Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Hồ sơ / Mưởi câu chuyện ngoại giao / Mười câu chuyện ngoại giao (4)

Mười câu chuyện ngoại giao (4)

- Tiền Kì Tham — published 23/04/2009 01:00, cập nhật lần cuối 22/04/2009 14:57
"Ngoại giao tang lễ" : quan hệ Trung-Nhật và nối lại quan hệ ngoại giao với Indonesia


Mười câu chuyện Ngoại giao (4)


NGOẠI GIAO TANG LỄ ”
TẠI TOKYO


Tiền Kỳ Tham

Người dịch : Trần Hữu Nghĩa  Dương Quốc Anh

Người hiệu đính : Dương Danh Dy


CÁC PHẦN TRƯỚC :

(1) (2) (3)

Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 2 năm 1989, với tư cách Ngoại trưởng và với thân phận Đặc sứ của Chủ tịch nước Trung Quốc, tôi tới Nhật Bản tham dự tang lễ Thiên hoàng Nhật Bản Hirohito, ở lại Tokyo một ngày rưỡi. Ngoài việc tham gia hoạt động tang lễ và tiếp xúc với nguời lãnh đạo chính phủ Nhật Bản ra, tôi đã hội đàm với Tổng thống Soeharto Indonesia cùng đến tham dự tang lễ về vấn đề bình thường hoá quan hệ Trung Quốc-Indonesia, đạt được “ba điểm ý kiến nhất trí” từ đó mở được cánh cửa quan hệ ngoại giao hai nước bị đóng kín lâu tới 23 năm. Thông tin đó nhất thời đã trở thành tin tức hàng đầu của giới truyền thông, được chú ý rộng rãi. Có bình luận nói, Trung Quốc đã tiến hành thành công một cuộc “ngoại giao tang lễ” tại Tokyo Nhật Bản.



Lễ đại tang

Trước hết xin nói về tình hình tham gia tang lễ tại Tokyo.


Sáng ngày 24 tháng 2 năm 1989, tang lễ Thiên hoàng Nhật Bản Hirohito cử hành tại vườn ngự uyển. Vườn ngự uyển nằm ở giữa là một công viên quốc gia cỡ lớn. Thời Edogawa thuộc về Shinshu (nay thuộc huyện Naganodara). Năm 1872 vì trở thành nơi thực nghiệm nông nghiệp nên bị thu làm đất đai quốc hữu, năm 1879 lại trở thành vườn ngự uyển thực vật. Năm 1906 do người Pháp thiết kế đã xây dựng thành một công viên kiểu Pháp, có diện tích 580.000m2 Toàn bộ vườn ngự uyển bao gồm các vườn hoa kiểu phương Tây, vườn hoa kiểu Nhật Bản, chỗ vui chơi cho trẻ em, còn có cả phòng bảo ôn. Năm 1949 nơi này trở thành công viên quốc gia, mở cửa cho người ngoài. Sau khi Thiên hoàng tạ thế, Uỷ ban tang lễ Thiên hoàng đã dựng riêng trong vườn ngự uyển một chiếc lều hai mầu đen trắng làm hội trường chính của lễ tang.


Hôm đó tang lễ Thiên hoàng bắt đầu từ 7g30 sáng, liên tục kéo dài đến 8g50 giờ tối, tổng cộng tiến hành 13 giờ 20 phút. Nghi thức chia làm hai phần, trước tiên là nghi thức tôn giáo chỉ có người trong hoàng tộc tham gia, dùng một tấm màn lớn ngăn cách với hiện trường ; sau đó là “lễ đại tang” cũng là quốc tang, do Thiên hoàng Akihito, Thủ tướng, Chủ tịch nghị viện v.v... đọc lời điếu, khách nước ngoài viếng.


Theo tin được biết, để bảo đảm lễ tang tiến hành thuận lợi và an toàn cho khách nước ngoài, phía cảnh sát Nhật Bản đã điều động 32.000 cảnh sát, áp dụng những biện pháp cảnh giới chưa từng có bao giờ. Các đường phố ở Tokyo, nhất là xung quanh Hoàng cung và hội trường chính tang lễ, có thể nói là cứ ba bước một người gác, năm bước một trạm gác. Còn nhớ sáng sớm hôm đó, bầu trời u ám, mưa phùn giăng giăng, khí hậu xuân sớm của Tokyo vẫn còn tương đối rét mướt. Các vị khách nước ngoài chờ đợi trong lều bạt lớn đều phải mặc áo đại hàn, dựng đứng cổ áo lên, phía Nhật Bản còn chuẩn bị riêng các túi sưởi phát cho từng vị khách.


9g30 sáng, xe chở linh cữu xuất phát từ hoàng cung đi qua Nhà quốc hội tới ngự uyển. 10g10 xe chở linh cữu tới ngự uyển. Tại đây đã tổ chức trước nghi thức tôn giáo cho hoàng tộc tham gia, Thiên hoàng Akihito và các thành viên trong hoàng tộc dâng đồ tế, và chào từ biệt di thể Thiên hoàng Hirohito.


Sau đó “lễ đại tang” bắt đầu, Thiên hoàng Akihito, Thủ tướng Takeshita, Chủ tịch Hạ nghị viện, Chủ tịch Thượng nghị viện, Chánh án toà án tối cao v.v... lần lượt đọc lời điếu. Sau đó các quan khách nước ngoài tham gia tang lễ, theo xướng tên đến trước linh cữu cúi đầu mặc niệm. Sau khi kết thúc tang lễ, hàng chục nhân viên lễ tân, khiêng linh cữu từ từ đi ra cửa ngự uyển đưa linh cữu lên xe chở linh cữu rồi chạy thẳng tới khu nghĩa địa của hoàng tộc để an táng.


Ngay tối hôm đó, Thủ tướng Takeshita tố chức chiêu đãi tại nhà khách, cám ơn các vị khách từ các nước đến tham gia lễ tang. Điều đáng chú ý là, vào đêm trước buổi tang lễ, trong nước Nhật đã xuất hiện không ít ngôn luận phủ định tính chất của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản và giải thoát trách nhiệm chiến tranh cho Thiên hoàng Hirohito. Sau khi Thiên hoàng Hirohito tạ thế, giới truyền thông Nhật Bản ra sức đưa tin về sự tích khi còn sống của ông, tô vẽ Hirohito có “phẩm đức cao thượng” quan tâm đến hoà bình và phồn vinh của quốc gia, đã “đồng cam cộng khổ” với quốc dân như thế nào. Ngày 14 tháng 2, khi trả lời chất vấn của các nghị sĩ quốc hội đối lập tại quốc hội về trách nhiệm và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, Thủ tướng Takeshita đã ngang nhiên biểu thị, cuộc chiến tranh lần đó không phải là xâm lược nên do các nhà sử học thế hệ sau đánh giá. Cùng ngày hôm đó, Cục trưởng Cục Pháp chế nội các Nhật Bản khi tranh luận tại quốc hội cũng nói, bất kể là xem xét từ luật pháp trong nước hay là theo luật pháp quốc tế, Thiên hoàng Hirohito đều không có trách nhiệm ; đây là lần đầu tiên, chính phủ Nhật Bản biểu thị thái độ Thiên hoàng Hirohito không chịu trách nhiệm chiến tranh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức có phản ứng về việc đó, nhấn mạnh chỉ ra, chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trước đây phát động chiến tranh xâm lựơc tạo thành những tai hoạ to lớn cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân Châu Á, lẽ ra nhà đương cục Nhật nên có thái độ chính xác tôn trọng sự thực lịch sử. Bất kỳ lời nói, hành động nào làm mơ hồ tính chất chiến tranh, thoái thác trách nhiệm chiến tranh đếu là làm ngược lại nguyên tắc và tinh thần tuyên bố chung Trung-Nhật và điều ước hoà bình hữu hảo, cũng làm tổn thương cảm tình của nhân dân Trung Quốc và các nước khác bị hại vì chiến tranh, nói cho cùng cũng vô cùng bất lợi đối với bản thân Nhật Bản.


Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ quốc hội nước ta, nhà sử học nổi tiếng Lưu Đại Niên, còn tiến hành bác bỏ những ngôn luận thoái thác trách nhiệm chiến tranh của phía Nhật Bản.


