn. Một vài truyện đã đăng trên Diễn Đàn, tất cả trên tạp chí Tia Sáng.
Đây là một trong 5 tập sách xuất bản nhân kỉ niệm 15 năm tạp chí Tia Sáng. 5 cuốn sách đáng tìm đọc.
Bùi Kim Anh
BÁN KHÔNG CHO GIÓ
tập thơ, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005, 104 trang.
Gần 100 bài thơ của nhà thơ nữ Bùi Kim Anh, từng được giải thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Những cảm nhận, suy tư, nỗi niềm, trăn trở, với một thi pháp thanh đạm, chân thực. Xin cảm ơn anh V.H. Thanh đã có nhã ý chuyển.
Kiến Văn
Các thao tác trên Tài liệu