Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Hồ sơ / Mưởi câu chuyện ngoại giao / Mười câu chuyện ngoại giao (7)

Mười câu chuyện ngoại giao (7)

- Tiền Kì Tham — published 17/05/2009 23:00, cập nhật lần cuối 15/05/2009 22:56
Sự kết thúc của Liên Xô nhìn từ Bắc Kinh


Mười câu chuyện ngoại giao (7)



TỪ LIÊN XÔ ĐẾN NƯỚC NGA




Tiền Kỳ Tham

Người dịch : Trần Hữu Nghĩa  Dương Quốc Anh

Người hiệu đính : Dương Danh Dy

CÁC PHẦN TRƯỚC :

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Lần đầu tiên đến Liên Xô


Lần đầu tiên tôi ra nước ngoài là đến Liên Xô. Đó là việc của 50 năm trước. Tháng 8 năm 1954 tôi được cử tới học tập tại Trường Đoàn Liên Xô. Năm đó tôi 26 tuổi, vừa mới làm bố, con gái vừa mới sinh được hơn 20 ngày.

Bắt đầu từ năm 1951, mỗi năm Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản đều chọn cử một số cán bộ đoàn đến học tập tại Trường Đoàn Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô. Tôi tham gia đợt thứ tư, lãnh đạo đội là đồng chí Từ Tịnh Vũ lúc đó đang làm công tác thanh niên tại Đông Bắc, phó đội trưởng là Trương Học Thư, Đại học Bắc Kinh.

19 học viên chúng tôi, cộng thêm hai phiên dịch tổng cộng là 21 người, rời Bắc Kinh tháng 8 năm 1954 bay đi Moskva. Còn nhớ chúng tôi ngồi loại máy bay nhỏ của Liên Xô, cất cánh từ Bắc Kinh, nhưng giữa đường phải lên xuống hai lần và phải qua đêm ở Irkust, ngày hôm sau chuyển sang kiểu máy bay lớn hơn, nhưng giữa chừng lại phải dừng ở mấy trạm nữa rồi mới đến đích. Hôm đến Moskva có ấn tượng là dường như trời vừa đổ mưa, khi ra khỏi sân bay dưới chân thường dẫm phải những vũng nước đọng.

Trường đoàn Trung ương Liên Xô toạ lạc tại một thị trấn nhỏ ở ngoại thành Moskva, cách nội thành Moskva sáu trạm ôtô công cộng. Xung quanh trường có một dải rừng bạch dương và một cái hồ không nhỏ, bên cạnh còn có một trang trại rất lớn từ thời Pierre đại đế, hiện nay đã chuyển làm bảo tàng.

Chương trình học tập của trường Đoàm gồm ba môn chính, lịch sử Đảng Cộng sản (Bônsêvich) Liên Xô, triết học, kinh tế chính trị học, ngoài ra còn có mấy môn học phụ như tiếng Nga, công tác đoàn thanh niên v.v.., ngoài ra là môn thể dục, mùa đông còn phải học trượt tuyết. Việc giảng dạy ở trường Đoàn áp dụng phương thức kết hợp giảng dạy ở trên lớp với tự học sau buổi học, hàng ngày giáo sư giảng bài ba, bốn giờ trên lớp trước. Cơ sở tri thức của những giáo sư này đều rất sâu sắc, bài giảng đều trích dẫn kinh điển, theo sách mà đọc, đều có thể nói không sai mỗi quan điểm, mỗi câu nói nào đó của chủ nghĩa Marx, Lenin tại trang thứ mấy trong tác phẩm. Sau buổi lên lớp, chúng tôi phải dùng phần lớn thời gian để đọc các cuốn sách lý luận chỉ định, cũng là những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê. Ngoài những việc đó ra là thảo luận tại lớp do giáo viên tổ chức, xoay quanh nội dung học tập mà tiếng Nga gọi là “xênine”. Trong những cuộc thảo luận này, quan hệ giữa giáo viên và học sinh là một loại quan hệ tương hỗ, có thể nêu câu hỏi với nhau, tất nhiên nội dung chỉ là từ cuốn sách này đến cuốn sách khác từ lý luận đến lý luận, rất ít có những cuộc thảo luận kết hợp với thực tế.

Trước khi đi Liên Xô mọi học viên đều phải học nửa tháng tiếng Nga, nên khi mới bắt đầu giáo sư giảng bài cũng như trao đổi giữa thày và trò đều phải thông qua phiên dịch, từ tiếng Nga dịch thành tiếng Trung, rồi lại từ tiếng Trung dịch sang tiếng Nga. Học tiếng Nga đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu.

Căn cứ vào trình độ học viên, lớp tiếng Nga đã chia thành bốn tổ, mỗi tố bốn, năm người. Trước khi chia tổ có kiểm tra trình độ, như bắt chỉ vào thành phố nào đó trên bản đồ hoặc hỏi những vấn đề như “ bạn đến đây như thế nào ? ”. Tôi và mấy bạn đã học tiếng Nga ở trong nước được phân vào cùng một tổ, bị các đồng học khác gọi là “ tổ cao cấp ”.

Sau khi bước vào học tập, cứ mỗi buổi sáng, mọi người đều bận rộn vào việc học đơn từ tiếng Nga và đọc bài. Đến khi kết thúc lớp học, tôi và một số học viên đã có thể dùng tiếng Nga trả lời vấn đề.

Ngoài việc học tập trên lớp ra, Trường Đoàn Liên Xô còn tổ chức cho chúng tôi tham quan các di chỉ cách mạng, những quán kỷ niệm, nhà máy, nông trường tập thể cũng như tham gia một số hoạt động giải trí văn hoá. Chúng tôi đã tham quan nơi ở của Tolstoi, nhà kỷ niệm Gorki, còn đi xem múa ba lê Hồ thiên nga tại nhà Hát lớn Moskva, cũng như xem một số ca kịch nổi tiếng.

Mùa đông năm 1955 chúng tôi đi du lịch Leningrad. Khi đó trời đang rét dữ, trong cảnh mênh mông tuyết trắng, chúng tôi đã tham quan Cung điện Mùa Đông, Điện Smolny và chiến hạm “ Rạng Đông ” vì nổ súng cho “ Cách mạng Tháng mười ” mà nổi tiếng. Toàn thể bạn đồng học còn chụp ảnh trước ngôi lều cỏ nhỏ bên hồ Razliv gần biên giới Liên Xô và Phần Lan. Năm đó Lenin đã ở trong ngôi lều này và viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng nổi tiếng. Trong thời gian nghỉ hè chúng tôi được thu xếp đi du lịch Ukraina, rồi ngồi tầu thuỷ đi chơi Hắc Hải và Crym.

Giữa những năm 50 của thế kỷ 20, quan hệ Trung-Xô đang ở vào thời kỳ tốt nhất, các giáo viên, đồng học, phiên dịch cho đến nhân viên làm công tác hậu cần tại Trường Đoàn Liên Xô đều vô cùng nhiệt tình với các học viên Trung Quốc, trong các mặt như học tập, sinh hoạt... cũng chiếu cố rất chu đáo ; cô giáo dạy tiếng Nga của chúng tôi nghe nói người Trung Quốc thích ăn lạc nhân, đã nói trên lớp, bà nhất định sẽ tìm cho mọi người một ít. Một thời gian khá dài sau, khi mọi người dường như đã quên chuyện đó thì vị nữ giáo viên nói trên đã mang tới cho mọi người rất nhiều lạc nhân. Bà đã tìm đủ mọi cách mới mua được từ các chợ ở Moskva.

Khi lần lượt phân chia cho các học sinh của mình món lạc nhân đó, bà tươi cười rạng rỡ. Phiên dịch Varia của lớp còn được nhà trường uỷ nhiệm phụ trách sắp xếp các hoạt động của học viên, đưa mọi người đến các nơi tham quan phỏng vấn trong kỳ nghỉ hè. Chị không ngại vất vả giúp các học viên Trung Quốc giải quyết hàng loạt vấn đề gặp phải trong sinh hoạt mà vẫn kiên trì, nhiệt tình và chu đáo, đã để lại cho chúng tôi ấn tượng rất sâu sắc.

Lúc bấy giờ trong tim óc học viên Trung Quốc chúng tôi, Liên Xô là đất thánh của cách mạng, quê hương của Lenin là tấm gương của các nước xã hội chủ nghĩa. Xây dựng kinh tế ở Liên Xô đã thu được thành tựu vĩ đại, lại giành được thắng lợi huy hoàng trong chiến tranh chống phát xít và tiền đồ sáng sủa của sự phát triển xã hội càng khiến người ta hướng về. Nước Trung Quốc mới vừa thành lập không lâu mọi thứ đều đợi xây dựng lại, trong rất nhiều mặt như xây dựng kinh tế... đều đang học tập kinh nghiệm Liên Xô. Chúng tôi đến Liên Xô đều rất phấn khởi, cuộc sống lại rất thoải mái, nên một lòng lấy Liên Xô làm tấm gương, cố gắng học tập cho tốt.

Thế nhưng, thời gian học ở Liên Xô lâu, tiếp xúc giao thiệp với các thày các bạn Liên Xô nhiều lên đã dần dần phát hiện Liên Xô cũng tồn tại một số hiện tượng xã hội khó hiểu, không như ý người ta, không ít người Liên Xô trong lúc trao đổi ý kiến, chốc chốc lại để lộ ra một số tâm tình bất mãn. Ban đầu mọi người cảm thấy vô cùng kinh ngạc, nghĩ không ra, vì sao Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội đã mấy chục năm lại có nhiều vấn đề đến như vậy ? Xã hội xã hội chủ nghĩa chẳng lẽ cũng không hoàn mỹ ư ?


Ở lại Liên Xô công tác


Mùa hè năm 1955 khi việc học tập ở trường Đoàn Liên Xô còn chưa kết thúc, tổ chức đã thông báo cho tôi sau khi tốt nghiệp sẽ ở lại công tác tại sứ quán Trung Quốc tại Liên Xô.

Khi tôi vừa đến Liên Xô, đại sứ nước ta tại Liên Xô là đồng chí Trương Văn Thiên. Đầu năm 1955 đồng chí Trương Văn Thiên được lệnh về nước, do đồng chí Lưu Hiểu làm đại sứ. Đồng chí Trần Sở và đồng chí Trương Đức Quần trước sau là Tham tán hàm Công sứ tại đại sứ quán.

Trước tiên tôi được sắp xếp công tác tại Phòng quản lý lưu học sinh của sứ quán.

Lúc này, một năm nước ta đồng thời có khoảng hơn 4.000 nhân viên lưu học tại Liên Xô, trong đó tại Moskva có hơn 2.000 người, tại Leningrad, Kiev, Sverlovskaya, Odessa v.v.. cũng có không ít người. Phòng quản lý lưu học sinh của sứ quán phụ trách mọi công việc liên quan đến lưu học sinh tại Liên Xô như liên hệ với các học viện, xác định ngành nghề, giáo dục tư tưởng lưu học sinh, ngay đến một số vấn đề thuộc đời sống của lưu học sinh cũng phải xử lý. Chủ nhiệm Phòng quản lý lưu học sinh là đồng chí Tham tán Lý Thao do Bộ giáo dục cử tới. Khi công tác tại Phòng quản lý lưu học sinh, dường như tôi đã tới hầu hết các học viện Liên Xô có lưu học sinh Trung Quốc, và có thời gian một năm ở tại Leênỉngrad, chuyên quản lý hơn 1.000 lưu học sinh tại đây.