Sự thực là, Thiên hoàng Hirohita là kẻ đầu sỏ gây tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc, từ nhỏ ông ta đã chịu sự giáo dục của tinh thần võ sĩ đạo, tháng 11 năm 1921 nhiếp chính, tháng 11 năm 1926 lên ngôi. Năm 1931 Nhật Bản xâm lược ba tỉnh đông bắc Trung Quốc, nặn ra nước nguỵ Mãn Châu, năm 1937 phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc dài tới tám năm, tất cả những việc đó đều được tiến hành khi Hirohito với tư cách là người thống trị cao nhất và thống soái quân đội, ông ta chịu những trách nhiệm không thể chối từ.


Trung Quốc là nước chịu hại lớn nhất trong cuộc xâm lược ra ngoài của Nhật Bản, nước ta có cử người hay không, hoặc cử ai tham gia tang lễ Thiên hoàng luôn luôn là tiêu điểm chú ý của mọi người. Không ít quần chúng và kiều bào ở nước ngoài tới tấp gửi thư, gửi điện, yêu cầu quy cách phía Trung Quốc tham gia tang lễ Thiên hoàng không nên quá cao, thậm chí có người còn kiến nghị không nên cử người tham gia. Một số phần tử chống Trung Quốc càng mượn cớ để phát huy, tiến hành lăng mạ và công kích Trung Quốc với dụng ý riêng.


Sau khi đã trải qua sự cân nhắc, suy tính của nhiều phía, Trung ương quyết định, với tư cách là Ngoại trưởng, dùng thân phận Đặc sứ của Chủ tịch nước, tôi sẽ tham gia tang lễ. Quyết định này vừa chiếu cố đến nghi lễ ngoại giao bình thường trên quốc tế, cũng vừa suy tính tới cảm tình của quần chúng bao gồm kiều bào ở nước ngoài. Trong nước phản ứng bình thường trước việc này, phần đông đều có sự lý giải. Nhân sĩ chính thức của Nhật Bản cũng biểu thị Nhật Bản coi trọng quan hệ đối với Trung Quốc, cám ơn Trung Quốc đã cử người tham dự tang lễ.


Do Trung Quốc cũng như xã hội quốc tế đã biểu thị sự bất mãn mạnh mẽ trước việc phía Nhật Bản tìm cách giải thoát cho Thiên hoàng Hirohito khỏi trách nhiệm chiến tranh, nên ngày 21 tháng 2, Thủ tướng Tashikata đã phải triệu tập khẩn cấp hội nghị các thành viên chủ yếu của nội các để thảo luận đối sách, quyết định thông qua con đường ngoại giao thuyết minh tình hình cho các nước có liên quan nhằm tìm được sự thông cảm.


Ngày hôm sau Nakaijima Toshijiro, đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc đã thuyết minh với phía Trung Quốc những câu trả lời để biện hộ tại quốc hội. Ông ta biểu thị, Thủ tướng Takeshita đã biểu thị thái độ rõ ràng về cuộc chiến tranh xâm lược trước đây, đến nay vẫn không thay đổi gì. Thủ tướng Takeshita nhận thức : 1) trước đây Nhật Bản thông qua chiến tranh đã tạo ra những tổn hại to lớn cho nhân dân các nước ở gần. Đối với những hành vi nói trên của Nhật Bản, trên quốc tế cho rằng đó là chiến tranh xâm lược và tiến hành nghiêm khắc phê phán, đó là một sự thực, Nhật Bản phải nhận thức đầy đủ sự thực này ; 2) Nhận thức của chính phủ Nhật Bản đối với hành vi trước đây, đã từng được trình bày trong Tuyên bố chung Trung-Nhật năm 1972, nhận thức này đến nay không hề thay đổi. Sự thực xâm lược là không thể phủ nhận ; 3) Với tư cách là một nước hoà bình, để sự thực này không diễn lại, Nhật Bản sẽ có cống hiến cho hoà bình và ổn định thế giới.


Ngày 24 tháng 2, tại khách sạn Tokyo, tôi đã hội kiến Ngoại trưởng Nhật Bản Uno Sosuke, ông ta đại biểu Chính phủ Nhật Bản một lần nữa biểu thị lấy làm tiếc về việc những lời trả lời để bảo vệ cuộc chiến tranh trước đây chưa đạt được ý định chân thành, nhấn mạnh nhận thức đối với tính chất chiến tranh của Nhật đã được viết vào Tuyên bố chung Trung-Nhật và nói thái độ biểu thị của Thủ tướng đối với vấn đề này không có bất kỳ thay đổi nào. Tôi nói, quan hệ Trung- Nhật phát triển đến ngày hôm nay là không dễ dàng, cần phải quý trọng. Do nguyên nhân lịch sử nên một số vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật nên đối xử thận trọng. Chỉ có đối xử chính xác với lịch sử mới có thể mở ra tương lai, mới có thể tránh làm tổn thương cảm tình của nhân dân nước chịu hại.


Buổi chiều cùng ngày, khi hội kiến tôi tại dinh thự làm việc của mình, thủ tướng Takeshita biểu thị, ông ta có lòng tin nhất quán đối với việc phát triển hữu hảo Trung-Nhật, nhấn mạnh muốn kiên trì phát triển quan hệ hai nước trên cơ sở Tuyên bố chung Trung-Nhật và điều ước hoà bình hữu hảo Nhật-Trung. Tôi nói với ông ta, chỉ có đối xử chính xác lịch sử mới có thể kiên trì Trung-Nhật hữu hảo. Tối hôm đó, nguyên lão trên diễn đàn chính trị Nhật Bản, Ito Masayoshi đã một mình đến gặp riêng tôi tại Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản, cám ơn việc tôi đến Nhật Bản tham gia tang lể, và biểu thị nguyện tận lực vì hữu hảo Trung-Nhật.


Ngày hôm sau các báo lớn Nhật Bản đều đưa tin tỉ mỉ về cuộc hội kiến giữa tôi với Thủ tướng và Ngoại trưởng Nhật Bản, đồng thời có một số bình luận. Có tờ báo đưa tin, trong hoạt động ngoại giao tang lễ lần này, Thủ tướng Takeshita hội kiến khẩn cấp Ngoại trưởng Trung Quốc là một hành động phá lệ, thuyết minh bản thân Thủ tướng và Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức sâu sắc được hậu quả nghiêm trọng của những phát ngôn có liên quan đến trách nhiệm chiến tranh, vội dùng cơ hội này để thuyết minh một lần nữa lập trường của phía Nhật, mong được phía Trung Quốc lý giải. Có bài bình luận nhắc nhở nói, Nhật Bản nên từ Trung Quốc nhận thức được rằng, khi quan hệ với các nước láng giềng Châu Á, không thể chỉ xử lý một cách đơn giản vấn đề lịch sử từ góc độ khác biệt đặc tính dân tộc, mà phải thiết thực sử dụng thái độ không một chút cẩu thả.


Sau đó, ngày 27 tháng 2, Thủ tướng Takeshita trong lần trả lời tại quốc hội đã sửa lại lời phát biểu lần trước của ông ta, biểu thị một cách rõ ràng cuộc chiến tranh lần đó đã tạo thành tổn thất trọng đại cho nước láng giềng, sự thực xâm lược là không thể phủ nhận.


Thực tiễn chứng minh, quyết định của Chính phủ nước ta quyết định cử người tham gia tang lễ, và việc chọn người tham dự tang lễ là thích đáng và thoả đáng, vừa không mất nghi lễ ngoại giao lại vừa có lợi cho việc tăng tiến quan hệ hai nước, đồng thời thúc đẩy phía Nhật trên vấn đề tính chất chiến tranh thể hiện thái độ rõ hơn nữa, đã thu được hiệu quả tốt. Chuyến tham gia tang lễ tai Tokyo này của tôi, mặc dù chủ yếu là để mắt vào quan hệ Trung-Nhật, nhưng thực sự giành được đột phá lại là quan hệ hai bên Trung Quốc và Indonesia.




Quan hệ trúng đoạn




Trong lễ tang tại Tokyo tôi đã gặp người lãnh đạo Indonesia làm quan hệ hai nước bị trúng đoạn 23 năm được nhanh chóng khôi phục. Đó là một lần đàm phán thành công, lợi dụng cơ hội đặc biệt mà giành được đột phá ngoại giao.


Ý nghĩa của cuộc “ngoại giao tang lễ” này chỉ có thể nhìn thấy từ trong quá trình diễn biến nhiều vẻ, phức tạp của mối quan hệ Trung Quốc - Indonesia. Trung Quốc và Indonesia là láng giềng gần, giữa hai nước có lịch sử qua lại hữu hảo lâu dài, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và xâm lược từ bên ngoài, nhân dân hai nước cùng chung hoạn nạn, đồng tình lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, Indonesia là một trong những nước thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Trung Quốc. Tháng 4 năm 1955 khi tham dự Hội nghị Á Phi (còn gọi là “Hội nghị Băng Đung”) cử hành tại Băng Đung, Thủ tướng Chu Ân Lai đã trình bầy tỉ mỉ nguyên tắc năm điểm chung sống hoà bình nổi tiếng mà chúng ta kiên quyết chấp hành trong quan hệ đối ngoại. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai chính thức thăm Indonesia, hai bên đã ký “Điều ước về hai quốc tịch” cung cấp một tấm gương tiêu biểu cho việc giải quyết vấn đề hai quốc tịch giữa Trung Quốc và các nước khác. Trung Quốc một mực ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa khôi phục lại Irian Barat của Indonesia v.v..., Indonesia kiên quyết chủ trương khôi phục địa vị hợp pháp của Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.


Thế nhưng tháng 9 năm 1965, Indonesia đã xảy ra sự kiện “ngày 30 tháng 9”. Sau đó tình hình trong nước Indonesia đã phát sinh những thay đổi nhanh và mạnh, quan hệ với Trung Quốc nhanh chóng xấu đi, cho đến trúng đoạn quan hệ.


Cái gọi là sự kiện “ngày 30 tháng 9”, theo thông báo của phía Indonesia là chỉ, ngày 30 tháng 9 năm 1965, một số sĩ quan quân đội do trung tá Untung, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba bộ đội cảnh vệ của Tổng thống Indonesia, dùng âm mưu phát động đảo chính quân sự của “Uỷ ban tướng lĩnh” lục quân làm lý do đã bắt và giết sáu vị tướng, bao gồm cả tướng Yani Ahmad, tư lệnh lục quân. Mấy vị tướng lục quân Indonesia lập tức áp dụng biện pháp phản đảo chính, đánh bại hành động của bọn Untung. Sau đó Indonesia bắt đầu trấn áp và thanh trừ nghiêm khắc Đảng cộng sản Indonesia và thế lực chính trị thân Tổng thống Soekarno.


Trước khi xảy ra sự kiện “ngày 30 tháng 9” Trung Quốc không hề hay biết điều gì. Sau sự việc, trong một đoạn thời gian tương đối dài cũng không biểu thị thái độ về cục diện chính trị của Indonesia, nhưng ngay từ khi bắt đầu, phía quân đội Indonesia đã chỉ trích Trung Quốc trù hoạch và ủng hộ cuộc đảo chính “ngày 30 tháng 9”, can thiệp vào công việc nội bộ của Indonesia rồi phát triển đến việc cử quân đội lục soát Thương vụ xứ Đại sứ quán Trung Quốc. Đến năm 1967 quan hệ hai nước xấu đi hơn nữa, cho tới ngày 30 tháng 10, hai nước trúng đoạn quan hệ ngoại giao.


Sau những năm 70 của thế kỷ 20, tình hình quốc tế đã phát sinh những thay đổi trọng đại. Trung Quốc đã khôi phục địa vị hợp pháp tại Liên Hợp Quốc trở thành một trong năm nước thường trực của Hội đồng bảo an. Năm 1972 Tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc, hai bên phát biểu tuyên bố chung, quan hệ Trung-Mỹ dịu đi rõ rệt, Trung Quốc và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhiều nước Tây Âu, Mỹ Latin và Châu Phi cũng lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đặc biệt là đầu năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris về việc khôi phục hoà bình tại Việt Nam, nước Mỹ kết thúc chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút quân, bắt đầu thu hẹp lực lượng quân sự tại Đông Nam Á. Trong tình hình cục diện thế giới xuất hiện những thay đổi rõ rệt, các nước Asean đã có những điều chỉnh trọng đại về chính sách đối ngoại, quan hệ giữa Asean và Trung Quốc bắt đầu chuyển từ thù địch lẫn nhau sang hợp tác hữu hảo, ba nước trong Asean là Malaysia, Philippin và Thái Lan đã nối nhau thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Lúc này với tư cách là đứng đầu Asean, quan hệ giữa Indonesia với Trung Quốc phát triển như thế nào, sẽ là điều then chốt quyết định hoà bình và ổn định tại vùng Đông Nam Á.


Cuối năm 1978, đồng chí Đặng Tiểu Bình chính thức thăm Thái Lan, Malaysia, Singapore, là người lãnh đạo Trung Quốc lần đầu tiên đi thăm các nước thành viên Asean. Hai bên đã thẳng thắn trao đổi ý kiến về bảo vệ hoà bình và ổn định Đông Nam Á, quan hệ Trung Quốc và các nước Asean, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt sự nghi ngại của các nước Asean đối với Trung Quốc. Từ đó quan hệ giữa Trung Quốc và Asean đã phát triển hơn nữa, đặc biệt là hai bên đã có cùng chủ trương và sự hợp tác chặt chẽ, tốt đẹp trong việc phản đối Việt Nam xâm lược Campuchia, giải quyết hoà bình vấn đề Campuchia cũng như về mặt bảo vệ hoà bình Đông Nam Á.


Đồng thời với các việc đó, quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với các nước Asean đã phát triển với tốc độ nhanh, giao lưu văn hoá cũng rất nhộn nhịp.


Tháng 11 năm 1988, trong thời gian thăm Thái Lan, Thủ tướng Lý Bằng đã tuyên bố bốn nguyên tắc thiết lập, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Asean của Chính phủ Trung Quốc : 1) trong quan hệ quốc gia, nghiêm khắc tuân thủ năm nguyên tắc chung sống hoà bình ; 2) trong bất kỳ tình huống nào đều kiên trì nguyên tắc phản đối chủ nghĩa bá quyền ; 3) trong quan hệ kinh tế, kiên trì nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và cùng phát triển ; 4) trong công việc quốc tế, tuân theo nguyên tắc độc lập tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau.


Trong tùnh hình đó, quan hệ của Indonesia đối với Trung Quốc cũng xuất hiện sự nới lỏng, tiếp xúc hai bên bắt đầu tăng lên. Năm 1975 Tổng thống Soeharto biểu thị, rút kinh nghiệm Malaysia, Philippin và Thái Lan nối nhau thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Indonesia đang chuẩn bị cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tháng 11 năm 1977, lần đầu tiên Indonesia cử đoàn đại biểu Hội công thương tham gia Hội chợ Quảng Châu. Tháng 4 năm 1985, đáp lời mời của Chính phủ Indonesia, Uỷ viên quốc vụ kiêm Bộ trưởng ngoại giao Ngô Học Khiêm đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Hội nghị Băng Đung .


Indonesia là nước lớn nhất trong các nước Asean có tác dụng lãnh đạo trong Asean. Trong vấn đề Campuchia, Indonesia và các nước Asean khác về cơ bản giữ được lập trường nhất trí. Tháng 7 năm 1988 và tháng 2 năm 1989, Indonesia đã hai lần chủ trì triệu tập cuộc gặp mặt không chính thức về vấn đề Campuchia lúc đó gọi là “ tiệc cocktail ” . Do ý kiến các phía bất đồng nghiêm trọng nên hội nghị không có bất kỳ đột phá gì. Với tư cách là một trong hai Chủ tịch của Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia, Indonesia cảm thấy muốn giải quyết chính trị vấn đề Campuchia tất phải duy trì được sự thương thảo chặt chẽ và hợp tác tốt với Trung Quốc.


Một số nhân sĩ hiểu biết thời thế Indonesia cho rằng, với tư cách là một nước lớn, thực lực của Trung Quốc trong vùng này là một hiện thực quan trọng mà không thể thay đổi được, Indonesia không thể từ chối mãi không quan hệ với Trung Quốc.


Những thay đổi của hoàn cảnh quốc tế và lợi ích chiến lược chung đã làm cho Indonesia xuất hiện những thay đổi tích cực trong thái độ đối với Trung Quốc. Tháng 3 năm 1988, khi nói đến vấn đề nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước Tổng thống Soeharto đã vứt bỏ yêu cầu đề xuất trước đó, muốn Trung Quốc phải “công khai xin lỗi” về cái gọi là Trung Quốc dính líu vào sự kịên “ngày 30 tháng 9”


Đầu năm 1989, Ngoại trưởng Indonesia Alatas, thông qua đại sứ Sutresna Nara, đại biểu của Indonesia tại Liên Hợp Quốc, trực tiếp nói với đại sứ Lý Lộc Dã, đại biểu thường trú của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc rằng Indonesia sẽ toàn lực xúc tiến tiến trình khôi phục quan hệ ngoại giao Trung Quốc, Indonesia, sự điều hoà giữa các bộ môn chính phủ đã bắt đầu khôi phục, đồng thời biểu thị muốn gặp gỡ Ngoại trưởng Trung Quốc sớm. Đại sứ Lý Lộc Dã đã trả lời đại sứ Sutresna Nara, phía Trung Quốc tán thưởng những cố gắng của của phía Indonesia trong tiến trình thúc đẩy khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước, Trung Quốc muốn trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình khôi phục sớm quan hệ ngoại giao Trung, Indonesia. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng hy vọng gặp Ngoại trưởng Alatas sớm.


Đúng vào lúc đó thì xuất hiện thời cơ “tang lễ Tokyo”. Tuy vậy chúng tôi được biết, Ngoại trưởng Alatas không cùng Tổng thống Soeharto đi Tokyo, cuộc gặp gỡ Ngoại trưởng hai nước sẽ khó thực hiện được. Để nắm chắc thời cơ, phía chúng ta vẫn biểu thị với phía Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc với tư cách là đặc sứ sẽ tới Nhật Bản tham gia tang lễ Thiên hoàng Hirohito, đó là cơ hội tốt để hai bên gặp gỡ, nếu thấy thuận tiện, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng vui lòng đến chào Tổng thống Soeharto. Ngày 13 tháng 2, đoàn đại biểu Indonesia thường trú tại Liên Hợp Quốc nói với phía Trung Quốc, Bộ trưởng Nội vụ Moerdiono sẽ tháp tùng Tổng thống Soeharto tham gia tang lễ Thiên hoàng. Vì Ngoại trưởng Alatas không là nhân viên đi cùng, nên Bộ trưởng Moerdiono sẽ hội kiến Ngoại trưởng Trung Quốc, và nói, Tổng thống Soeharto vui lòng hội kiến Ngoại trưởng Trung Quốc, việc sắp xếp cụ thể sẽ thông qua bàn bạc quyết định của sứ quán hai nước tại Nhật Bản.


Phía Indonesia còn nói, mặc dù là Bộ trưởng Nội vụ, nhưng đối với tình hình hai bên Indonesia Trung Quốc, Moerdiono tương đối quen thuộc. Moerdiono là một thiếu tướng, bắt đầu từ lúc là thượng uý ông ta đã trợ giúp công tác cho Soeharto. Sau khi Soeharto nắm quyền, ông ta công tác tại phòng Bí thư nội các, sau đó giữ chức Bí thư nội các, thứ trưởng và Bộ trưởng Nội vụ và kiêm nhiệm Chủ nhiệm Uỷ ban quản lý chung quan hệ Indonesia với Trung Quốc, phụ trách xử lý những công việc quan trọng với Trung Quốc. Ông ta rất được Soeharto quý trọng, là một trong những thành viên “túi khôn” tầng lớp cao của Indonesia, và cũng là nhân vật thực quyền trong nội các Indonesia. Phòng Bí thư do ông ta nắm chỉ cách phủ Tổng thống một bức tường, chức trách chủ yếu là khởi thảo các diễn văn của Tổng thống và công bố các pháp lệnh và điều lệ của Chính phủ, điều hoà quan hệ giữa Tổng thống và các ngành của Chính phủ, trên thực tế là đóng vai trò quan trọng nối liền trên dưới. Sau hội nghị nội các mỗi tuần lễ, nói chung là do ông ta tiết lộ hoặc công bố những tin tức quan trọng, vì vậy còn được gọi là “tiểu Tổng thống”. Có thể thấy, Indonesia quyết định để Moerdiono ra mặt thương thảo về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước là một sự sắp xếp đã qua suy nghĩ tính toán sâu sắc.


Ba điểm ý kiến nhất trí ”


Cuộc gặp gỡ Trung Quốc, Indonesia tại Tokyo là kết quả của những cố gắng của cả hai bên từ nhiều năm. Lúc đó chúng tôi phân tích, lần gặp gỡ này có thể xuất hiện hai khả năng, một là phía Indonesia sẽ có thái độ tương đối tích cực hơn so với trước về vấn đề khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước, hoặc là do nội bộ vẫn chưa điều hoà tốt nên sẽ đề xuất phương án bình thường hoá quan hệ Trung Quốc, Indonesia tiến hành theo từng bước.


Đối với các loại khả năng xuất hiện vấn đề, chúng tôi đều nghĩ kế sách đối phó. Thái độ căn bản của chúng ta là, lợi dụng đầy đủ cơ hội này, tích cực thúc đẩy tiến trình khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước.


Chiều ngày 23 tháng 2, theo thời gian hai bên đã thoả thuận trước, tại khách sạn Đế quốc Tokyo, nơi đoàn đại biểu Indonesia nghỉ lại, tôi đã hội kiến Bộ trưởng Moerdiono trước. Đây là lần đầu tiên tôi gặp Moerdiono. Đó là một con người hiền lành, nói năng thẳng thắn, nhanh nhạy nhưng vẫn hài hước.


Trong hội đàm, trước tiên tôi nhắc lại, sự phát triển quan hệ thương mại trực tiếp gần đây giữa hai bên và sự hợp tác tốt đẹp trong các công việc quốc tế như trong vấn đề Campuchia v.v..., trình bày cách nhìn của Trung Quốc đối với tình hình quốc tế và châu Á hiện nay. Tôi biểu thị, Trung Quốc và Indonesia đều là nước lớn ở châu Á, Trung Quốc có 1.100 triệu dân, Indonesia có 170 triệu dân, hai nước chúng ta đều đứng trước nhiệm vụ xây dựng quốc gia mình và nâng cao đời sống của nhân dân, đều cần một môi trường quốc tế hoà bình. Nếu như hai nước lớn chúng ta có thể tập trung tinh lực vào việc xây dựng tốt trong nước, đồng thời dốc sức vì hoà bình, đó là nhân tố quan trọng cho hoà bình và ổn định của khu vực này.


Tôi còn giải thích riêng với ông ta năm nguyên tắc chung sống hoà bình mà Trung Quốc tuân theo trong quan hệ đối ngoại. Điều quan trọng nhất trong năm nguyên tắc là tôn trọng chủ quyền của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chúng tôi không chỉ xử lý quan hệ quốc gia như vậy, mà xử lý quan hệ Đảng cũng như vậy. Trước sau chúng tôi cho rằng, công việc của mỗi Đảng đều thuộc về công việc nội bộ của quốc gia đó. Mỗi nước đều có quyền tự mình xử lý những vấn đề thuộc phương diện này, Trung Quốc quyết không bao giờ lợi dụng quan hệ Đảng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.


Về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước, tôi nói với ông ta, thời cơ khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước đã chín muồi, phía Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực đối với việc này. Hôm nay lợi dụng cơ hội đó. tôi vui lòmg nghe cách nhìn của ngài. Moerdiono tán thành phân tích của tôi về tình hình quốc tế, tiếp đó nói về hai lần đảo chính ở trong nước đã mang lại ảnh hưởng trọng đại và tổn thất nghiêm trọng đối với Indonesia. Ông ta nói, vừa rồi ngài nói đến năm nguyên tắc chung sống hoà bình, về mặt xử lý các vấn đề trong nước, Indonesia cũng có năm nguyên tắc, đó là “ năm điều cơ bản xây dựng đất nước ” : tín ngưỡng chân chúa, đạo làm người công bằng và văn minh, thống nhất quốc gia, dân chủ và chính nghĩa xã hội, cùng với phồn vinh. Tiếp đó ông ta nói, triết lý quốc gia và ý thức hình thái của Indonesia có thể không giống nước khác, nhưng chúng tôi muốn phát triển quan hệ với các nuớc khác. Indonesia tôn trọng hình thức ý thái của các nước khác đồng thời cũng hy vọng các nước khác tôn trọng hình thái ý thức và thế giới quan của Indonesia, tôn trọng các nguyên tắc xử lý vấn đề trong nước nói trên. Trong nói chuyện, Moerdiono chưa làm phiền về cái gọi là Trung Quốc dính líu vào vấn đề sự kiện “ngày 30 tháng 9”... trước đó.


Tôi nhấn mạnh rằng, chúng tôi tôn trọng những nguyên tắc mà Indonesia áp dụng trong nước, cũng như vậy chúng tôi hy vọng hai bên đều cùng tuân thủ trung thành năm nguyên tắc chung sống hoà bình trong quan hệ quốc tế. Chúng tôi chú ý đầy đủ đến sự quan tâm đặc biệt của Indonesia không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác khi xử lý quan hệ quốc gia, và thẳng thắn nói rằng, Trung Quốc đã không còn bất kỳ quan hệ nào với Đảng cộng sản Indonesia, ngay cả việc hiện nay có còn một đảng như vậy nữa hay không chúng tôi cũng không biết. Trước đây có một số người Indonesia trú tại Trung Quốc, nhưng hiện nay phần lớn họ đã rời khỏi, chỉ còn lại rất ít, nhiều nhất là mấy chục người, trong đó có người già đã nghỉ hưu, có người đang làm việc. Với tư cách là kiều dân nước ngoài ở Trung Quốc, chúng tôi không cho phép họ hoạt động chính trị. Về việc làm thế nào để thực hiện mục tiêu bình thường hoá quan hệ hai nước, nếu như ngài nhận thấy có thể thảo luận vấn đề này, tôi kiến nghị hai bên có thể thông qua đoàn đại biểu tại Liên Hợp Quốc của nước mình tiếp tục tiến hành thảo luận, đồng thời khi gặp mặt Ngoại trưởng hai nước cũng có thể bàn luận. Kênh thảo luận tại Liên Hợp Quốc có thể cụ thể hơn một chút, nhằm làm tốt chuẩn bị tất yếu cho cuộc gặp gỡ hai ngoại trưởng.


Moerdiono cám ơn những thuyết minh của tôi, biểu thị đồng ý mhững kiến nghị do Trung Quốc đề xuất, do đoàn đại biểu thường trú hai nước tại Liên Hợp Quốc tiến hành thương thảo hơn nữa về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước, khi cần thiết, Ngoại trưởng hai nước có thể trực tiếp gặp gỡ.


Nói đến đây ông ta nhìn đồng hồ tay, chủ động đề nghị nghỉ một lúc mà không nói lý do gì. Trên thực tế ông ta đã sang chiếc phòng cách vách để báo cáo với Tổng thống Soeharto tình hình hội đàm của hai chúng tôi. Khoảng 5 phút sau, ông ta quay về, cười nói với tôi : “Ngài Tổng thống muốn một mình hội kiến ngài Ngoại trưởng.”


Ấn tượng mà Tổng thống Soeharto gây cho người ta là ông rất giống một vị giáo sư già đầy đầu tóc bạc, ăn nói tao nhã lịch sự, đối xử lễ phép với người. Sự thực Soeharto là một quân nhân, xuất thân từ quân đội. Lúc thiếu thời ông đã từng học ở trường học do nhà thờ đạo Hồi mở, năm 19 tuổi nhập ngũ, từ một người lính từng bước, từng bước lên tới một vị tướng. Sau sự kiện “ngày 30 tháng 9” năm 1965, Soeharto tiếp quản quyền lực của Tổng thống Soekarno, giữ các chức vụ, người phụ trách lục quân lâm thời, Tư lệnh chủ quản khôi phục trị an và trật tự, Bộ trưởng nội các và Tư lệnh lục quân... Từ năm 1968 đến năm 1998 đã bẩy lần liên tục là Tổng thống, trở thành người hùng chính trị của Indonesia.


Có dư luận phân tích, dưới sự thống trị của Soeharto, chính trị và trật tự xã hội của Indonesia cơ bản ổn định, Đảng cộng sản Indonesia đã thành lịch sử, lúc đó ông ta đã quyết ý khôi phục quan hệ với Trung Quốc. Nhưng trong thời Soeharto nắm quyền, đã thực hiện chính sách hạn chế và kỳ thị nghiêm khắc đối với người Hoa, Hoa kiều, tình hình này liên tục kéo dài cho đến sau khi ông ta rời khỏi chức vụ. Hoàn cảnh mà những người Hoa gặp phải, mãi đến khi con gái Tổng thống Soekarno nhận chức Tổng thống mới được cải thiện tương đối lớn.


Tuy vậy trong lần nói chuyện riêng này, thái độ Soeharto hữu hảo thiện ý, tình cảm rất tốt. Trước tiên tôi chuyển lời thăm hỏi của người lãnh đạo Trung Quốc, giới thiệu tình hình hội đàm với Moerdiono, ca ngợi những thành tựu phát triển kinh tế dân tộc dưới sự lãnh đạo của ông ta.


Soeharto biểu thị cám ơn những điều nói trên và nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm người lãnh đạo Trung Quốc. Ông ta biểu thị, Indonesia luôn tuân thủ mười nguyên tắc đã đạt được tại hội nghị Băng Đung, trong đó chủ yếu nhất là tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phát triển quan hệ bình đẳng. Ông ta nói, sau sự kiện “ngày 30 tháng 9”, ở trong nước, Indonésia đã thủ tiêu Đảng cộng sản, nhưng điều đó không có nghiã là Indonesia áp dụng chính sách đối địch hoặc có ý thù địch gì với các nước do Đảng cộng sản nắm quyền. Nếu như Chính phủ hai nước, nhân dân hai nước, Đảng của hai nước đều thi hành nguyên tắc chung sống hoà bình, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau thì có thể nói con đường phát triển quan hệ và hợp tác thực chất của hai nước là thông suốt. Soeharto còn biểu thị, Indonesia mãi mãi thừa nhận nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Từ nay trở đi, khi thương thảo trong lĩnh vực chính trị, nên tiến hành giữa hai nuớc chúng ta, không cần phải thông qua nước thứ ba. Hiện nay phải làm một việc nhỏ tức loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau giữa hai nước. Ông ta tán thành đại biểu thường trú hai nước tại Liên Hợp Quốc có thể tiếp tục tiếp xúc, khi cần thiết Ngoại trưởng hai nước có thể trực tiếp gặp gỡ.


Tôi nói với ông ta, hai nước Trung Quốc, Indonesia thiết lập quan hệ với nhau trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình, không chỉ phù hợp với lợi ích hai nước mà cũng có lợi cho hoà bình châu Á và thế giới, và nêu một tấm gương cho các nước trong khu vực này.


Sau khi gặp riêng Soeharto, Moerdiono trịnh trọng nói, bây giờ phải giải quyết vấn đề cấp bách nhất. Nghe xong, lúc đầu mọi người dều chẳng hiểu đầu đuôi, nhưng sau đó đã cùng cười ồ lên. Ý của ông ta là, để mọi người vào “toalét” một chút rồi tiếp tục làm việc. Cũng có thể là, hội đàm hai bên và cuộc gặp với Tổng thống vô cùng thuận lợi, nên ông ta đã cố ý pha trò.


Sau đó chủ đề thương thảo của hai bên là làm thế nào công bố với giới truyền thông, tin hai bên gặp gỡ. Phía Indonesia kiến nghị hai bên cùng gặp gỡ các phóng viên, phát biểu với giới truyền thông một bản tin do hai bên cùng bàn bạc quyết định. Thế là chúng tôi định ra “ ba điểm ý kiến nhất trí ” về việc thực hiện bình thường hoá quan hệ hai nước : 1) hai bên đồng ý, áp dụng hơn nữa những biện pháp thực hiện bình thường hoá quan hệ ; 2) quan hệ hai nước nên thiết lập trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình và mười nguyên tắc của hội nghị Băng Đung ; 3) hai bên quyết nghị, thông qua đoàn đại biểu tại Liên Hợp Quốc tiến hành thương thảo cụ thể về bình thường hoá quan hệ hai nước, khi cần thiết, Ngoại trưởng hai nước sẽ gặp nhau.


Moerdiono hỏi, nếu có phóng viên hỏi, lần gặp nhau ở Tokyo này đã được thực hiện như thế nào, thì nên trả lời như ra sao ? Tôi biểu thị, có thể nói là thông qua con đường Liên Hợp Quốc bàn bạc quyết định. Ông ta lại hỏi, nếu như có phóng viên truy hỏi, ai là người chủ động ? Tôi biểu thị, có thể nói hai bên đều có nguyện vọng đó. Tôi còn kiến nghị, lần gặp gỡ phóng viên này, chủ yếu là công bố ý kiến chung của chúng ta, thời gian không nên quá dài, nhằm giảm tới mức lớn nhất những quấy nhiễu từ bên ngoài đối với cuộc đàm phán khôi phục lại quan hệ ngoại giao của chúng ta.


Trải qua bàn bạc quyết định, chúng tôi cùng gặp gỡ phóng viên, do ông ta nói lời mở đầu, tuyên bố “ ba điểm ý kiến nhất trí ” nói trên, sau đó do tôi thuyết minh bổ sung, biểu thị hài lòng với lần gặp gỡ này, nhấn mạnh đã bắt đầu bình thường hoá quan hệ hai nước.


Do trước đó không để lộ bất kỳ tin tức nào nên muốn tổ chức họp báo sau khi hội đàm đã không làm thế nào thông báo cho các phóng viên. Một số phóng viên truyền thông chủ yếu của Nhật Bản lũ lượt chạy đến hiện trường, nhưng phóng viên Trung Quốc lại không kịp tham gia.


Những tin tức được công bố trong lần họp báo này đã trở thành những tiêu đề lớn đăng trên trang đầu các báo lớn của Nhật Bản ngày hôm sau. Vô tuyến truyền hình cũng nhiều lần truyền đi những cảnh có liên quan, giới dư luận nhất trí cho rằng, Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Indonesia, nước có địa vị lãnh đạo trong Asean là “ một thắng lợi ngoại giao nữa của Trung Quốc ” là một “ sự kiện vạch thời đại ” sản sinh ra ảnh hưởng to lớn đối với hoà bình và ổn định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


Cuộc gặp gỡ Trung Quốc và Indonesia ở Tokyo cùng đã khiến giới chính thức Nhật Bản quan tâm chú ý mạnh mẽ. Thủ tướng Takeshita khi hội kiến tôi đã nói, trong những nước trên thế giới có một trăm triệu dân trở lên có sáu nước châu Á, ngoài Trung Quốc ra là, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh, Pakistan. Hiện nay tất cả các nước lớn châu Á có trên một trăm triệu dân đều thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đó là một việc lớn rất đáng chức mừng. Lãnh đạo hai nước Trung Quốc, Indonesia gặp gỡ ở Tokyo là một lần “ ngoại giao tang lễ ” thành công.


Đàm phán khôi phục quan hệ ngoại giao



Sau cuộc gặp gỡ Tokyo, để tăng cường tiến trình bình thường hoá quan hệ hai nước, thông qua con đường Liên Hợp Quốc, chúng tôi đã cùng phía Indonesia đàm phán, trọng điểm là dùng phương thức gì khôi phục quan hệ ngoại giao. Chúng tôi kiến nghị, trước tiên, hai bên nên dùng một phương thức thích đáng phát biểu một thông báo khôi phục quan hệ ngoại giao, về các vấn đề như : nội dung thông báo, do ai ký tên, lúc nào công bố v.v... đều vui lòng lắng nghe ý kiến và kiến nghị của đối phương. Những vấn dề cụ thể liên quan đến quan hệ hai nước cần thảo luận, có thể thương thảo hơn nữa sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao.


Thế nhưng, tháng 6 năm 1989, Bắc Kinh đã xảy ra cơn sóng gió chính trị. Nước Mỹ và một số nước phương tây đã dấy lên làn sóng chống Trung Quốc trên thế giới, chỉ trong thời gian một tháng ngắn ngủi, chính phủ và quốc hội Mỹ, đã trước sau bốn lần ra tuyên bố hoặc thông qua quyết nghị công kích Trung Quốc, đồng thời tuyên bố một loạt biện pháp chế tài Trung Quốc như ngừng những cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa các quan chức cấp cao Trung, Mỹ, ngăn cản cơ cấu quốc tế cho Trung Quốc vay tiền v.v... Hai “câu lạc bộ những nước giầu” trên quốc tế EU và G7 cũng trước sau ra tuyên bố phê bình đả kích Trung Quốc, đông kết các hạng mục hợp tác đang đàm phán v.v...


Trong tình hình đó, Indonesia đã thể hiện thái độ xem chừng đối với việc khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước.


Đối mặt với hoàn cảnh quốc tế phức tạp mà nghiêm khắc, ngoại giao Trung Quốc đã kiên trì nguyên tắc, thực dụng linh hoạt, trên quốc tế đã đấu tranh ngoại giao, bình tĩnh đối phó, nhanh chóng phá bỏ được chế tài của các nước phương Tây, và giành được sự hiểu biết càng ngày càng nhiều của nhiều nước, khiến không ít nước đã thay đổi lập trường, khôi phục quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.


Lúc này thái độ của Indonesia đối với việc khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước cũng đã tích cực lên. Hai nước ngoài việc thông qua con đường Liên Hợp Quốc tiếp tục duy trì tiếp xúc ra, còn lợi dụng một số trường hợp quốc tế trao đổi ý kiến về các vấn đề như làm thế nào nhanh chóng hoàn thành thủ tục khôi phục quan hệ ngoại giao.


Tháng 8 năm 1989 trong thời gian tham gia Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia, tôi đã gặp Ngoại trưởng Alatas. Đây là lần gặp mặt đầu tiên giữa Ngoại trưởng hai nước sau cuộc gặp gỡ Tokyo hai tháng.


Alatas nói với tôi, cuộc gặp gỡ Tokyo đã đưa ra quyết sách bình thường hoá quan hệ hai nước ở tầng nấc cao nhất, còn lại chỉ là đạt được hiệp nghị về những vấn đề có tính kỹ thuật cần thiết. Từ phía Indonesia mà nói, công tác chuẩn bị khôi phục quan hệ ngoại giao đã gần hoàn thành, trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá này họp, đại biểu thường trú của hai nước tại Liên Hợp Quốc có thể tiếp tục thương thảo,trong thời gian Đại hội, Ngoại trưởng hai nước sẽ gặp lại.


Tôi biểu thị, chỉ cần thời cơ chín muồi, chúng ta nên nắm chắc việc hoàn thành công tác này. Tôi còn đề xuất, do đoàn đại biểu của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc không thành thạo lắm về những vấn đề kỹ thuật, nên đồng thời với việc đại biểu tại Liên Hợp Quốc vẫn duy trì tiếp xúc, có thể suy tính mở thêm một kênh mới, do hai bên cử một tổ trực tiếp thương thảo, ở Bắc Kinh hoặc ở Jakarta đều có thể được, như vậy giải quyết vấn đề càng dễ hơn.


Đầu tháng 10, tôi lại gặp Alatas ở New York, hai bên bàn bạc quyết định do quan chức cấp vụ thuộc Bộ ngoại giao hai nước dẫn đầu đoàn đại biểu bảy, tám người gặp nhau ở Jakarta vào tháng 11 hoặc tháng 12, thảo luận và giải quyết những vấn đề có tính kỹ thuật của việc khôi phục quan hệ ngoại giao. Nếu cần thiết có thể cử hành cuộc gặp lần thứ hai ở Bắc Kinh, sau khi đạt được hiệp nghị và được chính phủ hai nước phê chuẩn, sẽ chính thức ký lại tuyên bố lập lại quan hệ ngoại giao. Đồng thời hai bên còn đồng ý trước cuối tháng 10, thông qua đại biểu mỗi bên tại Liên Hợp Quốc, trao đổi bản kê các vấn đề cần thảo luận.


Từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 12, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Vụ trưởng Vụ Châu Á, Từ Đôn Tín đã cùng Vụ trưởng Vụ Chính trị Bộ Ngoại giao Indonesia, Lohanapesi, cử hành hội đàm tại Jakarta về những vấn đề có tính kỹ thuật trong việc bình thường hoá quan hệ hai nước. Hai bên đã xem xét lại những điều ước, hiệp định mà hai nước đã ký trước đây, đồng thời tiến hành thương thảo vấn đề khi hai bên cùng thiết lập lại sứ quán với nhau sẽ cung cấp tiện lợi cho đối phương và qui mô sứ quán cũng số lượng nhân viên, về vấn đề hai quốc tịch và người Hoa, về vấn đề Indonesia còn nợ và trả nợ Trung Quốc cũng như các vấn đề khác trong quan hệ hai bên.


Thẳng thắn mà nói, những vấn dề có tính kỹ thuật mà Trung Quốc và Indonesia cần phải đàm phán lúc đó rất nhiều, hơn nữa còn tương đối phức tạp, nếu nhất nhất đều giải quyết sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian.


Chúng tôi đã suy tính tới việc Indonesia là nước anh cả trong các nước Asean, có vị thế rất quan trọng trong các nước Asean, tranh thủ khôi phục sớm quan hệ ngoại giao với Indonesia không chỉ thúc đẩy hai nước Asean khác là Singapore và Brunei thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, có lợi cho việc mở rộng hơn nữa quan hệ của chúng ta với các nước Asean mà còn có thể ngăn chặn một cách có hiệu quả nhà đương cục Đài Loan đang ra sức thức đẩy “ngoai giao đàn hồi”, đả phá chế tài của các nước phương Tây với Trung Quốc. Vì thế, khi đàm phán những vấn đề có tính kỹ thuật trong khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước, chúng tôi đã áp dụng phương châm “ kiên trì nguyên tắc, linh hoạt thích đáng ”, trước một số vấn đề tương đối phức tạp, sau khi đã bàn bạc đại thể về nguyên tắc thì để lại sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao sẽ tiếp tục bàn bạc thêm.


Trải qua một số vòng đàm phán, trên mấy vấn đề chủ yếu hai bên đã đạt được ý kiến nhất trí, ký kỷ yếu hội đàm. Không khí hội đàm hữu hảo, tiến triển thuận lợi. Do trước khi hội đàm chúng tôi đã lý giải chuẩn xác vấn đề, các phương án đề xuất đều có tính xây dựng, đối phương cảm thấy thành ý của chúng ta, khiến những vấn đề có tính kỹ thuật cho khôi phục quan hệ ngoại giao đã được giải quyết cơ bản.


Tháng 3 và tháng 5 năm 1990, tổ chuyên gia của hai bên lại cử hành nhiều lần hội đàm ở Bắc Kinh và Hồng Kông về số nợ của Indonesia và phương thức trả nợ, thông qua đối chiếu kiểm tra và hiệp thương, cuối cùng đạt được hiệp mghị.


Đến đó đã kết thúc thuận lợi toàn bộ những cuộc đàm phán về các vấn àê có tính kỹ thuật trong tiến trình khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước.




Mây tan mặt trời lại mọc


Ngày 1 tháng 7 năm 1990, theo lời mời của tôi, Ngoại trưởng Alatas đến thăm Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm 1967, sau khi hai nước trúng đoạn quan hệ ngoại giao, Ngoại trưởng Indonesia tới thăm Trung Quốc.


Khi tiếp kiến ông ta, Tổng bí thư Giang Trạch Dân nói, đám mây đen bao phủ bầu trời hai nước dài 23 năm đã bay đi, trời xanh lại xuất hiện. Trong thời gian thăm viếng, tôi và Alatas đã có hai cuộc hội đàm. Ngay trong buổi chiều đoàn đại biểu vừa tới Bắc Kinh, căn cứ vào kiến nghị của phía Indonesia, Ngoại trưởng hai nước đã có cuộc “ hội đàm riêng ” về vấn đề khôi phục quan hệ ngoại giao.


Alatas nói một cách thẳng thắn, sau cuộc gặp tháng 2 năm ngoái ở Tokyo, trải qua mấy lần hội đàm kỹ thuật, những vấn đề liên quan đến việc khôi phục quan hệ ngoại giao đều đã giải quyết. Về thời gian và phương thức khôi phục quan hệ ngoại giao, Tổng thống Soeharto chỉ thị, hoàn thành vào thời gian thích hợp trong năm nay. Alatas nhấn mạnh, xét tới việc đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm 50, bây giờ không phải là thiết lập quan hệ ngoại giao mà là khôi phục lại quan hệ ngoại giao, có nghĩa là mở lại Đại sứ quán. Vì vậy phương thức có thể đơn giản một chút, tiến hành bằng hình thức trao đổi công hàm, tất nhiên nghi thức có thể long trọng một chút, để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này. Ông ta nói, Tổng thống Soeharto có ý định mời Thủ tướng Lý Bằng sang thăm Indonesia, tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao có thể công bố trong lần thăm viếng này. Thời gian thăm có thể vào trước ngày lễ Độc Lập của Indonesia, cũng có thể vào thời gian khác trong năm, thuận tiện cho cả hai bên.


Alatas còn nói, suy tính tới việc ngoại giới rất coi trọng chuyến đi thăm Trung Quốc lần này của ông ta, hai bên cần phải ký một tuyên bố chung, nội dung bao gồm thời gian hai bên khôi phục quan hệ ngoại giao, cùng cử đại sứ và việc Thủ tuớng Lý Bằng thăm Indonesia v.v.. đồng thời còn có thể ra một thông báo báo chí. Ông ta trao cho tôi, văn bản tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao và thông báo báo chí, để phía Trung Quốc tham khảo. Tôi biểu thị ngay, đồng ý dùng phương thức trao đổi công hàm để thực hiện khôi phục quan hệ ngoại giao, tán thưởng kiến nghị của Tổng thống Soeharto kết hợp khôi phục quan hệ ngoại giao với chuyến thăm của tầng lớp cao.


Tiếp ngay sau đó hai bên cử hành vòng đàm phán thứ nhất, trọng điểm hội đàm là vấn đề Campuchia.


Alatas nói, Indonesia và Trung Quốc đều dốc sức vào việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia. Jakarta đã từng mấy lần là địa điểm gặp gỡ không chính thức về vấn đề Campuchia, có ý thử tìm tòi một khuôn khổ đại thể về việc giải quyết vấn đề Campuchia. Nhưng do trong các vấn đề như phương thức ngừng bắn, do ai chủ trì cơ cấu giám sát quốc tế, chính quyền thời kỳ quá độ và di dân Việt Nam v.v.., các phía tham gia hội nghị đều không thể đạt được ý kiến nhất trí nên đã lâm vào cảnh khó khăn, hiện nay không thể không nghỉ họp. Nhưng một số cuộc gặp gỡ ở Jakarta đã dẫn tới triệu tập hội nghị Paris. Ông ta cho rằng, tinh thần cơ bản của hội nghị Paris năm ngoái là vấn đề Campuchia phải được giải quyết toàn diện, vấn đề hiện nay là có quá nhiều đầu bếp cùng nấu một món ăn, các bên có liên quan đều đề xuất các phương án mới khác nhau, kết quả đã làm cho việc giải quyết hoà bình vấn đề Campuchia mất khí thế và phương hướng. Ông ta nhấn mạnh, ngừng bắn phải liên hệ với cùng giải quyết toàn diện, phải cảnh giác với nguy cơ giải quyết từng phần. Ông ta hy vọng Trung Quốc tiếp tục làm công tác với ba phái Sihanouk, Son San, Khieu Samphon, khuyên các bên hạ quyết tâm đối mặt với vấn đề then chốt, tiếp nhận sự thoả hiệp công bằng, hợp lý.


Tôi nói, chúng tôi biểu thị tán thưởng những nỗ lực mà Indonesia đã làm trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Trong việc tìm kiếm giải quyết chính trị cho vấn đề Campuchia, Trung Quốc và Indonesia có nhiều đồng thuận. Chúng tôi tán thành lập trường phải giải quyết toàn diện vấn đề Campuchia. Bất kỳ giải quyết từng phần nào đều không thể làm cho vấn đề này thực sự được giải quyết, ngược lại sẽ để lại rất nhiều hậu di chứng.Tôi biểu thị, Trung Quốc sẽ hết sức làm công tác với ba phái chống đối Campuchia, hy vọng vấn đề Campuchia có thể giải quyết toàn diện trong khuôn khổ hội nghị Paris.


Ngày hôm sau, chúng tôi cử hành vòng hội đàm chính thức thứ hai. Lần này tiến hành thương thảo về vấn đề khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước và đã vô cùng thuận lợi đạt được mấy điểm nhất trí : 1) hai bên quyết định khôi phục quan hệ ngoại giao hai nước vào ngày 8 tháng 8 năm 1990, đồng ý cùng cử đại sứ và cung cấp thuận tiện cho đối phương mở lại đại sứ quán, 2) Thủ tướng Lý Bằng sẽ tiến hành thăm chính thức Indonesia nhân dịp hai nước khôi phục quan hệ ngoại giao từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 8 năm 1990. 3) Về vấn đề Đài Loan, phía Trung Quốc tán thưởng lập trường của Indonesia nhất quán kiên trì một nước Trung Quốc, nhưng đối với vấn đề Trung Quốc nhạy cảm này, cần phải đạt được sự thông cảm nội bộ, nếu cần thiết phải thảo luận hơn nữa, phía Trung Quốc có thể trước tháng 7 cử một tổ đến Indonesia thương thảo, để đạt được bị vong lục thông cảm nội bộ, khi Thủ tướng Lý Bằng thăm Indonesia sẽ ký. 4) Xét tới Ngoại trưởng Alatas hy vọng khi Thủ tướng Lý Bằng thăm Indonesia hai bên sẽ ký hiệp định thương mại, phía Trung Quốc trao dự thảo đề phía Indonesia nghiên cứu. 5) Hai bên bàn bạc quyết định ngày 3 tháng 7 ký tuyên bố khôi phục quan hệ ngoại giao, và cùng tổ chức họp báo.


Alatas biểu thị, Indonesia hiểu được tính quan trọng của vấn đề Đài Loan đối với Trung Quốc, tin là có thể tìm được câu chữ thích đấng để thể hiện, và đồng ý phía Trung Quốc cử tổ tiến hành thương thảo bị vong lục thông cảm nội bộ. Trong suốt quá trình đàm phán, ông ta không ngừng giữ liên hệ bằng điện thoại với Moerdiono ở Jakarta. Điều này cho thấy rõ cuộc đàm phán được tiến hành dưới sự điều khiển từ xa của Soeharto.


6 giờ chiều ngày 3 tháng 7, tại vườn Phương Phỉ, nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài đã cử hành nghi thức ký kết tuyên bố hai nước Trung Quốc, Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao và hiệp định về việc giải quyết vấn đề nợ Trung Quốc của Indonesia. Trên một trăm phóng viên có mặt ở hiện trường để lấy tin sự kiện quan trọng này.


Toàn bộ nghị thức ký kết chỉ mất hơn mười phút, nhưng trong đó bao gồm những cố gắng gian khổ trong nhiều năm của hai bên. Từ đó quan hệ Trung Quốc, Indonesia đã giở sang trang sử mới.


Sau nghi thức ký kết, tôi và Alatas cùng cử hành họp báo chung. Trước tiên tôi tuyên bố, quan hệ ngoại giao Trung Quốc và Indonesia thiết lập năm 1950, sau đó trải qua 23 năm trúng đoạn lâu dài sẽ khôi phục vào ngày 8 tháng 8 năm 1990. Nguyện vọng lâu dài của nhân dân hai nước cuối cùng đã được thực hiện. Tôi nhấn mạnh, bình thường hoá quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất Châu Á - Thái Bình Dương, tất nhiên sẽ sản sinh ảnh hưởng tích cực, sâu xa đến hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực này. Sở dĩ việc lớn đó được thực thực hiện thuận lợi là nhờ vào sự nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo hai nước. Tôi tin là, chuyến thăm ngay gần đây tới Indonesia của Thủ tướng Lý Bằng sẽ làm cho quan hệ hai nước sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao càng tràn đầy sức sống mới.


Alatas nói tiếp, những tiến triển trọng đại mà hôm nay chúng ta giành được, dự báo trước quan hệ hai nước sẽ bắt đầu một trang mới, hai nước khôi phục quan hệ ngoại giao không chỉ phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, mà còn là một cống hiến trọng đại cho hoà bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông ta còn nói, lần này chúng ta đã bước một bước quan trọng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Lý Bằng là có tính lịch sử, nhất định sẽ đưa quan hệ hai nước lên đỉnh cao.


Sau đó chúng tôi lần lượt trả lời các câu hỏi của phóng viên.


Có phóng viên hỏi, phía Singapore từng biểu thị, chỉ đợi đến sau khi Trung Quốc và Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao, thì mới thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc và Indonesia đã khôi phục quan hệ ngoại giao, liệu Trung Quốc có bắt tay vào công tác thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapore hay không ? Tôi trả lời, phía Trung Quốc và phía Singapore hiện nay đều đang bắt tay chuẩn bị cho công tác này.


Khi trả lời vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai nước sau khi Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Alatas nói, từ năm 1985, Indonesia và Trung Quốc đã thiết lập qua lại thương mại trực tiếp, từ đó đến nay, quan hệ thương mại hai nước phát triển rõ rệt. Bây giờ sau khi khôi phục quan hệ, có một việc cần phải làm là, chuẩn bị soạn thảo hiệp định thương mại mới, hai bên đều đã chuẩn bị việc này. Với tư cách là hai nước quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Indonesia và Trung Quốc không chỉ giới hạn hợp tác trong lĩnh vực thương mại, sau khi khôi phục quan hệ ngoại giao, việc giao vãng qua lại trong các lĩnh vực khác tất nhiên cũng sẽ phát triển lớn hơn.


Còn có phóng viên hỏi, Indonesia có quan hệ thương mại và đầu tư rộng rãi với Đài Loan, liệu giữa Indonesia và Trung Quốc đã xác định một số nguyên tắc và quy định nào đó để xử lý công việc này chưa. Alatas nói, khác với các nước Asean khác, từ năm 1950, Indonesia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, hơn nữa còn kiên định trên cơ sở chính sách một nước Trung Quốc, thậm chí khi quan hệ hai nước trúng đoạn, cũng vẫn không thay đổi. Sau khi Indonesia và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng như trong thời gian tạm thời trúng đoạn quan hệ, Indonesia đều có quan hệ kinh tế với Đài Loan, nhưng Indonesia vẫn tiếp tục kiên trì lập trường một Trung Quốc. Indonesia thừa nhận chỉ có một Trung Quốc, đó là nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.


Trung Quốc và Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao đã dẫn tới phản ứng tốt đẹp trên quốc tế đặc biệt là trong các nước Asean. Ngày 4 tháng 7, Bộ ngoại giao Singapore ra tuyên bố, hoan nghênh Trung Quốc và Indonesia thực hiện bình thường hoá quan hệ hai nước, và nhắc lại, một khi Trung Quốc và Indonesia thực hiện quan hệ bình thường hoá, Singapore sẽ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Thái Lan biểu thị, Trung Quốc và Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao, sẽ có lợi cho việc hoàn thiện hơn và phát triển toàn diện các mặt quan hệ giữa các nước Asean và Trung Quốc, càng làm cho sự hợp tác của Asean với Trung Quốc trong các công việc quốc tế, nhất là trên vấn đề Campuchia càng hướng về nhất trí.Quan chức các nước như Philippin... cùng dư luận cũng sôi nổi phát biểu bài nói hoặc bình luận hoan nghênh Trung Quốc và Indonesia khôi phục quan hệ ngoại giao.


Dưới sự thúc đẩy của việc khôi phục quan hệ ngoại giao với Indonesia, vào tháng 10 năm 1990 và tháng 9 năm 1991 đã trước sau thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapore và Brunei. Tháng 7 năm 1991 lần đầu tiên Asean mời tôi tham gia lễ khai mạc hội nghị Ngoại trưởng Asean khoá hai mươi tư cử hành tại Malaysia và thương thảo với Ngoại trưởng sáu nước Asean; tháng 7 năm 1994, Asean tiếp nhận Trung Quốc tham gia “ diễn đàn khu vực Asean ” ; tháng 7 năm 1996, Trung Quốc trở thành bạn đối thoại chính thức của Asean ; cuối năm 1997 chúng ta cùng Asean xây dựng : “ quan hệ láng giềng hoà mục tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21 ” ; tháng 11 năm 2002, người lãnh đạo Trung Quốc và mười nước Asean ký “ hiệp nghị khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và Asean ”, quyết định đến 2010 xây dựng xong khu mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean. Hai bên còn ký hoặc phát biểu các văn kiện như “ tuyên bố hành vi các bên Hải Nam ”, “ tuyên ngôn giữa Trung Quốc và Asean về liên hiệp hợp tác khu vực an toàn phi truyền thống ” v.v... Quan hệ giữa nước ta và các nước Asean bước vào thời kỳ phát triển mới.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss