Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Hồ sơ / Mưởi câu chuyện ngoại giao / Mười câu chuyện ngoại giao (6)

Mười câu chuyện ngoại giao (6)

- Tiền Kì Tham — published 11/05/2009 23:08, cập nhật lần cuối 11/05/2009 23:08
Sau vụ Thiên An Môn, phương Tây chế tài Trung Quốc. Nghệ thuật phân hoá Nhật, Hoa Kì, Liên hiệp châu Âu... của Bắc Kinh


Mười câu chuyện ngoại giao (6)



VỮNG VÀNG TRƯỚC TÌNH HÌNH ÁC LIỆT


Tiền Kỳ Tham

Người dịch : Trần Hữu Nghĩa  Dương Quốc Anh

Người hiệu đính : Dương Danh Dy


CÁC PHẦN TRƯỚC :

(1) (2) (3) (4) (5)


Trong thời gian tôi làm ngoại trưởng, nền ngoại giao Trung Quốc đã trải qua một đoạn thời gian khó khăn nhất  từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Lúc đó tình hình thế giới biến đổi đột ngột, chính phủ các nước phương Tây lũ lượt tuyên bố chế tài Trung Quốc, các thế lực chính trị xuất phát từ các loại mục đích cũng dấy lên các làn sóng phản Hoa trên thế giới. Từ ngày 5 tháng 6 năm 1989 đến ngày 15 tháng 7 chỉ trong hơn một tháng ngắn ngủi, các nước Mỹ, Nhật Bản, Liên hiệp Châu Âu (EU) và Hội nghị người đứng đầu bảy nước phương Tây (G7) nối tiếp nhau ra tuyên bố, chấm dứt những cuộc thăm viếng lẫn nhau với tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc, ngừng xuất khẩu cho Trung Quốc hàng quân sự và vũ khí có tính thương mại, trì hoãn các khoản vay của các cơ cấu tài chính tiền tệ quốc tế cho Trung Quốc. Một thời gian mưa sa sấm giật, mây đen cuồn cuộn, sặc mùi vị ác liệt. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Đặng Tiểu Bình, chúng tôi dám đấu tranh, giỏi đối phó đã nhanh chóng phá tan mọi chế tài của phương Tây, ngăn chặn được làn sóng phản Hoa.

Lịch sử chứng minh, bức Trường thành Trung Quốc vững vàng không thể lay chuyển.


Mưa núi muốn đến


Tháng 4, 5 năm 1989 Bắc Kinh đang là mùa xuân ấm áp hoa nở. Thế nhưng mùa xuân năm đó không khí dường như tràn đầy mùi vị xáo động, lòng người như đang tiềm ẩn một cảm giác không yên như sắp phát sinh một việc lớn gì đó.

Nền ngoại giao Trungg Quốc vẫn đang tiến hành một cách bình thường. Hạ tuần tháng 5, sau khi tiễn Gorbachev  người lãnh đạo Liên Xô về nước, theo kế hoạch, tôi sẽ đi thăm một số nước, trạm đầu tiên là Ecuador, qua Mexico đến Cuba, trạm cuối cùng là Mỹ.

Do Trung Quốc không có đường bay trực tiếp đến châu Mỹ Latin nên ngày 31 tháng 5 tôi rời Bắc Kinh bằng máy bay của hàng không dân dụng Trung Quốc, mượn đường nước Mỹ để ngày 2 tháng 6 tới Ecuador. Khi quá cảnh Mỹ, tôi đã được phía Mỹ tiếp đón rất tốt. Bởi vì hàng năm đều tham gia Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhân viên cảnh vệ Mỹ đều đã rất quen thuộc, luôn luôn bảo vệ 24/24h. Khi xuất cảnh nhân viên Mỹ còn chào tạm biệt, nói mấy ngày nữa sẽ gặp lại. Điều không ngờ là sự việc sau này chuyển biến quá nhanh đến nỗi phải huỷ bỏ lần thăm Mỹ này.

Ngày thứ hai sau khi đến Quito, thủ đô Ecuador tức là vào chiều ngày 3 tháng 6 (4 giờ sáng giờ Bắc Kinh) đài vô tuyến truyền hình địa phương bắt đầu phát đi phát lại hình ảnh và tin tức của các hãng CNN và BBC về cái gọi là “ sự kiện Thiên An Môn ”, cứ cách 10 phút lại đưa lại một lần. Mà lúc đó chúng tôi không hề nhận được bất kỳ tin tức gì của trong nước cả. Những Hoa kiều ở Ecuador trong nhất thời đã thay đổi thái độ nhiệt tình hữu hảo trước đây mà trở mặt hỏi chúng tôi cuối cùng trong nước đã xảy ra chuyện gì. Không khí trở nên căng thẳng và nặng nề.

Lúc đó liên hệ với trong nước hết sức khó khăn. Qua nhiều cố gắng cuối cùng chúng tôi cũng nói chuyện được bằng điện thoại với thứ trưởng ngoại giao Chu Nam, hiểu được tình hình cơ bản. Phải sau một ngày nữa mới nhận được các tài liệu có liên quan do trong nước gửi tới.

Ngày 4 tháng 6 tại thành phố cảng Guayaquil của Ecuador, tôi lần lượt tiến hành cuộc họp báo lâm thời và hội nghị toạ đàm với Hoa kiều, trả lời hết mọi câu hỏi do các phía đề xuất, nhấn mạnh các hạng mục chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc không thay đổi, và cũng sẽ không thay đổi. Giới truyền thông tại chỗ đã đưa nhiều tin về việc này, phần lớn các thông tấn xã cũng đều đưa tin, cho rằng Ngoại trưởng Trung Quốc không hề lẩn tránh vấn đề, trả lời cụ thể, rõ ràng, trình bầy rõ lập trường của Trung Quốc.

Lúc này tình hình trên thế giới thay đổi rất nghiêm khắc. Tôi quyết định tiếp tục thăm Cuba, chủ động huỷ bỏ việc đi thăm Mỹ theo kế hoạch.

Từ Ecuador tới Cuba, chúng tôi chọn đường bay qua Mexico tới Cuba. Khi trung chuyển tại sân bay quốc tế thành phố Mexico đã có thể cảm thấy không khí khác thường. Lúc này Bộ ngoại giao Mexico đã tuyên bố, chính phủ Mexico huý bỏ chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc. Tối ngày 6 tháng 6, khi tôi ngồi máy bay tới sân bay quốc tế thành phố Mexico, trong phòng đợi đã chật đầy các phóng viên đã biết trước tin Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ quá cảnh qua đây. Xuất phát từ tính toán đến an ninh, chính phủ Mexico thu xếp để chúng tôi xuống cầu thang sau máy bay rồi lên thẳng ôtô đi về Đại sứ quán Trung Quốc. Cao Thụ Mậu nhân viên đi theo đoàn do phải làm thủ tục nhập cảnh và nhận hành lý nên sau khi xuống máy bay đã đi theo con đường dành cho hành khách, nên đã bị các phóng viên nước ngoài chờ ở phòng đợi nhận nhầm là Ngoại trưởng Trung Quốc, xô nhau chen tới bao vây chặt, lũ lượt nêu vấn đề như súng bắn liên hồi. Cao Thụ Mậu thản nhiên đối mặt, chỉ mỉm cười không nói, vô hình trung trở thành nhân vật tân văn trong bản tin truyền hình tối hôm đó.

Khoảng 10 tối hôm đó, một loạt lưu học sinh Trung Quốc tại Mexico biết tôi trú tại sứ quán đã kéo đến sứ quán yêu cầu gặp tôi. Hình như tâm tình bọn họ rất bực tức, đập thình thình vào cánh cửa sứ quán. Tôi bảo các đồng chí trong sứ quán mời bọn họ vào phòng khách của sứ quán và ra gặp bọn họ. Sau khi vào sứ quán, bọn họ đã bình tĩnh trở lại. Tôi hỏi bọn họ đến từ các trường học nào trong nước, học chuyên ngành gì, rồi như thực giới thiệu với bọn họ tình hình trong nước. Lúc đó có một học sinh đề xuất, hy vọng tôi có thể đại biểu nhân dân. Tôi trả lời nói, Ngoại trưởng một nước tất nhiên phải đại diện cho quốc gia và nhân dân nước mình. Tiếp đó khuyên bọn họ nên hiểu rõ tình hình chân thực không nên cứ thấy gió đã vội cho là sẽ có mưa. Cuối cùng tâm tư mọi người cũng dịu đi, bình tĩnh rời khỏi sứ quán.

Ngày 7 tháng 6 đoàn chúng tôi đến La Habana. Với tư cách là Ngoại trưởng Trung Quốc đầu tiên đến thăm Cuba từ sau khi cách mạng Cuba thắng lợi, nhiệm vụ chủ yếu của chuyến thăm này của tôi là cải thiện quan hệ với Cuba, gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau.

Nhiều năm nay trong vấn đề đối xử với Liên Xô, Cuba và Trung Quốc luôn luôn có một số khoảng cách. Quan hệ tốt với Liên Xô, nên Cuba tồn tại một số cảnh giác với Trung Quốc và cũng có nhiều hiểu nhầm. Đầu năm nay khi Ngoại trưởng Cuba thăm Trung Quốc đã biểu thị cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Lần này tôi đi thăm đáp lễ.

Người lãnh đạo Cuba, Chủ tịch Castro vô cùng coi trọng chuyến thăm của tôi. Tối ngày thứ hai sau khi tôi tới Cuba, ông đã thân tự tổ chức tiệc chiêu đãi tôi tại Cung Cách Mạng. Sau bữa tiệc còn nói chuyện rất lâu với tôi. Nói chuyện cho đến khi các vị khách đã ra về mà vẫn chưa hết ý, ông thẳng thắn mời tôi lên Văn phòng làm việc của mình để tiếp tục trò chuyện thêm, mãi đến 12 giờ đêm mới thôi.

Tinh lực Chủ tịch Castro dồi dào, nhiệt tình, nói rất khoẻ lại hiếu kỳ, tràn đầy hứng thú với tất cả những gì thuộc về Trung Quốc.

Trong câu chuyện, tôi đã thông báo với ông tình hình người lãnh đạo Liên Xô Gorbachev thăm Trung Quốc cách đó không lâu và quan hệ Trung - Xô bình thường hoá. Nghe xong Chủ tịch Castro rất phấn khởi. Ông nói, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước thế giới thứ ba đều tán thành Trung - Xô bình thường hoá quan hệ, đó là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử.

Tiếp đó Chủ tịch Castro giới thiệu tỉ mỉ chân tướng “ sự kiện Thiên An Môn ” và phản ứng các mặt mà ông hiểu được, biểu thị chính phủ Cuba toàn lực ủng hộ chính phủ Trung Quốc và vui lòng cung cấp địa điểm và điều kiện để tôi phát biểu bất kỳ tuyên bố nào. Chủ tịch Castro còn nói với tôi, Trung Quốc cần phải đoàn kết, không thể xuất hiện trạng thái vô chính phủ như các nước phương Tây đang hy vọng, bởi vì nếu như vậy, đối với toàn thế giới mà nói sẽ là một bi kịch.

Về việc tôi huỷ bỏ kế hoạch đi thăm Mỹ, Chủ tịch Castro cho rằng đó là một quyết định chính xác. Ông nói, nếu đồng chí đi Mỹ sẽ có hàng trăm phóng viên đưa ra những câu hỏi có tính khiêu khích với đồng chí. Tôi đồng ý với cách nhìn của Chủ tịch Castro và nói với ông, trong trường hợp này, bất kể anh nói thế nào, thậm chí anh không nói gì cả nói chung vẫn có một số phóng viên đưa tin xuyên tạc. Đợi đến lúc anh đi cải chính đã chẳng có người nào chú ý nữa. Nghe xong Chủ tịch Castro cười. Rõ ràng là trên thế giới này, ông là một trong những nhân vật bị giới truyền thông phương Tây xuyên tạc ghê gớm nhất.