Năm 1960, tôi được điều sang Phòng nghiên cứu của sứ quán chủ trì công tác điều tra nghiên cứu, mãi đến đầu năm 1962 mới được lệnh về nước.

Từ năm 1954 đến Trường Đoàn Liên Xô học tập đến năm 1962 về nước tôi đã học tập công tác tại Liên Xô tám năm. Trong thời gian đó, nội bộ Liên Xô cũng như quan hệ Trung-Xô dã phát sinh không ít những thay đổi có ảnh hưởng sâu xa. Đặc biệt là năm 1956, Đảng CS Liên Xô họp Đại hội lần thứ hai mươi, Khrushev đọc “ Báo cáo bí mật ” về Stalin đã dẫn tới những phản ứng mãnh liệt trong xã hội Liên Xô, dư luận phương Tây cũng truyền bá rộng rãi. Không lâu sau đó Trung Quốc phát biểu các bài viết như “ Về kinh nghiệm lịch sử của chuyên chính vô sản ” v.v.., hai Đảng phát sinh bất đồng. Từ năm 1959, Trung-Xô bắt đầu cuộc “ chiến tranh lạnh ” trong ba mươi năm. Đầu năm 1962 khi tôi về nước, hai Đảng Trung-Xô đang ở trong cao trào “ mười năm tranh luận ” còn quan hệ hai nước thì từng bước, từng bước trượt vào đối kháng nghiêm trọng.


Trở lại Moskva


Mười năm sau, tức là vào đầu năm 1972, khi tôi đang ở Trường vừa học vừa làm An Huy, thì lại một lần nữa được lệnh đi Liên Xô, nhận nhiệm vụ Tham tán chính trị tai sứ quán Trung Quốc tại Liên Xô.

Lúc này Trung Quốc vẫn còn chịu khổ nạn của “ mười năm cách mạng văn hoá ”, tư tưởng mọi người sau khi trải qua động loạn xã hội đang thai nghén những nhận thức mới đối với chủ nghĩa xã hội. Trên đường đi Moskva bằng xe lửa, tôi cũng suy nghĩ không biết sau mười năm Liên Xô đã như thế nào, xã hội có thay đổi gì không.

Từ Bắc Kinh đến Moskva xe lửa chạy mất đúng một tuần lễ, nhưng trên đường đi lại có thể quan sát được đôi chút. Từ cửa sổ xe lửa nhìn ra vẫn là những cánh rừng rậm và đồng cỏ trải rộng mênh mông, những rặng bach dương thẳng dứng cao vút, những thảo nguyên dài rộng..., phong cảnh vẫn như xưa. Chỉ có điều là không hề nhìn thấy những công trinh xây dựng lớn, những nhà máy mới hoặc đô thị mới ở ven đường. Khi xe lửa dừng lại mỗi ga, chỉ cần nhìn xem cung cách ăn mặc, hành lý của các hành khách vội vã đi ra cũng như những quầy bán thực phẩm nhỏ tại ga, chỗ nào cũng thấy người nhặt mẩu bánh mì, là có thể thấy được Liên Xô không có thay đổi gì, dường như đã đình trệ phát triển. “ Quy hoạch hùng vĩ ”, “ trong hai mươi năm xây dựng thành công Chủ nghĩa cộng sản ” mà Khrushev nói khoác năm nào rõ ràng đã hoàn toàn tan vỡ.

Nếu muốn nói có thay đổi gì thì đó là hành khách đi trên tầu liên vận quốc tế từ Bắc Kinh đến Moskva chỉ còn thưa thớt mấy người, so với tình hình mười năm trước đã khác nhau một trời một vực. Chúng tôi dường như có thể độc chiếm cả một toa xe, trên đường dài khi buồn chán chỉ có thể tán chuyện với mấy nhân viên phục vụ. Lúc này qua lại giữa Trung Quốc và Liên Xô đã rất ít, nhưng xe lửa liên vận quốc tế vẫn vận hành như cũ.

Sứ quán Trung Quốc tại Liên Xô ở trên đồi Lenin, chiếm 12 ha đất, ngôi nhà chính là một kiến trúc hùng vĩ. Lúc này nhân viên công tác của sứ quán đã giảm bớt rất nhiều. Do quan hê hai bên căng thẳng, phía Liên Xô đã đặt mấy trạm cảnh sát canh gác, tiến hành “ bảo vệ ” nghiêm nhặt đối với sứ quán Trung Quốc, mà cũng là giám sát, khống chế nghiêm khắc.

Từ trên toà nhà lớn của sứ quán có thể có thể nhìn rõ ngôi sao đỏ sáng lấp lánh trên nóc toà nhà của Trường Đại học Moskva. Tháng 11 năm 1957, tại phòng họp chính của trường đại học này, Mao Chủ tịch đã nói với lưu học sinh Trung Quốc tại Liên Xô, các bạn thanh niên giống như mặt trời lúc tám, chín giờ sáng, gửi gắm hy vọng vào các bạn. Lúc đó các lưu học sinh đã hô to khẩu hiệu “ Vì xây dựng tổ quốc phấn đấu 50 năm ” để hưởng ứng, một cảnh tượng rất kích động lòng người.

Vật đổi sao dời, những cảnh tượng nhiệt tình sôi nổi năm xưa đã không còn nữa. Sứ quán tại Liên Xô tương đối vắng vẻ, chẳng có bao nhiêu nghiệp vụ ngoại giao với đối phương, chỉ có thể triển khai công tác trong Đoàn ngoại giao. Đối với phía Liên Xô, ngoài một số lễ tiết có tính chào hỏi ra, chỉ còn có việc phía ta đề xuất kháng nghị, hoặc là bác bỏ “ kháng nghị ” của đối phương.

Đầu những năm 70 của thế kỷ 20, Đại sứ tại Liên Xô là đồng chí Lưu Tân Quyền, sứ quán có ba vị Tham tán chính trị, ngoài tôi ra còn có đồng chí Ma Liệt và đồng chí Vương Tận Khanh.

Do vị trí Moskva là đường giao thông quan trọng, các đoàn đại biểu qua lại sứ quán vẫn không ít. Một mục công tác của sứ quán là giới thiệu với họ tình hình Liên Xô, cũng như những việc cần chú ý khi lưu lại một thời gian ngắn.

Chúng tôi cũng lợi dụng cơ hội đi du lịch các nơi ở Liên Xô nhằm nắm tình hình. Trước sau tôi đã thăm vùng Ngoại Kavkaz và vùng ven biển Baltic. Phía Liên Xô đặc biệt chú ý tới các chuyến xuất hành của chúng tôi, áp dụng các biện pháp giám sát, khống chế nghiêm khắc. Bị “ bám đuôi ” như cơm bữa ngày thường. Chỉ có điều loại “ bám đuôi ” này rất dễ phát hiện, có lúc cắt đuôi, có lúc lại khôi hài với bọn họ. Có một lần trên dường đi, tôi dứt khoát, trực tiếp nói với người “ bám đuôi ”, anh bám đằng sau vất vả quá, chúng tôi đang không biết đường đây, vậy xin mời đi lên phía trước dẫn đường cho chúng tôi. Người “ bám đuôi ” chỉ biết dở cười dở khóc.

Năm 1974 tôi được điều khỏi Liên Xô, đến nhận nhiệm vụ tại Phi Châu.

Nếu tính từ năm 1954, lúc đứt lúc nối, trước sau tôi đã ở Liên Xô đúng mười năm, trải qua thời kỳ quan hệ Trung-Xô tốt đẹp, và cũng chứng kiến quan hệ hai nước dần dần xấu đi, và hai năm cuối cùng là thời gian quan hệ Trung-Xô căng thẳng và khó khăn nhất.


Trước sau “ Sự kiện 19 tháng 8 ”


Từ sau khi rời khỏi Liên Xô năm 1974, tôi vẫn nhiều lần tới thăm Liên Xô, và bắt đầu từ năm 1982, chủ trì các cuộc thương thảo Trung-Xô, được tiến hành nhằm khôi phục bình thường hoá quan hệ hai nước.

Điều làm người ta không ngờ là, sau khi những năm 90 của thế kỷ 20 bắt đầu, cùng với việc những mâu thuẫn kinh tế chính trị trong xã hội Liên Xô không ngừng gay gắt lên, chỉ trong một đêm Liên Xô đã ran rã.

Thời kỳ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, ba nước vùng ven biển Baltic là Estonia, Latvia, Lithuania đã phát ra tiếng kêu đòi độc lập trước tiên, đồng thời đề xuất yêu cầu khống chế tài sản của nước mình. Tiếp đó là Georgia ở Ngoại Kavkaz tuyên bố độc lập chủ quyền. Cũng giống như con bài đô mi nô sụp đổ, đến cuối năm 1990, 15 nước cộng hoà liên minh của Liên Xô đều thông qua quyết định độc lập chủ quyền. Trong đó bốn nước biểu thị rõ ràng rút khỏi Liên Xô.

Trong quá trình này, sự độc lập của nước Nga đã có ảnh hưởng có tính quyết định. Ngày 12 tháng 6 năm 1990, Nga phát biểu tuyên ngôn chủ quyền, khi luật pháp Liên Xô và chủ quyền Liên bang Nga mâu thuẫn, Nga sẽ dừng lại giữa chừng hiệu lực của luật trên đất mình. Nga còn tuyên bố nước Nga có quyền chi phối toàn bộ của cải trên đất nước mình, giải quyết toàn bộ vấn đề xã hội trên đất nước mình cũng như quyền rút khỏi Liên Xô. Sau này ngày hôm đó được lấy làm “ ngày độc lập ” của Nga, trở thành ngày quốc khánh của họ.

Ban đầu Liên Xô là do các nước Nga, Ukraine, Belarus và Liên bang Ngoại Kavkaz tổ thành cuối năm 1922 ; sau tháng 8 năm 1940 hình thành một quốc gia bao gồm 15 nước Cộng hoà gia nhập liên minh, có 11 múi giờ và chiếm diện tích lớn nhất trên thế giới. Nước Nga có diện tích và dân số lớn nhất trong các nước Cộng hoà liên minh, và tổng giá trị sản phẩm quốc dân của Nga chiếm trên một nửa của Liên Xô. Công việc hàng ngày của Nga, trên thực tế là do các cơ cấu trực thuộc chính phủ Liên Xô quản lý. Bây giờ Nga tuyên bố độc lập, cơ sở tồn tại của Liên Xô ngay lập tức không còn nữa.

Để cứu vớt nguy cơ Liên Xô bị giải thể, năm 1990, Tổng thống Gorbachev đưa ra nguyên tắc liên minh mới. Đó là một điều ước liên minh mới, quy phạm lại quan hệ giữa Trung ương và các nước Cộng hoà liên minh. Dự thảo của điều ước được công bố vào tháng 11 mà nội dung chủ yếu của nó quy định trong Liên minh, trung ương nắm quyền thông qua hiến pháp cũng như quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Quan hệ giữa các nước Cộng hoà là bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và lãnh thổ hoàn chỉnh, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết hào bình các tranh chấp. Các nước có thể tự chủ xác định thể chế quốc gia. Người đứng đầu các nước tham gia Uỷ ban Liên bang, tham dự xác định những phương châm cơ bản như nội chính, ngoại giao... của Liên Minh.

Sau khi công bố dự thảo, ba nước ven biển Baltic biểu thị rõ là không tham gia ký kết. Georgia nói “ trước khi giành được chủ quyền chân chính sẽ không ký điều ước dưới bất kỳ hình thức nào ”. Còn Nga và Kazakhstan yêu cầu Trung ương phải thừa nhận tuyên ngôn chủ quyền của họ trước và chỉ sau khi vạch rõ sự phân chia quyền hạn với họ thì mới có thể ký.

Mùa xuân năm thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế Liên Xô càng gay gắt hơn. Để khắc phục nguy cơ, Gorbachev và người lãnh đạo 9 nước trong đó có Nga đã bàn bạc áp dụng biện pháp khẩn cấp nhằm ổn định tình hình trong nước và nhanh chóng ký điều ước liên minh mới. Đó chính là cái thường gọi là hiệp nghị “9+1” hoặc “Tiến trình Novo-Ogarevo” Dùng lời nói của Arbatov, người đã từng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mỹ, Canada thuộc Viện Khoa học Liên Xô năm đó thì, đương thời “Tiến trình Novo-Ogarevo” đã nhen nhóm lại hy vọng cho người ta. Mọi người phổ biến cho rằng giả sử không có các nước ven biển Baltic, những vấn đề cấp bách mà nhà nước chúng ta phải đối mặt cũng có thể tiến hành giải quyết trên cơ sở Liên bang chứ không phải là liên minh.

Trung tuần tháng 5 năm 1991, Tổng bí thư Giang Trạch Dân thăm Liên Xô. Khi hội đàm Gorbachev đã từng nhấn mạnh với Tổng bí thư Giang, giải quyết nhiều vấn đề của Liên Xô, đều sẽ quyết định bởi vấn đề đổi mới liên minh như thế nào. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bây giờ là là chế định một điều ước liên minh mới. Điều ước liên minh mới sẽ xác định quyền hạn và phạm vi hoạt động của Trung ương và các nước Cộng hoà gia nhập liên minh. Nước Cộng hoà gia nhập liên minh nào ký kết thì nước Cộng hoà gia nhập liên minh đó sẽ dược hưởng các loại điều kiện ưu đãi trong không gian kinh tế của một Liên Xô thống nhất. Nếu không ký thì sẽ bị coi là nước ngoài, từ đó không được hưởng các loại điều kiện ưu đãi của không gian kinh tế thống nhất. Ông ta nói, hiện nay 15 nước Cộng hoà gia nhập liên minh đều đã đến, đang họp ở Moskva thảo luận vấn đề này. Ông ta nói ví dụ : “ Giống như Roma bầu giáo hoàng, trước khi biết kết quả chẳng ai được rời khỏi nhà thờ. Chỉ khi nào nóc nhà thờ có khói bay lên, sau khi báo cho bên ngoài biết kết quả bầu cử, những người tham gia bầu cử mới được phép rời khỏi. Chúng tôi còn phải họp Hội nghị Liên Bang, nếu như nóc nhà không có khói bay lên, chẳng ai có thể rời khỏi Moskva cả.”

Đầu tháng 8, Gorbachev tuyên bố, điều ước liên minh mới sẽ được ký công khai ngày 20 tháng 8. Sau đó ông ta đi bán đảo Krym nghỉ hè.

Trung tuần tháng 8 dự thảo bản điều ước còn chưa được ký ấy bị công khai trên báo. Điều ước này quy định rõ ràng, Liên Xô áp dụng chế độ liên bang, đổi tên nước là “Liên minh các nước cộng hoà chủ quyền Xô viết”. Các nuớc Cộng hoà đều là quốc gia chủ quyền, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu các nuớc, pháp luật của nước mình là tối cao vô thượng trong nước mình.

Các nước ký kết trao cho liên minh quyền hạn là : bảo vệ chủ quyền của liên minh và chủ thể của nó cũng như toàn vẹn lãnh thổ, ký điều ước đối ngoại, tuyên chiến, phê chuẩn dự toán và phát hành tiền tệ liên bang v.v..

Vào hôm trước ngày dự định ký điều ước này thì phát sinh “ sự kiện ngày 19 tháng 8 ”.

Rốt cuộc vào trước sau ngày 19 tháng 8, đã phát sinh sự kiện gì, đến nay vẫn lẫn lộn không thể phân biệt được.

Đại sứ Mỹ tại Liên Xô lúc đó là Matlock từng nhớ lại, tháng 6 năm đó, Popov, Thị trưởng Moskva nói với ông ta, Liên Xô đang có người trù tính vạch ra một cuộc đảo chính “ quay giáo ”. Theo lệnh của Tổng thống Bush, ông ta đã thông báo tin đó cho Gorbachev. Nhưng Gorbachev nói với ông ta : “ Tôi hoàn toàn nắm chắc tình thế. ”

Chernyayev, Trợ lý Tổng thống Liên Xô lúc đó, trong hồi ức của mình cũng viết như vậy. Ông ta còn viết, sau khi Đại sứ Mỹ ra về, ông ta đã cùng Gorbachev bàn với nhau về những tin tức tương tự mà mỗi người thu được.

Kryuchkov, Chủ tịch Uỷ ban an ninh quốc gia Liên Xô lúc đó, sau này là thành viên “Uỷ ban tình trạng khẩn cấp quốc gia” đã giải thích như thế này : ngày 4 tháng 8 năm 1991, Gorbachev đi nghỉ hè, ông ta để cho Kryuchkov, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pugo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Yakov chuẩn bị thực hiện tình trạng khẩn cấp. Ngày 5 tháng 8 ba người gặp nhau tại Moskva, mọi người đều ý thức rõ ràng rằng chỉ một thời gian nữa là Liên Xô không tồn tại. Kryuchkov nói, mấy người bọn họ quyết định đứng ra. Ngày 18 tháng 8, bọn họ tới tìm Gorbachev bởi vì cảm thấy ông này vẫn có thể còn chút tác dụng nào đó, muốn mời ông ta về Moskva, để chấn chỉnh lại trật tự. Tại nơi nghỉ hè, Gorbachev nói với bọn họ, các anh muốn làm thì cứ làm đi. Ông ta không nói đồng ý mà cũng không phản đối.

Sáng sớm ngày 19 tháng 8, Tass và Đài truyền hình Trung ương Liên Xô đã trước sau phát lệnh của Phó Tổng thống Liên Xô, tuyên bố Tổng thống Liên Xô Gorbachev do “nguyên nhân sức khoẻ” không thể tiếp tục thực hiện chức vụ Tổng thống, do Phó Tổng thống Yanayev tạm quyền chức trách Tổng thống. Sau đó đã phát biểu tuyên bố do quyền Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban an ninh quốc gia cùng ký, tuyên bố thành lập “Uỷ ban tình trạng khẩn cấp quốc gia” do tám người tổ thành trong đó bao gồm cả bọn họ. Trong bức thư gửi nhân dân cả nước do Uỷ ban này phát biểu nói, lập tức thực hành tình trạng khẩn cấp sáu tháng tại các vùng thuộc Liên Xô.

Hành động này lập tức gây ra những phản ứng mãnh liệt tại các nơi ở Liên Xô, đặc biệt là trong các nước Cộng hoà gia nhập liên minh. Các nước như Nga, Ukraina v.v.. lần lượt biểu thị phản đối thực hành tình trạng khẩn cấp.

Đối mặt với làn sóng phản đối, “Uỷ ban tình trạng khẩn cấp quốc gia” tuyên bố tiếp quản chính quyền quốc gia có chút kinh hoàng không biết làm gì.

Chiều ngày 20, Yanayev và một số người khác tổ chức họp báo biểu thị hy vọng Gorbachev trở về sớm một chút. Ngày 21, một bộ phận thành viên “Uỷ ban tình trạng khẩn cấp quốc gia”cùng với những người lãnh đạo Đảng, Chính quyền Liên Xô như cùng đến Krym gặp Gorbachev. Sau đó Gorbachev thông qua Đài truyền hình Trung ương phát biểu tuyên bố, nói ông ta đã hoàn toàn khống chế cục diện, sẽ khôi phục thi hành chức trách Tổng thống. Sáng sớm hôm sau, Gorbachev về tới Moskva.

Tới đó “ sự kiện 19 tháng 8 ” đã kết thúc bằng sự thất bại.

Ngày 22 tháng 8, theo hẹn tôi hội kiến Soloyev, Đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc. Khi hội kiến, Đại sứ Liên Xô chuyển thư miệng của Tổng thống Gorbachev gửi người lãnh đạo Trung Quốc trước, nói tình trạng sức khoẻ của ông ta bình thường, trong những ngày gần đây Liên Xô sẽ khôi phục toàn diện trật tự hiến pháp. Liên Xô không hề thay đổi trong thực hiện phương châm đổi mới dân chủ và nghiêm túc tuân thủ điều ước, công ước quốc tế và các nghĩa vụ khác. Nội các Liên Xô sẽ hết sức vào việc khôi phục pháp chế và kinh tế trong cả nước. Tôi biểu thị với Đại sứ, Chính phủ Trung Quốc nhất quán chủ trương đồng thời trước sau cho rằng công việc nội bộ của Liên Xô nên do nhân dân Liên Xô tự mình xử lý. Chúng tôi tin tưởng, trên cơ sở các nguyên tắc được xác định trong thông báo chung của hai nước Trung-Xô năm 1989 và năm 1991 quan hệ hữu hảo láng giềng Trung-Xô sẽ tiếp tục phát triển.


Liên Xô tan rã


Những sự việc và động thái sau này chứng minh, sự việc đã không phát triển theo mong muốn của Gorbachev, ngược lại tiến trình tan rã của Liên Xô đã nhanh hơn. Ngày 24 tháng 8, Tổng thống Gorbachev hạ lệnh giải tán nội các Liên Xô. Ngày 25 ông ta từ chức Tổng bí thư Đảng CS Liên xô, đồng thời dùng danh nghĩa Tổng thống ra lệnh đông kết tài sản của các Xô viết địa phương, chấm dứt các hoạt động của mọi đảng phái chính trị trong quân đội, cơ quan chấp hành pháp luật và cơ quan quốc gia Liên Xô. Đầu tháng 9, cơ cấu quyền lực cao nhất Liên Xô, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô, giải tán.

Ngày 6 tháng 9, Uỷ ban Quốc vụ Liên Xô do Tổng thống Liên Xô và người lãnh đạo các nước Cộng hoà tổ thành quyết định công nhận nên độc lập của ba nước ven biển Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.

Ngày 7 tháng 9, tôi gửi điện cho Ngoại trưởng ba nước đó, thông tri Chính phủ Trung Quốc công nhận ba nước độc lập, đồng thời do Thứ trưởng Ngoại giao Điền Tăng Bồi sẽ đến đàm phán về công việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung tuần tháng 9, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với ba quốc gia này.

Còn đối với Liên Xô mà nói, đòn đả kích chí mạng hơn đã phát sinh vào tháng 12 năm đó.

Ngày 7 tháng 12, Tổng thống Nga Yeltsin và Tổng thống Ukraina Kravchuk đến Belarus. Vừa xuống máy bay họ đã di chuyển ngay tới khu rừng Bialowieza ở phía bắc thành phố Brest trên biên giới Belarus và Ba Lan, tiến hành gặp mặt tại đó với Chủ tịch Xô viết tối cao Belarus, Shushkevich. Nghe nói khu rừng này đã từng có bò rừng, khi Khrushev đảm nhiệm người lãnh đạo cao nhất Liên Xô đã cho xây dựng tại đây “ngôi nhà nhỏ đi săn” để ông ta nghỉ ngơi khi đi săn. Trong sự bảo mật hết sức chặt chẽ, người lãnh đạo ba nước đã tiến hành hội đàm suốt trong hai ngày tại căn phòng này.

Ngày 8 tháng 12, ba người lãnh đạo phát biểu tuyên bố chung, tuyên bố do việc đàm phán ký kết điều ước liên minh “ đã đi vào ngõ cụt ”, các nước Cộng hoà rút khỏi Liên xô, thành lập quốc gia độc lập đã thành hiện thực, với tư cách là chủ thể quốc tế pháp, Liên Xô “ đã không tồn tại nữa”.

Vì thế ba nước quyết định thành lập Thể Liên Hợp Quốc gia độc lập (SNG) đồng thời tiến hành mở cửa cho các nước khác, trung tâm điều hoà của SNG đặt tại Minsk, Belarus.

Bản “ Hiệp nghị ba nước ” này rất nhanh chóng được phê chuẩn, thông qua tại hội nghị Xô viết tối cao ba nước. Tiếp ngay sau đó, người lãnh đạo năm nước Trung Á như Kazakhstan v.v... qua hiệp thương đã phát biểu tuyên bố biểu thị năm nước vui lòng trở thành nước khởi xướng bình đẳng của SNG.

Ngày 17 tháng 12, quốc hội Nga tuyên bố hưởng quyền sở hữu tài sản của Xô viết tối cao Liên Xô. Ngày 18, Chính phủ Nga tiếp quản Điện Kremlin.

Ngày 21, 11 nước Cộng hoà đã ký “ Tuyên ngôn Almaty ” và “ Nghị định thư Hiệp nghị các nước SNG” tại Almaty, Kazakhtan. Báo “ Tin tức ” của nước Nga khi đưa tin này đã dùng tiêu đề “ Lịch sử Liên Xô kết thúc tại Kazakhstan.”

Đến lúc này Liên Xô đã trở thành một quốc gia không có Chính phủ và cũng không có lãnh thổ nữa, Goocbachốp đã trở thànhvị Tổng thống không còn gì để cai trị nữa.

Ngày 25 tháng 12 năm 1991, tức là khi chỉ còn cách ngày 69 năm thành lập Liên Xô năm ngày, Gorbachev đã thông qua Đài truyền hình phát biểu thư gửi nhân dân, tuyên bố ngừng chấp hành chức vị Tổng thống Liên Xô. Sau khi kết thúc bài nói chuyện không tới nửa tiếng đồng hồ trên vô tuyến truyền hình, vào khoảng 7 giờ 30 phút tối (giờ Moskva) quốc kỳ Liên Xô đã lặng lẽ hạ xuống khỏi điện Kremlin, và tiếp theo đó, cờ ba sắc của nước Nga được kéo lên.

Ngày hôm sau, Xô viết tối cao nước Cộng hoà Liên Xô cử hành phiên họp cuối cùng, tuyên bố Liên Xô đình chỉ tồn tại.

Ngày 27, Nga chính thức thay ghế của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc.


Nhiều ý kiến khác nhau


Sự giải thể của Liên Xô, có thể nói là một trong những sự kiện làm người ta kinh hoàng và cũng khiến người ta phải suy nghĩ sâu sắc nhất trong thế kỷ 20.

Liên Xô giải thể dường như là một sự việc xảy ra trong một sớm một chiều, nhưng những nhân tố dẫn đến sự tan rã đó đã được tích luỹ trong một thời gian dài. Ở đây không thể không đề cập tới những quan sát về Liên Xô đương thời của hai nhà văn nổi tiếng Pháp hồi đầu thế kỷ trước. Những năm 30 của thế kỷ 20, hai nhà văn nổi tiếng Pháp là Romain Rolland và André Gide đều có những hứng thú rất lớn đối với quốc gia đang hừng hực từng ngày này, họ tới Moskva du lịch. Và cả hai đều dùng hình thức nhật ký để ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, những nghi hoặc và suy nghĩ của mình tại Liên Xô.

Gide đã đặt tên cho cuốn nhật ký của mình là Từ Liên Xô trở về và đến năm 1937 (*) thì phát hành công khai, thẳng thắn nói ra những khảo sát hiện thực và suy nghĩ lâu dài của mình đối với Liên Xô. Còn trong cuốn tiểu thuyết Jean-Christophe nổi tiếng trên đời, Romain Rolland tuyên bố “ nếu chưa được sự cho phép đặc biệt của tôi, trong thời hạn từ ngày 1 tháng 10 năm 1935 đến trước khi hết 50 năm sau, không thể công bố cuốn nhật ký này.” Hành động này của ông đã dẫn tới rất nhiều dự đoán, từ đó khiến cuốn nhật ký thăm Liên Xô của ông như bị che phủ bởi một màu sắc thần bí.

Bây giờ chúng ta có thể xem xét những quan sát và suy nghĩ đương thời của họ. Một mặt Rolland biểu thị “ Ấn tượng và cảm giác chủ yếu mà tôi thu được trong chuyến du lịch này ” là “ làn sóng lớn mạnh đầy sức sống và sức thanh xuân không gì cao bằng ”, “ Bọn họ đang công tác cho tương lai đẹp hơn, tốt hơn, xán lạn hơn của toàn nhân loại ” ; một mặt lại cho rằng ở đây “ đang hình thành một cách không nhân đạo giai cấp tiện dân, phải công nhận tất cả, và chỉ có thể lấy làm tiếc, chỉ có thể uốn nắn và loại bỏ những cái đó.” Còn Gide thì viết “ đối với tuyệt dại đa số người lao động mà nói, tiền lương mỗi ngày là 5 Rúp hoặc ít hơn ; còn đối với một số người hưởng thụ đặc quyền mà nói thì được hưởng ưu đãi càng nhiều hơn.” Kết luận ông rút được là, Liên Xô xuất hiện quý tộc.

Bất kể là Rolland hay là Gide, trong nhật ký của mình đều không ngừng so sánh những công trình kiến trúc kỷ niệm to lớn, những ngôi biệt thự rộng rãi với những phòng ở bé nhỏ, thô thiển, chật chội của dân chúng phổ thông.

Trong nhật ký, Gide đã có sự quan sát sâu sắc đối với thị trường Liên Xô đương thời. Ông đã miêu tả như thế này : cửa hàng bách hoá còn chưa tới giờ mở cửa mà trước cửa đã có tới hai, ba trăm người đứng xếp hàng. Ngày hôm ấy có bán đệm trải giường, có thể chỉ có bốn, năm trăm chiếc nhưng lại có tới hơn 800-1.000 khách hàng. Trời chưa tối mà hàng họ đã bán hết sạch. Lượng nhu cầu lớn như vậy, khách hàng nhiều như vậy nhưng sau một thời gian rất dài mọi thứ đều cung không đáp ứng cầu.

Rolland còn biểu thị lo lắng về tình trạng tinh thần của người Liên Xô : “ Tôi tin chắc là có lúc bọn họ đã đánh giá thấp qua mức sức sống của các dân tộc khác, cho dù Chính phủ và chế độ của chủ nghĩa tư bản là kẻ thù của họ cũng không thể đánh giá thấp sức sống của người ta. Những người lao động Liên Xô tin chắc là họ có, hơn nữa còn do họ tự sáng tạo ra, mọi cái tốt đẹp nhất, còn thế giới còn lại đã mất những cái tốt đẹp đó (trường học, thiết bị y tế v.v..). Thanh niên không thể so sánh một cách tự do, những thành tựu về trí lực và tư tưởng của mình với những thành tựu của các bạn bè phương Tây của bọn họ. Thực lòng lo lắng là sẽ có một sớm một tối, đột nhiên phát sinh những sự việc như vậy, và sẽ sản sinh động loạn.”

Rõ ràng là Gide cũng có những đồng cảm đối với những điều đó. Ông viết : “ Người Liên Xô đã ở vào chỗ vô tri kinh người trước những tình hình và tình trạng của nước ngoài. Không chỉ như thế, họ còn bị làm cho tin tưởng sâu sắc rằng : mọi thứ của nước ngoài còn lâu mới tốt bằng Liên Xô được.” Ông nói, có một thanh niên đã từng nói với ông như sau : “ Mấy năm trước nước Đức và nước Mỹ còn một số mặt khiến chúng tôi thấy có ích. Nhưng hiện nay, chẳng có cái gì khiến chúng tôi phải học tập người nước ngoài nữa...”

Abatov, học giả Liên Xô đã trình bầy Liên Xô trong những năm 70 của thế kỷ 20 như thế này : các học giả kinh tế đã ý thức được sự phát triển kinh tế của Liên Xô đã luôn luôn đi theo con đường phát triển theo chiều rộng, mà hiện nay những nhân tố theo chiều rộng đã khô kiệt. Vì vậy cần đưa việc chuyển sang con đường phát triển theo chiều sâu vào chương trình hàng ngày, cần phải chuyển từ chỗ dựa vào mệnh lệnh hành chính sang dùng đòn bẩy kinh tế điều chỉnh khống chế kinh tế. Phải coi trọng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã bắt đầu v.v... Nhưng khi những vấn đề đó được đưa vào Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô, thì chỉ được bàn luận một hổi rồì thôi. Trên thực tế mọi cái vẫn như cũ, không hề có kết quả.

Đến thời kỳ sau của những năm 80 của thế kỷ 20, dùng lời của  Chernyayev, người đã từng làm Trợ lý Tổng thống Liên xô, thì đã bắt đầu xuất hiện những nghi ngờ đối với xã hội Liên Xô. Khi Gorbachev nói “ trung thành với giá trị xã hội chủ nghĩa ”, “ tư tưởng Cách mạng Tháng mười hoàn toàn trong sạch ” v.v.., “ bản thân chúng tôi cũng không minh bạch, rốt cuộc chúng tôi đang ở trong xã hội nào ”.

Ligatchev, người đã từng là người lãnh đạo Trung ương Đảng CS Liên Xô nói, điều khiến chúng tôi lúc đó cảm thấy đặc biệt kinh hoàng là, khoảng cách về mặt khoa học kỹ thuật giữa Liên Xô và phương Tây vô cùng lớn, chúng tôi cũng cảm thấy lo lắng vì tiến trình dân chủ hoá xã hội bị đình trệ, tất cả những cái đó đều ảnh hưởng tới mức sống của nhân dân cũng như tư tưởng xã hội. Ông ta cho rằng mấy năm trước Liên Xô tiến hành cải cách, đã giải quyết được một số vấn đề xã hội như nhà ở, nhưng sau đó khó khăn chồng chất, trong kinh tế đã xuất hiện hiện tượng vô tổ chức. Do vội vàng xoay chuyển cục diện không có lợi về kinh tế, hơn nữa lại không hiểu quy luật kinh tế, đã vội vầng quyết định chuyển nhanh sang kinh tế thị trường, kết quả là khó khăn gặp phải càng nhiều, nhất là hàng tiêu dùng thiếu thốn nghiêm trọng từ đó dẫn tới xã hội bất mãn ghê gớm.

Khi phân tích nguyên nhân khiến Liên Xô tan rã, Ligatchev đặc biệt nhấn mạnh những nhân tố dưới đây : thứ nhất là một loạt lớn người lãnh đạo, dưới ảnh hưởng của các loại nhân tố trong ngoài nước đã biến chất ; thứ hai là do Liên Xô đã tiêu hao qua mức một lượng lớn tiền vốn vào việc tăng cường năng lực phòng ngự quốc gia, đã đưa những cán bộ, chuyên gia học giả ưu tú nhất, các thiết bị, vật liệu tốt nhất và rất nhiều xí nghiệp công nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

Chernyayev còn phân tích hơn nữa : phương Tây dùng vũ khí siêu cấp tiến hành đe doạ, vốn chỉ là thủ đoạn doạ người phô trương thanh thế, nhưng Moskva lại đặc biệt dễ bị những thủ đoạn doạ người đó chi phối, rồi bị cuốn vào cuộc cạnh tranh vũ khí kiểu xoáy chôn ốc chí mạng, đã hy sinh tất cả, cuốí cùng gồm luôn cả sự hy sinh tương lai của đất nước mình.

Rykov, người đã từng làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cho rằng, Quốc hội Nga phát biểu tuyên ngôn chủ quyền tháng 6 năm 1990 là sự kiện có tính quyết định tới việc Liên Xô tan rã, sau đó không còn cái gì có thể ngăn cản được Liên Xô đi tới sụp đổ. Một khi Nga đã tuyên bố rõ ràng là mình nhỏ hơn quốc gia chủ quyền của toàn bộ Liên Xô, thì sụ tan rã của liên minh đã trở thành không thể tránh khỏi, các nước Cộng hoà khác không còn sự lựa chọn nào nữa, chỉ có thể cũng thành quốc gia chủ quyền.

Tổng thống Kazakhstan Nazarbaev cho rằng có hai sự kiện sản sinh tác dụng to lớn đối với việc Liên Xô tan rã, một là tuyên ngôn chủ quyền của Nga năm 1990, bởi vì lúc đó trên toàn bộ ranh giới Liên Xô, ngoài Estonia ra chưa có nước Cộng hoà gia nhập liên minh nào tuyên bố độc lập, Nga đòi chủ quyền với ai ? Câu trả lời chỉ có thể là : với các nước Cộng hoà khác, với Liên Xô ; hai là Đảng CS Liên bang Nga tuyên bố rút khỏi Đảng CS Liên Xô. Một khi hai sự kiện này phát sinh, số phận của sự giải thể Liên Xô là đã định, bởi vì cây cột chủ yếu chống đỡ cho nó là một quốc gia thống nhất đã sập đổ, kỷ luật và ý thức hình thái bảo vệ và bảo đảm cho sự thống nhất quốc gia cũng không tồn tại nữa.

Bây giờ nhìn lại có thể nói như thế này, đối với Liên Xô mà nói, thành cũng là Nga, bại cũng là Nga.

Công nhận Nga và các nước SNG


Ngày 25 tháng 12 năm 1991, khi báo cáo tình hình quốc tế và công tác ngoại giao tại kỳ họp thứ 23 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá bảy, tôi đã nói : Liên Xô giải thể tiêu chí sự đối đầu Mỹ - Xô, chiến tranh lạnh Đông Tây và thể chế hai cực hình thành gần nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cuối cùng đã kết thúc. Nhân dân Trung Quốc có tình hữu nghị truyền thống lâu dài và sự qua lại hữu hảo với nhân dân các nước Cộng hoà của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô giải thể, Chính phủ Trung Quốc căn cứ vào nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, tôn trọng sự lựa chọn của các nước, đồng thời sẽ tiếp tục cùng những nước Cộng hoà này duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu hảo.

Ngày 27 tôi gửi điện cho Ngoại trưởng Nga Kozyrev chính thức thông tri ông ta : Chính phủ Trung Quốc quyết định công nhận Chính phủ Nga đồng thời quyết định Vương Tận Khanh vốn là đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô đổi sang làm đại sứ tại Nga, còn biểu thị Chính phủ Trung Quốc trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình vui lòng duy trì và phát triển quan hệ hợp tác hữu hảo với nước Nga.

Đại sứ Vương Tận Khanh vốn là đại sứ mới của nước ta tại Liên Xô, mới đến Moskva vào cuối tháng 11 năm 1991. Đầu tháng 12, khi đồng chí theo thông lệ đến chào Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogatchev, phía Liên Xô đã nói với đồng chí, có khả năng trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 12, Tổng thống Goocbachốp sẽ nhận quốc thư của đại sứ Vương. Thế nhưng chỉ trong chớp mắt cục diện đã có bao nhiêu thay đổi, bản quốc thư còn chưa kịp trình thì Liên Xô đã không tồn tại nữa.

Sau khi Liên Xô giải thể, Bộ Quan hệ đối ngoại của họ (tức là Bộ Ngoại giao Liên Xô cũ) chuyển giao cho Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga. Bộ trưởng rời khỏi nhiệm vụ, bốn vị Thứ trưởng được tạm thời cử làm “ Đại sứ chấp hành nhiệm vụ đặc biệt ” của Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga. Ngày 24 tháng 12, Rogatchev đã trở thành một trong bốn vị đại sứ hẹn gặp đại sứ Vương, biểu thị xin lỗi trước việc đại sứ Vương không trình được quốc thư kịp thời, đồng thời biểu thị sẽ nhanh chóng sắp xếp để đại sứ Vương trình quốc thư lên người lãnh đạo Nga. Thế nhưng lúc này quốc thư mà đại sứ Vương mang theo để trình lên người đứng đầu Liên Xô đã không thể dùng được nữa, trong nước lập tức uỷ nhiệm giao thông ngoại giao mang cho đồng chí quốc thư mới.

Đợi đến khi đại sứ Vương trình được quốc thư lên Tổng thống Yeltsin đã là đầu tháng 2 năm 1992.

Ngày 27 tháng 12 năm 1991, tôi gửi điện cho Ngoại trưởng các nước Ukraina, Belarus, Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Georgia, Armenia, Azerbaizan, Moldova, nói cho biết Chính phủ Trung Quốc quyết định công nhận 11 quốc gia độc lập này và chuẩn bị cùng họ tiến hành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao.

Lúc này Đoàn Đại biểu Chính phủ Trung Quốc do Lý Phụng Thanh, Bộ trưởng Bộ Kinh tế mậu dịch đối ngoại làm Trưởng đoàn và Thứ trưởng Ngoại giao Điền Tăng Bồi làm Phó Trưởng đoàn đang thăm các nước Ukraina, Nga v.v... Khi điện công nhận của Trung Quốc gửi đi thì họ đang ở Moskva. Khi gặp Phó Thủ tướng Nga, Bộ trưởng Lý Phụng Thanh đã chuyển đạt thư miệng của Chủ tịch Dương Thượng Côn và Thủ tướng Lý Bằng cho Tổng thổng Yeltsin. Thứ trưởng Ngoại giao Điền Tăng Bồi thì hội đàm với thứ trưởng Ngoại giao Nga Kunatze về vấn đề quan hệ hai nước. Tối ngày 29 tháng 12, hai bên ký kỷ yếu hội đàm hai nước. Kỷ yếu khẳng định năm nguyên tắc chung sống hoà bình là cơ sở của quan hệ hai nước, xác nhận các nguyên tắc cơ bản được quy định trong hai bản tuyên bố chung Trung - Xô năm 1989 và năm 1991 là nguyên tắc chỉ đạo của quan hệ hai nước. Hai bên đồng ý sẽ tiếp tục thi hành các nghĩa vụ mà các điều ước, hiệp định do Trung Quốc và Liên xô đã quy định và tăng cường qua lại giữa các lĩnh vực, các cấp bực. Đồng thời hai nước sẽ nhanh chóng phê chuẩn hiệp định biên giới đoạn phía đông Trung-Xô. Bản kỷ yếu này đã giải quyết vấn đề kế thừa quan hệ Trung-Xô và cũng là văn kiện có tính chỉ đạo đầu tiên cho việc triển khai quan hệ Trung-Nga trong tình hình mới.

Trong thời gian hai Thứ trưởng Ngoại giao hai nước Trung-Nga hội đàm, Đoàn trưởng Lý Phụng Thanh tiếp tục thăm Belarus. Theo kế hoạch Đoàn đại biểu vốn định tiếp tục thăm vùng Trung Á, nhưng ngày 30 tháng 12, những người đứng đầu trong SNG phải họp ở Minsk, người lãnh đạo chủ yếu và Ngoại trưởng các nước tới thăm đều không ở trong nước, nên Đoàn đại biểu quyết định ngày 29 trở về Urumchi trước, sau đó từ ngày 2 tháng 1 năm 1992 bắt đầu thăm Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan. Đến mỗi nước Đoàn đại biểu đều cùng đối phương đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao, ký thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao. Do không kịp đánh máy in ấn tại chỗ, nên khá nhiều bản chính của thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao đều phải viết tay, đó là việc chưa từng có trong lịch sử ngoại giao của Trung Quốc mới.

Trong thời gian trên, đại sứ Vương Tận Khanh, một thành viên của Đoàn đại biểu đã trở lại Ukraina cùng đối phương đàm phán vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao, ngày 4 tháng 1 hai bên ký thông báo hai nuớc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong thời gian đi thăm, Đoàn đại biểu còn cùng năm nước Ukraina, Uzbekistan... ký hiệp định kinh tế thương mại. Những người lãnh đạo chủ yếu của các quốc gia vùng Trung Á này đều hội kiến Đoàn đại biểu Trung Quốc và đều biểu thị, rất vui lòng phát triển quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực. Có người lãnh đạo quốc gia còn đề xuất nên nhanh chóng thực hiện thăm viếng lẫn nhau giữa người lãnh đạo cấp cao của hai nuớc ; có người còn hỏi, lúc nào Trung Quốc cử đại sứ tới ; có Ngoại trưởng còn nói, đã bước đầu tìm kiếm nơi đặt trụ sở cho sứ quán Trung Quốc.

Trung tuần tháng 1, Đại sứ Vương Tận Khanh với tư cách là đại biểu Trung Quốc lại cùng đại biểu Armenia, Azerbaizan, Georgia và Moldova tiến hành đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao ở Moskva, sau đó lại lần lượt đi các nước này cùng đối phương ký thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao. Thông báo thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Belarus được ký ngày 20 tháng 1 tại Bắc Kinh. Như vậy Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Cộng hoà gia nhập liên minh Liên Xô trước đây.


Quan hệ mới Trung - Nga


Sự tan rã của Liên Xô cũng như những biến đổi đột ngột về tình thế do việc đó tạo ra và những thất lợi của phong trào xã hội chủ nghiã thế giới cộng thêm sức ép kinh tế, chính trị lúc đó do các nước lớn phương Tây gây ra đối với Trung Quốc vẫn tồn tại y nguyên, tất cả những cái đó đã làm cho môi trường quốc tế mà Trung Quốc gặp phải càng nghiêm khắc và phức tạp hơn.

Đối mặt với cục diện đó, đồng chí Đặng Tiểu Bình chỉ ra rằng : “ Một số nước xuất hiện rắc rối nghiêm trọng, dường như chủ nghĩa xã hội bị suy yếu, nhưng nhân dân đã được rèn luyện và từ trong đó tiếp nhận được bài học. ” Đồng chí yêu cầu mọi người không được kinh sợ lúng túng, không được cho là chủ nghĩa xã hội đã mất rồi, chẳng còn làm được gì nữa, thất bại rồi. Đồng chí nói, Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ai cũng không thể làm dao động nổi. Chúng ta làm là chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, là chủ nghĩa xã hội không ngừng phát triển sức sản xuất, là chủ nghĩa xã hội chủ trương hoà bình. Mùa xuân năm 1992, đồng chí Tiểu Bình phát biểu “ Các bài nói trong chuyến đi thăm miền Nam ” nổi tiếng, sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc trong khi đi sâu cải cách và mở cửa hơn nữa, đã lộ rõ sức sống càng sôi nổi hơn.

Lúc này cùng Nga và các nước trong SNG thiết lập loại quan hệ như thế nào đã trở thành vấn đề mà ngoại giao Trung Quốc đang đợi giải quyết gấp.

Từ trước khi thể chế chính trị, kinh tế Liên Xô bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, đồng chí Tiểu Bình đã đề xuất rõ ràng,Trung Quốc quan sát vấn đề quan hệ quốc gia không nhìn vào chế độ xã hội, bất kể là Liên Xô thay đổi như thế nào, chúng ta đều phải cùng họ, trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình, phát triển quan hệ một cách bình tĩnh, bao gồm quan hệ chính trị, không tranh luận hình thái ý thức.

Căn cứ vào luận đoán này, ngoại giao Trung Quốc đã chế định phương châm vượt qua sự bất đồng về hình thái ý thức và chế độ xã hội trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau triển khai qua lại các mặt chính trị, kinh tế v.v... với Nga và các nước SNG, khiến quan hệ giữa Trung Quốc và những quốc gia này tiến vào thời kỳ phát triển mới.

Đầu năm 1992, Ngoại trưởng Nga Kozyrev trong bức thư gửi cho tôi, bày tỏ nguyện vọng phía Nga muốn phát triển quan hệ với Trung Quốc theo quy mô và cấp bực như giữa Trung Quốc và Liên Xô trước đó.

Cuối tháng 1, Liên Hợp Quốc cử hành tại New York hội nghị những người đứng đầu các nước trong Hội đồng Bảo an lần đầu tiên trong lịch sử. Thủ tướng Lý Bằng tham dự hội nghị này. Phía Nga do Tổng thống Yeltsin tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên sau khi nước Nga thay ghế của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, người lãnh đạo Nga tham gia hoạt động Liên Hợp Quốc. Thủ tướng Lý Bằng và Tổng thống Yeltsin đã gặp nhau tại Tổng bộ Liên Hợp Quốc, trao đổi ý kiến về quan hệ hai nước.

Trước tiên, Tổng thống Yeltsin biểu thị, Nga sẽ tuân theo hai thông báo chung mà hai bên đã có, đồng thời hy vọng sẽ đưa quan hệ hai nước lên một độ cao mới. Nga sẽ nhanh chóng phê chuẩn hiệp định biên giới đoạn phía Đông. Thủ tướng Lý Bằng nói, khi xử lý quan hệ với nuớc ngoài Trung Quốc không vạch ranh giới về hình thái ý thức và chế độ xã hội, nhân dân Trung, Nga có tình hữu nghị truyền thống, đường biên giới dài trên 4.000 km giữa hai nước nên trở thành đường biên giới hoà bình và hữu nghị. Về kinh tế giữa Trung Quốc và Nga có tính bổ sung cho nhau rất lớn. Yeltsin còn đặc biệt chỉ ra, Nga rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa vùng Siberia và khu vực Viễn Đông của Nga với các tỉnh láng giềng của Trung Quốc.

Đó là lần tiếp xúc đầu tiên của những người lãnh đạo Trung - Nga, hai bên đều cảm thấy hài lòng về cuộc gặp mặt đầu tiên này, cho rằng đó là sự mở đầu tốt.

Sau đó, những qua lại về các mặt giữa Trung Quốc và Nga bắt đầu tăng lên, cục diện mới trong quan hệ hai nước dần dần triển khai. Tháng 2 năm này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc và Nghị viện Nga đã trước sau phê chuẩn hiệp định biên giới đoạn phía đông của hai nước.

Thấng 3 Ngoại trưởng Kozyrev thăm Trung Quốc. Trước khi đi, ông gửi thư nói với tôi, trong đoàn của ông có năm người phụ trách khu và bang biên giới thuộc vùng Viễn Đông Nga, còn có một số nhân sĩ giới thực nghiệp, hiển thị phía Nga coi trọng phát triển quan hệ mậu dịch giữa vùng Viễn Đông của mình với các tỉnh láng giềng Trung Quốc.

Khi hội đàm với Ngoại trưởng Kozyrev, tôi nói,cuối năm ngoái khi Đoàn đại biểu Trung Quốc thăm Nga, hai bên đã ký kỷ yếu hội đàm đặt cơ sở cho việc phát triển hơn nữa quan hệ hai nước. Tháng 1 năm nay, người lãnh đạo hai nước đã hội kiến thành công tại Liên Hợp Quốc càng làm cho hai bên có nhiều nhận thức chung hơn nữa về mặt phát triển quan hệ hợp tác láng giềng hai nước. Chúng tôi cho rằng, người lãnh đạo hai nước tăng cường tiếp xúc thông qua các loại kênh là rất có ích, đồng thời vui lòng tiếp tục loại tiếp xúc đó.

Kozyrev biểu thị, quan hệ Nga Trung không bắt đầu từ con số không mà là có cơ sở, đó là vì trước đây Liên Bang Nga đã kiên định ủng hộ bình thường hoá quan hệ Xô-Trung. Chính sách đối ngoại của Nga là thực hiện bình đẳng trong quan hệ đối ngoại, vừa phải phát triển quan hệ hữu hảo với các nước phương Tây cũng vừa phải phát triển quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là quan hệ láng giềng thân thiện với Trung Quốc. Trong quan hệ với Trung Quốc, Nga tôn trọng quá khứ, chú trọng tương lai. Nga vô cùng hy vọng cùng Trung Quốc phát triển quan hệ kinh tế thương mại hơn nữa.

Tôi nói với ông ta, triển vọng phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước rất tốt, gần đây Trung Quốc đã quyết định mở cửa bốn thành phố vùng biên giới Trung - Nga là Tuy Phần Hà, Hắc Hà, Mãn Châu Lý và Huy Xuân, mục đích là để triển khai giao lưu giữa hai nước.

Kozyrev trong khi khẳng định tác dụng của cuộc gặp mặt người lãnh đạo Trung - Nga tại Hội nghị những người đứng đầu các nước trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với sự phát triển quan hệ hai nước đã đề xuất hy vọng loại tiếp xúc như vậy giữa người lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục. Ông nói, khi ở New York Tổng thống Yeltsin đã từng nói, phải đi thămTrung Quốc.

Lúc đó tôi trả lời, phía Trung Quốc hoan nghênh Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc vào thời gian hai bên cảm thấy thuận tiện.

Và như vậy chuyến thăm của Tổng thống đầu tiên của nước Nga tới Trung Quốc đã được đưa vào chương trình làm việc hàng ngày.

Để chuẩn bị cho chuyến thăm của nguyên thủ này, giữa Trung - Nga đã triển khai một loạt hoạt động ngoại giao tích cực.

Tháng 4 năm 1992, Rogatchev đại sứ mới của Nga tại Trung Quốc đến nhận nhiệm vụ. Rogatchev và thân phụ của ông đều là những nhà Hán học nghiên cứu Trung Quốc. Từ những năm 50 đến những năm 70 của thế kỷ trước ông đã hai lần đến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng ông huân chương Hữu nghị Trung - Xô. Những năm 80 khi ông giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô tôi đã cùng ông thương thảo về vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước, và còn tiến hành hai vòng đàm phán về biên giới với Đoàn đại biểu Liên Xô do ông làm Đoàn trưởng, coi như là người quen.

Khi gặp mặt ông, trước tiên tôi nhắc lại tình hình qua lại của người lãnh đạo hai bên từ khi Trung - Xô bình thường hoá quan hệ đến nay, cho rằng Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc là sự tiếp tục của tiếp xúc lãnh đạo cấp cao Trung - Nga, là hợp với lôgich. Tôi biểu thị phía Trung Quốc vui lòng cùng Nga phát triển quan hệ kinh tế và quan hệ chính trị trên cơ sở mới, đàm phán biên giới và đàm phán cắt giảm quân đội ở vùng biên giới nên được tiếp tục tiến hành.

Quan hệ kinh tế thương mại hai nuớc đã có sự phát triển nhất định, đặc biệt là mậu dịch biên giới vô cùng sôi nổi. Chính phủ hai nước đều nên áp dụng thái độ ủng hộ tích cực những việc đó và cùng hiệp thương các vấn đề có khả năng gặp phải trong tiến trình đó. Đại sứ Rogatchev biểu thị hoàn toàn đồng ý.

Hạ tuần tháng 8, phía Nga chính thức đề xuất thời gian kiến nghị Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc. Tháng 9 trong thời gian dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tôi lại cùng Ngoại trưởng Kozyrev cùng đến dự Đại hội, trao đổi ý kiến về thời gian cụ thể của chuyến thăm và những văn kiện cần phải ký v.v...

Tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Kunatze thăm Trung Quốc, thương thảo với phía Trung Quốc về những văn kiện chính trị và tuyên bố chung của hai nước trong dịp Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc. Do Liên Xô đã giải thể, nên biên giới phía Tây Trung - Xô lúc đó đã trở thành biên giới giữa Trung Quốc và bốn nước, trong đó có Nga, Kunatze đồng thời dẫn Đoàn đại biểu liên hợp của Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan tiến hành hội đàm về vấn đề biên giới với Trung Quốc.

Ngày 24 tháng 10, phía Trung Quốc ký kỷ yếu hội đàm biên giới với bốn nước này. Kỷ yếu xác nhận, những nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới đã đạt được trong đàm phán biên giới Trung - Xô và được đưa vào trong hai Tuyên bố chung Trung - Xô, những hiệp nghị đã đạt được về hướng đi của đường biên giới trong đàm phán biên giới Trung - Xô vẫn còn hiệu lực và đồng ý thành lập Tổ công tác khởi thảo hiệp định biên giới. Đối với những đoạn biên giới còn chưa nhất trí trong hiệp thương, các mặt có liên quan sẽ tiếp tục tiến hành thảo luận.

Khi hội kiến Kunatze, tôi nói : sau khi Liên Xô giải thể, hai nước Trung - Nga đã kế thừa thành quả tích cực sau khi Trung - Xô bình thường hoá quan hệ, mà không kế thừa nhân tố tiêu cực, khiến quan hệ Trung - Nga trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng, chung sống hoà bình, bình đẳng cùng có lợi đã phát triển không ngừng về phía trước. Chúng tôi tin tưởng quan hệ hai nước so với quan hệ Trung - Xô trước đây sẽ càng lành mạnh, càng bình thường. Đường biên giới của chúng ta tràn đầy sức sống, điều này khiến người ta được cổ vũ. Đồng thời với việc việc mở cửa ven biển, ven sông, Trung Quốc cũng đang mở cửa ven biên giới. Mà mở cửa biên giới lục địa thì chủ yếu là hướng về Nga và các nước SNG. Như vậy, biên giới của chúng ta không còn là biên giới đối địch quân sự đóng cửa nữa, mà là biên giới mở cửa, khuyến khích hai bên qua lại và triển khai hợp tác hữu hảo. Vì vậy trong đàm phán biên giới, chúng ta nên thích ứng với tình hình mới, dùng phương pháp mới giải quyết tranh cãi mới.

