Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Hồ sơ / Mao Trạch Đông - Ngàn năm công tội / Mao Trạch Đông - Ngàn năm công tội (27)

Mao Trạch Đông - Ngàn năm công tội (27)

- Tân Tử Lăng — published 10/06/2010 07:50, cập nhật lần cuối 10/06/2010 07:50
Lời kết (2/2)


Mao Trạch Đông ngàn năm công tội



Tác giả: Tân Tử Lăng
Thông Tấn Xã Việt Nam dịch và in 2009
Người gõ: Mõ Hà Nội



Về xem phần: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26)


Lời kết (2/2)

Những người dân chủ xã hội dùng biện pháp đoàn kết giai cấp tư sản phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, đã thực hiện cùng giàu có, chênh lệch ngày càng rút ngắn. Trọng các nước xã hội dân chủ không còn nông thôn và nông dân. Theo tư liệu do một khách du lịch thu thập hồi tháng 9-2003, tại thành phố nhỏ Bordeaux ở Pháp, trên 70% thị dân có thu nhập trung bình 1.500 euro/tháng, những người (vốn là nông dân) làm việc ở ngoại ô và các làng thu nhập 1.000 - 1.200 euro/tháng, tầng lớp cổ trắng có mức lương 1.800 - 2.000 euro/tháng, bác sĩ, luật sư, giáo sư cao hơn, có người lương tháng 8.000 euro, thu nhập của các cổ đông xí nghiệp lớn, nhân viên quản lý cấp cao, chủ trang trại nho còn vượt xa mức trên. Cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức và khoa học kỹ thuật, cơ cấu ngành nghề không ngừng nâng cấp, cơ cấu đội ngũ sản nghiệp cũng đang thay đổi, biểu hiện chủ yếu là tầng lớp cổ xanh lấy lao động chân tay là chính giảm mạnh, tầng lớp cổ trắng lấy lao động trí óc là chính đang tăng nhanh. Ở Đức đầu thế kỷ 21, công nhân cổ xanh chỉ chiếm 6% tầng lớp ăn lương, giai cấp công nhân - được “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” coi là quân chủ lực cách mạng đối địch giai cấp tư sản nay đã biến thành thiểu số, và mức sống của họ cũng đã cao hơn Tổng thống Rumani. Giai cấp công nhân chẳng cần vùng lên làm cách mạng, theo đà phát triển của lực lượng sản xuất, họ đã được “giải phóng” như vậy đó. Việc thu hẹp ba chênh lệch lớn không trông chờ ở chủ nghĩa tư bản hoàn toàn diệt vong, mà trông đợi ở chủ nghĩa tư bản phát triển cao.

Trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân chủ” J. A Schumpiter, nhà lý luận về chủ nghĩa xã hội dân chủ, từng là cố vấn Đảng Dân chủ Xã hội Đức, cho rằng chủ nghĩa tư bản về bản chất là một hình thức biến động kinh tế, vĩnh viễn không thể đứng yên, nó không ngừng từ nội bộ lâm cho cơ cấu kinh tế này cách mạng hoá, không ngừng huỷ diệt cái cũ, liên tục sáng tạo cái mới, chủ nghĩa tư bản sẽ tiến hoá lên chủ nghĩa xã hội. Luận điểm của ông về khoa học kỹ thuật phát triển làm thay đổi quan hệ chủ thợ sẽ dẫn đến chủ nghĩa tư bản diệt vong, và luận điểm vai trò nổi bật của tầng lớp giám đốc sẽ dẫn đến các nhà tư bản rút khỏi vũ đài kinh doanh sản xuất, đều được Đảng Dân chủ Xã hội vận dụng và phát huy. Lý luận sáng tạo và ý kiến hoàn chỉnh của ông về tiến hoá lên chủ nghĩa xã hội được những người dân chủ xã hội sau Thế chiến II tôn là cơ sở lý luận hoà bình tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Những người dân chủ xã hội cho rằng xã hội tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột công nhân như Manchester ở Anh từ thập kỷ 30 thế kỷ 19 đến thập kỷ 20 thế kỷ 20 là “chủ nghĩa tư bản dã man“. Từ thập kỷ 30 thế kỷ 20, qua nỗ lực của các đảng dân chủ xã hội, chủ nghĩa tư bản không ngừng cải lương khiến “các phần quan trọng trong cương lĩnh xã hội chủ nghĩa đều được thực thi”. Xin nêu một vài số liệu để chứng minh điểm này. Năm 2004, trong tổng chi tài chính của chính phủ, tỉ lệ chi công cộng như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội ở Mỹ là 42%, Anh 49%, Canada 52%. Còn Trung Quốc bao nhiêu: 7,4%. Riêng về giáo dục, kinh phí dùng cho giáo dục nghĩa vụ của Trung Quốc trong một năm chỉ có 150 tỉ NDT, trong khi Trung Quốc chi 900 tỉ NDT công quỹ cho quan chức xài ô tô, ăn uống, ra nước ngoài. Tờ “Báo san văn trích” ngày 7-12-2005 đưa tin: xe công một năm tốn 300 tỉ NDT, “vượt xa chi phí quân sự, nhiều hơn tổng kinh phí giáo dục và y tế”. Trong “Báo cáo y tế thế giới năm 2000”, tính công bằng trong phân phối tài chính khám chữa bệnh của Trung Quốc đứng thứ 188 trong số 191 nước.

Chỉ có chi phí quản lý hành chính của Trung Quốc là “đuổi kịp Anh, vượt Mỹ”: tăng 88 lần trong 25 năm từ. 1978 đến 2003. Tỉ trọng chi phí quản lý hành chính trong tổng chi tài chính của Trung Quốc năm 1978 là 4,71 %, năm 2003 lên đến 19,3%, trong khi Anh 4,19%, Mỹ 9,9%, Canada 7,1%.

Chúng ta còn dám nói bản chất của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản không bao giờ thay đổi, chỉ có Trung Quốc ta mới là xã hội chủ nghĩa không? Còn dám nói các chính phủ tư sản đều áp bức, bốc lột nhân dân, chỉ có chính phủ Trung Quốc “phục vụ nhân dân” không? Còn dám nói đặc quyền quan chức mang đậm màu sắc thống trị, mờ nhạt màu sắc phục vụ ở nước ta là do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa không? Cần có dũng khí thừa nhận: Trong việc mưu phúc lợi cho trăm họ, các Chính phủ Mỹ, Anh, Canada làm tốt hơn Chính phủ Trung Quốc! Quan chức chính phủ 3 nước này liêm khiết hơn quan chức chính phủ Trung Quốc! Trung Quốc còn cách chủ nghĩa xã hội dân chủ quá xa! Đảng cầm quyền Trung Quốc cần học tập các đảng cầm quyền Mỹ, Anh, Canada, cầm quyền dân chủ và liêm khiết, thật sự mưu phúc lợi cho toàn thể nhân dân, nhanh chóng hoàn thành diễn biến hoà bình sang chủ nghĩa xã hội dân chủ. Cuộc diễn biến hoà bình này mang lại ngày càng nhiều phúc lợi cho trăm họ, khiến quan chức mất ngày càng nhiều đặc quyền. Lấy danh nghĩa “bảo vệ thành quả cách mạng” để chống lại diễn biến này, thì cái họ muốn “bảo vệ” không phải phúc lợi của nhân dân, mà là đặc quyền của quan chức. Cuộc diễn biến hoà bình này không có nghĩa là thua Dulles, mà là thua Ăng-ghen, không phải thua chủ nghĩa đế quốc, mà thua chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Vượt trên cuộc tranh luận hàng trăm năm về ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản xem ai hay, ai dở, chủ nghĩa xã hội dân chủ đã tập hợp những ưu điểm của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, đồng thời loại trừ khuyết tật của mỗi bên, quan tâm cả công bằng và hiệu suất; là biện pháp, chính sách và con đường có hiệu quả đã được đời sống thực tế chứng minh, là trung dung hoá tích cực. Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ là con đường hoà bình, lý tính, xây dựng, không xuất khẩu cách mạng, không áp đặt cho người khác, không có mũi nhọn phê phán, chỉ có sức hấp dẫn nêu gương, không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp tầng lớp nào, không đe doạ an ninh của bất cứ quốc gia hoặc khu vực nào, nên nó được toàn thế giới quan tâm. Nhà sử học Mỹ W. Dulan nói:

Mối lo sợ về chủ nghĩa tư bản khiến chủ nghĩa xã hội nới rộng tự do, mối lo ngại về chủ nghĩa xã hội cũng khiến chủ nghĩa tư bản tăng thêm bình đẳng, Phương Đông là phương Tây, mà phương Tây cũng là phương Đông, chẳng bao lâu, hai bên sẽ gặp nhau”.

Lịch sử đang phát triển như vậy. Không phải chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, cũng không phải chủ nghĩa tư bản thay thế chủ nghĩa xã hội, mà là sự kết hợp, dung hoà giữa hai bên, trở thành một chế độ mới là chủ nghĩa xã hội dân chủ (chủ nghĩa tư bản mới). Con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ đang trở thành con đường loài người cùng chấp nhận, đưa loài người vào một thế kỷ mới phát triển hoà bình.

Đi con đường của người Thuỵ Điển

Thời kỳ đầu Trung Quốc cải cách mở cửa, để phá vỡ trạng thái tinh thần trong đội ngũ cán bộ Trung Quốc do bị nhồi nhét lý luận cực tả trong thời gian dài tạo ra, như ếch ngồi đáy giếng, tự cho mình hơn người, chỉ có mình là phái tả là cách mạng; Đặng Tiểu Bình đã cử rất nhiều cán bộ cấp cao ra nước ngoài khảo sát, chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Ông rất chú trọng thành tựu và kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhiều cán bộ cấp cao sang Tây Bắc Âu bất giác kêu lên: “Người ta như thế mới là chủ nghĩa xã hội chứ!” Anh là một nước như thế nào? Nhận thức định hình của chúng ta coi Anh là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc già đời. Trong cuộc tổng tuyền cử năm 1945 sau khi Thế chiến II kết thúc, Công đảng Anh toàn thắng, lãnh tụ Công đảng Athee lên làm thủ tướng. Ông đã tiến hành một cuộc cải cách xã hội dân chủ. Những biện pháp chủ yếu là: quốc hữu hoá các xí nghiệp khai khoáng, ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất gang thép, dịch vụ xã hội, nâng thành phần quốc doanh trong lĩnh vực kinh tế lên 20%; thông qua thuế luỹ tiến chênh lệch rõ rệt, nhà nước tái phân phối 2/5 tống thu nhập; áp dụng phương pháp phúc lợi toàn dân, đảm bảo rộng rãi cho tất cả mọi người về chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, sự cố, tuổi già, thương tật, thất nghiệp, sinh đẻ, tử vong, tất cả mọi người đều tược khám chữa bệnh không mất tiền, giáo dục trung tiểu học miễn phí. Athee nói: “Chính phủ Công đảng đang thiết lập ở Anh một chế độ tốt nhất ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô” (Vương Tiểu Mạn: Con đường phát triển của Công đảng Anh sau Thế chiến 2)

Nếu chúng ta tôn trọng lời tự trần thuật của lãnh tụ Công đảng Anh, thì từ thập kỷ 50 thế kỷ trước, Anh đã là nước theo chủ nghĩa xã hội dân chủ rồi. Thể chế phúc lợi xã hội do Chính phủ Công đảng thiết lập ở thập kỷ 50 có ánh hưởng sâu xa đối với sự phát triển của nước Anh và châu Âu. Sau này Đảng Bảo thủ lên cầm quyền không hề thay đổi chính sách phúc lợi xã hội của Công đảng.

Cuối thập kỷ 70 thế kỷ 20, Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp Trung Quốc Vương Chấn sang thăm Anh. Ông yêu cầu đến thăm một công nhân thất nghiệp với chủ định rõ rệt “thăm nghèo, hỏi khổ”. Đại sứ Trung Quốc tại Anh Kha Hoa cùng Vương Chấn đến nhà một công nhân thất nghiệp. Vương lão có phần loá mắt: đây là công nhân thất nghiệp ư? Ông thấy gì vậy?

Người công nhân thất nghiệp này ở trong nhà lầu 2 tầng, có buồng ăn, buồng khách, xa lông, ti vi, trong tủ trang trí có đồ bạc cổ quí giá, đằng sau có vườn hoa nhỏ khoảng 50 m2. Do thất nghiệp, ông ta có thể không nộp thuế, được khám chữa bệnh không mất tiền, con cái được hưởng giáo dục nghĩa vụ miễn phí.

Xem xong, Vương Chấn cứ xuýt xoa. Thì ra người công nhân Anh ông vốn coi là đang sống trong nước sôi lửa bóng này lại có mức sống cao hơn Phó thủ tướng Trung Quốc. Đại sứ Kha Hoa nói với ông: “Tôi đã hỏi một công nhân vệ sinh, thu nhập của anh ta mỗi tuần khoảng 100 sterling. Người coi thang máy thu nhập mỗi tuần khoảng 150 sterling”. Tính theo tỉ giá hối đoái hồi đó, tiền lương hàng tuần của công nhân vệ sinh bằng 592 NDT, công nhân coi thang máy bằng 886 NDT. Lương của Vương Chấn hồi đó mỗi tháng không đến 400 NDT, mỗi tuần không đến 100 NDT, bằng 1/6 lương công nhân vệ sinh, 1/8 lương công nhân coi thang máy ở Anh. Nếu so sánh thu nhập giữa dân thường hai nước, thì khoảng cách đó càng lớn. Theo tính toán của các chuyên gia, tỉ lệ thu nhập quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc và Anh là 1/42,3, nghĩa là thu nhập của dân thường Anh cao hơn dân thường Trung Quốc 42 lần. Chủ nghĩa xã hội nghèo của Trung Quốc thua kém quá rồi.

Tham tán Thương vụ Vu Nhật kể lại: Trong chuyến thăm trên, Phó thủ tướng Vương Chấn đã tiến hành khảo sát tương đối toàn diện tình hình kinh tế và đời sống xã hội nước này. Cuối chuyến thăm, có người hỏi ông nghĩ gì về nước Anh. Thật bất ngờ, Vương Chấn nói: “Tôi thấy nước Anh làm hay lắm, vật chất cực kỳ dồi dào, ba chênh lệch lớn cơ bản không còn nữa, xã hội công bằng, phúc lợi xã hội được chú trọng, nếu cộng thêm đảng cộng sản cầm quyền, thì nước Anh là xã hội cộng sản chủ nghĩa trong lý tưởng của chúng ta”

Binh luận của Vương Chấn về Anh gây chấn động Đại sứ quán Trung Quốc tại London thuở ấy, cũng thôi thúc mọi người quan tâm hơn đến thể chế chính trị, kinh tế và tình hình đời sống xã hội nước này.

Sau chuyến thăm trên, Vương Chấn trở thành người kiên định ủng hộ chính sách cải cách-mở cửa của Đặng Tiểu Bình.

Một Bí thư Thành uỷ sang thăm Thuỵ Điển trở về nói:

“Chúng ta thực hiện chủ nghĩa xã hội là tiêu diệt người hữu sản, khiến tất cả đều thành người vô sản. Người ta thực hiện chủ nghĩa tư bản là tiêu diệt người vô sản, khiến tất cả đều trở thành người hữu sản”. Đối với việc “người ta” đã làm, vị bí thư kia rất hâm mộ, nhưng lại có phần hoang mang, để vạch rõ ranh giới với “chủ nghĩa xét lại”, không dám thừa nhận việc “người ta” làm là chủ nghĩa xã hội. Đầu thập kỷ 80 thế kỷ 20, Thuỵ Điển đang thực hiện “Luật quỹ đầu tư của người làm thuê”, tìm cách để công nhân nắm cổ phần xí nghiệp, trở thành người hữu sản, giải quyết vấn đề công bằng từ chế độ sở hữu. Đạo luật trên qui định: từ lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận 50 vạn curon của phía chủ, trích ra 20% lập quỹ cho công nhân viên xí nghiệp, tăng quỹ dưỡng lão mà phía chủ nộp thay công nhân thêm 1%, là có thể chuyển một phần lợi nhuận từ nhà tư bản sang tay công nhân, tiến hành đầu tư sản xuất, khiến công nhân viên trở thành cổ đông, thành người hữu sản. Theo tính toán của người, thiết kế đạo luật này, chỉ cần lãi suất của xí nghiệp từ 10 đến 15%, thì khoản chuyển sang “Quỹ đầu tư của người làm thuê” dưới danh nghĩa công nhân viên trong 20 đến 30 năm có thể chiếm một nửa cổ phần của xí nghiệp. Cùng với tỉ trọng “Quỹ đầu tư của người làm thuê” trong xí nghiệp ngày càng tăng, có thể từ thể chế kinh tế, làm thay đổi cơ cấu tư bản tư nhân chiếm vị trí thống trị, thực hiện lý tưởng của đảng Dân chủ Xã hội là xã hội hoá tư liệu sản xuất.

Thông qua cuộc “cách mạng thầm lặng”, giai cấp công nhân đã nắm một phần quyền sở hữu xí nghiệp. Đây không phải là những lời lẽ ngon ngọt lừa bịp công nhân nhằm tranh thủ phiếu bầu. Năm 1982, Đảng Dân chủ Xã hội thắng lợi trong tổng tuyển cử, trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng Palmer lên làm thủ tướng. Tuy các nhà tư bản phản đối, và ngáy 4-10-1983 đã tổ chức cuộc biểu tình có 75.000 người tham gia, nhưng đến 12-12-1983, với đa số mong manh chỉ chênh lệch 6 phiếu, Quốc hội Thuỵ Điển đã thông qua “Luật quỹ đầu tư của người làm thuê” có hiệu lực từ 11-1984. Năm đầu tiên thu được 1 tỉ 524 triệu curon, năm thứ hai 1 tỉ 231 triệu, năm thứ ba (1986) 2 tỉ 710 triệu, cả 3 năm thu được 5 tỉ 465 triệu curon Quỹ cổ phần công nhân. Chính sách “khiến mọi người đều trở thành người hữu sản” mà Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển thực hiện là chân thực, họ gọi đó là “chính sách chủ nghĩa xã hội quỹ”. Năm 1991, Chính phủ liên hợp của Đảng Bảo thủ và 3 đảng khác lên cầm quyền đã xoá bỏ Quỹ đầu tư cửa người làm thuê, phản ánh cuộc đấu tranh nghiêm trọng giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, nhưng lúc đó phần lớn công nhân đã trở thành người nắm cổ phiếu của xí nghiệp, tuy chỉ là những cổ đông nhỏ. Trong cuộc tổng tuyển cử mùa thu 1994, với 45% phiếu bầu, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điền giành lại vị trí cầm quyền, nhưng không khôi phục Quỹ đầu tư của người làm thuê, mà đưa ra chủ nghĩa xã hội phúc lợi khoa học kỹ thuật. Họ cho rằng trong bối cảnh toàn cầu hoá, tri thức và giáo dục cực kỳ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế việc làm và công bằng xã hội. Để xoá bỏ bất công xã hội đang tồn tại, phân phối công bằng cơ hội được giáo dục có hiệu quả hơn tái phân phối của cải xã hội về sau. Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển đã đấu tranh bất khuất vì lợi ích của giai cấp công nhân và tuyệt đại đa số nhân dân.

Trong nhà trưng bày lịch sử Đảng Dân chủ Xã hội treo chân dung ba lãnh tụ quốc tế là Mác, Ăng-ghen và Lassall, tôn họ là người thầy của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Bức chân dung thứ 4 mới là người sáng lập Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển Branting. Đảng trên cho rằng: “Mô hình, phát triển của Mác và Ăng-ghen là lý luận khoa học. Cũng như mọi lý luận khoa học khác, nó có đứng vững không, phải được thực tiễn kiểm nghiệm”.

Năm 1920, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển và Đảng Nhân dân liên minh cầm quyền, thành lập một loạt xí nghiệp quốc doanh, do hiệu suất thấp dẫn đến khó khăn kinh tế, năm 1924 mất chính quyền. Bởi lẽ về chính trị có cơ chế bầu cử dân chủ lựa chọn cái hay, đào thải cái dở, cho nên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do khuyết tật nội tại “hiệu suất thấp, dẫn đến khó khăn kinh tế” đương nhiên bị đào thải. Cơ chế chính trị dân chủ có thể đảm bảo kịp thời uốn nắn sai lầm.

Trong thất bại, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển đã tổng kết bài học kinh nghiệm, cho rằng không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội trong tình trạng hiệu suất sản xuất thấp, của cải xã hội suy giảm. Then chốt của chủ nghĩa xã hội, mấu chốt để thực hiện công bằng xã hội, không phải chế độ sở hữu, mà là phương thức phân phối. Họ rút ra kết luận: tư liệu sản xuất phải tư hữu hoá, chế độ tư hữu hoá về tư liệu sản xuất này mang đặc trưng công nhân có cổ phần, các cổ đông nhỏ và cổ đông lớn cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất, để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân tạo ra nhiều của cải hơn; phân phối của cải phải xã hội hoá, do chính quyền và công đoàn nắm giữ, có nghĩa là chính quyền (dưới sự giám sát của công đoàn) thông qua thu thuế, phân phối một phần lợi nhuận của xí nghiệp cho nhóm người yếu kém, thu hẹp khoảngcách giàu nghèo, xây dựng nhà nước phúc lợi. Nhận thức đó trở thành cương lĩnh cầm quyền mới, rất được lòng người khi họ trở lại cầm quyền vào năm 1932, vừa được công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ủng hộ, vừa được các nhà tư bản ủng hộ, khiến họ liên tục cầm quyền tới 44 năm!

Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển giải quyết vấn đề mâu thuẫn giữa chủ và thợ trong xí nghiệp theo phương thức mới. Sau khi từ bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hoặc chính sách quốc hữu hoá, Đảng tập trung vào sự thoả hiệp giữa chủ và thợ. Năm 1936, Liên minh công đoàn (LO) và Liên minh giới chủ (SAF) đã ký “Thoả thuận Saltsjobaden”, qui định trình tự, cơ cấu giải quyết tranh chấp giữa chủ và thợ, hạn chế đặc quyền quản lý của chủ xí nghiệp. Văn bản trên qui định đại diện hai bên thương lượng, cuối cùng đi đến thoả thuận hai bên cùng tuân theo, thời hạn 1 đến 3 năm. 2 tháng trước ngày hết hạn, nếu cả hai bên đều không có ý kiến khác, thì thoả thuận trên tiếp tục có hiệu lực; nếu một bên đưa ra ý kiến khác, tranh chấp không dứt, không đi đến nhất trí, thì Chính phủ sẽ cử một nhân viên hoà giải tham gia đàm phán, thúc đẩy giải quyết vấn đề, thoả thuận trên được coi là bước ngoặt trong quan hệ giữa chủ và thợ ở Thuỵ Điển, mở ra thời đại mới phối hợp và hợp tác giữa hai bên, có vai trò quan trọng để nước này ổn định xã hội và phát triển kinh tế từ đó về sau: Năm 1976. Thuỵ Điển lại thông qua “Luật cùng giải quyết đời sống lao động”, xoá bỏ khoản 32 trong Điều lệ Liên minh giới chủ, tức là từ giới chủ một mình giải quyết vấn đề trước đây đổi thành chủ và thợ cùng quyết định, công đoàn có quyền tham gia những vấn đề trước đây do phía chủ quyết định, như chiến lược đầu tư, sản xuất. Nội dung chủ yếu là:

1. Chủ xí nghiệp phải thương lượng với công đoàn trước khi quyết định những thay đổi lớn trong kinh doanh của xí nghiệp và quyết định điều kiện làm việc của người làm thuê. Công đoàn có thể yêu cầu tổ chức thương lượng cấp địa phương hoặc cấp trung ương về bất cứ vấn đề gì, khi yêu cầu này được đưa ra, phía chủ phải hoãn ra quyết định hoặc hoãn thi hành quyết định, cho đến khi kết thúc thương lượng.

2. Yêu cầu chủ xí nghiệp thường xuyên thông báo với công đoàn về thông tin kinh tế kỹ thuật và nguyên tắc chính sách.

3. Công đoàn có quyền xem xét sổ sách và các văn bản liên quan đến quản lý kinh doanh của xí nghiệp.

Đạo luật trên đã nâng cao vị trí của công nhân trong xí nghiệp lên rất nhiều.

Đội ngũ giai cấp công nhân Thuỵ Điển có 4,2 triệu người, chiếm một nửa dân số cả nước, trong đó có 3 triệu công nhân công nghiệp, 90% số người lao động chân tay tham gia Liên minh công đoàn; 70 vạn nhân viên cổ trắng thành lập riêng “Tổ chức nhân viên trung ương”. Liên minh công đoàn trung ương là tổ chức công đoàn lớn nhất, có 25 chi nhánh, 2,5 triệu hội viên. Trong các cuộc tổng tuyển cử hơn 30 năm qua, 70% công nhân công nghiệp bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ Xã hội, đây là cơ sở giai cấp và hậu thuẫn vững chắc của đảng này. Phần lớn các nhà lãnh đạo của Đảng ra đời trong phong trào công nhân, 1/2 số nghị sĩ của Đảng xuất thân từ gia đình công nhân công nghiệp, 1/3 số nghị sĩ của Đảng bản thân trước đây là công nhân công nghiệp. Các tỉ lệ trên đều lớn hơn tỉ lệ tương quan của các đảng dân chủ xã hội Tây Âu.

So với tỉ trọng dân số Thuỵ Điển trong dân số thế giới, tỉ trọng sản xuất công nghiệp của nước này trong sản xuất công nghiệp thế giới nhiều gấp 4 lần, xuất khẩu 9 lần, thiết bị cơ khí 14 lần. Xuất khẩu của Thuỵ Điển chiếm 35% giá trị tổng sản phẩm quốc dân. 92% số xí nghiệp công nghiệp ở Thuỵ Điển là tư nhân. Tỉ trọng xí nghiệp quốc doanh không ảnh hưởng đến tính chất của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Toàn bộ sự nghiệp công cộng như giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục, phần lớn các ngành khai khoáng, luyện thép, đóng tàu, một ngân hàng lớn nhất, đã tổ chức thành Hội đồng xí nghiệp toàn quốc với 1,4 triệu công nhân viên. Trên các mặt giáo dục, y tế, môi trường và phúc lợi xã hội, Đảng Dân chủ Xã hội không quản lý bằng biện pháp kinh tế thị trường, mà do các ngành công cộng quản lý. Tất cả các trường học ở Thuỵ Điển đều là quốc lập, không có trường tư thục, cũng không có bệnh viện tư nhân, các ngành giáo dục, y tế không có nghĩa vụ kiếm lợi nhuận.

Cơ sở của nông nghiệp Thuỵ Điển là 11 vạn nông trang gia đình, mà chỉ có 12.000 công nhân nông nghiệp làm thuê, gánh nặng chủ yếu đặt lên vai các chủ nông trang và các thành viên gia đình họ. Nhân khẩu tham gia sản xuất nông nghiệp ở Thuỵ Điển chỉ chiếm 3,8% tổng nhân khẩu cả nước, còn số người gia công, bảo quản nông sản và sản xuất thực phẩm nhiều gấp 3 lần thế. Thuỵ Điển dư thừa từ 30% đến 50% lương thực, thịt, hạt có dầu, xuất khẩu sang các nước Ban tích. Thuỵ Điển cũng có tổ chức hợp tác xã phục vụ các nông trang gia đình, như hợp tác xã con giống, hợp tác xã nghề sữa hợp tác xã lâm nghiệp, xã viên tự bầu cơ quan lãnh đạo. Nông dân có tổ chức riêng là Liên minh chủ nông trang Thuỵ Điển. Nhà nước và Liên minh chủ nông trang bàn bạc các vấn đề quan trọng như giá nông sản, trợ giá, tín dụng, thuế. Nhà nước và các hợp tác xã ký hợp đồng kinh tế. Khi cần nâng cao lợi nhuận sản xuất nông nghiệp hoặc giảm chi phí cho người tiêu dùng, nhà nước mới can thiệp vào việc hình thành giá cả. Khi ấy, nhà nước phải trích ra vài tỉ curon từ ngân sách quốc gia để trợ giá. Thông qua chính sách kinh tế, nhà nước nâng đỡ các chủ nông trang nhỏ, “ràng buộc” các chủ nông trang lớn.

GDP bình quân đầu người của Thuỵ Điển năm 2002 là 25.400 USD. Đã thiết lập chế độ phúc lợi xã hội toàn dân “từ lúc lọt lòng tới khi rời khỏi cõi đời”. Một công dân Thuỵ Điển từ lúc ra đời đến khi 16 tuổi được hưởng trợ cấp vị thành niên của chính phủ, ốm đau được hưởng bảo hiểm y tế đi học từ giáo dục nghĩa vụ 9 năm đến đại học đều không phải trả học phí, sau khi trưởng thành đi làm lại được đưa vào hệ thống bảo hiểm xã hội, cho đến khi già vào viện dưỡng lão, đi hết chặng đường cuối cùng của đời người.

Thuỵ Điển là nước có khoảng cách giàu nghèo nhỏ nhất trên thế giới. Trong 10% số dân thu nhập cao nhất và 60% số dân thu nhập thấp nhất. Khoảng cách thu nhập trước khi nộp thuế có trường hợp gấp 144 lần, đòn bẩy cân bằng của chính phủ khiến khoảng cách thu nhập bình quân tuyệt đối sau thuế là 3 lần. Lương tháng của công nhân công nghiệp hiện nay là 2.000 USD, lương giáo sư trên 4.000 USD, diện tích nhà ở bình quân đầu người 40 m2, 3/4 số gia đình có ôtô. Thụy Điển thực hiện chế độ thuế lũy tiến siêu ngạch, nghĩa là thu nhập càng cao, thuế càng nặng, thu nhập càng thấp, thuế càng nhẹ, thấp hơn rất nhiều phúc lợi mà người nghèo được hưởng. Thuế cao ở Thụy Điển là một chế độ có lợi cho nhân dân lao động, nó đảm bảo toàn thể các thành viên trong xã hội đều có thể sống đàng hoàng và tôn nghiêm, tránh có hiệu quả mọi hiện tượng bất công do khoảng cách giàu nghèo quá lớn tạo ra, tránh có hiệu quả mâu thuẫn xã hội gay gắt, thực hiện toàn thể các thành viên xã hội đều giàu có và xã hội hài hòa.

Thụy Điển là một trong những nhà nước liêm khiết nhất, trong 32 năm không có vụ quan chức tham ô, ăn hối lộ nào, năm 2002 được tổ chức "Minh bạch Quốc tế " xếp hàng thứ 5 thế giới về mức độ liêm khiết của chính phủ. Thụy Điển đặc biệt nhấn mạnh công bằng xã hội, quan chức cho đến thủ tướng đều không có đặc quyền. Thủ tướng sống trong khu dân cư, lúc thường không có bảo vệ, đi về không có tuỳ tùng, trong nhà không có cần vụ và đầu bếp do nhà nước cử đến, hàng ngày đi làm ngồi xe bus hoặc tự lái xe riêng, không được sử dụng xe công, trừ khi thực hiện công vụ nhà nước. Cả xã hội hài hoà, an ninh, là một trong những nước có tỉ lệ tội phạm thấp nhất. Nền kinh tế hỗn hợp chủ yếu là kinh tế thị trường, chế độ phúc lợi xã hội và chính sách hợp tác giai cấp của Thuỵ Điển thật độc đáo và thành công. Học giả Anh Lommel đánh giá: “Người ta thường coi Thuỵ Điển là đất nước khác thường, bởi nước này có mức sống rất cao, có chính sách phúc lợi phát đạt, thị trường lao động ổn định và hài hoà, chính sách hoà bình, nhất trí và thoả hiệp, một đất nước như bài thơ đồng quê êm đềm, dịu ngọt”.

Mô hình Thuỵ Điển bao gồm mấy điểm chủ yếu sau:

A. Đảng dân chủ Xã hội Thuỵ Điển nghiêm khắc tuân thủ hiến chính dân chủ, nhưng dựa vào chính sách đúng đắn và sự ủng hộ của nhân dân, liên tục tranh cử và thắng cừ, cầm quyền lâu dài, chủ đạo bước tiến xã hội, thực hiện cương lĩnh của mình. Đảng thành lập năm 1889, sau cuộc tổng tuyển cử năm 1917 tham gia chính phủ liên hiệp, đến năm 1920 một mình cầm quyền. Từ khi lên cầm quyền đến nay, thông qua các cuộc tranh cử, Đảng liên tục được cử tri chấp nhận, liên tục nắm quyền 44 năm liền từ 1932 đến 1976, sau một thời gian ngắn rơi vào vị thế đảng đối lập, lại trở lại cầm quyền, xây dựng Thuỵ Điển từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu thành một nước giàu có nhất, công bằng nhất, liêm khiết nhất, ổn định nhất trên thế giới.

B. Kinh nghiệm của Thuỵ Điển trong việc giải quyết cặp mâu thuẫn công bằng và hiệu suất là: phải tư hữu hoá tư liệu sản xuất (đây là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất với đặc trưng công nhân nắm cổ phần và toàn dân nắm cổ phần cùng các cổ đông lớn chiếm hữu tư liệu sản xuất), để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân làm ra nhiều của cải hơn; phải xã hội hoá phân phối của cải, do chính phủ và công đoàn quản lý. Sai lầm lớn nhất của lý luận mác xít là lấy tiêu diệt chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm tiền đề xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không thể xây dựng nổi chủ nghĩa xã hội trong tình hình hiệu suất sản xuất thấp, của cải xã hội giảm. Dựa vào ba chính sách lớn có đầy đủ việc làm, phân phối công bằng và phúc lợi xã hội do chính phủ thực hiện, để xoá bỏ nạn thất nghiệp, nghèo nàn và bất công trong xã hội tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội hài hoả chủ và thợ cùng thắng lợi.

C. Cơ sở lý luận của Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển là đa nguyên; nhưng chủ yếu là chủ nghĩa Mác, cơ sở giai cấp rộng rãi, nhưng chủ yếu là giai cấp công nhân. “Đảng Dân chủ Xã hội ra sức xây dựng một xã hội dựa trên cơ sở lý tưởng dân chủ và mọi người đều bình đẳng. Mục tiêu của Đảng là những người tự do, bình đẳng sống trong một xã hội đoàn kết. Trong cuộc xung đột giữa chủ và thợ, đảng luôn luôn đại diện cho lợi ích của người lao động. Đảng Dân chủ Xã hội hiện nay và mãi mãi là chính đảng phản đối chủ nghĩa tư bản, mãi mãi là người phản đối nhà tư bản thống trị đời sống kinh tế, chính trị”. (Cương lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển do Đại hội Đảng thông qua 6-11-2001)

Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển tập trung vào một điểm là thực hiện chính sách đúng đắn vừa đoàn kết vừa đấu tranh với giai cấp tư sản: khi đoàn kết không quên tìm kiếm phúc lợi cho công nhân và toàn xã hội, không cho phép nhà tư bản thống trị xã hội; lúc đấu tranh không làm hại chế độ tư hữu, bảo hộ lợi ích chính đáng của nhà tư bản, bảo hộ sự phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến. Phần trên đảm bảo tương đối công bằng, xã hội hài hoà; phần dưới đảm bảo hiệu suất tuyệt đối, kinh tế phát triển. Từ một xí nghiệp cho đến cả nước, mỗi bước phát triển kinh tế đều là kết cục hai bên cùng thắng.

Đó là con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ “mô hình Thuỵ Điển”.

“Núi không cần cao, có tiên là nổi tiếng. Nước không cần sâu, có rồng là linh thiêng”. (“Lậu thất minh” - Lưu Vũ Tích đời Đường). Tuy Thuỵ Điển là nước nhỏ, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điền là đảng nhỏ, nhưng là mẫu mực của chủ nghĩa xã hội dân chủ, kinh nghiệm của Thuỵ Điền có giá trị bao trùm thế giới, là cống hiến vĩ đại cho nền văn minh của loài người. Trong khuôn khổ hiến chính dân chủ, Đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển dựa vào chính sách đúng đắn của mình, đại diện cho lợi ích của đông đảo nhân dân, đã liên tục trúng cử khoá này sang khoá khác, cầm quyền lâu dài; trong xây dựng kinh tế đã thống nhất giữa hiệu suất và công bằng, thực hiện phân hoá đồng hướng, cùng trở nên giàu có; xử lý đúng đắn quan hệ giữa chủ và thợ, phát huy vai trò tích cực của công nhân và chủ doanh nghiệp, thực hiện chủ và thợ cùng chung ngăn chặn có hiệu quả sự xuất hiện của tầng lớp đặc quyền, chặn đứng tệ quan chức dựa vào chức quyền mưu lợi riêng, tham ô, hối lộ, giữ gìn liêm khiết lâu dài. Những kinh nghiệm trên đã cho chúng ta mẫu mực thành công để giữ gìn phương hướng xã hội chủ nghĩa trong cải cách-mở cửa, đi theo con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Chủ nghĩa xã hội dân chủ có nguồn gốc sâu xa ở Trung Quốc. Xã hội dân chủ mới mà ĐCSTQ thiết lập chính là hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Tháng 1-1940, Mao Trạch Đông công bố tác phẩm “Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới”, về chính trị chủ trương chính phủ liên hiệp, phản đối nền chuyên chính một đảng; về kinh tế bảo hộ chế độ tư hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, quan tâm cả công hữu và tư hữu, chủ thợ cùng có lợi, thực hiện chính sách vừa đoàn kết, vừa đấu tranh với giai cấp tư sản. Khi ấy, Mao Trạch Đông đã có khái niệm chủ nghĩa tư bản mới và chủ nghĩa tư bản cũ, cho rằng chủ nghĩa dân chủ mới chính là chủ nghĩa tư bản mới. Ông nói:.

Hiện nay chúng ta thiết lập xã hội dân chủ mới, vừa mang tính chất tư bản chủ nghĩa, vừa mang tính chất quần chúng nhân dân, không phải chủ nghĩa xã hội, cũng không phải chủ nghĩa tư bản cũ, mà là chủ nghĩa tư bản mới, hoặc gọi là chủ nghĩa dân chủ mới”.

Một thành viên Tổ quan sát quân sự Mỹ tại Diên An hồi đó nhớ lại: Tháng 8-1944, Mao Trạch Đông nhiều lần nói với nhà báo Mỹ Snow: “Chính sách của ĐCSTQ chỉ là chính sách tự do. Ngay thương nhân Mỹ bảo thủ nhất cũng không phát hiện trong cương lĩnh của chúng tôi điều gì mang ý nghĩa khác”. Để hợp tác với người Mỹ, những người cộng sản Trung Quốc còn nghĩ tới vấn đề có cần đổi tên đảng hay không. Tất cả nói cho cùng đều nhằm mục đích “Trung Quốc phải công nghiệp hoá”, bởi hồi ấy họ tin rằng việc này chỉ có thể thực hiện thông qua các xí nghiệp tự do và viện trợ của nước ngoài.

Đến Đại hội 7 ĐCSTQ, Mao Trạch Đông đề ra “xây dựng nước Trung Hoa mới độc lập, tự do, dân chủ, thống nhất và giàu mạnh”. Phóng viên Reuter hỏi:

- Ngài định nghĩa thế nào về Trung Quốc tự do dân chủ?”

Mao trả lời:

- “Trung Quốc tự do dân chủ” là một nước chính quyền các cấp cho đến chính phủ trung ương đều ra đời qua cuộc bỏ phiếu kín phổ biến và bình đắng, và chịu trách nhiệm trước nhân dân bầu ra họ. Nhà nước đó sẽ thực hiện Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, ba nguyên tắc dân có, dân trị, dân hưởng của Lincoln, 4 tự do lớn của Roosevelt, và sẽ đảm bảo đất nước độc lập, đoàn kết, thống nhất, hợp tác với các cường quốc dân chủ.

Chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông mang đậm màu sắc tự do, trong thời gian ngắn đã lôi kéo được thế lực trung gian mở rộng do giai cấp tư sản dân tộc làm chủ thể, đây là nguyên nhân quan trọng khiến cách mạng Trung Quốc nhanh chóng giành được thắng lợi. Lý luận kiến quốc dân chủ mới là tinh hoa của Tư tưởng Mao Trạch Đông.

Đặng Tiểu Bình kế thừa lý luận này, tham khảo kinh nghiệm thành công của chủ nghĩa xã hội dân chủ châu Âu, đã hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường cải cách-mở cửa mang màu sắc Trung Quốc, mở ra con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ Trung Quốc.

Tháng 3-2004, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 10 đưa Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” và điều khoản bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp, đó là cải cách chính trị quan trọng nhất ở Trung Quốc từ ngày cải cách-mở cửa đến nay. Chế độ tài sản tư hữu là cơ sở của chính thể dân chủ, đánh dấu Trung Quốc từ đây đi lên con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ. Từ tiêu diệt giai cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội chuyển sang đoàn kết giai cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi qua nhiều lần so sánh, lấy liên minh công nông làm cơ sở, đoàn kết giai cấp tư sản cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại cho công nhân, nông dân và toàn xã hội lợi ích vật chất lớn hơn nhiều so với tiêu diệt giai cấp tư sản. Đoàn kết giai cấp tư sản không phải là ủng hộ họ “bóc lột” mà sử dụng họ vào việc quản lý kinh tế, để nâng cao hiệu suất sản xuất, góp phần tăng thêm tổng lượng của cải xã hội. Nguyên nhân căn bản dẫn đến thất bại toàn diện mang tính thể chế ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cuối thế kỷ 20 là do không đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, thực hiện chính sách sai lầm đối với giai cấp tư sản. Đối với các chủ xí nghiệp tư nhân ra đời sau cải cách-mở cửa, Hiến pháp Trung Quốc không gọi họ là “nhà tư bản”, mà gọi là “những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, là bỏ chiếc mũ “bóc lột” trên đầu các chủ doanh nghiệp tư nhân. Thay đổi tận gốc rễ chính sách đối với giai cấp tư sản, định vị lại thuộc tính của họ là sự tổng kết sâu sắc nhất của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4 về bài học thất bại của Phong trào cộng sản quốc tế, là sự phát triển trọng đại đối với lý luận Đặng Tiểu Bình. Từ nay về sau, đối với giai cấp tư sản, ĐCSTQ thực hiện chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh. Khi đòan kết không quên điều tiết phân phối, tìm kiếm lợi ích cho công nhân, nông dân và toàn xã hội; lúc đấu tranh vẫn nhớ bảo hộ thêm độ tư hữu, để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển. Như vậy. Đảng ta đã tìm được một điểm tựa đúng đắn để xử lý quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, mọi chính sách quá “tả” hoặc quá “hữu” đều không thể đạt mục đích vừa phát triển sản xuất, vừa thực hiện công bằng xã hội, vừa phồn vinh kinh tế, vừa cải thiện đời sống nhân dân. Phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân, làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành quá trình tiến hóa hài hoà, lý tính, trong tình hình lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển, tổng lượng của cải xã hội không ngừng tăng lên, điều tiết phân phối, thực hiện phân hoá đồng hướng, cùng trở nên giàu có. Cùng giàu có không phải là tước đoạt người hữu sản, mà là làm cho công nhân, nông dân giàu lên, đảm bảo quần chúng nhân dân cùng hưởng thành quả phát triển cải cách. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho công nhân và nông dân là nguyên tắc cao nhất của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đây là then chốt để chính trị ổn định lâu dài, cũng là then chốt để kinh tế tăng trưởng liên tục. Một nước lớn như Trung Quốc không thể đi theo con đường phát triển kinh tế dựa vào thị trường quốc tế mà không phải là thị trường dân tộc. Tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm 20% GDP, còn 80% GDP phải do nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu không có nhu cầu của vùng nông thôn rộng lớn trong nước đối với hàng công nghiệp, thì thị trường dân tộc của công nghiệp Trung Quốc chỉ là câu nói trống rỗng. Trong lịch sử không có nước nào có thể vươn lên trong khi hàng loạt nông dân nước mình phá sản, đời sống liên tục xấu đi. Bởi vậy, nhà nước đặc biệt quan tâm vấn đề “tam nông” (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Tư duy mới của những người cộng sản Trung Quốc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiên trì lấy dân làm gốc, thay đổi quan niệm phát triển, đổi mới mô hình phát triển, tạo dựng xã hội hài hoà, vươn lên trong hoà bình.

Cuộc sửa đổi hiến pháp lần này gắn với “Cương lĩnh chung của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc”, có ý nghĩa lớn. Trước đây mỗi lần uốn nắn sai lầm “tả” khuynh đều làm chắp vá, trên cơ sở thừa nhận quan điểm “tả”, không thể giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Chỉ có cuộc sửa đổi hiến pháp lần này đã uốn nắn tận gốc rễ sai lầm của chủ nghĩa xã hội bạo lực, trở lại cơ sở chính trị thời kỳ dựng nước: hợp tác với giai cấp tư sản. Tại cuộc họp trù bị Hội nghị Trung ương 3 khoá 7 tháng 6-1950, Mao Trạch Đông nói:

- Hợp tác với giai cấp tư sản là điều khẳng định, nếu không “cương lĩnh chung” trở thành trang giấy trắng, không lợi về chính trị, cũng thiệt thòi về kinh tế. Không nể sư cũng phải nể phật, duy trì công thương nghiệp tư doanh một là duy trì sản xuất, hai là duy trì công nhân, ba là công nhân còn có thể được hưởng một số phúc lợi. Đương nhiên trong đó cũng phải dành cho nhà tư bản phần lợi nhuận nhất định. Nhưng nói một cách tương đối, hiện nay phát triển công thương nghiệp tư doanh, tuy có lợi cho nhà tư bản, nhưng còn có lợi hơn cho công nhân và nhân dân.

Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 10 sửa đổi hiến pháp theo lý luận Đặng Tiểu Bình và Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện” là đã kế thừa và phát triển “cương lĩnh chung”, biểu hiện ở chỗ:

1. Khôi phục cơ sở chính trị kiến quốc, thừa nhận và bảo hộ chế độ tư hữu, khôi phục chính sách hợp tác với giai cấp tư sản.

2. Thừa nhận chủ xí nghiệp tư nhân (giai cấp tư sản) là người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, chứ không phải giai cấp bóc lột tạm thời được phép tồn tại, vài năm sau lại bị tiêu diệt.

3. Thừa nhận lực lượng sản xuất do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo rạ là lực lượng sản xuất tiên tiến, các xí nghiệp tư nhân đại diện cho quan hệ sản xuất tiên tiến, đối với họ không còn là lợi dụng, hạn chế và cải tạo nữa, mà là khuyến khích, ủng hộ và hướng dẫn.

Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen và thực tiễn cụ thể trong công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc, nó sẽ xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng, hài hoà, như châu Âu ngày nay. ĐCSTQ chuyển hướng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là thuận theo di huấn của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, quay lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

Đã đến lúc đánh giá lại Mao Trạch Đông.

Sai lầm lớn nhất của Mao sau ngày dựng nước là đã từ bỏ lý luận kiến quốc dân chủ mới, vội vã thực hiện giấc mơ xây dựng xã hội đại đồng. Mao tự nhận mình là Mác + Tần Thuỷ Hoàng, dựa vào tuyên truyền và bạo lực để cải tạo xã hội.

Lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” kết hợp với truyền thống phong kiến Trung Quốc đã hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội bạo lực “lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt” của Mao. Hai mươi năm kể từ 1956 khi hoàn thành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, đến 1976 khi Mao qua đời, Đại cách mạng văn hoá kết thúc, là 20 năm văn minh vật chất và văn minh tinh thần của chủ nghĩa xã hội dân chủ lớn mạnh vượt bậc, cũng là 20 năm chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông vội vã hình thành, phát triển ác tính, và hoàn toàn tan rã.

“Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử từ ngày dựng nước đến nay” do Đặng Tiểu Bình chủ trì định ra tháng 6-1981 đã có vai trò lịch sử và công lao vĩ đại trong việc uốn nắn sai lầm của Mao sau ngày dựng nước, xoay chuyển phương hướng lịch sử của Trung Quốc, đưa nước ta đi lên con đường cải cách-mở cửa, nhưng do những hạn chế lịch sử tức nhu cầu sách lược đấu tranh, nó cũng để lại vấn đề uốn nắn sai lầm “tả” khuynh không triệt để.

Ngày 15-1-1993, Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng họp tại Thượng Hải. Đến dự ngoài các uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị khoá 14 Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Kiều Thạch, Lý Thuỵ Hoàn, Chu Dung Cơ, Lưu Hoa Thanh, Hồ Cẩm Đào, còn có Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Vạn Lý, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Vương Thuỵ Lâm.

Tại cuộc họp, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu về một số năm sau cần đánh giá khoa học và toàn diện vị trí lịch sử, công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông. Giang Trạch Dân đề nghị coi kỷ yếu phát biểu của Đặng và một số đồng chí khác là chủ đề của Hội nghị Thường vụ Bộ chính trị mở rộng. Hội nghị biểu quyết, nhất trí thông qua. Đặng Tiểu Bình thẳng thắn nói:

- Do những hạn chế của tình hình trong đảng và ngoài xã hội lúc đó, đánh giá của Hội nghị Trung ương 6 khoá 11 đối với vị trí lịch sử, công lao và sai lầm của Mao Trạch Đông có phần không đúng sự thật lịch sử. Nhiều đồng chí gượng ép tiếp nhận. Lịch sử do chúng ta tạo ra, không thể đảo ngược, không thể thay đổi. Vẫn có những cuộc tranh luận về công lao và sai lầm của Mao, tôi đã nói với các đồng chí Bành Chân, Đàm Chấn Lâm, Lục Định Nhất: ý kiến của các ông đúng, nhưng phải từ từ, xét tình hình, có thể lùi đến đầu thế kỷ 21, để thế hệ sau đánh giá toàn diện. Công tội của Mao còn sờ sờ ra đó, không thể di dời, cũng không thay đổi được Có người lo ngại đánh giá toàn diện Mao Trạch Đông sẽ dẫn đến việc phủ định công lao lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc, làm hại vị trí lãnh đạo của Đảng. Tôi thấy chẳng có gì đáng ngại. Tôi kiến nghị có thể đánh giá toàn diện cuộc đời Mao Trạch Đông sau khi thế hệ chúng ta ra đi. Đến lúc ấy, môi trường chính trị có lợi hơn, những ý kiến cố chấp sẽ giảm bớt. Đảng viên cộng sản là những người theo chủ nghĩa duy vật, việc sửa đổi những sai lầm, những việc làm trái với lòng mình và những nghị quyết không hoàn chỉnh thể hiện đảng Cộng sán tự tin, có sức mạnh, phải tin rằng tuyệt đại đa số đảng viên và nhân dân sẽ thông cảm và ủng hộ.

Mười ba năm qua đi, trong và ngoài Đảng đều vang lên tiếng hô dữ dội: thời cơ đánh giá lại Mao đã chín muồi. Di chứng lớn nhất của “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử“ là đã khẳng định cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, và công thương nghiệp tư bản tư doanh, dành cho nó địa vị chính thống trong lịch sử, từ đó khiến công cuộc cải cách-mở cửa ngay từ đầu đã mang tội “phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Từ thực hiện “khoán sản tới hộ” đến đưa vấn đề bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp, lịch sử cải cách mở cửa là lịch sử phá vỡ sự ràng buộc tiến tới hoàn toàn phủ định lịch sử của “ba cuộc cải tạo lớn”. Để giữ sự nhất trí với nghị quyết, cải cách-mở cửa mỗi bước đi lên đều phải “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”, bước đi loạng choạng, Đặng Tiểu Bình và những người kế tục ông phải thận trọng từng bước lãnh đạo đất nước này trong những tiếng công kích họ “phục hồi chủ nghĩa tư bản”.

Phòng nghiên cứu văn kiện trung ương căn cứ vào “Nghị quyết” trên viết ra cuốn “Truyện Mao Trạch Đông”, vẫn khẳng định “ĐCSTQ cải tạo công thương nghiệp tư bản và các nhà tư bản là một sáng tạo chưa từng có trong lịch sử loài người”, tạo căn cứ lý luận cho việc quay trở lại đường lối “tả” khuynh và tiến hành “cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” lần thứ hai. Theo phái “tả”, chỉ cần anh thừa nhận “sáng tạo chưa từng có” này, thì cải cách-mở cửa đã “phản bội con đường xã hội chủ nghĩa do Mao Chủ tịch mở ra, phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Việc đó đã cổ vũ mạnh mẽ và tăng thêm niềm tin cho họ lật đổ chính sách mới cải cách mở cửa.

Thanh kiếm sắc đó treo lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn chuyển trụ sở chính ra Hồng Công hoặc nước ngoài, chứng tỏ họ nghi ngại và hoảng hốt, rất không lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những năm gần đây, nhiều xí nghiệp Trung Quốc đã mượn đường sang các nơi miễn thuế như Virgin thuộc Anh để chuyền thành vốn nước ngoài, lắc mình biến thành xí nghiệp bên ngoài, rồi mua các xí nghiệp trong nước. Quần đảo Tây Ấn Độ Dương diện tích chi có 154 km2 này đã liên tục mấy năm vượt các nước phát triển Âu Mỹ, trở thành nguồn vốn nước ngoài lớn thứ hai ở Trung Quốc, sau Hồng Công.

Ngày 16-4-2005, Lý Thành Thuỵ và 72 nhân vật “phái tả” khác gửi thư cho Tổng Bí thư ĐCSTQ, đưa ra “kiến nghị về xây dựng tư tưởng trong đảng” họ dùng sách lược lôi kéo Hồ Cẩm Đào, đề cao Mao Trạch Đông, hạ thấp Đặng Tiểu Bình, phê phán Giang Trạch Dân, chia rẽ đường, mưu toan khôi phục toàn diện lý luận và đường lối cực tả Mao Trạch Đông. Phối hợp với đòi hỏi trên, phái “tả” ồ ạt tung lên mạng nhiều bài đổi trắng thay đen, bóp méo lịch sử, miêu tả những năm tháng bi thảm làm mấy chục triệu người chết đói thành thế giới thần tiên. Họ nói cải cách-mở cửa làm hỏng hết mọi việc, cổ động quay lại thời đại Mao.

Trong tim óc những người Trung Quốc 50 tuổi trở lên, chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông đã sớm mất hết thanh danh, hoàn toàn phá sản; điều quan trọng nhất hiện nay là phải cho lớp trẻ biết bộ mặt thật về thời đại Mao.

Công cuộc cải cách-mở cửa là phủ định chứ không kế thừa đường lối cực tả “Ba cuộc cải tạo lớn”, Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá. Vạch rõ ranh giới này, cải cách-mở cửa mới có địa vị lịch sử chính thống uốn nắn cái sai, trở lại cái đúng, mở ra con đường mới. Bảo vệ những sai lầm của Mao thì không thể tăng cường vị trí cầm quyền của ĐCS cũng không thể mang lại tính hợp pháp cho cải cách-mở cửa.

Từ khi hoàn thành “Ba cuộc cải tạo lớn” đến đêm trước cải cách-mở cửa, kết quả tiêu diệt chế độ tư hữu là làm cho toàn bộ đất nước và nhân dân tuyệt đối bần cùng hoá. Trong 20 năm ấy. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc vận động “nắm khâu cách mạng, thúc đẩy sản xuất”, mỗi cuộc vận động đều nói nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Vậy lực lượng sản xuất Trung Quốc phát triển đến mức nào? Đời sống nhân dân được cải thiện bao nhiêu? Về ăn, năm 1956, bình quân tiêu dùng lương thực mỗi người 204 kg, năm 1976 còn 190 kg, giảm 14 kg; dầu thực vật năm 1956 mỗi người 2,565 kg, năm 1976 còn 1,595 kg, giảm 0,97 kg. Về mặc, năm 1959 bình quân mỗi người gần 9,72 mét vải các loại năm 1976 còn 7,85 m, giảm 1,87 m, riêng năm 1968 mỗi người chỉ được phát 3 mét phiếu vải. Trong 20 năm từ 1958 đến 1978, lương công nhân các xí nghiệp sở hữu toàn dân chẳng những không tăng, mà thực tế còn giảm 5,7%, từ 582 NDT giảm xuống còn 549 NDT/ năm. Theo thống kê của Bộ Nông Lâm năm 1973, có 72 huyện sản lượng lương thực dừng lại ở mức thời kỳ đầu giải phóng, gần một triệu đội sản xuất (chiếm 20% tổng số đội sản xuất trong cả nước) bình quân phân phối cả năm mỗi người dưới 40 NDT - Các đội này cơ bản không có phân phối tiền mặt. Có đội thậm chí ngay duy trì tái sản xuất giản đơn cũng rất khó khăn.

Ông Vạn Lý nói: “Tháng 6-1977. Trung ương Đảng cử tôi làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ An Huy. An Huy hồi đó là một tỉnh nông nghiệp lớn, đồng thời là trọng điểm tai hoạ của sai lầm “tả” khuynh. Đại diện của -”Lũ bốn tên” tại An Huy rất tích cực triển khai phong trào “học tập Đại Trại”, tình hình nông thôn đặc biệt nghiêm trọng, đời sống nông dân vô cùng khó khăn, ăn đói, mặc rét, nhà ở không ra nhà, “bàn ghế” cũng đều bằng đất, tìm không ra thứ đồ gỗ nào. Tôi thật không ngờ giải phóng mấy chục năm rồi mà nhiều vùng nông thôn vẫn nghèo như vậy. Tôi không thể không tự hỏi mình: Do nguyên nhân nào? Có thể gọi đây là chủ nghĩa xã hội sao? rốt cuộc công xã nhân dân có vấn đề gì? Vì sao nông dân không tích cực? Năm tôi vừa đến An Huy, 28 vạn đội sản xuất trong toàn tỉnh, chỉ có 10% giữ được mức ăn no mặc ấm, 60% thu nhập bình quân đầu người hàng năm dưới 60 NDT, 40% dưới 40 NDT. Sau “Công xã nhân dân hoá” nảy sinh 3 năm khó khăn, khắp nơi đầy rẫy người mắc bệnh phù thũng và chết đói. Theo thống kê tương đối chuẩn xác, trong 3 năm “Đại tiến vọt”, 73 huyện ở An Huy có 6,33 triệu người chết đói, đứng đầu cả nước về tỷ lệ này.

Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá là sự phát triển ác tính của chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông. Ba năm Đại tiến vọt, cả nước có 37,55 triệu người chết đói, thiệt hại kinh tế khoảng 120 tỉ NDT. Mười năm Đại cách mạng văn hoá, theo lời Diệp Kiếm Anh tại lễ bế mạc Hội nghị công tác trung ương ngày 30-12-1978, có 100 triệu người bị đấu tố 20 triệu người chết, lãng phí 800 tỉ NDT. Cộng thêm thu nhập quốc dân thiệt hại 500 tỉ (lời Lý Tiên Niệm tại Hội nghị kế hoạch toàn quốc 20-12-1977) thì lãng phí và thất thu 1.300 tỷ NDT. Từ năm 1949 thành lập CHND Trung Hoa đến năm 1976 khi Mao qua đời, không có nội chiến, không có thiên tai nghiêm trọng, mà có trên 57,55 triệu người chết không bình thường, thiệt hại kinh tế 1.420 tỉ NDT. Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước trong gần 30 năm đó là 650 tỉ NDT. Những thiệt hại trong hai sự kiện trên lớn gấp hơn hai lần tổng đầu tư xây dựng cơ bản trong 30 năm ấy. Có nghĩa là Mao Trạch Đông đã thiêu sạch 2/3 khoản tiền vốn quý giá lẽ ra có thể dùng để xây dựng đất nước và cải thiện đời sống nhân dân. Đó là bản kê tổng thành tích của Mao trong xây dựng đất nước theo đường lối lấy đấu tranh giai cấp làm then chốt.

Có người mù quáng gây rối đã liệt kê những số liệu phát triển kinh tế quốc dân được thổi phồng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch để tô điểm cho thời đại Mao, phủ nhận kinh tế quốc dân hậu kỳ Đại cách mạng văn hoá đã đứng bên bờ vực sụp đổ Câu chuyện do Chương Hàm Chi kể dưới đây đã bác bỏ mạnh mẽ những kẻ gây rối trên. Ngày 25-10-1971, với đa số áp đảo, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết số 2758, “thừa nhận đại diện Chính phủ CHND Trung Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại THQ, nước CHND Trung Hoa là 1 trong 5 uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo anh, Tháng 4-1975, Trung Quốc cử Đặng Tiểu Bình dẫn đầu Đoàn đại biểu dự Kỳ họp đặc biệt thứ 6 LHQ. Mọi việc sắp xếp xong xuôi, đột nhiên phát hiện sang Mỹ phải dùng USD, không thể dùng NDT, liền khẩn cấp lệnh cho các ngân hàng trong cả nước tập hợp USD. Được bao nhiêu 38.000 USD, đó là toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hồi ấy. Tôi không tin, tra “Tổng biểu dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc những năm qua”, số liệu trong biểu năm 1974 là 0000 (vì dưới 100.000 không tính, nên là 4 con số 0). Đặng Tiểu Bình dẫn Đoàn đại biểu sang New York với toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, ở trong khách sạn sang trọng, nảy sinh chuyện khó xử là Đoàn không có tiền “boa” nhân viên phục vụ. Trưởng đoàn Đặng Tiểu Bình đem toàn bộ kinh phí cá nhân của mình cho nhân viên phục vụ khách sạn, khi về nước chỉ có một thanh sôcôla làm quà cho cháu gái. Dự trữ ngoại tệ của nước ta hiện nay bao nhiêu? 1.200 tỉ USD, vượt Nhật Bản, đứng đầu thế giới. Cải cách mở cửa đã cứu vãn nền kinh tế quốc dân đang bên bờ vực thầm sụp đổ. Nay có người nói Đại cách mạng văn hoá không đẩy kinh tế quốc dân tới bên bờ vực thẳm, xây dựng kinh tế trong Đại cách mạng văn hoá đạt thành tựu lớn biết chừng nào, toàn là những lời lẽ nhảm như chữa lành vết thương rồi quên ngay những đau đớn đã qua.

Phân biệt chế độ tốt hay xấu, chính sách hay hoặc dở, một là xem việc cải thiện đời sống nhân dân, hai là xem tốc độ phát triển. Năm xưa Mao Trạch Đông phát động “Đại tiến vọt” nhằm đuổi kịp Anh, vượt Mỹ về tốc độ. Kết quả “đuổi và vượt” là: Giá trị tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc năm 1955 chiếm 47% thế giới, đến 1980 tụt xuống còn 2,5% ; năm 1955 gấp 2 lần Nhật Bản, năm 1960 ngang nhau, năm 1980 chỉ bằng 1/4 Nhật Bản. Giá trị tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1955 bằng 1/2 Nhật Bản, năm 1980 chưa đến 1/20.

Tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ năm 1960 nhiều hơn Trung Quốc 460 tỉ USD, đến 1980 con số này là 3.680 tỉ USD. Khoác lác vô biên “đuổi kịp Anh, vượt Mỹ”, kết quả ngày càng tụt xa, “đại tiến” biến thành “đại thoái”. Lịch sử tuyên cáo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội không tưởng tiêu biểu là “ba ngọn cờ hồng” (đường lối chung, Đại tiến vọt, công xã nhân dân) của Mao Trạch Đông đã phá sản hoàn toàn.

Mao Trạch Đông muốn đất nước và nhân dân giàu lên, về kinh tế đuổi kịp và vượt các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, thường xuyên đưa ra khẩu hiệu “giải phóng lực lượng sản xuất”, vội vã muốn đẩy sản xuất lên, song biện pháp lại là “phê phán khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa”, “ngăn chặn phục hồi chủ nghĩa tư bản”, “túm lấy phái đương quyền trong Đảng đi theo con đường tư bản chủ nghĩa”, về chính sách cụ thể lại không chấp nhận những biện pháp có lợi cho lực lượng sản xuất phát triển, như phản đối “ba tự, một bao” (thị trường tự đo, đất phần trăm, tự chịu lỗ lãi, và khoán sản tới hộ), cắt “cái đuôi” tư bản chủ nghĩa. Mao phản đối cả chế độ lương 8 bậc và việc phát tiền thưởng cho công nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa (tức những nỗ lực của mọi người theo đuổi làm nhiều hưởng nhiều, phát tài làm giàu) là linh hồn sống của lực lượng sản xuất tiên tiến. Diệt linh hồn này thì không bao giờ có lực lượng sản xuất tiên tiến. Muốn giàu lên phải khôi phục danh dự cho “khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa” bị phê phán bao nhiêu năm này. “Cáp tiêm diệt phú” (không cho ai giàu lên trước) là tử huyệt của chủ nghĩa xã hội bạo lực, là nguồn gốc khiến Mao thất bại trong lãnh đạo kinh tế. Mao cho rằng đó là “chính đạo” mác xít, quyết không thay đổi. Nhưng cho đến chết Mao cũng không hiểu nổi vì sao phát triển sản xuất theo lý luận của Mao, sản xuất không lên được? Cải tạo đất nước theo “tuyên ngôn Đảng cộng sản”, vì sao càng cải tạo, đất nước càng nghèo, nhân dân càng khổ? Đó là bi kịch của một người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng muốn làm việc tốt cho đời.

Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Mác-Ăng-ghen đã có một số câu sai lầm (như tiêu diệt chế độ tư hữu), về sau “Tư bản luận” tập 1 (trang 832) đề ra “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân, trên cơ sở cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất”

Mác đưa ra chủ trương trên do được các công ty cổ phần gợi ý. Công ty cổ phần là tài sản chung của toàn thể cổ đông, là cơ sở chiếm hữu cộng đồng, cổ phiếu trong tay mỗi cổ đông trên cơ sở nây là chế độ sở hữu cá nhân được tái thiết lập đó. Cổ phiếu trong tay cá nhân đương nhiên thuộc về cá nhân, đương nhiên là chế độ tư hữu. Đây là sự bổ sung và uốn nắn đối vớt “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”.

Qua nghiên cứu, khảo chứng đến bạc đầu, các học giả “phải tả” một mực khảo chứng “chế độ sở hữu cá nhân” thành “chế độ công hữu”. Các học giả tương đối trung lập nói câu thách đố do Mác để lại này có thể treo cao, nhưng không thể mang ra chỉ đạo cải cách-mở cửa, để tránh xa chế độ tư hữu, tránh xa chủ nghĩa tư bản, giữ vững con đường cách mạng chính thống. Cải cách-mở cửa phải uốn nắn cái sai, trở lại cái đúng, là uốn nắn sai lầm của Mao Trạch Đông “tiêu diệt chế độ tư hữu” và “cắt cái đuôi tư bản chủ nghĩa”, thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân, phát triển kinh tế tư doanh. Bác bỏ quyền sở hữu cá nhân là chủ nghĩa xã hội không tưởng, giả hiệu, lừa bịp dân chúng.

Đất phần trăm, tự chịu lỗ lãi, thị trường tự do và khoán sản đến hộ là “thiết lập lại” chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở “chiếm hữu cộng đồng tư liệu sản xuất” mà Mác nói.

Công cuộc cải cách-mở cửa ở Trung Quốc hiện nay đã kế thừa và phát triển “ba tự một bao”, khiến nó càng vẻ vang, rực rỡ. Từ chế độ khoán gắn với sản lượng ở nông thôn, đến chế độ khoán, cho thuê, bán cho cá nhân kinh doanh trong các xí nghiệp quốc doanh vừa và nhỏ ở thành thị, và chuyển đổi các xí nghiệp lớn sang chế độ cổ phần, “đều nhằm thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất”. Rõ ràng đây là chủ trương của Mác, mà phái tả cứ một mực khăng định làm như vậy là phục hồi chủ nghĩa tư bản. Luận cứ của họ là những câu nói của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Phái cải cách không còn sùng bái các miếu thần tạo ra những khốn khổ, nghèo nàn đến mạt hạng, mà trực tiếp thỉnh giáo Mác. Kết quả họ phát hiện: sau khi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân mới đúng, mới là chủ nghĩa Mác thật sự, mới là con đường thẳng đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, trong các tác phẩm của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, nhất là trong các vấn đề chủ nghĩa xã hội là gì, xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào, có rất nhiều thứ mác xít giả hiệu, chống chủ nghĩa Mác. Ít nhất, họ đã hoàn toàn sai lầm trên vấn đề căn bản là phải thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân (tức chế độ tư hữu), thất bại mang tính chế độ của các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh họ sai lầm rồi. Cái chủ nghĩa xã hội mà Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông thực hiện là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác giả hiệu. Lý luận của họ không thể trở thành tiêu chuẩn đánh giá cái đúng, cái sai hiện nay. Công cuộc cải cách-mở cửa thu được thành công lớn bởi đã chấp hành chính sách mác xít lớn “thiết lập lại chế độ sở hữu cá nhân” này.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Con đường đi tới nô dịch” xuất bản năm 1944, học giả người Áo Kharyek thiện chí nhắc nhở những người xã hội chủ nghĩa toàn thế giới: “Phải chăng đang tồn tại một bi kịch lớn hơn, khi chúng ta tạo dựng có ý thức tương lai của mình theo một lý tưởng cao thượng: có nhiều khả năng chúng ta đang đi ngược lại mục tiêu mình theo đuổi mà không biết”. Mao Trạch Đông là một con người lý tưởng chủ nghĩa như vậy, ông muốn đưa mọi người lên thiên đường, nhưng lại đẩy họ xuống địa ngục lúc nào không biết.

Mãi đến khi vị “đại cứu tinh” này chết đi, các công xã nhân dân bị giải tán, nông dân được làm chủ vận mệnh của mình, “khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa” của kinh tế tiểu nông được phát huy đầy đủ, nông dân mới thật sự được cứu thoát khỏi chiếc cùm công xã, những người nông dân làm ăn riêng lẻ đã thực hiện được giấc mộng sản lượng 450 triệu tấn lương thực mà Mao Trạch Đông tổn hết tâm sức cũng không làm nổi. Năm 1996, sản lượng lương thực vượt trên 500 triệu tấn, bông trên 4,2 triệu tấn. Từ đó, cung cấp lương thực và các nông sản chủ yếu khác của Trung Quốc đã từ thiếu thốn kéo dài chuyển sang tổng lượng cơ bản cân bằng, năm được mùa có dư. Trung Quốc chiếm gần 10% đất canh tác trên thế giới, nuôi sống 20% dân số toàn thế giới, và từ năm 1997, hàng năm xuất khẩu nông sản đạt 5 tỉ USD. Huyện Thượng Thái (Hà Nam) trong Đại tiến vọt chết đói hơn 4 vạn người. Đêm giao thừa năm 2006, có hơn 40 chiếc ô tô con sang trọng đậu ở thôn Lý Kiều, thị trấn Dương Tập, một thôn chỉ có hơn 700 nhân khẩu ở huyện này, chủ xe đều là những nông dân trong thôn ra ngoài làm ăn và trở nên giàu có. Chỉ cần trả lại quyền lợi và tự do cho nông dân, tự họ sẽ lựa chọn con đường phát triển và sáng tạo tương lai xán lạn cho mình.

Cần thực sự cầu thị rút ra kết luận: Các cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, cùng các cuộc Công xã hoá, Đại tiến vọt, Đại cách mạng văn hoá do Mao Trạch Đông chủ đạo là chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội bạo lực, gây thiệt hại hết sức đau lòng cho tính mạng và tài sản của nhân dân Trung Quốc, khiến sự phát triển của xã hội trì trệ, làm chậm tiến trình hiện đại hoá, là bài học đau đớn con cháu ngàn vạn đời phải ghi sâu.

Công cuộc cải cách-mở cửa do Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cầm Đào lãnh đạo đã giành được thành tựu lớn lao cả thế giới đều công nhận, đây là “đạo lý cứng” đủ để thống nhất tư tưởng toàn đảng, toàn dân. Tại Đại hội giúp nghèo toàn cầu của Ngân hàng Thế giới ngày 26-5- 2004, thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Từ khi cải cách-mở cửa đến nay, kinh tế quốc dân Trung Quốc liên tục phát triển nhanh, từ 1979 đến 2003, giá trị tổng sản phẩm quốc dân từ 362,4 tỉ NDT tăng lên tới 11.690 tỉ NDT, trừ nhân tố giá cả, tăng trưởng 8,4 lần. Trong thời gian này, mức tiêu dùng bình quân của cư dân cả nước bình quân hàng năm tăng 7%, tính theo tỉ giá hối đoái hiện hành, giá trị tồng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người năm 2003 đạt 1.090 USD, đời sống nhân dân về tổng thể đã đạt mức khá giả”.

Từ 1979 đến 2003, thu nhập bình quân của người dân thành thị Trung Quốc táng gấp 25 lần, từ 400 NDT lên trên 10.000 NDT; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gần 20 lần, từ 150 lên 2.800 NDT. Năm 1999, càn cứ vào mức tăng trưởng thu nhập bình quân tính theo đầu người, Ngân hàng Thế giới đã nâng cấp Trung Quốc từ “nước thu nhập thấp” lên “nước thu nhập thấp vừa phải”.

Lực lượng sản xuất như ảo thuật này từ đâu tới? Từ sự phát triển chung của nền kinh tế hỗn hợp, chủ yếu là kinh tế tư nhân. Cũng chính là kinh tế tư bản chủ nghĩa mà chúng ta muốn xoá sạch trước cải cách-mở cửa. Có người nói thành tựu ngày nay hoàn toàn dựa vào cơ sở được tạo dựng trong thời đại Mao Trạch Đông. Chúng ta hãy xem xét một sự thật giản đơn: Năm 1958 phát động 90 triệu nông dân luyện gang thép, lãng phí 2,3 tỉ NDT, làm ra 6 hiệu tấn gang phế liệu, gom cho đủ 10,7 triệu tấn gang, thoả mãn thể diện Mao Trạch Đông. Sản lượng thép cả nước năm 1976 khi Mao qua đời chỉ có 26 triệu tấn, song năm 2003 đã đạt 220 triệu tấn, 8 năm liền đứng đầu thế giới. Rốt cuộc, cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại được hoàn thành khi nào, chẳng lẽ còn phải luận chứng hay sao? Tô Cương là nhà máy gang thép quốc doanh cỡ lớn có 12.000 công nhân viên, tổng tài sản 5,3 tỉ NDT, Tập đoàn gang thép Vĩnh Cương (Giang Tô) là một trong 10 xí nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc có 2.000 công nhân viên, tổng tài sản 1,5 tỉ NDT. Lợi nhuận và thuế Tô Cương đóng góp cho nhà nước không bằng một nửa Vĩnh Cương. Theo điều tra, năng suất lao động của các xí nghiệp tư nhân ít nhất hơn gấp 4 lần xí nghiệp quốc doanh. Năm 1993, nhân dân Trung Quốc chia tay thời đại kinh tế tem phiếu. Thị trường trong nước vật giá ổn định, hàng hoá dồi dào, xuất hiện cảnh tượng phồn vinh chưa từng thấy. Chúng ta vào các gia đình dân thường nhìn xem, ti vi mầu, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt, điện thoại bàn, điện thoại di động, máy vi tính, có thứ nào được làm ra trong thời đại Mao Trạch Đông?

Chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông đã cản trở và trì hoãn công cuộc phát triển kinh tế và hiện đại hoá Trung Quốc là sự thật không thể tranh cãi. Công cuộc cải cách-mở cửa đã tạo nên hàng loạt chủ xí nghiệp tư nhân, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Ngày 30-6- 2005, cuốn sách xanh “Báo cáo về sự phát triển của các xí nghiệp tư nhân Trung Quốc” đầu tiên ra đời. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Hội liên hiệp công thương toàn quốc xét từ góc độ phân chia sản nghiệp, các xí nghiệp tư nhân qui mô lớn chủ yếu tập trung ở sản nghiệp thứ hai (79%) và sản nghiệp thứ ba (20%), số xí nghiệp ở sản nghiệp thứ nhất chỉ có 1%. Trong sản nghiệp thứ hai, các xí nghiệp tư nhân chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo (74%) và xây dựng (3%): trong sản nghiệp thứ ba chủ yếu tập trung trong các ngành thương nghiệp, ăn uống, tổng hợp, nhà đất. “Sách xanh” dự báo dưới tiền đề kinh tế vĩ mô Trung Quốc không ngừng được cải thiện, kinh tế tư nhân trong 5 đến 10 năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trên 4 mặt sau: Một là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%, tỉ lệ đóng góp vào sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng giữ ở mức trên 60%. Hai là tốc độ tăng giá trị công nghiệp trong lĩnh vực kinh tế tư nhân cũng ở mức trên dưới 15%. Ba là kinh tế tư nhân mỗi năm sẽ tiếp nhận khoảng 10 triệu lao động mới. Bốn là xuất khẩu của kinh tế tư nhân sẽ giữ tốc độ tăng trưởng 30%. Kinh tế tư nhân đã trở thành chủ lực xuất khẩu, thay thế quốc doanh truyền thống.

Biện pháp chính trị có lợi nhất cho đông đảo nông dân là miễn thuế nông nghiệp. Trên 20% lượng nông sản chủ yếu tăng lên trên thế giới trong 25 năm qua đến từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Nông Lâm Đỗ Thanh Lâm nói hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng lương thực, bông, hạt có dầu, rau tươi, hoa quả, thịt, trứng, thuỷ sản. Sản lượng lương thực hàng năm của Trung Quốc từ 300 triệu tấn tăng lên 500 triệu tấn, thực hiện bước chuyển biến lịch sử cung cấp nông sản phẩm chủ yếu từ thiếu thốn triền miên sang tổng lượng đại thể cân bằng, năm được mùa có dư.

Theo tư liệu do Bộ Tài chính cung cấp, từ khi cải cách-mở cửa đến nay, công tác giúp nghèo đã thu thành tựu lớn lao, số dân cực nghèo ở nông thôn từ 250 triệu năm 1958 (di sản Công xã hoá của Mao) giảm xuống còn 29 triệu cuối năm 2003, giảm 88,4% trong 25 năm, tỉ lệ phát sinh dân nghèo từ 30% giảm xuống còn trên dưới 3%, vấn đề ăn no, mặc ấm của người nghèo đã cơ bản được giải quyết.

Báo cáo về sự phát triển của loài người và chỉ tiêu phát triển trên thế giới do Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới công bố năm 2005, nêu rõ Trung Quốc là mẫu mực thành công xoá nghèo trên toàn cầu.

Theo Báo cáo công tác năm 2007 của thủ tướng Ôn Gia Bảo, chính phủ đã tăng đầu tư giải quyết vấn đề giáo dục phổ cập 9 năm. Tài chính trung ương 3 năm liền đầu tư tổng cộng 9 tỉ NDT cho các công trình xây dựng trường nội trú ở nông thôn, 7.651 trường được lợi, Công trình giáo dục từ xa hiện đại dành cho các trường trung tiểu học ở nông thôn đã được đầu tư 8 tỉ NDT, các trường nằm trên 80% khu vực Miền Trung, Miền Tây và trên 100 triệu học sinh trung tiểu học có thể cùng được hưởng nền giáo dục chất lượng cao.

Đã cơ bản xây dựng xong hệ thống phòng-chống các bệnh hiểm nghèo công năng tương đối hoàn thiện bao phủ thành thị và nông thôn, và hệ thống cứu chữa các sự kiện y tế đột phát. Đã khởi động xây dựng hệ thống dịch vụ y tế nông thôn, tài chính trung ương đã điều 2,7 tỉ NDT từ quỹ công trái để xây dựng các công trình cơ sở khám chữa bệnh ở ba cấp huyện, xã, thôn.

Phạm vi thí điểm hợp tác chữa bệnh kiểu mới ở nông thôn đã được mở rộng ra 1.451 huyện và đơn vị hành chính tương đương, chiếm 50,7% số huyện trong cả nước, có 410 triệu nông dân tham gia; tài chính trung ương chi 4,27 tỉ NDT, tài chính địa phương cũng chi tương ứng, nâng cao khá nhiều tiêu chuẩn hỗ trợ nông dân tham gia hợp tác chữa bệnh. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống dịch vụ y tế ở thành thị lấy khu làm cơ sở. Công tác cứu trợ y tế ở thành thị và nông thôn được tăng cường. Tài chính trung ương chi 5,1 tỉ NDT để giúp các địa phương tăng cường dịch vụ y tế công cộng. Công tác phòng chống các bệnh hiểm nghèo như AIDS có tiến triển rõ rệt.

Tóm lại, khuôn khổ hệ thống bảo hiểm xã hội mang màu sắc Trung Quốc đã cơ bản hình thành. Thực sự cầu thị mà nói, có được tài lực, vật lực như vậy là kết quả đoàn kết giai cấp tư sản xây dựng chủ nghĩa xã hội, sản xuất vươn lên một nấc thang cao.

Các chuyên gia Mỹ dự báo: “Đến năm 2030, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đại thể đạt mức Mỹ và châu Âu. Thu nhập của mỗi người dân Trung Quốc có lẽ chỉ bằng 1/5 thu nhập của người Mỹ, nhưng mức sống của người dân sẽ được nâng cao rõ rệt so với hiện nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ cảm nhận được thay đổi của đất nừôc mình trên các mặt du lịch, giáo dục, văn hoá và nhà ở”.

Trong vấn đề chủ nghĩa xã hội là gì và xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào đi con đường kiểu Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa xã hội bạo lực, tiêu diệt chế độ tư hữu, càng làm càng nghèo, thất bại rồi; đi con đường Thuỵ Điển, thực hiện chủ nghĩa xã hội dân chủ, bảo hộ chế độ tư hữu, đoàn kết giai cấp tư sản, đã thành công lớn. Thành công này biểu hiện ở năm 2003 đã sáng tạo năng suất lao động gấp 33 lần (theo tính toán của Cục Thống kê nhà nước, năng suất lao động cả năm 1978 bằng 11 ngày năm 2003). Năng suất lao động rút cuộc là cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất để chế độ mới chiến thắng chế độ cũ, đường lối đúng đắn chiến thắng đường lối sai lầm, chủ nghĩa xã hội dân chủ chiến thắng chủ nghĩa xã hội bạo lực.

Cải cách-mở cửa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý thức hệ “tả” khuynh, thực hiện đối sách “không tranh luận” trong một thời kỳ nhất định là đúng đắn. Phát triển là đạo lý cứng, rất nhiều việc phải đến khi kinh tế phát triển rồi, mới nói rõ được. Qua hơn 20 năm phát triển, nay đã có đủ “đạo lý cứng” để nói rõ ràng. Hồ Cẩm Đào đã kịp thời đề ra nhiệm vụ lịch sử giải quyết triệt để vấn đề ý thức hệ, thực thi công trình nghiên cứu và xây dựng lý luận mác xít. Phần cốt lõi trong công trình nghiên cứu, xây dựng lý luận này là phải từ trong di sản của chủ nghĩa Mác, loại bỏ những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực (tức chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội phong kiến), rút ra tinh hoa chủ nghĩa xã hội dân chủ, thanh lý Tư tưởng Mao Trạch Đông, phát huy rạng rỡ lý luận dân chủ mới. Loại bỏ đường lối, chính sách của chủ nghĩa xã hội bạo lực thì không thể không đụng chạm đến lý luận tả khuynh đẻ ra và bảo vệ những đường lối và chính sách này.

Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông - những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa. Tháng 6-2005, phát biểu tại lớp nghiên cứu chuyên đề nâng cao năng lực xây dựng xã hội hài hoà của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và bộ, Hồ Cẩm Đào đã đề ra kiên trì quan điểm phát triển khoa học lấy con người làm gốc, xây dựng xã hội hài hoà. Ông nói:

Lấy con người làm gốc là kiên trì phát triển vì nhân dân, phát triển dựa vào nhân dân, thành quả phát triển do nhân dân cùng hưởng, luôn luôn coi lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân làm mục tiêu và điểm xuất phát cân bằng trong công tác của Đảng và Nhà nước, ra sức giải quyết những vấn đề lợi ích quần chúng quan tâm nhất, trực tiếp nhất, hiện thực nhất.

Trong khi thúc đẩy phát triển, đặt bảo vệ công bằng xã hội vào vị trí nổi bật hơn, vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp, dựa vào luật pháp, từng bước thiết lập hệ thống đảm bảo công bằng xã hội, với nội dung chủ yếu là công bằng về quyền lợi, công bằng về cơ hội, công bằng về quy tắc, và công bằng trong phân phối, khiến toàn thể nhân dân cùng được hưởng thành quả cải cách và phát triển, cùng vững bước tiến lên theo hướng giàu có.

Lấy con người làm gốc là tinh tuý của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Trong cuộc cải cách ý thức hệ, phải lấy quan điểm phát triển khoa học “con người là gốc” của Hồ Câm Đào làm cương lĩnh chung, dựa trên cơ sở chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, chủ nghĩa dân chủ mới của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, tiếp thu kinh nghiệm quản lý đất nước của các đảng dân chủ xã hội: cầm quyền dân chủ, cầm quyền liêm khiết, thu hẹp ba sự chênh lệch lớn (giữa thành thị và nông thôn, công nhân và nông dân, lao động trí óc và lao động chân tay), tạo dựng ý thức hệ hài hoà với trào lưu dân chủ thế giới, hình thành lý luận cầm quyền hoàn chỉnh, thích nghi tình hình đất nước. Lý luận này đặt tên là lý luận chủ nghĩa xã hội dân chủ, đưa vào điều lệ đảng và hiến pháp. Từ nay không đưa tên bất cứ ai vào tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, để loại bỏ di chứng và ảnh hưởng của tệ sùng bái cá nhân, thiết lập quyền phát ngôn của phái cải cách. Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dân chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội do Mác-Ăng-ghen sáng lập, xác lập vị trí lịch sử chính thống của phái cải cách, để người trong nước và thế giới thấy hoàn toàn mới mẻ. Đi bước này sẽ ảnh hưởng lớn lao tới việc thống nhất Trung Hoa, cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc với EU, Mỹ. Nga và các nước dân chủ, tạo môi trường quốc tế tốt nhất cho Trung Quốc cất cánh bay cao.

HẾT


Các thao tác trên Tài liệu

được sắp xếp dưới: Mao Trạch Đông
Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
MCFV: Lettre d’information – Newsletter Rentrée 2024 08/09/2024 - 29/11/2024
Galerie BAQ: Lêna Bùi 12/09/2024 - 02/11/2024 — 15 Rue Beautreillis, 75004 Paris
Exposition des oeuvreus artistiques et des produits en laque du Vietnam 15/09/2024 - 20/09/2024 — 19-19 bis rue Albert 75013 Paris
Thiên Thiên - Sân Khấu Hồng Hạc 17/09/2024 19:30 - 21:00 — Café La Rotonde - 185B Trần Hưng Đạo, Quận 1, Tp. HCM
YDA: Viet and Nam 22/09/2024 13:00 - 16:00 — MK2 Bibliothèque - 128 avenue de France, 75013 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us