Những hứng thú rộng rãi của Chủ tịch Castro đối với Trung Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Ông hỏi hết vấn đề này sang vấn đề khác dường như không bao giờ hết. Ông hỏi về sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc Trung Quốc, sau khi thu hồi Hồng Kông sẽ quản lý như thế nào cũng như từ Trung Quốc tới Cuba phải đi đường hàng không nào, ngồi máy bay kiểu nào v.v... Chủ tịch Castro còn hết sức chăm chú lắng nghe những lời giới thiệu của tôi, nói chuyện tới đêm khuya mà ông không hề có vẻ mệt mỏi. Sau này có người rất hiếu kỳ về việc đó, hỏi người phiên dịch tiếng Tây Ban Nha của tôi, Chủ tịch Castro và Ngoại trưởng Trung Quốc đã nói những chuyện gì. Người phiên dịch đã khôi hài trả lời : “ Mười vạn câu hỏi vì sao.”


Mật sứ của Mỹ tới Trung Quốc


Chính vào lúc những tiếng gào thét chế tài Trung Quốc của thế giới phương Tây do Mỹ đứng đầu đang xôn xao bàn luận, nước Mỹ đã cử mật sứ tới.

Trên thực tế, chế tài Trung Quốc không phù hợp với chiến lược toàn cầu và lợi ích lâu dài của Mỹ. Trong quan hệ tam giác lớn Trung-Mỹ-Xô lúc đó, hai nước Trung-Mỹ đã tiến hành những hợp tác có hiệu quả rõ rệt trong việc chống Liên Xô bành trướng. Nước Mỹ cô lập Trung Quốc vị tất đã có lợi cho bản thân. Nước Mỹ nhận thức rất rõ việc này.

Trong thời đoạn này, Tổng thống Bush đã mấy lần gửi thư miệng riêng cho Trung Quốc, bày tỏ rõ ông ta coi trọng quan hệ Trung-Mỹ, giải thích rằng, sự chế tài Trung Quốc hiện nay là hành động được áp dụng dưới áp lực của quốc hội và xã hội Mỹ, hy vọng người lãnh đạo Trung Quốc có thể thông cảm.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989 Tổng thống Bush bí mật gửi thư cho đồng chí Đặng Tiểu Bình, yêu cầu cử đặc sứ bí mật thăm Trung Quốc, cùng đồng chí Đặng Tiểu Bình tiến hành nói chuyện hoàn toàn thẳng thắn.

Ngày hôm sau, đồng chí Tiểu Bình trả lời thư của Tổng thống Mỹ Bush, chỉ ra quan hệ Trung-Mỹ hiện nay đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đồng chí cảm thấy lo lắng trước việc đó, bởi vì mối quan hệ này là do hai bên nhiều năm cùng bồi dưỡng nên. Để tránh cho quan hệ Trung-Mỹ tiếp tục xuống dốc, đồng chí Tiểu bình biểu thị đồng ý với kiến nghị của Tổng thống Bush, trong tình hình hai bên bảo mật tuyệt đối, hoan nghênh đặc sứ của Tổng thống Mỹ tới thăm Trung Quốc, đồng thời vui lòng cùng ông ta tiến hành nói chuyện chân thành thẳng thắn.

Sau khi nhận được thư trả lời, Tổng thống Bush vô cùng phấn khởi quyết định cử tướng Scowcroft, trợ lý công việc an ninh quốc gia làm đặc sứ của Tổng thống tới thăm Trung Quốc ngày 1 tháng 7, nhân viên đi cùng chỉ có Thứ trưởng Bộ ngoại giao Eagleburger và một thư ký, không mang theo cảnh vệ và các nhân viên khác.

Về việc lựa chọn đặc sứ lần này, nội bộ phía Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đi nghiên cứ lại. Phía Mỹ tiết lộ riêng, đã từng tính tới việc cử cựu Tổng thống Nixon, hoặc cựu Ngoại trưởng Kissinger làm đặc sứ thăm Trung Quốc, nhưng lo là cây lớn sẽ gọi gió to, không có lợi cho bảo mật, cuối cùng mới chọn Scowcroft đám nhiệm nhiệm vụ này. Scowcroft xử lý công việc thoả đáng lại đang giữ chức vụ quan trọng, cử ông ta tới Trung Quốc vừa hiển thị nước Mỹ coi trọng quan hệ Trung-Mỹ, lại vừa không dễ làm cho bên ngoài chú ý.

Về việc chọn nhân viên tháp tùng, ý kiến của phía Mỹ cũng không nhất trí. Theo tiết lộ của Ngoại trưởng Mỹ Baker trong cuốn sách Chính trị ngoại giao (The Politics of Diplomacy) của ông ta ban đầu Tổng thống Bush quyết định chỉ cử một mình Scowcroft đi thăm Trung Quốc, không mang theo nhân viên tháp tùng, Ngoại trưởng Baker cho rằng như vậy là không thoả đáng. Ông ta nói, nếu như chỉ có quan chức của Uỷ ban An ninh Quốc gia đi thăm Trung Quốc mà không có quan chức của Bộ ngoại giao đi cùng thì thể chế ngoại giao của Mỹ khó có thể vận hành. Trên thực tế, mục đích chân thực của vấn đề mà Baker đề xuất là bản thân ông ta muốn gánh vác sứ mệnh bí mật thăm Trung Quốc lần này. Ông ta không hề giấu giếm lẩn tránh việc này trong cuốn sách Chính trị ngoại giao của mình, đã nói, bản thân ông ta rất muốn đi, nhưng suy tính tới việc là Bộ trưởng Ngoại giao, hoạt động đối ngoại nhiều, rất khó bảo mật, vì thế đã kiến nghị Tổng thống Bush cử Thứ trưởng Ngoại giao Eagleburger tháp tùng Scowcroft thăm Trung Quốc.

Để tránh làm lộ tin Scowcroft bí mật đi thăm Trung Quốc, có thể nói là phía Mỹ đã tổn hao tâm huyết. Sau khi đến Bắc Kinh. Scowcroft không hề có bất kỳ liên hệ nào với sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, các hoạt động ở Trung Quốc đều không thông tri cho Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, lúc này Đại sứ Lilley đã được lệnh rời khỏi Bắc Kinh. Tại bên trong nước Mỹ, ngoài Tổng thống Bush ra chỉ có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao biết việc này. Còn về việc chọn ngày 1 tháng 7 đến Bắc Kinh, phía Mỹ cũng có suy tính. Ngày hôm ấy gần sát ngày Quốc khánh Mỹ, lúc đó Scowcroft rời Washington sẽ không khiến người ta để mắt. Đồng thời nước Mỹ cũng đã áp dụng nững biện pháp bảo mật nghiêm nhặt đối với vấn đề thông tin và chuyên cơ ; Scowcroft không sử dụng thiết bị thông tin tại Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc mà tự mang theo hai báo vụ viên ; chiếc máy bay vận tải của quân đội Mỹ kiểu C-141 dùng để đi lại qua nguỵ trang bên ngoài, đã sơn bỏ ký hiệu khiến nhìn nó như là một máy bay vận tải phổ thông dùng cho thương mại. Trong khoang máy bay rộng lớn đã tạm lắp một khoang chở hành khách, trong đó có đầy đủ phương tiện, thoải mái tiện lợi. Máy bay liên tục bay 22 giờ, tiếp dầu trên không, không hạ cánh tại bất kỳ nơi nào trên đường bay, nhắm tránh khỏi sự chú ý của nhân viên hậu cần dưới mặt đất. Những biện pháp bảo mật mà phía Mỹ sử dụng trong chuyến thăm này có trình độ cao hơn lần tiến sĩ Kissinger bí mật thăm Trung Quốc đầu những năm 70. Lúc đó tiến sĩ Kissinger từ Pakistan ngồi máy bay đến Trung Quốc, biện pháp bảo mật cũng rất nghiêm khắc, nhưng cũng chưa đạt đến mức phải giấu Đại sứ quán của Mỹ tại Pakistan. Cuối những năm 80, sự phức tạp và nhạy cảm của quan hệ Trung-Mỹ, qua việc này có thể thấy được một phần.

Điều thú vị là trong cuốn sách Thế giới trong sự biến đổi (A World transformed) cùng viết với Tổng thống Bush, Scowcroft đã mô tả một số tình tiết nào đó trong đoạn lịch sử này. Ông ta đã viết trong sách như thế này : đương thời khi ông ta ngồi chiếc máy bay vận tải kiểu C-141 của quân đội Mỹ bay vào Trung Quốc, vì chỉ có một số cực ít người Trung Quốc biết việc này, nên đến nỗi không có người nghĩ tới việc cần phải thông tri cho bộ môn phòng không, do vậy phía quân đội Trung Quốc đã gọi điện thoại thỉnh thị Chủ tịch Dương Thượng Côn, báo cáo có một chiếc máy bay không rõ quốc tịch đã bay vào vùng trời Trung Quốc ở vùng phụ cận Thượng Hải, thỉnh thị có cần phải bắn hạ không. Scowcroft nói, coi như là ông ta gặp may, cú điện thoại đó được gọi trực tiếp tới Văn phòng Chủ tịch Dương Thượng Côn. Chủ tịch Dương nói với cấp dưới, không được nổ súng, đây là một sứ mệnh bay vô cùng quan trọng.

Câu chuyện nghe ra rất “giật gân”. Thế nhưng theo tôi biết, hai nước Trung-Mỹ đã tiến hành bàn bạc đầy đủ trước đó về thời gian và đường bay của chuyên cơ của Scowcroft khi vào vùng trời Trung Quốc, phía Trung Quốc đã có sự thu xếp tỉ mỉ chặt chẽ cho việc này. Đương thời phía Mỹ từng yêu cầu máy bay Mỹ không phải bay theo hành lang trên không Thượng Hải để tiết kiệm thời gian. Các bộ môn hữu quan của nước ta suy tính thấy nếu như không bay qua hành lang không trung Thượng Hải thì thủ tục phức tạp, hơn nữa không tiết kiệm được thời gian nhiều nên đã không đồng ý yêu cầu đó của phía Mỹ. Suy tính từ việc bảo mật, phía Trung Quốc đồng ý chuyên cơ Mỹ xoá bỏ ký hiệu trở thành máy bay “ không rõ quốc tịch ”. Sau này, chuyên cơ Mỹ đã bay vào vùng trời Trung Quốc theo đường bay và thời gian phía Trung Quốc quy định. Trong tình hình đó,“ tình thế nguy hiểm ” như Scowcroft đã nói là không thể xảy ra được.

Chiều ngày 1 tháng 7 Scowcroft tới Bắc Kinh, máy bay đậu tại sân bay Thủ Đô, biện pháp bảo mật của phía Trung Quốc cũng rất nghiêm khắc, tại những nơi hội kiến, hội đàm và chiêu đãi cũng như ôtô mà Scowcroft sử dụng, nhà khách nghỉ lại đều không treo quốc kỳ, đoàn đại biểu Mỹ đến và rời Bắc Kinh đều không đưa tin. Về các hoạt động nhiếp ảnh, đã trưng cầu trước và được Scowcroft đồng ý, mọi tư liệu chụp được đều đóng kín bảo tồn.

Do Scowcroft chỉ dừng lại ở Trung Quốc hơn 20 giờ nên sắp xếp chương trình rất chặt chẽ. Đồng chí Tiểu Bình gặp ông ta trước, sau đó Thủ tướng Lý Bằng và tôi hội đàm với ông ta. Đây là một chuyến thăm cực kỳ quan trọng, quan hệ tới việc quan hệ Trung-Mỹ sẽ đi về hướng nào. Đồng chí Tiểu Bình vô cùng coi trọng việc này đã thân tự tham dự và định ra tinh thần chủ yếu của cuộc hội đàm.

Chiều ngày 2 tháng 7, trước khi hội kiến Scowcroft, đồng chí Tiểu Bình đã nói với Thủ tướng Lý Bằng và tôi, những người tháp tùng : “ Hôm nay chỉ nói nguyên tắc, không bàn vấn đề cụ thể. Chúng ta không để ý vấn đề chế tài, doạ chúng ta sao được ”.

Tôi nói với đồng chí Tiểu Bình, sắp tới sẽ họp hội nghị người đứng đầu bảy nước phương Tây (G7), không biết lại sẽ tuyên bố sử dụng biện pháp chế tài gì nữa đối với Trung Quốc.

Với giọng điệu kiên định đồng chí Tiểu Bình nói “ chẳng cần nói 7 nước, 70 nước cũng chẳng tác dụng gì.” Lại chỉ ra, phải làm tốt quan hệ Trung-Mỹ, nhưng không thể sợ, sợ cũng chẳng có tác dụng gì. Người Trung Quốc phải có khí khái và chí khí của người Trung Quốc. Lúc nào chúng ta sợ người ta ? Sau giải phóng chúng ta đã đánh nhau với người Mỹ một trận, lúc đó chúng ta ở thế kém tuyệt đối, không hề có một chút quyền khống chế trên không, nhưng chúng ta không hề sợ. Hình tượng của Trung Quốc là không sợ ma, không tin tà. Tiếp đó đồng chí Tiểu Bình nói với tình ý sâu xa, những người làm công tác đối ngoại phải chú ý vấn đề này.