Đàm phán biên giới giữa Trung Quốc và bốn nước Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan từng bước phát triển thành cơ chế “năm nước Thượng Hải”. Người lãnh đạo năm nước hàng năm tiến hành gặp gỡ, phạm vi thảo luận mở rộng đến xây dựng biện pháp tín nhiệm tại vùng biên giới, tình hình an ninh khu vực và tăng cường qua lại kinh tế. Sau này Uzbekistan cũng tham gia. Việc này trở thành tiền thân của “ Tổ chức hợp tác Thượng Hải ” (1).


Thăm Nga


Tháng 11, tôi thăm Nga đồng thời cũng thăm Uzbekistan, Tajikistan và Kazakhstan. Đó là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Trung Quốc tới các nước đó sau khi Liên Xô giải thể và các nước nói trên độc lập.

Trưa ngày 24, tôi bay từ Almaty tới Moskva, hai tiếng sau, đã gặp mặt Tổng thống Yeltsin tại Điện Kremlin.

Tổng thống Yeltsin sinh năm 1931 trong một gia đình nông dân tại bang Sverlovskaia, năm 1955 sau khi tốt nghiệp tại Khoa Kiến trúc Học viên Công nghiệp Ural đã làm công tác kiến trúc, sau này đã là người phụ trách bang Sverlovskaia và thành phố Moskva. Tháng 6 năm 1991 chính thức được bầu làm Tổng thống Nga đầu tiên. Thời thanh niên ông từng là đội viên bóng chuyền, sau này lại thích chơi quần vợt, là một người ưa thích vận động, nhìn bên ngoài rất tráng kiện, tinh lực dồi dào.

Chủ khách vừa ngồi yên chỗ, Tổng thống Yelsin đã đi ngay vào chủ đề, nói quan hệ hai nước chúng ta đã bước vào một “kỷ nguyên mới”, đó là một giai đoạn có ý nghĩa lịch sử. Ông lại nói, quan hệ đối với Trung Quốc, bất kỳ là tại châu Á hay là tại phương diện chính trị thế giới đều chiếm địa vị ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Ông còn ca ngợi những thành tựu Trung Quốc thu được trong cải cách, nói hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trên thực tế đã đi được một bước quan trọng, đó là kim ngạch mậu dịch giữa hai bên không chỉ không giảm mà ngược lại đã được mùa lớn, năm nay có thể đạt 4,5 tỷ USD. Lúc này Ngoại trưởng Kozyrev cùng có mặt nói chen vào, năm nay có thể đạt 5 tỷ USD.

Tổng thống Yeltsin xác nhận ngay tại chỗ thời gian thăm Trung Quốc, và nói, ông tin là trong thời gian thăm Trung Quốc hai bên có thể tìm được ngôn ngữ chung trong rất nhiều vấn đề, hy vọng chuyến đi này vừa thiết thực vừa bổ ích, ông còn nói với các quan chức Nga ngồi bên cạnh, hy vọng khi chuẩn bị những văn kiện mà hai nước sẽ ký, cần phải tránh cách làm cũ thời Liên Xô, sao đi chép lại giữa các văn kiện đến nỗi câu chữ các văn kiện đều giống nhau, từ kế hoạch năm năm này sao sang kế hoạch năm năm khác.

Ông biểu thị, cá nhân chưa hề thăm Trung Quốc, Trung Quốc có những cái đáng để Nga học tập, nhưng đáng tiếc là lần này ông không có nhiều thời gian để đi thăm nhiều địa phương hơn. Ngay sau đó ông nói với tôi chương trình hoạt động khẩn trương của ông từ sau tháng 12.

Tôi nói với Tổng thống Yeltsin, chuyến thăm này của tôi là để chuẩn bị hơn nữa cho chuyến thăm của ông. Trước khi tôi lên đường, Tổng bí thư Giang Trạch Dân và những người lãnh đạo Trung Quốc khác đã đặc biệt muốn tôi chuyển tới Tổng thống, đang chờ đợi gặp mặt Tổng thống tại Bắc Kinh. Tin tưởng là chuyến thăm của Tổng thống sẽ thu được thành quả tích cực, mở ra giai đoạn mới của quan hệ Trung - Nga. Nga là nước láng giềng lớn nhất của Trung Quốc, nhân dân Nga là nhân dân vĩ đại. Chúng tôi tin tưởng nhân dân Nga có thể khắc phục những khó khăn trước mắt, chào đón phồn vinh và phát triển. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ với Nga, quí trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Hy vọng tình hữu hảo và quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước tiếp tục củng cố và phát triển.

Tiếp đó, tôi nói đến những mưa mưa, gió gió mà quan hệ Trung - Xô đã trải qua trong mấy chục năm, vừa có bài học sâu sắc lại vừa có kinh nghiệm thành công. Chúng tôi cho rằng, muốn làm cho quan hệ hai nước lành mạnh, ổn định, phát triển lâu dài thì điều quan trọng nhất là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn của mỗi nước, tiến hành hợp tác bình đẳng cùng có lợi. Tôi còn giới thiệu với ông về quyết định xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà Đại Hôi lần thứ 14 Đảng CS Trung Quốc bế mạc cách đây hơn một tháng thông qua, và nhấn mạnh đó cũng là nhân tố thuận lợi để phát triển qua lại kinh tế Trung - Nga. Ngoài ra, tôi còn đề xuất giữa hai nước cần tăng cường liên hệ giao thông, làm cho biên giới trở thành một đường biên giới mở cửa, sống động, thúc đẩy qua lại hai nước và hoà bình hữu hảo.

Trong hội kiến, hứng thú của Yeltsin rất cao. Có thể nhìn thấy, ông cảm thấy rất thích thú trước mọi cái đang phát sinh ở Trung Quốc. Cuộc nói chuyện dài hơn một giờ, nếu như không vì năm phút sau Yelsin phải tham dự một cuộc họp Chính phủ, có thể ông còn nhiều vấn đề cảm thấy hứng thú nữa muốn hỏi.

Ngày hôm sau, tôi và Ngoại trưởng Kozyrev tiến hành hội đàm, chủ yếu là trao đổi với nhau tình hình chuẩn bị của mỗi bên cho cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Nga, và ký tắt vào Tuyên bố chung cơ sở quan hệ lẫn nhau Trung - Nga.

Trước khi kết thúc chuyến thăm về nước, tôi tiếp nhận phỏng vấn của các phóng viên, trả lời các vấn đề của họ như, nguyên tắc Trung Quốc phát triển quan hệ với Nga và các nước SNG, ảnh hưởng của việc Trung Quốc phát triển quan hệ với các nước đó đối với tình hình quốc tế... Tôi biểu thị, chúng tôi nhất quán cho rằng, sự giống và khác nhau về các mặt hình thái ý thức, chế độ xã hội cũng như quan niệm giá trị, truyền thống văn hoá... đều không nên trở thành chướng ngại cho việc phát triển quan hệ quốc gia. Quan hệ giữa các nước nên được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc dưới đây : nói từ chính trị là, chung sống hoà bình, tôn trọng lẫn nhau, láng giềng thân thiện hữu hảo, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau ; nói từ hợp tác kinh tế, cũng nên là bình đẳng cùng có lợi. Nếu có nhận thức chung như vậy, quan hệ hai nước Trung - Nga nhất định phát triển tốt đẹp.

Tiếp đó tôi nhấn mạnh, bản thân thế giới là đa dạng hoá, các nước khác biệt nhau rất lớn, hình thái ý thức, tôn giáo tín ngưỡng, dân tộc văn hoá, nhiều màu nhiều sắc, các kiểu các dạng, chế độ xã hội cũng như con đường phát triển đều có khác biệt rất lớn, Trong cái thế giới đa dạng đó, mọi người muốn chung sống hoà bình cùng phát triển thì việc đầu tiên là phải tôn trọng sự thực khách quan này.

Khi nói đến quan hê giữa Trung Quốc và Nga cùng các nuớc SNG khác, tôi chỉ ra, trước đây Trung Quốc và Liên Xô đã có quan hệ liên minh, và cũng có thời gian đối đầu rất dài, từ nay trở đi, nguyên tắc quan hệ của chúng tôi với Nga và các nước SNG khác là : không liên minh mà cũng không đối đầu. Đó mới là quan hệ quốc gia bình thường. Quay trở lại liên minh là không cần thiết và cũng không có khả năng, và cũng không có lợi cho cục diện hoà dịu thế giới ; còn quay trở lại đối đầu cũng không có lợi đối với tình hình quốc tế hoà dịu. Chỉ có xây dựng loại quan hệ quốc gia bình thường này mới có lợi cho sự ổn định khu vực và ổn định thế giới, có tác dụng tích cực có tính xây dựng đối với tình hình quốc tế.


Yeltsin thăm Trung Quốc


Sáng ngày 17 tháng 12 năm 1992, Đoàn vợ chồng Tổng thống Yeltsin bay đến Bắc Kinh. Cùng đi theo Đoàn còn có gần một trăm người như Tổng thống nước Cộng hoà Sakha, Chủ tịch Xô viết tối cao nước Cộng hoà Bashkorstan trong Liên bang Nga, Ngoại trưởng, Phó Chủ tịch Xô viết tối cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga v.v.. nếu tính cả số phóng viên đi theo và các nhân viên có liên quan khác thì tổng cộng phải tới trên 250 người.

Chủ tịch Dương Thượng Côn đã chủ trì lễ đón tiếp tại Đại lễ đường nhân dân, rồi gặp mặt Yeltsin. Chủ tịch Dương nói, Trung - Nga tiến hành gặp gỡ cấp cao có ý nghĩa quan trọng, dư luận quốc tế cũng rất coi trọng việc này. Tin tưởng là chuyến thăm lần này của Tổng thống sẽ thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển hơn nữa. Yeltsin biểu thị hài lòng trước những chuẩn bị của phía Trung Quốc cho chuyến thăm của ông, nói, với tư cách là một kiến trúc sư ông đi tham quan Cố Cung là rất có ý nghĩa. Ông còn nói, Chủ tịch Mao Trạch Đông từng có câu : chưa đến Trường Thành thì chưa phải là hảo hán, các thành viên của Đoàn đại biểu cũng đều muốn làm hảo hán một hồi.

Tiếp đó Tổng thống Yeltsin biểu thị, tình cảm hữu hảo của nhân dân Nga đối với nhân dân Trung Quốc đã thúc đẩy người lãnh đạo Nga áp dụng biện pháp cùng Trung Quốc mở rộng quan hệ hữu hảo trên các lĩnh vực.

Chủ tịch Dương nói, chúng ta không có lý do để làm xấu quan hệ đi, chỉ có thể làm tốt quan hệ, hiện nay hai nước đều phải đối mặt với nhiệm vụ chung là phát triển kinh tế nước mình, nên càng phải xây dựng quan hệ láng giềng hữu hảo và hợp tác cùng có lợi ổn định. Hiện nay kim ngạch mậu dịch hai nước đã vượt qua mức cao nhất của Trung Quốc và Liên Xô, đó là sự mở đầu tốt đẹp. Hai nước đều có sở trường của mình, trong mặt hợp tác kinh tế thương mại cũng như hợp tác trong các lĩnh vực khác đều có rất nhiều việc có thể làm. Ngoài gặp gỡ cấp cao ra, trong các cấp bực khác của hai nước, giữa các Công ty và xí nghiệp đều nên tiến hành tiếp xúc rộng rãi hơn.

Ngày hôm sau, Thủ tướng Lý Bằng và Tổng thống Yeltsin tiến hành hội đàm. Thủ tướng Lý Bằng nhấn mạnh, nhân dân hai nước có truyền thống hữu nghị, cơ sở để nhân dân hai nước phát triển quan hệ từ nay về sau nên là “ bình đẳng cùng có lợi, láng giềng thân thiện hữu hảo ”. Yeltsin nói, phát triển quan hệ Nga Trung là phương hướng ưu tiên của công tác ngoại giao của Nga, quan hệ của Nga với phương Tây không thể thay thế quan hệ của Nga với phương Đông, Nga tôn trọng chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Buổi trưa, Tổng bí thư Giang Trạch Dân hội kiến và chiêu đãi Tổng thống Yelsin tại Điếu Ngư Đài.

Tổng bí thư Giang nói đến chuyện bản thân ông từ thời nhi đồng đã rất quen thuộc tên tuổi các nhà khoa học Nga Lomonossov, Mendeleev, còn ở Trung Quốc có rất nhiều người yêu thích tác phẩm của các nhà văn Nga như Tolstoi, Pushkin.... Quan hệ hai nước đã có những thời gian tốt đẹp, và cũng có những năm tháng cứng nhắc lạnh lẽo. Mấy năm nay quan hệ hai nước phát triển, tin tưởng là chuyến thăm này của Tổng thống sẽ làm cho quan hệ hai nước phát triển càng lành mạnh hơn, thuận lợi hơn.

Yeltsin nói, quan hệ hai nước có tiềm lực to lớn và không gian phát triển rộng rãi. Lần này ông mang nguyện vọng chân thành đến thăm Trung Quốc. Trong chuyến thăm hai bên đã ký hơn 20 văn kiện, đã sáng tạo kỷ lục có thể ghi vào cuốn kỷ lục thế giới Guinness. Ông còn biểu thị, trong các mặt cải cách mở cửa và nâng cao phúc lợi của nhân dân, Trung Quốc đã giành được tiến triển rất lớn, nói một cách thẳng thắn, một số sáng tạo độc đáo nào đó trong cải cách của Trung Quốc rất đáng được nước Nga nghiên cứu và rút kinh nghiệm.

Tổng bí thư Giang giới thiệu với ông, Đại hội lần thứ 14 của Đảng CS Trung Quốc đã trình bầy một cách có hệ thống lý luận của Đặng Tiểu Bình về xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, xác lập mô thức kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, và biểu thị, chúng tôi sẽ tuân theo mục tiêu này một cách kiên định, xây dựng tốt kinh tế, và cũng hy vọng trong quá trình đó, cùng triển khai các mặt hợp tác với Nga.

Tối ngày 17 và chiều ngày 18 đã lần lượt cử hành hai lễ ký : Tuyên bố chung về cơ sở quan hệ lẫn nhau Trung - Nga và 24 hiệp nghị cũng như văn kiện có liên quan giữa Chính phủ và giữa các bộ môn. Chủ tịch Dương và Tổng thống Yelsin đã ký vào Tuyên bố chung cơ sở quan hệ lẫn nhau Trung - Nga. Tôi và Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Nga lần lượt ký vào các hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật, hợp tác văn hoá, miễn thị thực cho du lịch theo đoàn, lợi dụng hoà bình và nghiên cứu không gian vũ trụ giữa chính phủ hai nước v.v..

Người đứng đầu hai nước đã tuyên bố khi ký Tuyên bố chung : hai nước Trung Quốc và Nga cùng coi nhau là quốc gia hữu hảo. Điều này có nghĩa là quan hệ Trung - Nga trên cơ sở kế thừa toàn diện thành quả quan hệ Trung - Xô bình thường hoá còn có tiến triển.

Trong thời gian Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc, phía Trung Quốc tham gia tiếp đãi, ngoài người phụ trách các Bộ, Ban của nhà nước ra còn có người lãnh đạo đến từ các địa phương Hắc Long Giang, Cát Lâm, Nội Mông Cổ v.v.. Họ còn tiếp xúc với lãnh đạo các nước Cộng hoà và các Bang biên giới của Liên bang Nga cùng đi với Tổng thống Yeltsin.

Theo kế hoạch, Đoàn Tổng thống Yeltsin vốn định ngày 19 đi thăm Thâm Quyến nhưng sáng sớm hôm đó, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Nga đã đề xuất với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đới Thừa Quốc, do trong nước Nga có một số sự việc cấp bách phải do Tổng thống thân tự xử lý, nên sau khi đã suy tính kỹ, Tổng thống Yeltsin quyết định về nước trước thời hạn sáng hôm nay

Sau đó Ngoại trưởng Kozyrev và một số người khác đã tháp tùng vợ chồng Yeltsin về nước trước, những người còn lại tiếp tục tham quan Thâm Quyến. Về lý do khiến Yeltsin về nước trước thời hạn, theo sau này ông tự nói ra, đó là vì vấn đề thành lập nội các chính phủ gặp phiền phức. Ông nói ví dụ như là “chia công văn”, chia loạn mất rồi, nay cần ông về để chỉnh đốn trật tự.

Tháng 9 năm 1994, Chủ tịch Giang Trạch Dân chính thức thăm Nga. Đây là lần đầu tiên sau khi Liên Xô giải thể, người đứng đầu Trung Quốc đến thăm nước Nga. Sau khi hội đàm Chủ tịch Giang và Tổng thống Yeltsin đã tuyên bố trong “ Tuyên bố chung Trung - Nga ” : “ hai nước đã có quan hệ đối tác có tính xây dựng hình thức mới, tức xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện hữu hảo, hợp tác cùng có lợi trên cơ sở các nguyên tắc chung sống hoà bình, tức là không liên minh, cũng không nhằm vào nước thứ ba.”

Tháng 4 năm 1994, Tổng thống Yeltsin thăm Trung Quốc lần nữa. Thành quả quan trọng của chuyến thăm này là hai bên trong “ Tuyên bố chung Trung - Nga ” đã tuyên bố hai nước phát triển “ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược ”.

Trước khi Yeltsin lên đường, hai bên vốn đã cơ bản thương thảo xong văn bản của tuyên bố chung. Nhưng tối ngày 23 tháng 4, quan chức sứ quán Nga tại Trung Quốc đã thông báo khẩn cấp cho phía Trung Quốc rằng, Tổng thống Yelsin trên chuyên cơ vừa bay chưa lâu, đã nghiêm túc đọc lại văn bản mà hai bên đã thương thảo xong, cho rằng văn kiện còn chưa thực sự phản ánh được phương hướng phát triển của quan hệ hai nước trong một thời kỳ từ nay trở đi, ông kiến nghị trình bầy quan hệ hai nuớc là “ quan hệ bình đẳng tín nhiệm, hướng về quan hệ đối tác hợp tác chiến lược của thế kỷ 21.” Bộ Ngoại giao lập tức báo cáo tình hình đó lên Chủ tịch Giang. Chủ tịch Giang đồng ý kiến nghị của Tổng thống Yeltsin.

Tháng 12 năm 1999, Tổng thống Yeltsin lần thứ ba mà cũng là lần cuối cùng thăm Trung Quốc. Sau khi về nước, đúng vào lúc mọi người đang phấn khởi vui mừng chuẩn bị chào đón thiên niên kỷ mới, thì 12 giờ trưa ngày 31 tháng 12 ông xuất hiện trên màn hình vô tuyến, tuyên bố một quyết định khiến người ta kinh ngạc : “ Tôi quyết định vào ngày cuối cùng của thế kỷ sắp qua, từ bỏ chức vụ Tổng thống.” Trong tuyên bố ông biểu thị, sở dĩ làm như vậy không phải là do nguyên nhân sức khoẻ mà là “ xuất phát từ sự suy nghĩ tổng hợp đối với mọi vấn đề.” Ông còn nói, “ nước Nga cần phải có một nhà chính trị mới có trí tuệ, rồi rào tinh lực dẫn dắt vào thế kỷ mới.” Ông lập tức ký mệnh lệnh giao chức trách Tổng thống cho Thủ tướng Chính phủ Putin và giao ngay hòm mật mã hạt nhân và một số khác cho Putin. Quyền Tổng thống Putin ngay trong ngày ký mệnh lệnh cung cấp bảo đảm pháp luật về an ninh con người và tài sản đối với Tổng thống đã từ nhiệm và gia đình.

Tháng 3 năm 2000, Putin chính thức được bầu làm Tổng thống Nga. Tháng 7 năm đó theo lời mời của Chủ tịch Giang Trạch Dân ông thăm Trung Quốc. Nguyên thủ hai nước ký “ Tuyên ngôn Bắc Kinh ” nhấn mạnh, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung - Nga bình đẳng tín nhiệm, hướng tới thế kỷ 21 phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước. Ngoài ra, trong năm này nguyên thủ hai nước còn trong các trường hợp như Hội nghị thiên niên kỷ người đứng đầu của Liên Hợp Quốc v.v.. đã gặp gỡ nhau ba lần.

Tháng 7 năm 2001, theo lời mời của Tổng thống Putin, Chủ tịch Giang Trạch Dân tiến hành lần thứ năm thăm nước Nga kể từ khi đảm nhiệm Chủ tịch nhà nước đến nay. Tôi tháp tùng Chủ tịch Giang trong chuyến thăm quan trọng này. Ngày 16 tháng 7, nguyên thủ hai nước ký Điều ước hữu hảo Trung - Nga tại điện Kremlin, tiếp đó đã công bố Tuyên bố chung, chỉ ra bản điều ước này, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử đã khái quát các nguyên tắc, tinh thần và thành quả chủ yếu của quan hệ Trung - Nga, dùng hình thức pháp luật chính thức xác định tư tưởng hoà bình “ hữu hảo đời đời, không bao giờ là kẻ thù ” của nhân dân hai nước. Điều ước xác nhận, quan hệ hữu hảo hai nước được xây dựng trên cơ sở quan hệ quốc gia kiểu mới không liên minh, không đối đầu, không nhằm vào nước thứ ba.

Quan hệ mới Trung - Nga, lấy điều ước này làm hòn đá tảng, từ đó đã đặt được một cơ sở vững chắc.

Tiền Kỳ Tham

(*) Thực ra, cuốn Retour de l'URSS của André Gide được xuất bản năm 1936. Năm sau, là cuốn Retouches à mon Retour de l'URSS (chú thích của Diễn Đàn).

(1) Tổ chức hợp tác Thượng Hải : tháng 4 năm 1996, Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan đã cử hành cuộc gặp gỡ người đứng đầu tại Thượng Hải, ký “ Hiệp nghị về tăng cường tín nhiệm trong lĩnh vực quân sự tại vùng biên giới ”, cơ chế “ năm nước Thượng Hải ” ra đời ; tháng 6 năm 2001, nguyên thủ năm nước nói trên và Uzbekistan gặp mặt ở Thượng Hải ký “ Tuyên ngôn thành lập Tổ chức Thượng Hải ”, tuyên bố trên cơ sở cơ chế “ năm nước Thượng Hải ” xây dựng Tổ chức hợp tác đa biên mới - Tổ chức hợp tác Thượng Hải.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss