Lời tạm biệt
Diễn
Đàn
Lời tạm biệt
Đỗ Hoà Lê
Chỉ mười năm trước, khi quyết định đi không về, tôi đã nghĩ có thể mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại những gì mình yêu dấu, gắn bó : Cái ngõ nhỏ mỗi ngày một hẹp lại vì hàng rong tụ về, gánh hàng hoa dưới gốc đa bên đường, vạt nắng cuối chiều bên bờ hồ Trúc Bạch. Và đứa bạn thân đang ngoi ngóp trong đời sống vợ chồng có vẻ như sắp vãn. Và người con trai chẳng thể nào phân thân ra mà lấy được, cũng chẳng thể nào quên được...
Thế mà lại có một ngày về.
Mấy mươi năm trước, có những người Hà Nội bàng hoàng ta mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến –chín năm ròng lòng vẫn Thủ đô. (Hoài Anh) Tôi cũng bàng hoàng ngày về, nhớ sau lưng mình là mười năm có lẻ. Bàng hoàng, vì không thể nào nói với mình về đến đây rồi Hà Nội ơi (Tố Hữu). Đấy là một thành phố khác, nếu không phải mang tên Hà Nội thì có lẽ sẽ không bao giờ là nơi tôi tìm đến.
Góc phố xưa không phải góc phố xưa. Đứa bạn ngày xưa nay mạnh mẽ và quyết đoán. Người con trai ngày xưa giờ là một người đàn ông thành đạt và cam chịu. Cánh hoa bằng lăng như thiếu hẳn hơi nước phập phồng tận bên trong khiến sắc tím dại dột hẳn đi như tính nết học trò. Cơn gió buổi chiều chen qua những mảng tường chỉ cách nhau một mét cũng hoàn toàn khác.
Và tôi cũng đổi khác. Chỉ mươi ngày sau ngạc nhiên thấy mình đã yêu, không, không phải là yêu lại. Tôi yêu Hà Nội mới này, vì nó, chính nó cố định tình yêu cũ tôi dành cho Hà Nội cũ. Hà Nội mới cuốn hút tôi, cuốn hút tôi những buổi chiều khủng khiếp vì nóng và bụi, cuốn hút tôi cái giọng Hà Nội bây giờ lại chín người mười tỉnh, cuốn hút tôi những mảnh đời xập xệ, mà không u mê vì một niềm tin cố bám hay hoắng lên vì nỗi tự hào ngớ ngẩn. (Viết những dòng này, tôi lại nhớ ngày nào ngồi trên ghế trường cấp 1, cấp 2, có những đứa bạn con nhà buôn bán quần áo đẹp hơn da thịt có mỡ có thịt hơn đứng lên rụt rè khai báo bố mẹ em là người [làm nghề] tự do.)
Không thể không tự hỏi vì sao.
Vì sao ?
Câu trả lời tôi tìm suốt từ mùa hạ trước qua mùa hạ này, vẫn chưa phải là câu trả lời trọn vẹn.
Có lẽ một phần do Diễn Đàn.
Tờ báo ngẫu nhiên được đọc mười năm về trước không thể nói là thay đổi đời tôi, nhưng đã giúp tôi tin ở mình và thế hệ mình hơn.
Mười năm trước, sự tiếp xúc thường xuyên và có hệ thống với chữ nghĩa Việt của những con dân Việt sống xứ người đã làm tôi hoang mang vô kể.
Hoang mang, bởi cách thế phê phán chế độ ngùn ngụt trong nhiều tác phẩm, tờ báo đến tay tôi. Vẫn biết người phê phán có lí do để phê phán, nhưng cái cảm giác rằng còn thiếu một cái gì đó (sự kiểm chứng khách quan chăng) khả dĩ thuyết phục được mình, và cảm giác thiếu ý hướng cảm thông thật sự giữa người Việt với nhau trong đó làm tôi mệt mỏi.
Mệt mỏi vì bản sắc Việt cứ như thể đã đóng khuôn trong đàn tranh sáo trúc, sơn mài với nem rán nem chua, gia thêm xỉ vả và phỉ báng. Chả lẽ ở bên ngoài quê hương vẫn phải tâm niệm như suốt tuổi học trò văn hoá cứ phải là một mặt trận chống nhau ? Chả lẽ chính trị thì không cần có một văn hóa riêng ? Chả lẽ người chống cộng và người cộng sản lại có khả năng đồng hoá nhau mạnh đến mức như thế !
May là tôi gặp Tùy bút của Võ Phiến, và Diễn Đàn của… Ngẫu nhiên thành duyên.
Duyên bắt đầu từ đâu nhỉ ?
Từ hai chữ Diễn Đàn đẹp dã man. Hiếm thấy tờ báo nào có cái tên trình bày trang trọng, bay và mời gọi thế. Chẳng mấy khi tờ báo được mặc bìa ngoại trừ những dịp tết nhất, nhưng hai chữ diễn đàn đã định vị được tờ báo trong một chữ : sang.
Cái sang nằm ở cách thức trình bày, cách thức đưa tin, cách thức thể hiện thái độ của người viết. Tìm kiếm trong báo chí ngoài nước hoặc trong nước mà ra được một tờ báo có giọng thế này thì cũng cầm bằng như tìm ai giữa fan – mailen ở Berlin mùa hạ này. Hoạ chăng có Hợp lưu, Văn học, Việt và Talawas - bốn tờ báo tiếng Việt ở những ba châu.
Nhưng, từng một thời là búp măng non phải phấn đấu tiến lên đoàn viên sống chiến đấu lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại, Diễn Đàn có một ý nghĩa đặc biệt với chúng tôi.
Đấy chẳng hẳn là tình người nhà mà tôi đã cảm thấy trọn vẹn qua những lá thư trao đổi bài vở, thăm hỏi và giúp đỡ, qua những lần gặp gỡ. Sâu xa, cái duyên gắn bó chúng tôi với Diễn đàn là cảm giác được hiểu, được thừa nhận ở từng con chữ.
Bởi vì dù khác nhau, vẫn có một điểm chung giữa thế hệ chúng tôi với những bậc đi trước này. Đấy là sự tự thay đổi nhận thức, là sự tự phủ nhận đầy đau đớn để thác sinh, như ý chữ của tác giả Bùi Mộng Hùng đã khuất. Và, là sự kiêu hãnh không thể từ bỏ, ngay trong khi chia tay với chính mình. Nó buộc mỗi người phải tự dùi mài để đạt tới một cái gì, đơn giản là để khác đi và biết chấp nhận mình là kẻ khác. Ý nghĩ này thật thú vị, giải phóng ta khỏi cái (mốt) địa ngục là tha nhân.
Thế
hệ chúng tôi, có phê có phán
gì thì cũng phê phán bằng cái
nhìn của người trong cuộc. Thiếu cái tinh thần
của người trong cuộc mà thừa tinh thần ngồi trên
là chúng tôi ngỡ ngàng. Bao nhiêu
nông nỗi làm con dân trong chế độ tự coi
mình là ưu việt nhất, phải vật vã ở
trong cuộc giục nhau tiến
lên phía trước
tiến lên hàng đầu hàng đầu rồi biết
đi đâu đi đâu không biết hàng đầu
cứ đi mới thấm hết, và mới có thể vượt
qua bằng những kiểu cười. Khóc lóc, chửi
rủa, phỉ báng, bịa đặt là cái gì
xa lạ lắm với người trong cuộc. Ở chỗ thiếu khí,
cách duy nhất để tồn tại là tìm cách
mở cửa sổ, rồi cười. Mà cái cười của
người sống qua được những nông nỗi ấy, nếu lại
còn là người có chữ thì… buồn
cười lắm, kiểu ‘rồi một
ngày anh Sáu
Dân tê lê phôn cho anh Ca Lê Thuần
dặn rằng kinh tế thì nhiều thành phần rằng
văn hóa chỉ một thành phần ta cần quán
triệt nghe em…’ (xin hát theo giai điệu ca khúc
Lời người ra đi
của cựu bộ trưởng văn hóa Trần
Hoàn).
Tôi yêu Hà Nội hôm nay. Hà Nội hôm nay làm ta dịu dàng hẳn lại trong hoài cảm một cái gì có có không không vĩnh viễn qua mất rồi. Và vì thế mà tôi gắn bó với Diễn Đàn.
Diễn Đàn sắp chuyển thành tờ báo mạng.
Chẳng thể nói là tiếc được. Dịch vụ toàn cầu Internet, đến tôi cũng còn không thể quay lưng. Vừa mới hôm qua thôi, chát với anh bạn nhà báo đang trực toà soạn, thằng con thình thịch chạy tới hét váng nhà : 1 rồi. Vội gõ mấy chữ: Braxin vừa thắng 1. 0. Anh bạn chủng chẳng: biết rồi, trận này Braxin sẽ thắng 2. 0 đấy, đang đồn khuya một mình, chả hú hét được với ai. Lúc đó là 1 giờ sáng giờ Việt Nam nhỉ. Giới hạn không gian và thời gian trở thành hết sức mơ hồ nhờ Internet.
Nhờ Internet, sẽ bớt lo âu rằng mình đang ngu đi ngoài dòng tin đang lưu chảy. Những đôi những lứa ở hai đầu trái đất khỏi loay hoay trăng lặn trăng mọc tìm nhau, đỡ công chín nhớ mười thương rồi tưởng yêu / không yêu trong tù mù. Diễn Đàn chuyển thành báo mạng thì phải quá. Nhớ gần mười năm trước, ông Phong Quang kể cho nghe ban biên tập Diễn Đàn thống nhất đóng cửa tòa soạn trong những điều kiện như thế nào. Nhưng lại nhớ khi đó chưa nghe Diễn Đàn sẽ lên Internet.
Thế này là mệt rồi. Đã khổ vì ngày nào cũng phải đối mặt với cái màn hình hiện chữ ta là cái gì, không thể bỏ được dù thằng con đay nghiến bố mẹ lại talawas, giờ lại thêm Diễn Đàn.
Và sẽ chẳng còn nỗi đợi chờ cái phong bì màu vàng từng tháng.
Nói gì thì nói, chữ trên mặt giấy, cầm trên tay có khoái cảm riêng khó nói.
Nhưng Internet thì dễ nghiện.
Khổ
thân chưa !
Đỗ Hoà Lê
Các thao tác trên Tài liệu