Sau khi nói với chúng tôi những lời nói đó, đồng chí Tiểu Bình đã hội kiến Scowcroft tại phòng Phúc Kiến trong Đại lễ đường nhân dân. Trước tiên đồng chí Tiểu Bình nói với ông ta : “ Tôi biết ngài luôn luôn quan tâm đến sự phát triển quan hệ Trung-Mỹ, trong những hành động của Tổng thống Nixon và tiến sĩ Kissinger năm 1972 ngài có tham dự, những người bạn Mỹ như ngài vẫn còn nhiều.” Tiếp đó đồng chí Tiểu Bình chỉ ra hiện nay quan hệ Trung-Mỹ dang ở vào một hoàn cảnh rát tế nhị thậm chí có thể nói là tương đối nguy hiểm. Hành động dẫn quan hệ Trung-Mỹ hướng tới nguy hiểm thậm chí phát triển tới hướng tan vỡ là ở phía Mỹ, chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu vết đình chỉ nào, ngược lại còn tăng nhanh bước đi. Ba hôm trước Hạ nghị viện Mỹ lại thông qua một tu chính án chế tài Trung Quốc hơn nữa. Loại hành động này vẫn đang tiếp tục. Đồng chí Tiểu Bình lại nói, may mà trong tầng lớp lãnh đạo hai bên đều còn có người tương đối bình tĩnh, về phía Mỹ có Tổng thống Bush ; về phía chúng tôi có bản thân tôi và những người lãnh đạo Trung Quốc khác. Thế nhưng vấn đề này không thể giải quyết từ góc độ hai người bạn được. Tổng thống Bush phải đứng trên lợi ích của nước Mỹ để nói chuyện, tôi và những người lãnh đạo Trung Quốc khác cũng chỉ có thể đứng trên lập trường lợi ích của dân tộc Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc để nói chuyện và đưa ra quyết định.

Tiếp sau đó đồng chí Tiểu Bình chỉ ra hơn nữa, vấn đề là ở nước Mỹ. Trung Quốc không xúc phạm nước Mỹ nhưng nước Mỹ trong phạm vi rất lớn đã trực tiếp xúc phạm đến lợi ích và sự tôn nghiêm của Trung Quốc. Trung Quốc có một câu nói : “ Cởi chuông phải là người buộc chuông ”, hy vọng từ nay trở đi nước Mỹ có thể sử dụng hành động thực tế giữ chữ tín với nhân dân Trung Quốc chứ đừng nên lửa cháy đổ thêm dầu.

Đồng chí Tiểu Bình còn đặc biệt phản bác sự can thiệp của nước Mỹ vào công việc tư pháp Trung Quốc, nói rõ với Scowcroft, quyết không cho phép bất kỳ người nào tiến hành can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, bất kể hậu quả như thế nào Trung Quốc đều không nhượng bộ. Những người lãnh đạo Trung Quốc không khinh suất áp dụng và phát biểu những hành động hoặc ngôn luận trong xử lý quan hệ hai nước, hiện nay như vậy và sau này cũng như vậy. Tuy nhiên về mặt bảo vệ sự độc lập, chủ quyền và sự tôn nghiêm quốc gia của Trung Quốc, lập trường của Trung Quốc là kiên định.

Sau khi nghe những lời nói của đồng chí Tiểu Bình, Scowcroft nhấn mạnh, Tổng thống Bush là người bạn thực sự của đồng chí Tiểu Bình và nhân dân Trung Quốc, đã trải qua những tiếp xúc trực tiếp và chặt chẽ với Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc vĩ đại, đó là điều không hề có trong nhiều đời Tổng thống trong nhiều năm nay.

Đồng chí Tiểu Bình cười và nói thêm vào câu nói đó, ông (Bush) đã ngồi xe đạp dạo phố ở Bắc Kinh.

Mọi người cùng cười, không khí mới nhẹ nhõm đi.

Scowcroft nói tiếp ngay : “ Đúng thế, chính là do nguyên nhân nói trên, gần đây Tổng thống Bush đã thân tự viết thư gửi ngài, và cử tôi tới Trung Quốc truyền đạt thư miệng của ông cho ngài.”

Trước việc nước Mỹ chế tài Trung Quốc, Scowcroft đã có những giải thích, nói chuyến thăm lần này của ông ta tới Trung Quốc không phải là để đàm phán phương án cụ thể giải quyết khó khăn trước mắt trong quan hệ Trung-Mỹ mà là để giải quyết những khó khăn mà Tổng thống Bush đang phải đối mặt và lập trường khôi phục và tăng cường quan hệ Trung-Mỹ mà ông muốn nỗ lực bảo vệ. Do nguyên nhân tình hình nội bộ của hai nước, quan hệ Trung-Mỹ đã xuất hiện những sóng gió mà từ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng thống Nixon đến nay chưa từng gặp phải. Tổng thống Bush rất không yên tâm trước tình hình đó, nên đã cử ông ta làm đặc sứ bay thẳng trên một vạn km bí mật thăm Trung Quốc, không có hàm nghĩa khác mà chỉ muốn giữ liên hệ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bảo vệ quan hệ Trung-Mỹ.

Scowcroft lại nói, trước mắt quốc hội Mỹ yêu cầu chính phủ Bush áp dụng những biện pháp càng nghiêm khắc hơn. Tổng thống Bush đã phản đối nghị án đó nhưng trong tình hình quốc hội nhất trí thông qua chế tài Trung Quốc, nếu Tổng thống Bush sử dụng quyến phủ quyết sẽ gặp phải những khó khăn cực lớn. Trong mặt khống chế sự việc phát triển,Tổng thống không phải là vạn năng.

Sau khi nghe những lời “ giải thích ” của Scowcroft, đồng chí Tiểu Bình đã nghiêm túc biểu thị, ông hy vọng các chính trị gia và nhân dân Mỹ hiểu một sự thực : lịch sử nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân đánh nhau 22 năm, nếu tính thêm chống Mỹ viện Triều thì đã đánh trận 25 năm, hy sinh hơn hai mươi triệu người mới giành được thắng lợi. Trung Quốc là một nước độc lập, chấp hành chính sách ngoại giao hoà bình độc lập, tự chủ, công việc nội bộ của Trung Quốc không cho phép bất kỳ người nước ngoài nào can thiệp. Trung Quốc sẽ không đi theo chiếc gậy chỉ huy của người khác. Dù gặp khó khăn gì, Trung Quốc đều có thể chặn đứng. Ở Trung Quốc không có lực lượng nào có thể thay thế sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó không phải là lời nói trống rỗng, mà điều này đã được chứng minh qua thử thách mấy chục năm. Bất kỳ quốc gia nào làm bạn với Trung Quốc đều nên tuân theo năm nguyên tắc chung sống hoà bình. Chúng tôi hy vọng quan hệ Trung-Mỹ có thể tiếp tục phát triển trên cơ sở tuân theo năm nguyên tắc chung sống hoà bình, xử lý thoả đáng các loại vấn đề. Nếu không thế, quan hệ thay đổi đến mức nào đó, trách nhiệm không phải ở phía Trung Quốc.

Cuối cùng đồng chí Tiểu Bình nhấn mạnh : “ Những điều ngài vừa nói, có một số tôi đồng ý, ở một bộ phận tương đối, cách nhìn của chúng ta không giống nhau, nhưng không can hệ gì. Kết thúc những sự việc không thích thú này, phải nhìn vào những việc làm và lời nói của nước Mỹ.”

Sau khi nói xong những lời nói trên, đồng chí Tiểu Bình từ biệt khách, mà mời Scowcroft tiếp tục nói chuyện với Thủ tướng Lý Bằng. Trước khi đồng chí Tiểu Bình ra về, Scowcroft đã khách khí nói : “ Chủ tịch Đặng còn rất khoẻ.” Với phản ứng nhanh nhạy, đồng chí Tiểu Bình khôi hài trả lời : “ Già rồi, 85 tuổi rồi. Đài “ Tiếng nói Hoa Kỳ ” đưa ra tin đồn, nói tôi ốm nặng, chết rồi, có thể thấy không thể tin được tin đồn.” Như thế là vừa trả lời được lời hỏi thăm khách sáo của khách lại vừa bình tĩnh phê bình giới truyền thông Mỹ đưa tin không thực, hơn nữa còn khéo léo chỉ ra, chính phủ Mỹ chế định chính sách chế tài Trung Quốc trên cơ sở tin đồn là rất không minh tri.

Trong hội đàm tiếp sau đó với Thủ tướng Lý Bằng và tôi, một mặt Scowcroft nói, hành động của chính phủ Trung Quốc hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc ; nhưng mặt khác lại nói, công việc của Trung Quốc sẽ sản sinh ảnh hưởng ở bên trong nước Mỹ, trở thành vấn đề chính trị của nội bộ nước Mỹ, đó là hạt nhân của sự việc.

Thủ tướng Lý Bằng nhấn mạnh với ông ta, bất kể là chính phủ và người lãnh đạo nước nào khi chế định chính sách đều lấy sự thực làm căn cứ chứ không thể dựa vào tình báo không xác thực và tin đồn trên xã hội để xác định phương châm, chính sách và hành động của mình. Trung Quốc còn có câu này nữa : không thể lấy cảm tình thay thế chính sách. Trong đoạn thời gian này những người quyết sách của chính phủ Mỹ bao gồm quốc hội và người lãnh đạo đã không hoàn toàn làm rất rõ, rất chuẩn xác những sự việc phát sinh gần đây ở Trung Quốc mà tâm tư của họ là do một số tình báo không chính xác và tin đồn xã hội kích động.

Sau khi về nước Scowcroft đã báo cáo chuyến thăm Trung Quốc với Tổng thống Bush, nhất là tình hình hội kiến đồng chí Tiểu Bình. Ngày 28 tháng 7, Tổng thống Bush bí mật gửi công hàm tới đồng chí Tiểu Bình, một mặt cám ơn đồng chí Tiểu Bình đã tiếp kiến Scowcroft, đồng thời thông báo tại Hội nghị người đứng đầu bẩy nước phương Tây cách đó không lâu, Mỹ và Nhật đã cắt bỏ một số câu chữ chọn lọc rất khiến người ta tức giận trong công báo chỉ trích Trung Quốc ; một mặt lại tiến hành bào chữa cho việc Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc, đồng thời có ý đồ đẩy trách nhiệm quan hệ Trung-Mỹ phát sinh khó khăn cho phía Trung Quốc.

Trong thư Bush nói : “ Khi tiếp kiến Scowcroft, ngài có nói tới một câu thành ngữ của Trung Quốc “cởi chuông vẫn cần người buộc chuông”. Điều này chính là vấn đề khó của chúng tôi. Ngài cho rằng hành động của chúng tôi là “cởi chuông”. Còn chúng tôi cho rằng những sự việc phát sinh sau này mới là “cởi chuông”. Tôi vô cùng tôn trọng lập trường nhất quán của Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ. Vì thế tôi cũng biết, khi tôi kiến nghị hiện tại có thể sử dụng loại hành động nào, là tôi đang bất chấp rủi ro, làm tốn hại tình hữu nghị của chúng ta. Thế nhưng hai bên chúng ta đã từng hết sức tăng cường tình hữu nghị Mỹ-Trung yêu cầu một loại thẳng thắn mà chỉ có bạn bè mới có thể biểu đạt. Trước mắt, quốc hội Mỹ đang tiếp tục có ý đồ ép tôi phải cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng tôi sẽ tận lực ngăn chặn con thuyền này dao động quá mức.”

Trong thư Tổng thống Bush còn nói : “ Xin hiểu cho đây là một bức thư thân tự viết, nó đến từ một người hy vọng nhìn thấy chúng ta cùng tiến lên. Nếu như tôi vượt qua ngưỡng cửa vô hình giữa kiến nghị có tính xây dựng và “ can thiệp vào công việc nội bộ ” thì cũng xin đừng giận dữ với tôi. Trong lần gặp mặt giữa chúng ta lần trước, ngài đã nói với tôi, ngài đã trao càng nhiều công việc hàng ngày hơn cho người khác. Nhưng xuất phát từ sự tôn kính, xuất phát từ một loại cảm tìmh thân mật và hữu nghị, tôi vẫn xin thỉnh giáo ngài. Ngài đã lên xuống, trải qua một số sự kiện. Bây giờ tôi thỉnh cầu ngài cùng tôi nhìn về tương lai. Đó là một tương lai có sự thay đổi kịch tính. Nước Mỹ và Trung Quốc đều có thể có những cống hiến lớn hơn nữa đối với cái tương lai làm người ta kích động này. Nếu như chúng ta có thể làm cho tình hữu nghi của chúng ta trở lại quỹ đạo chính, thế thì, chúng ta đều có thể làm được nhiều việc hơn nữa cho hoà bình thế giới và hạnh phúc của nhân dân hai nước chúng ta.

Ngày 11 tháng 8 đồng chí Tiểu Bình có thư trả lời Tổng thống Bush, trước tiên tán thưởng ông ta coi trọng việc giữ gìn và phát triển quan hệ Trung-Mỹ cũng như những nỗ lực vì các việc này, sau đó đã đặc biệt giải thích về hàm nghĩa của “ cởi chuông ” và “ buộc chuông ”.

Đồng chí Tiểu Bình chỉ ra, “ tôi đã nói câu “ cởi chuông ” “ buộc chuông ”, ý tứ là : nước Mỹ đã bị cuốn sâu vào công việc nội bộ của Trung Quốc, sau đó lại dẫn đầu tiến hành chế tài Trung Quốc, ở mức độ rất lớn đã xúc phạm đến lợi ích và sự tôn nghiêm của Trung Quốc, do đó dẫn đến những khó khăn trong quan hệ Trung-Mỹ, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Mỹ, nên do phía Mỹ giải quyết. Biện pháp chế tài mà nước Mỹ sử dụng với Trung Quốc vẫn đang tiếp tục, những sự kiện can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc vẫn có lúc phát sinh. Tôi hy vọng tình hình đó sẽ sớm được thay đổi, tin rằng Tổng thống Bush có thể có những hành động về mặt này.

Tranh luận của người lãnh đạo hai bên Trung-Mỹ về “ cởi chuông ” và “ buộc chuông ” không phải là một cuộc tranh luận về câu chữ nói chung mà là phản ánh những chứng bệnh đang có trong quan hệ hai nước lúc bấy giờ.

Đứng về phía Trung Quốc mà nói, đó là nước Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc, buộc thêm một cái nút khó cởi trong quan hệ Trung-Mỹ. Chỉ có nước Mỹ chủ động cới cái nút đó ra thì mới có thể thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển về phía trước. Nhưng phía Mỹ lại không chịu thừa nhận điều này, ngược lại còn đẩy trách nhiệm cho phía Trung Quốc. Trong quá trình phá bỏ chế tài của Mỹ đối với Trung Quốc, hai bên đã tiến hành một cuộc đọ sức dữ dội xoay quanh vấn đề then chốt đó.



Giữa “ buộc ” và “ cởi ”


Scowcroft bí mật thăm Trung Quốc là lần tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai bên sau khi Mỹ tuyên bố chế tài Trung Quốc. Chuyến thăm bí mật này đã có tác dụng nhất định trong việc ngăn chặn quan hệ hai nước tiếp tục xấu đi, thế nhưng do Mỹ tiếp tục chế tài Trung Quốc, quan hệ hai nước vẫn ở vào trạng thái giằng co. Cái “ nút ” trong quan hệ Trung-Mỹ đã không vì thế mà cởi được.

Lúc này, ngược lại, quan hệ Mỹ và Liên Xô lại có cải thiện. Người đứng đầu hai nước sẽ gặp mặt ở Malta vào đầu tháng 12. Quan hệ tam giác giữa Trung, Mỹ, Xô đã xuất hiện xu thế điều chỉnh. Trong tình hình đó Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp cận lại với Liên Xô, thế là quyết định cử đặc sứ thăm Trung Quốc lần nữa.

Ngày 6 tháng 11, Tổng thống Bush gửi thư cho đồng chí Tiểu Bình, biểu thị Mỹ và Liên Xô cử hành gặp gỡ người đứng đầu sẽ không làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc, nguyên nhân chính trị địa duyên ban đầu khi Nixon thăm Trung Quốc vẫn tồn tại, nhưng hiện nay, hai nước Trung-Mỹ có lợi ích tương tự nhau trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Vì vậy Tổng thống Bush kiến nghị, sau khi hội kiến cùng người lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, Mỹ sẽ cử đặc sứ tới thăm Trung Quốc, thông báo với đồng chí Tiểu Bình tình hình gặp gỡ và thăm dò làm thế nào khiến quan hệ Trung-Mỹ bình thường hoá.

Khi nhận được thư của Tổng thống Bush, đồng chí Tiểu Bình cũng đang suy tính làm thế nào giải quyết vấn đề then chốt trong quan hệ Trung-Mỹ. Lúc đó vừa vặn có tiến sĩ Kissinger đến thăm. Tiến sĩ Kissinger là bạn cũ của nhân dân Trung Quốc, đã có cống hiến rất lớn trong việc phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Khi đồng chí Tiểu Bình tiếp ông đã đề xuất kiến nghị giải quyết cả gói những vướng mắc trong quan hệ Trung-Mỹ và nhờ ông ta sau khi về Mỹ truyền đạt cho Tổng thống Bush.

Nội dung kiến nghị giải quyết cả gói của đồng chí Tiểu Bình bao gồm : (1) trong điều kiện tiền đề nhất định, giải quyết vấn đề Phương Lệ Chi, để cho vợ chồng Phương Lệ Chi rời khỏi sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, đi đến Mỹ hoặc nước thứ ba ; (2) Nước Mỹ sử dụng biện pháp thích hợp tuyên bố rõ ràng thủ tiêu chế tài đối với Trung Quốc ; (3) Hai bên cùng nỗ lực tranh thủ trong thời gian tương đối gần, quán triệt được mấy hạng mục hợp tác kinh tế Trung- Mỹ tương đối lớn ; (4) Kiến nghị phía Mỹ vào thời gian thích hợp năm sau, mời Tổng bí thư Giang Trạch Dân chính thức thăm Mỹ.

Mục đích chủ yếu của kiến nghị này là, giải quyết những vấn đề gai góc, gây rối quan hệ Trung-Mỹ, làm cho quan hệ hai nước lại trở về quỹ đạo bình thường.

Sau khi về Mỹ, tiến sĩ Kissinger đã nhanh chóng hội báo với Tổng thống Bush, đồng thời ngày 15 tháng 11 đồng chí Tiểu Bình cũng trả lòi bức thư ngày 6 tháng 11 của Tổng thống Bush.

Trong thư đồng chí Tiểu Bình nói : “ Tôi luôn luôn coi ngài là người bạn của Trung Quốc đồng thời hy vọng trong nhiệm kỳ của ngài quan hệ Trung-Mỹ phát triển chứ không tụt lùi. Vào lúc tôi nghỉ hưu, tâm nguyện của tôi là thay đổi cục diện xấu hiện nay trong quan hệ Trung-Mỹ. Sau khi đọc thư ngài, tôi đã có một số ý nghĩ, làm thế nào cùng áp dụng trình tự tiến hành để khôi phục và phát triển vấn đề quan hệ hữu hảo trong quan hệ Trung-Mỹ. Tôi đã nhờ tiến sĩ Kissinger trực tiếp truyền đạt tới ngài. Tôi hy vọng và tin là sẽ được sự hưởng ứng tích cực của ngài. Cá nhân tôi và chính phủ Trung Quốc hoan nghênh ngài cử đặc sứ tới thăm Trung Quốc.

Phía Mỹ đã có phản ứng rất nhanh. Ngày 1 tháng 12, Tổng thống Mỹ Bush gửi thư cho đồng chí Tiểu Bình, cử Trợ lý công việc an ninh quốc gia Scowcroft làm đặc sứ công khai thăm Trung Quốc, thông báo với lãnh đạo Trung Quốc tình hình gặp gỡ người đứng đầu Mỹ-Xô ở Malta. Trong thư còn yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ hơn nữa kiến nghị cả gói mà đồng chí Tiểu Bình đề xuất nhằm kết thúc những vướng mắc trong quan hệ Trung-Mỹ, biểu thị hy vọng có thể tìm được con đường khôi phục quan hệ hai nước. Trong thư, Tổng thống Bush biểu thị, ông đang có những nỗ lực để “ cởi chuông ” đề nghị phía Trung Quốc cũng trợ giúp, cùng có cố gắng.

Ngày 9 tháng 12 Scowcroft tới thăm Bắc Kinh một lần nữa, nhân viên tháp tùng chủ yếu vẫn là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Eagleburger.

Sự khác nhau với chuyến thăm bí mật Trung Quốc nửa năm trước là lần thăm này được công khai, tiến hành hai ngày. Đồng chí Tiểu Bình, Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã lần lượt hội kiến ông ta, tôi cũng tiến hành hội đàm với ông ta.

Tôi và Scowcroft cử hành hai lần hội đàm. Lần thứ nhất là theo kế hoạch, lần thứ hai là tăng thêm theo yêu cầu của ông ta.

Sau khi giới thiệu tình hình gặp gỡ người đứng đầu Mỹ-Xô tại Malta, Scowcroft đã nhanh chóng chuyển hướng sang phương án giải quyết cả gói của phía Trung Quốc.

Tôi nói rõ với ông ta, suy tính của đồng chí Tiểu Bình đề xuất phương án cả gói là : thứ nhất, xuất phát từ lợi ích căn bản của hai nước, nhanh chóng kết thúc vướng mắc mở ra tương lai ; thứ hai, giữa Trung-Mỹ đạt thành biện pháp giải quyết thì phải thực hiện đồng bộ hoặc cơ bản đồng bộ ; thứ ba, trong tương lai nếu giữa hai nước phát sinh vướng mắc và tranh chấp, hai bên nên sử dụng thái độ kiềm chế, duy trì tiếp xúc giải quyết vấn đề.

Tôi nói tiếp, đồng chí Tiểu Bình đề xuất kiến nghị cả gói này đã thể hiện đầy đủ thành ý của phía Trung Quốc giải quyết vướng mắc Trung-Mỹ, cũng suy tính đầy đủ tới phản ứng của phía Mỹ cũng như cách suy nghĩ trong thư của Tổng thống Bush. Phía Trung Quốc sau khi suy tính cho rằng hành động tiếp theo là : (1) kiến nghị hai bên cùng nỗ lực tranh thủ trong một thời gian tương đối gần, quán triệt được mấy hạng mục hợp tác kinh tế tương đối lớn ; (2) Kiến nghị phía Mỹ mời Tổng bí thư Giang Trạch Dân chính thức thăm Mỹ vào thời gian thích hợp năm sau, đến lúc đó nên có một môi trường tương đối hữu hảo trong quan hệ Trung-Mỹ.

Tôi đặc biệt nhấn mạnh, giữa Trung-Mỹ không nên làm những việc tổn hại lẫn nhau. Xưa nay Trung Quốc không làm những việc tổn hại nước Mỹ, cũng hy vọng Mỹ không làm những việc tổn hại Trung Quốc. Giữa Trung-Mỹ nên ăn ở hữu hảo, và phải ủng hộ lẫn nhau, có như vậy mới có lợi cho hoà bình và ổn định của khu vực và thế giới.

Tôi hy vọng phía Mỹ nghiêm túc suy nghĩ những kiến nghị của chúng ta, và đưa ra phản ứng. Nếu chưa kịp thì có thể trả lời sau. Nếu phía Mỹ mong muốn sau này tiếp tục cùng thảo luận với phía Trung Quốc những vấn đề này, cá nhân tôi vui lòng trong dịp trước sau tết nguyên đán Trung Quốc (hạ tuần tháng 1) khi đi thăm Mỹ sẽ tiếp tục cuộc thảo luận của chúng ta.

Scowcroft biểu thị, kiến nghị của phía Trung Quốc rất quan trọng, ông ta sẽ mang về nghiên cứu tỉ mỉ. Sau đó ông ta nói một số suy nghĩ bước đầu, chủ yếu là dùng tính phức tạp của tình hình trong nước Mỹ tiến hành giải thích, yêu cầu phía Trung Quốc hiểu được tình hình nội bộ nước Mỹ. Ông ta nói, trên một số vấn đề, Tổng thống Bush không phải là người không bị ràng buộc. Thực thi chế tài đối với Trung Quốc tuyên bố tháng 6 là vì chiếu cố đến cái gọi là đòi hỏi cảm tình của nhân dân Mỹ nên phải hành động. Trong tình hình hiện nay, nếu Tổng thống Bush thủ tiêu thực tế biện pháp chế tài, rất có khả năng dẫn tới việc quốc hội khiến Tổng thống không thể phủ quyết đa số phiếu do lập pháp thông qua. Đối với vấn đề Phương Lệ Chi, Scowcroft nói, hai bên đúng là cần tiến hành đàm phán tỉ mỉ. Việc này tốt nhất là tại Bắc Kinh. Nếu như có một số vấn đề vô cùng nhạy cảm đối với Mỹ thì có thể tiến hành tại Mỹ.

Tôi nói với ông ta, vấn đề này có tính phức tạp nhất định, hy vọng sau khi phía Mỹ nghiêm túc nghiên cứu sẽ đề xuất phương án của mình. Để giải quyết vấn đề, tất nhiên cần phải trải qua sự cố gắng của cả hai bên. Các ngài có khó khăn của các ngài, chúng tôi có khó khăn của chúng tôi. Các ngài đang tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề, chúng tôi cũng đang tìm kiếm biện pháp giải quyết.

Lần công khai thăm Trung Quốc này của Scowcroft trên thực tế đã phá bỏ lệnh cấm quan chức cao cấp nước Mỹ và phía Trung Quốc đi thăm lẫn nhau. Trong hội đàm, hai bên đồng ý kết thúc những vướng mắc nhanh nhất, mở ra tương lai, quan hệ Trung-Mỹ một dạo đã thu được một số tiến triển.

Mấy hôm sau, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Eagleburger đã đề xuất phản kiến nghị đối với kiến nghị của Trung Quốc, biểu thị về nguyên tắc phía Mỹ tiếp nhận mỗi phần trong bốn phần tổ thành trong kiến nghị cả gói của phía Trung Quốc, đồng thời có những suy tính tương ứng dưới đây : thứ nhất, để thoả mãn lợi ích chung của mọi mặt có liên quan, Lilley, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và đại biểu phía Trung Quốc sẽ thảo luận vấn đề Phương Lệ Chi tại Bắc Kinh. Các phương diện khác trong quan hệ Trung - Mỹ nên do đại sứ Trung Quốc tại Mỹ và đại biểu phía Mỹ thảo luận tại Washington. Thứ ba về nguyên tắc phía Mỹ đồng ý có những nỗ lực nghiêm túc để các hạng mục hợp tác đạt thành hiệp nghị đồng thời hoan nghênh phía Trung Quốc dề xuất kiến nghi về những hạng mục này. Thứ tư, về nguyên tắc phía Mỹ đồng ý mời Tổng bí thư Giang Trạch Dân năm tới sang thăm Mỹ vào thời gian thích hợp, để hoàn thành tiến trình bình thường hoá quan hệ. Thứ năm, phía Mỹ vui lòng đề xuất một kiến nghị kế hoạch hành động hai bên sử dụng có lợi cho bình thường hoá quan hệ.

Chuyến thăm lần này của Scowcroft, mặc dù có thu được tiến triển trong quan hệ song phương Trung-Mỹ, nhưng nội bộ nước Mỹ đã mang lại cho ông ta một số “ phiền phức nhỏ ”, đặc biệt là trong buổi chiêu đãi do tôi tổ chức để hoan nghênh ông ta, giới báo chí truyền thông đã quay phim, chụp ảnh cảnh hai bên nâng cốc chúc mừng rồi đăng trên báo chí và đưa tin nhiều lần trên vô tuyến, khiến giới truyền thông phương Tây rất náo nhiệt. Trong cuốn sách Thế giới trong sự biến đổi do ông ta tự viết, Scowcroft nói, cảnh hai bên nâng cốc chúc rượu đã làm cho ông ta vô cùng thảm hại tại Mỹ. Năm 2002 khi tôi thăm Mỹ lại gặp ông ta, Scowcroft còn đặc biệt nhắc tới sự kiện này, đã oán trách tôi một cách khôi hài : “ Các ngài đã mang tôi ra chỉnh tới số.”

Đặc sứ Mỹ thăm Trung Quốc, phía Trung Quốc mở tiệc chiêu đãi là tỏ lòng mến khách của chủ nhà, vốn là nghi thức ngoại giao bình thường, và chuyến thăm Trung Quốc của Scowcroft hoàn toàn là hành động ngoại giao bảo vệ lợi ích của Mỹ. Thế nhưng ở nước Mỹ có một số cơ quan truyền thông và một bộ phận nhân sĩ đã ra sức làm rùm beng, trên thực tế là gây sức ép với chính phủ Bush lúc đó chủ truơng bảo vệ quan hệ Trung-Mỹ, rõ ràng là mang ý Hạng Trang múa kiếm (mang ý đồ khác).



Những trắc trở


Sau khi Scowcroft về Mỹ không lâu, quan hệ Trung-Mỹ đã xuất hiện xu thế cải thiện. Nhưng vào lúc đó tình hình Đông Âu phát sinh những biến đổi to lớn.

Trước tiên là cục diện chính trị động loạn ở Roumanie. Chỉ một đêm đột biến, chính phủ do Đảng CS cầm quyền đã bị lật đổ, người lãnh đạo Ceausescu bị giết chết ngày 25 tháng 12.

Đông Âu đã biến đổi, cục diện quốc tế cũng biến đổi theo. Nước Mỹ bắt đầu đánh giá lại toàn bộ tình hình thế giới, đã thay đổi đột ngột đến nỗi không vội vàng cải thiện quan hệ với Trung Quốc nữa.

Quan hệ Trung-Mỹ vừa mới hoà dịu đã lùi tới trạng thái trước khi đề xuất “ phương án giải quyết cả gói ”. Phương án giải quyết cả gói bị gác sang một bên, không đề cập đến nữa.

Trước việc này, sau này trong cuốn sách Thế giới trong biến đổi của mình, Scowcroft đã có sự giải thích ngược lại. Ông ta cho rằng Ceausescu bị hạ bệ dẫn tới việc Trung Quốc áp dụng thái độ lùi về phía sau trong mặt cải thiện quan hệ Trung-Mỹ. Tình hìmh thực tế hoàn toàn ngược lại, Trung Quốc không lùi về phía sau, mà là nước Mỹ sau khi thấy Đông Âu biến đổi to lớn đại khái không biết liệu Trung Quốc có chống đỡ nổi cơn sóng gió này hay không nên đã áp dụng thái độ thụt lùi.

Tháng 4 năm 1990, phía Trung Quốc đã từng đề xuất cử đặc sứ bí mật thăm Mỹ, một mặt thông báo tình hình Thủ tướng Lý Bằng thăm Liên Xô, một mặt trao đổi ý kiến về vấn đề quan hệ hai nước, phía Mỹ đã lấy lý do không khí trong nước Mỹ hiện nay không thích hợp cho chuyến thăm để từ chối. Không lâu sau phía Mỹ đề xuất, quan chức hai nước có thể gặp mặt ở nước thứ ba để nghe thông báo tình hình. Phía Trung Quốc cho rằng, đặc sứ thăm Mỹ thông báo tình hình là công việc giữa hai nước Trung-Mỹ hoàn toàn không cần thiết tiến hành ở nước thứ ba vì thế đã không tiếp nhận đề nghị của phía Mỹ. Việc đặc sứ thăm Mỹ, do tháí độ tiêu cực của phía Mỹ mà coi như xong.

Trước hành vi tầm mắt chật hẹp của phía Mỹ, ngày 14 tháng 5 đồng chí Tiểu Bình đã nhờ Tổng thống Ai Cập Mubarak đang thăm Trung Quốc chuyển lời tới Tổng thống Bush, nhắc nhở ông ta đừng quá phấn khởi vì sự việc Đông Âu, và cũng không nên dùng phương thức như vậy để xử lý vấn đề Trung Quốc và quan hệ Trung-Mỹ. Nếu không, hai bên sẽ rất khó tránh khỏi phát sinh ma sát, thậm chí dẫn tới xung đột. Điều này, cả hai nước đều không có lợi.

Lúc này quan hệ Mỹ-Xô đã trải qua những thay đổi trọng đại từ Yalta đến Malta, những nhân tố đối kháng đang yếu đi, những nhân tố hợp tác đang tăng trưởng. Đồng thời những biến đổi to lớn ở Đông Âu cộng thêm những động loạn trong cục diện nội bộ Liên Xô đã làm cho cơ sở chiến lược của hợp tác Trung-Mỹ phát sinh những thay đổi sâu sắc. Trong nước Mỹ có người cho rằng, nước Mỹ không cần hợp tác với Trung Quốc nữa, bắt đầu cổ vũ “ kiềm chế Trung Quốc ”.

Trong bối cảnh đó phía Mỹ đã bỏ ngoài tai những lời nói chân tình của đồng chí Tiểu Bình. Quan hệ Trung-Mỹ lại lâm vào giai đoạn giằng co mới.

Đúng vào lúc đó, tức là vào mùa hè năm 1990. Iraq đột ngột đưa quân đội xâm lược và thôn tính Kuwait, bùng nổ cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh.

Cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích thiết thân của Mỹ. Trữ lượng dầu mỏ chiếm hai phần ba của thế giới, là “con đường sống” của nước Mỹ và các nước phương Tây. Nước Mỹ biết rằng nếu không ngặn chặn sự bành trướng của Iraq thì lợi ích của Mỹ và các nước phương Tây sẽ bị tổn thất nghiêm trọng. Khi xử lý cuộc khủng hoảng khu vực này, nước Mỹ lập tức ý thức được rằng họ không những không thể không giao thiệp với Trung Quốc mà còn cần phải hợp tác với Trung Quốc.

Để đạt được sự uỷ quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dùng vũ lực đuổi quân đội Iraq ra khỏi Kuwait cần phải được Trung Quốc ủng hộ. Với tư cách là nước uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung- Mỹ gánh vác sứ mệnh quan trọng trong khi giải quyết những vấn đề quốc tế và xung đột khu vực trọng đại. Để đối phó với những sự kiện đột phát có thể phát sinh bất cứ lúc nào trên thế giới, cần có sự hiệp thương của hai nước Trung-Mỹ. Quan hệ hai nước lâm vào cục diện giằng co lâu dài, không chỉ không phù hợp lợi ích hai bên mà cũng không có lợi cho hoà bình và ổn định trên thế giới.

Nước Mỹ không thể không đánh giá lại quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời bắt đầu thử thăm dò cải thiện quan hệ hai nước. Quan hệ Trung-Mỹ do đó đã đột nhiên chuyển biến.

Chiều ngày 31 tháng 8, Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc chuyển giao cho phía Trung Quốc bức thư của Tổng thống Bush gửi đồng chí Tiểu Bình. Trong thư Tổng thống Bush biểu thị nước Mỹ không rút nhỏ hoặc giảm thấp quan hệ Trung-Mỹ vốn có tính chiến lược quan trọng. Nước Mỹ biểu thị tán thưởng lập trường nguyên tắc mà Trung Quốc đã sử dụng đối với việc Iraq chiếm đóng Kuwait .

Tháng 11 năm đó, tôi có kế hoạch đi thăm Iraq. Sau khi biết tin này, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Baker biểu thị thời gian đó đúng là lúc ông ta cũng đang thăm vùng Trung Đông, hy vọng hai bên khi trên đường đi qua Cairo, có thể gặp tôi ở Cairo trao đổi ý kiến về vấn đề Iraq.

Chiều ngày 6 tháng 11 tôi đã hội kiến Baker tại phòng đợi trong sân bay quốc tế Cairo.

Bộ trưởng Ngoại giao Baker biểu thị, hy vọng Trung Quốc không ngăn cản những uỷ quyền có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng mọi hành động tất yếu đối với Iraq, bao gồm quyết nghị về hành động quân sự. Để đổi lấy việc Trung Quốc ủng hộ, ông ta hứa sẽ tìm cơ hội huỷ bỏ chế tài đối với Trung Quốc, Mỹ cũng không phản đối kế hoạch Ngân hàng thế giới cho Trung Quốc vay 110 triệu USD trong hạng mục “kế hoạch ngọn lửa” chậm một thời gian.

Tôi nói với ông ta, trong việc hợp tác kinh tế, hành động của Mỹ đã để lộ sự chậm chạp, hợp tác của Trung Quốc với Nhật Bản, với EU đều có những tiến triển. Còn về vấn đề khủng hoảng Vùng Vịnh, phía Trung Quốc không gắn nó với quan hệ Trung-Mỹ, bất kể quan hệ Trung-Mỹ phát triển như thế nào, Trung Quốc đều kiên trì lập trường nhất quán, chủ trương giải quyết hoà bình tranh chấp.

Cùng với tình hình Vùng Vịnh càng ngày càng căng thẳng, nước Mỹ quyết tâm sử dụng vũ lực với Iraq. Vì vậy, việc có được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trao quyền hay không, đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết gấp của ngoại giao Mỹ. Trung Quốc bỏ phiếu như thế nào, lại trở thành điều then chốt để nước Mỹ có thể xuất quân hợp pháp vào Vùng Vịnh.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ bàn chuyện ngoại giao cứ như là đi mua bán. Trên bàn đàm phán câu cửa miệng của ông ta là : “ Hãy để chúng ta làm cuộc giao dịch này.” Lần này cũng không ngoại lệ. Từ cuộc gặp gỡ ở sân bay Cairo đến cuộc hội kiến sau này vào đêm khuya ngày 28 tháng 11 tại New York, rồi cho đến cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an ngày 29 tháng 11, nói chung ông ta đều đem cuộc hội kiến của Tổng thống Bush làm con bài “ để giao dịch ”.

Sự phát triển của việc này sau đó, đã nói kỹ trong chương “ Bay tới Baghdad” thuộc cuốn sách này, nên không nói lại ở đây.


Baker thăm Trung Quốc


Ngày 10 tháng 10 năm 1991, Tổng thống Bush hẹn gặp đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Chu Khởi Trinh biểu thị ông quyết định cử Bộ trưởng Ngoại giao Baker thăm Trung Quốc mà không thêm một điều kiện nào. Đó là quyết định do ông đưa ra với tư cách là Tổng thống.

Tổng thống Bush còn nói với đại sứ Chu, khôi phục sớm nhất quan hệ Trung-Mỹ đối với hai bên đều vô cùng quan trọng, điều này vừa phù hợp với lợi ích lớn nhất của nước Mỹ mà cũng phù hợp với lợi ích lớn nhất của Trung Quốc, hy vọng Bộ trưởng Ngoại giao Baker thăm Trung Quốc sẽ là bước ngoặt trong quan hệ hai nước.Tổng thống Bush đặc biệt nhấn mạnh, xét tới không khí chính trị trong nước Mỹ hiện nay, chuyến thăm này chỉ có thể thành công. Sang năm là năm bầu cử của Mỹ, không khí chính trị nội bộ nước Mỹ sẽ sản sinh ảnh hưởng đối với quan hệ Trung-Mỹ, hai bên nên nhanh chóng hành động, nếu không ông ta khó có thể làm gì được trong việc bảo vệ quan hệ hai nước.

Ngày 15 tháng 11 cùng năm, Bộ trưởng Ngoại giao Baker tới Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ kể từ khi nước Mỹ chấm dứt giữa chừng những cuộc tiếp xúc và thăm viếng lẫn nhau với tầng lớp cao cấp Trung Quốc.

Lúc này quan hệ Trung-Mỹ đã có hoà dịu, nhưng tiếp xúc giữa hai nước vẫn là vấn đề vô cùng nhạy cảm, và không khí bên trong nước Mỹ càng tế nhị hơn.

Cũng có thể vì có “vết xe đổ của người đi trước” Scowcroft, nên Baker một mực biểu thị với phía Trung Quốc, ông ta thăm Trung Quốc là để thảo luận và giải quyết vấn đề, hy vọng giới tân văn truyền thông tốt nhất là quảng bá những hình ảnh ông ta và những người lãnh đạo Trung Quốc tiến hành hội đàm chứ không nên chụp, quay những cảnh nâng cốc trong chiêu đãi.

Tôi và Baker cử hành nhiều vòng hội đàm. Trong hội đàm Baker nói, bản thân chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông ta trên thực tế đã có nghĩa là giải trừ lệnh cấm qua lại giữa tầng lớp cao, đây là một hành động chính trị rất không được hoan nghênh ở nước Mỹ, rất nhiều người không hiểu. Quốc hội Mỹ đang nôn nóng muốn tiếp quản chính sách đối với Trung Quốc, mà điều đó đối với quan hệ Mỹ-Trung mà nói, là một tai hoạ. Nếu chuyến thăm này của ông ta không thành công trở về, việc duy trì quan hệ hai nước sẽ càng khó khăn. Vì vậy bản thân chuyến thăm Trung Quốc của ông ta đã “ mang đầy những chiếc làn của Trung Quốc ”. Bây giờ cần Trung Quốc chất đầy đồ đạc vào những “ chiếc làn ” đó, để ông ta mang về.

Tôi hỏi ông ta, muốn chất cái gì vào làn ?

Ông ta thẳng thừng nói, ông ta có ba chiếc làn không, một chiếc muốn chất ngăn chặn phổ biến vũ khí, một chiếc muốn chất hợp tác kinh tế thương mại, một chiếc muốn chất nhân quyền. Tóm lại, sau khi kết thúc chuyến thăm ông ta không thể trở về tay không.

Khi hội kiến, Thủ tướng Lý Bằng đã nói với ông ta, phía Trung Quốc không phản đối tiến hành thảo luận vấn đề ba mặt trên với phía Mỹ và cũng hy vọng chất một số đồ vào ba chiếc làn đó. Thế nhưng Trung Quốc cũng có mấy chiếc làn, chiếc lớn nhất là hy vọng nước Mỹ ủng hộ khôi phục địa vị nước sáng lập của Trung Quốc trong Hiệp định chung về mậu dịch quan thuế (GATT).

Thế là xoay quanh vấn đề làm thế nào chất đầy “ chiếc làn ” của đối phương, hai bên đã triển khai đàm phán gian khổ.

Tại tiệc chiêu đãi tối ngày 15, Baker chủ động hẹn tôi hội đàm đơn độc. Trong hội đàm riêng, ông ta nhiều lần nhấn mạnh, vấn đề then chốt nhất hiện nay là sau khi chuyến thăm kết thúc sẽ giới thiệu tình hình với giới truyền thông như thế nào để hiển thị thành quả chuyến thăm.

Tôi nói với ông ta, có thể hiểu được điều này. Thế nhưng nếu như Trung Quốc không thu được thành quả thì trong nước cũng sẽ sản sinh những phản ứng mạnh mẽ như vậy. Đối với Trung Quốc mà nói, phía Mỹ có thể làm được một số vô cùng quan trọng gì đó. Cuối năm kia, khi tướng Scowcroft thăm Trung Quốc, hai bên đạt được hiệp nghị, phía Trung Quốc đã hành động, nhưng phía Mỹ không theo, có một số mặt còn không quán triệt. Điều này có thể liên quan với những thay đổi về tình hình Đông Âu, phía Mỹ áp dụng thái độ “ chờ xem ”. Vì vậy, trong một số mặt mà hai bên đạt được nhất trí, thì phải cùng thực thi, nếu không đạt được nhất trí thì cũng phải tiến hành thuyết minh.

Baker biểu thị, nếu như hiện nay phía Trung Quốc yêu cầu Tổng thống Bush sử dụng những bước đi vượt xa những hành động mà phía Trung Quốc có thể làm, thì sẽ dẫn tới những bất mãn càng lớn hơn ở bên trong nước Mỹ. Việc cấp bách trước mắt là phải làm cho chuyến thăm này có thành quả, khiến người Mỹ cảm thấy tầm quan trọng của chuyến thăm này.

Trưa ngày 17, tôi và Baker cử hành vòng đàm phán cuối cùng. Lần đàm phán này gian khổ khác thường. Một mạch bàn từ trưa đến năm giờ rưỡi chiều, đến nỗi không thể không lùi thời gian chuyên cơ rời Bắc Kinh tới bẩy lần, những sắp xếp từ trước đều hoàn toàn bị rối loạn. Hai bên đọ sức dữ dội, nhân viên đàm phán hai bên, bao gồm cả hai nNgoại trưởng đều làm việc liên tục, không rời khỏi hiện trường đàm phán.

Cuối cùng thì đàm phán đã thu được tiến triển.

Phía Mỹ hứa ủng hộ Trung Quốc tham gia GATT, dùng mô thức Tố chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương để giải quyết vấn đề thời gian Đài Loan gia nhập GATT ; phía Mỹ đồng ý huỷ bỏ ba biện pháp chế tài tuyên bố ngày 16 tháng 6 cùng năm như dừng lại giữa chừng xuất khẩu vệ tinh cho nước ta v.v... cũng như huỷ bỏ thực thi với Trung Quốc điều khoản đặc biệt “ 301”; phía Mỹ còn biểu thị sẽ tích cực suy tính tới việc thành lập ba Uỷ ban liên hợp thương mại, kinh tế và hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Trung-Mỹ, khôi phục hội nghị cấp Bộ trưởng.

Phía chúng ta hứa, dưới điều kiện Mỹ huỷ bỏ biện pháp chế tài như dừng xuất khẩu giữa chừng vệ tinh cho chúng ta, tuân thủ các chuẩn tắc và tham số của hệ thống tên lửa và các kỹ thuật liên quan (MTCR) ; trên cơ sở Mỹ huỷ bỏ điều khoản “301” đặc biệt thực thi đối với Trung Quốc, mở rộng lực bảo vệ sản quyền tri thức.

Trên vấn đề nhân quyền, Trung Quốc kiên trì nguyên tắc không được can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thời thông báo một số tình hình mà phía Mỹ quan tâm. Phía Mỹ đưa ra một bản danh sách được gọi là “ những người bất đồng chính kiến ” bị bắt giữ rất dài, trong đó càng truyền càng sai, sai lầm rất nhiều. Có người chỉ có phiên âm, không có chữ Hán, thường không biết chỉ ai. Trong danh sách có một người tên là “ Ngô Kiến Dân ”, tôi nói với Baker, Vụ trưởng Vụ Báo chí của chúng tôi tên là Ngô Kiến Dân, hiện có mặt tại đây. Lúc này Ngô Kiến Dân trả lời “có mặt”. Trước tình hình đó, có thể coi là Baker phản ứng nhanh nhạy, nói ngay : “ Ngài thả ông ta ra ” khiến cả phòng vang lên tiếng cười.

Sau khi chuyến thăm kết thúc, Bộ trưởng Ngoại giao Baker hài lòng, cảm thấy chuyến đi này không uổng ; Tổng thống Bush cho rằng, chuyến thăm của Baker nhiều thành quả, có ý nghĩa tích cực đối với quan hệ Trung-Mỹ ; dư luận quốc tế cũng có những đánh giá chính diện về chuyến thăm Trung Quốc của Baker, phổ biến cho rằng bản thân chuyến thăm Trung Quốc của Baker đã là một thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc.

Đến đây, cuộc chế tài kéo dài hơn hai năm của Mỹ và các nước phương Tây đối với Trung Quốc bắt đầu bị phá bỏ.


Phân hoá tan rã


Trong các nước liên hiệp chế tài Trung Quốc, Nhật Bản luôn đóng một vai không tình nguyện lắm, chỉ vì để duy trì sự nhất trí của các nước phương Tây, mới miễn cưỡng đồng ý quyết nghị chế tài Trung Quốc của Hội nghị G7.

Ngày 1 tháng 8 năm 1989 khi tôi tham dự Hội nghị quốc tế về vấn đề Campuchia tại Paris đã gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Hiroshi. Ông ta nói với tôi tại Hội nghị G7 họp trước đây nửa tháng, Nhật đã vì Trung Quốc mà giải thích, khuyên các nước phương Tây không nên leo thang chế tài đối với Trung Quốc. Cùng với việc Trung Quốc khôi phục ổn định, đến năm 1990, Nhật Bản sẽ khôi phục tài khoản thứ ba bằng đồng Yên đối với Trung Quốc.

Tất nhiên, Nhật Bản làm như vậy là vì lợi ích bản thân họ. Thế nhưng với tư cách là một khâu yếu trong mặt trận liên hiệp chế tài Trung Quốc của phương Tây, họ đã tự nhiên trở thành đột phá khẩu tốt nhất trong việc Trung Quốc đột phá chế tài phương Tây.

Lúc đó chúng ta thúc đẩy Nhật Bản nên đi trước một bước về mặt này không chỉ vì phá bỏ chế tài của phương Tây mà còn có nhiều tính toán chiến lược hơn, tức là thông qua thực hiện qua lại của cấp cao hai bên, tiến tới thúc đẩy thành công Thiên hoàng Nhật Bản lần đầu tiên thăm Trung Quốc, làm cho sự phát triển quan hệ Trung-Nhật tiến vào giai đoạn mới.

Trong lịch sử qua lại hơn hai ngàn năm Trung-Nhật, Thiên hoàng Nhật Bản chưa bao giờ thăm Trung Quốc. Thực hiện được Thiên hoàng thăm Trung Quốc không chỉ đả phá lệnh cấm tầng lớp cao cấp các nước phương Tây và Trung Quốc đi thăm lẫn nhau mà đối với quan hệ Trung-Nhật còn có ý nghĩa sâu xa, sẽ khiến dân chúng Nhật Bản ủng hộ chính sách Nhật Trung láng giềng thân thiện, hữu hảo hơn nữa.

Thực hiện Thiên hoàng thăm Trung Quốc cần phải làm rất nhiều công tác tỉ mỉ. Trước tiên cần bắt đầu từ tăng cường tiếp xúc giữa hai ngoại trưởng để tạo không khí tốt lành cho các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa nguyên thủ hai nước.

Từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 4 năm 1991, Ngoại trưởng Nhật Nagayama Taro đã tới thăm Trung Quốc theo lời mời. Khi hội đàm cùng ông ta, tôi biểu thị, mặc dù quan hệ hai nuớc đã xuất hiện một số khó khăn và trắc trở, nhưng từ nửa cuối năm ngoái đến nay, trải qua những cố gắng của cả hai bên, quan hệ hai nước đã không ngừng được khôi phục và cải thiện. Từ năm nay trở đi, tiếp theo chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hashinoto Ryutaro, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nakao Eiichi, Ngoại trưởng Nakayama Taro lại lần đầu tới thăm Trung Quốc. Chúng tôi biểu thị tán thưởng những cố gắng của phía Nhật Bản, đồng thời đánh giá cao việc Nhật Bản đi đầu trong các nước phương Tây khôi phục và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Ngoại trưởng Nakayama Taro cũng hy vọng tôi thăm Nhật Bản trước khi Thủ tướng Kaifu Toshiki thăm Trung Quốc, đồng thời trong khi tôi đi thăm Nhật sẽ xác định ngày thăm Trung Quốc của Thủ tướng Kaifu.

Khi bàn đến việc sang năm sẽ là 20 năm ngày Trung-Nhật bình thường hoá quan hệ, Nakayama kiến nghị, cả hai nước đều cử hành các loại hoạt động của mình, bao gồm người lãnh đạo hai nước thăm lẫn nhau. Tôi biểu thị hoàn toàn đồng ý và đề xuất thêm, nếu có thể vào dịp bình thường hoá quan hệ 20 năm, thực hiện Thiên hoàng thăm Trung Quốc sẽ là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quan hệ Trung-Nhật, nhất định sẽ được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh, và cũng làm cho quan hệ hữu hảo láng giềng thân thiện Trung-Nhật bước vào thời kỳ phát triển mới.

Ngoại Trưởng Nakayama Taro biểu thị, Nhật Bản sẽ nghiêm túc nghiên cứu trong nội bộ chính phủ kiến nghị này của phía Trung Quốc.

Hơn hai tháng sau, cũng tức là từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 6 tôi đã thăm đáp lễ Nhật Bản. Khi hội đàm cùng Ngoại Trưởng Nakayama Taro, chúng tôi lại bàn đến hoạt động kỷ niệm năm thứ 20 bình thường hoá quan hệ ngoại giao.

Tôi nói với ông ta, 20 năm chỉ là một nháy mắt ngắn ngủi trong lịch sử quan hệ Trung-Nhật, điều quan trọng là chúng ta phải lợi dụng cơ hội này để tổng kết quá khứ tốt hơn, mở ra tương lai, nghiêm túc thăm dò làm thế nào trong những năm thứ ba mươi bình thường hoá quan hệ Trung-Nhật, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa về phía trước. Vì vậy tôi đề nghị sang năm còn có thể cử hành một vòng cấp cao đi thăm lẫn nhau, và một lần nữa biểu thị phía Trung Quốc hoan nghênh Thiên hoàng thăm Trung Quốc.

Nakayama Taro tán thành ý kiến của tôi. Hai bên xác định ngày giờ Thủ tướng Kaifu sang thăm Trung Quốc vào tháng 8. Đối với việc Thiên hoàng thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Nakayama Taro biểu thị, nội bộ chính phủ Nhật đã có suy tính tích cực.

Ngày 10 tháng 8 năm 1991, Thủ tướng Nhật Bản Kaifu tới Bắc Kinh, trở thành người đứng đầu chính phủ phương Tây đầu tiên tới thăm Trung Quốc từ sau khi các nước phương Tây thực hiện chế tài Trung Quốc, tiêu chí Nhật Bản đã thực sự giải trừ chế tài Trung Quốc, hoàn thành công tác chỉnh sửa và khôi phục quan hệ hai nước.

Do Nhật là quốc gia duy nhất chịu tổn hại bởi bom nguyên tử, nên Trung Quốc hiểu được sự quan tâm của người Nhật đối với việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, vì vậy trong thời gian Thủ tướng Kaifu tới thăm, Trung Quốc tuyên bố về nguyên tắc gia nhập “ Điều ước cấm phổ biến hạt nhân ”. Còn Thủ tướng Kaifu chính thức thông tri cho phía Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản đã quyết định, trong loạt cho vay bằng đồng Yên lần thứ ba, phía Nhật Bản sẽ cung cấp cho phía Trung Quốc một lần khoản vay 129,6 tỷ Yên trong 22 hạng mục của năm 1991.

Từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 4 năm 1992, Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Nhật Bản, tiếp xúc rộng rãi với các tầng lớp phía Nhật, nhấn mạnh hữu hảo Trung-Nhật cũng như ý nghĩa quan trọng của việc Thiên hoàng thăm Trung Quốc đối với sự phát triển quan hệ hai nước, xoá bỏ hơn nữa những lo lắng nghi ngại của phía Nhật.

Từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 10, Thiên hoàng Akihito Nhật Bản và hoàng hậu Michiko chính thức thăm Trung Quốc.

Trong tiệc chiêu đãi do Chủ tịch Dương Thượng Côn cử hành, Thiên hoàng Akihito đã phát biểu ý kiến. Khi đề cập đến vấn đề lịch sử, ông nói : “ Trong lịch sử quan hệ lâu dài giữa hai nước đã từng có một đoạn thời gian bất hạnh mà chúng tôi mang lại khổ nạn sâu nặng cho nhân dân Trung Quốc. Tôi cảm thấy đau lòng trước việc đó. Sau khi kết thúc chiến tranh, dựa trên sự phản tỉnh sâu sắc không để cho loại chiến tranh như vậy tái diễn, quốc dân nước tôi đã hạ quyết tâm nhất định sẽ đi con đường quốc gia hoà bình.”

Thái độ biểu thị của Thiên hoàng Akihito lần này đối với những vấn đề lịch sử có liên quan, so với những người lãnh dạo trước đó đã có tiến bộ rõ rệt, mặc dù không có từ “ tạ tội ” nhưng có ý phản tỉnh tương đối mạnh.

Thiên hoàng Nhật Bản thăm Trung Quốc là lần đầu tiên trong lịch sử qua lại hai ngàn năm Trung-Nhật, khiến quan hệ bang giao giữa hai nước do đó được nâng lên một tầm cao mới. Đồng thời, Thiên hoàng Nhật Bản thăm Trung Quốc trong thời gian này đã có tác dụng tích cực trong việc đả phá sự chế tài của phương Tây đối với Trung Quốc, mà ý nghĩa của nó rõ ràng là vượt quá phạm vi quan hệ hai bên Trung, Nhật.

Cùng với việc quan hệ Trung-Nhật được chỉnh sửa khôi phục và đột phá, một bộ phận tổ thành khác của phương Tây chế tài Trung Quốc-Cộng đồng thể châu Âu lúc này cũng bắt đầu lay động lập trường.

Với tư cách là cơ cấu tổ chức của nhất thể hoá Châu Âu, Liên hiệp châu Âu (EU) không chỉ tại mặt nhất thể hoá kinh tế châu Âu mà còn phát huy tác dụng quan trọng đối với chính sách đối ngoại, mà hình thức đại biểu chủ yếu của nó là “ ba cỗ xe ngựa ”, tức là nước chủ tịch Liên hiệp châu Âu khoá trước, khoá hiện tại và khoá sau, cứ mỗi nửa năm thay đổi một lần.

Theo thường lệ, hàng năm cứ vào tháng 9, thời gian họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng “ ba cỗ xe ngựa ” EU đều có cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Trung Quốc, trao đổi cách nhìn về tình hình quốc tế và quan hệ giữa Liên hiệp châu Âu với Trung Quốc. Từ năm 1989, sau khi phương Tây thực hiện chế tài Trung Quốc, Ngoại trưởng Liên hiệp châu Âu ngừng gặp chúng ta tại Liên Hợp Quốc. Sau này châu Âu phát hiện nước Mỹ mặc dù dẫn đầu thực hiện chế tài Trung Quốc, nhưng vẫn không ngừng bí mật tiếp xúc với Trung Quốc, hơn nữa Nhật Bản trong mặt cải thiện quan hệ với Trung Quốc đã nhanh chân đến trước, so sánh xem ra châu Âu đã lạc hậu tại phía sau. Vì lo rằng sau này sẽ mất mức thị phần tại Trung Quốc, “ ba cỗ xe ngựa ” của Liên hiệp châu Âu quyết định vội vàng đuổi theo, do Ngoại trưởng ba nước đứng ra khôi phục tiếp xúc với Trung Quốc.

Ngày 28 tháng 6 năm 1990, Bộ Ngoại giao Ý thông tri cho sứ quán Trung Quốc tại Ý, hội nghị những người đứng đầu các nước trong Liên hiệp châu Âu quyết định, Ngoại trưởng “ ba cỗ xe ngựa ” hy vọng trong thời gian hội nghị Liên Hợp Quốc năm nay sẽ gặp Ngoại trưởng Trung Quốc.

Tôi cho rằng đó là một thái độ tích cực, thế là chiều ngày 28 tháng 9 năm đó đã gặp Ngoại trưởng “ba cỗ xe ngựa” của Liên hiệp châu Âu tức Ngoại trưởng Ý, De Michelis, Ngoại trưởng Ireland, Collins và Ngoại trưởng Luxemburg, Poos tại New York.

Ý lúc đó là nước Chủ tịch Liên hiệp châu Âu nên hội đàm chủ yếu được tiến hành giữa tôi và Ngoại trưởng De Michelis. Không khí hội đàm tương đối hoà hợp, Ngoại trưởng De Michelis nói với tôi, mắc dù những sự kiện trước đây khiến quan hệ hai bên xuất hiện vấn đề, nhưng cục diện thế giới đã phát sinh thay đổi trọng đại, cách nhìn của châu Âu và Trung Quốc trên nhiều vấn đề quốc tế có xu hướng nhất trí, trật tự quốc tế mới sau chiến tranh lạnh không có sự tham gia của Trung Quốc thì khó mà thiết lập được. Liên hiệp châu Âu hy vọng nhanh chóng thực hiện bình thường hoá quan hệ hai bên.

Ông còn biểu thị, từng cho rằng phương Tây có thể ảnh hưởng tới chế độ Trung Quốc, nhưng hiện nay nhận thức được rằng, chế độ thích hợp với châu Âu không nhất định thích hợp với Trung Quốc, các nước có chế độ xã hội khác nhau vẫn có thể tiến hành hợp tác tốt đẹp.

Ngoại trưởng De Michelis còn tiết lộ với tôi, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Liên hiệp châu Âu, tại hội nghị Hội đồng Liên hiệp châu Âu họp vào tháng 10 tới, ông sẽ chính thức đề nghị “ khôi phục hoàn toàn ” quan hệ châu Âu, Trung Quốc.

Tôi giới thiệu với họ lập trường của Trung Quốc về các vấn đề quốc tế, nói với họ chính sách cải cách mở cửa của Trung Quốc không thay đổi, đồng thời biểu thị tán thưởng quan điểm của Ngoại trưởng Ý về tình hình mỗi nước có thể khác nhau, nhấn mạnh nhân quyền nên thể hiện từ luật pháp các nước và phải được luật pháp các nước bảo vệ.

Lần gặp gỡ này tại New York giữa tôi và Ngoại trưởng “ ba cỗ xe ngựa ”, trên thực tế có nghĩa là lệnh cấm tiếp xúc giữa các quan chức cao cấp châu Âu với Trung Quốc đã kết thúc.

Điều cần phải nói là, vào giờ phút ngoại giao Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn thử thách nghiêm trọng, nhiều quốc gia phương Tây vẫn giữ thái độ hữu nghị thân thiện với Trung Quốc, trong đó để lại ký ức sâu sắc trong tôi là Tây Ban Nha. Trong làn sóng phản Hoa đương thời, quốc gia phương Tây không theo đuôi là Tây Ban Nha. Tây Ban Nha biểu thị hiểu được tình hình Trung Quốc, đồng thời luôn luôn chấp hành những hiệp định cho vay và các hạng mục hợp tác kinh tế mà hai nước Trung Quốc, Tây Ban Nha đã ký, tích cực khôi phục qua lại chính trị với Trung Quốc.

Ngày 1 tháng 10 năm 1990 ngoại trưởng Tây Ban Nha, Ordonez đã chủ động hẹn gặp tôi ở New York. Trong hội kiến ông nói với tôi, Tây Ban Nha luôn luôn ủng hộ việc giữ gìn quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, cảm thấy phấn khởi vì không khí tốt đẹp trong cuộc nói chuyện giữa ngoại trưởng các nước trong Liên hiệp châu Âu với Trung Quốc. Ông còn nói với tôi, hiện nay thái độ cứng rắn của quốc gia trong Liên hiệp châu Âu đã có thay đổi, tuần lễ tới Ngoại trưởng Liên hiệp châu Âu sẽ họp, có thể đưa ra quyết định nhanh chóng khôi phục quan hệ với Trung Quốc.

Điều không may là sau này ngài Ordonez mắc bệnh ung thư. Ông đã từng mua tinh ong chúa ở Trung Quốc, sau khi dùng cảm thấy rất có hiệu quả, tăng cường thể lực. Sau khi biết tin, tôi đã cử người chuyên mang tinh ong chúa đến ông, hy vọng thuốc Trung Quốc có thể giúp ông nâng cao sức đề kháng, cuối cùng chiến thắng bệnh tật.

Trong tình hình chế tài phương Tây đối với Trung Quốc không ngừng bị đả phá, Ngoại trưởng Liên hiệp châu Âu cuối cùng đã tuyên bố sau hội nghị Luxemburg ngày 23 tháng 10 năm 1990, ngoài giao tiếp từ người đứng đầu chính phủ trở lên và qua lại hợp tác về quân sự cũng như mậu dịch hàng quân sự ra, sẽ thủ tiêu các biện pháp có tính hạn chế khác thực hiện nhằm vào Trung Quốc từ tháng 6 năm 1989 đến nay, khôi phục ngay quan hệ bình thường với Trung Quốc.

Hội nghi Liên hiệp châu Âu có thể đưa ra quyết nghị đó, không thể không nói là các quốc gia nam Âu như Tây Ban Nha và Ý... không phát huy tác dụng tích cực.

Đây là bước đi then chốt mà Liên hiệp châu Âu áp dụng dể cải thiện quan hệ và cũng là một thắng lợi trọng đại mà Trung Quốc giành được trong việc đả phá chế tài của phương Tây.


Chân tình trong hoạn nạn


Quay đầu nhìn lại quá trình đả phá chế tài của phưong Tây không thể không đề cập tới sự lên tiếng ủng hộ của các nước đang phát triển. Trong những tháng ngày khó khăn đó, họ kiên định đứng về phía Trung Quốc.

Mặc dù các nước đang phát triển không thể bổ khuyết về kinh tế những tổn thất tạo nên do các nước phương Tây chế tài Trung Quốc, nhưng về chính trị họ đã có sự giúp đỡ chúng ta cực lớn, nhất là trong thời gian Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, những người lãnh đạo hoặc ngoại trưởng những nước Á, Phi, Latin này đều nhiệt tình hữu hảo với Trung Quốc như xưa, tiếp xúc chặt chẽ với họ đã trở thành nội dung quan trọng trong những hoạt động của tôi ngoài Hội nghị Liên Hợp Quốc mỗi năm. Trong tình hình đương thời Trung Quốc bị phương Tây cô lập, điều đó rất đáng quí.

Nói chung Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hàng năm cử hành tại New York vào tháng 9, chương trình hội nghị nói chung sắp xếp rất chặt chẽ. Mặc dù vậy, nói chung tôi đều tranh thủ thời gian ngoài thời gian họp hội nghị, tận khả năng gặp gỡ nhiều người lãnh đạo hoặc ngoại trưởng các nước Á, Phi, Latin ; trong thời gian họp hội nghị mỗi năm thường gặp khoảng ba, bốn mươi vị. Trong đó những cuộc gặp mặt với ngoại trưởng các nước Asean, các quốc gia Vùng Vịnh, các quốc gia Nhóm Rio thường được tiến hành hàng năm.

Ngoại trưởng các nước Châu Phi trong hội đàm nói chung tán thưởng chính sách ngoại giao của Trung Quốc, hy vọng tăng cường đoàn kết với Trung Quốc, cùng nỗ lực vì sự phát triển kinh tế và bảo vệ hoà bình thế giới. Tôi cám ơn những ca ngợi của họ đối với Trung Quốc, biểu thị điều quan trọng nhất vẫn là phải phát triển kinh tế, tăng cường quốc lực, chỉ có như vậy mới có thể có quyền phát ngôn càng lớn hơn trong công việc quốc tế, mới có thể phát huy tác dụng càng lớn hơn, càng then chốt hơn trong mặt bảo vệ hoà bình thế giới.

Các quốc gia Vùng Vịnh vô cùng quan tâm tới việc Trung Quốc đối xử như thế nào đối với sự kiện Iraq xâm lược Kuwait năm 1990. Khi hội kiến với Ngoại trưởng các nước Vùng Vịnh tôi chú trọng làm sáng tỏ lập trường nguyên tắc của Trung Quốc luôn luôn phản đối xâm lược, yêu cầu Iraq rút quân. Lúc này tình hình Vùng Vịnh vô cùng căng thẳng, trở thành tiêu điểm trong bàn luận tại trong, ngoài Liên Hợp Quốc. Những trình bầy của tôi đã giúp các nước Vùng Vịnh hiểu rõ lập trường của Trung Quốc. Trong hội đàm khi mọi người vừa vào chỗ ngồi thường thường rất nghiêm túc, nhưng sau khi bàn một lúc không khí đã sôi nổi hẳn lên.

Ngoại trưởng các nước Mỹ Latin, đều cảm thấy hứng thú trước sự phát triển kinh tế và cải cách mở cửa của Trung Quốc, tôi đã có sự giới thiệu riêng giản đơn rõ ràng nêu bật trọng điểm với họ về vấn đề này.

Quan hệ giữa các nước Asean với Trung Quốc đến lúc này đã có bước phát triển dài. Tiếp sau việc Indonesia và Trung Quốc khôi phục quan hệ ngoại giao,Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapore và Brunei, thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao của hai bên là do tôi và Ngoại trưởng hai nước Singapore và Brunei ký tại New York trong thời gian Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Giữa các nước với nhau có lúc giống như giữa người với nhau, trong hoạn nạn mới thấy chân tình. Quan hệ của Trung Quốc với các nước đang phát triển đã chịu đựng được sự thử thách của mưa to bão lớn. Sự ủng hộ của những người bạn cũ vào giờ phút then chốt đã làm dịu đi rất nhiều cục diện khó khăn mà ngoại giao Trung Quốc phải đối mặt, làm lớn lên thanh thế của Trung Quốc trong việc đả phá chế tài phương Tây, làm cho Trung Quốc giống như bức trường thành có thể đứng vững không đổ ở phương Đông.


Mưa đã tạnh nhưng trời chưa nắng


Với tư cách là một nước lớn, Trung Quốc có vị thế chiến lược quan trọng trên quốc tế, lại có thị trường rộng lớn tiềm lực khổng lồ, trong làn sóng kinh tế toàn cầu hoá nhanh mạnh, các nước dựa vào nhau mà tồn tại, cùng phát triển đã thành xu thế mới. Trong bối cảnh như vậy, Trung Quốc không thể tách khỏi thế giới mà thế giới cũng không thể tách khỏi Trung Quốc.

Những nước lớn phương Tây chủ đạo hành động chế tài Trung Quốc đã đi ngược lại trào lưu lịch sử và chuẩn tắc quan hệ quốc tế, hại người hại mình, duy trì được hai năm cuối cùng đã triệt để tan rã.

Mặc dù hành động chế tài của phương Tây đã thất bại, nhưng đấu tranh ngoại giao trên quốc tế vẫn chưa đến thời gian kết thúc.

Lấy quan hệ Trung-Mỹ làm ví dụ, sự phát triển của quan hệ hai nước xưa nay chưa bao giờ ổn định, nói chung các sự việc tranh chấp không ngừng được chế tạo ra, đúng là có thể nói là “ cơn sóng này chưa lặng thì cơn sóng khác đã nổi lên ”.

Mọi người có thể còn nhớ cái gọi là sự kiện tầu “Ngân Hà”. Lúc đó nước Mỹ căn cứ vào cái gọi là tình báo đã khẳng định : tầu chở hàng “Ngân Hà” của Trung Quốc có chở nguyên liệu vũ khí hoá học đang đi tới nước X. Phía Trung Quốc đã làm những điều tra có trách nhiệm, phát hiện loại chỉ trích và tố cáo này là không đúng sự thật, đồng thời chính thức thông tri kết luận điều tra cho phía Mỹ. Người lãnh đạo Trung Quốc cũng biểu thị thái độ rõ ràng đối với việc này. Nhưng phía Mỹ lại vững tin vào cái gọi là “tình báo” mà mình nắm chắc là không sai, sống chết không chịu thôi. Đợi đến khi tầu Ngân Hà vào cảng, đưa tất cả các container chở trên tàu lên bờ phía Mỹ cử chuyên gia đến lật đi lật lại từng cái, kết quả là chẳng tìm thấy gì, tự rước lấy cái không thích thú, đành diễn một trò hề.

Năm 1997 và 1998 Chủ tịch Giang và Tổng thống Clinton thực hiện chuyến thăm lẫn nhau, quan hệ Trung-Mỹ phát triển thuận lợi. Đúng vào lúc đó, ngày 7 tháng 5 năm 1999, sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư đột ngột bị năm tên lửa của Mỹ tập kích, khiến ba phóng viên Trung Quốc bị chết, hơn 20 người bị thương. Tin tức truyền về, cả nước phẫn nộ, thế giới kinh hoàng ! Máy bay Mỹ bay từ nước mìmh tới theo đường bay, mục tiêu mà Trung tâm chỉ huy chế định tiến hành đả kích tinh vi và chính xác, thế mà năm tên lửa nối nhau bắn trúng, làm sao có thể nói là “ bắn nhầm ” được ?

Năm 2001 vào lúc Đảng Cộng Hoà Mỹ mới giành được việc nắm chính quyền trong bầu cử, tôi được lệnh thăm Washington đã lần lượt hội kiến từng người : Tổng thống Bush, Phó Tổng thống Cheney, Ngoại trưởng Powell, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld, Trợ lý công việc an ninh Rice v.v.., đã tiến hành thương thảo về quan hệ hai bên và vấn đề quốc tế. Lúc dó bàn rất tốt, hai bên đều kỳ vọng quan hệ Trung-Mỹ có sự phát triển bình ổn. Không ngờ một tuần lễ sau đã phát sinh sự kiện máy bay đâm phải nhau trên biển Nam Hải. Sự kiện này mặc dù mang tính ngẫu nhiên, nhưng trong tình hình trên, việc máy bay trinh sát Mỹ không ngừng bay gần vùng biển Nam Hải nước ta, tiến hành hoạt động trinh sát thì lại không “ ngẫu nhiên ” chút nào.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss