CHƯƠNG 21 - Hội nghị ngày 15 tháng 6
CHƯƠNG 21
Hội nghị ngày 15 tháng 6 – sóng to gió lớn
Phát biểu của ngoại trưởng các nước tham dự hội nghị Genève ngày 15 tháng 6 là một kỷ lục hay nhất tại các hội nghị ngoại giao quốc tế trong thế kỷ XX. Đối mặt với với các đại sư ngoại giao tập trung trước mặt mình, Chu Ân Lai gặp hiểm mà không sợ, càng ở nơi khó khăn càng thể hiện trí tuệ. Chín lần phát biểu của ông trong hội nghị đã làm cho cục diện hội nghị chuyển biến về mặt có lợi cho mình. Trí tuệ của Chu Ân Lai trong sóng to gió lớn chiếu rọi khắp nơi trên vũ đài ngoại giao Genève.
3 giờ 05 phút ngày thứ ba, 15 tháng 6 năm 1954, hội nghị toàn thể lần
thứ 15 về vấn đề Triều Tiên được Eden, chủ tịch hội nghị tuyên bố bắt
đầu, và mời Nam Il đại biểu Triều Tiên phát biểu trước.
Phát biểu của Nam Il chỉ ra: “mặc dù trên một số vấn đề quan trọng còn tồn tại bất đồng tương đối lớn nhưng vẫn nên tiếp tục cố gắng để đạt được những quyết định có thể cùng tiếp nhận. Nếu như hiện nay chúng ta không thể đạt được hiểu biết và cảm thông trên các vấn đề để có thể cử hành bầu cử nhằm thống nhất Triều Tiên, thì chúng ta nên trên một số vấn đề quan trọng khác, trước hết là trên vấn đề bảo vệ hòa bình Triều Tiên đạt được sự cảm thông.
Nam Il nói, căn cứ vào tin tức chính thức của Nam Triều Tiên, từ khi ký hiệp định đình chiến đến nay, binh lực của quân đội Nam Triều Tiên đã từ 16 sư đoàn tăng lên đến 20 sư đoàn, trong tương lai sẽ còn xây dựng 15 sư đoàn bộ binh và không quân to lớn. Xem ra chỉ cần quân đội nước ngoài còn ở lại Triều Tiên thì còn khó xóa bỏ cục diện căng thẳng. Ông kiến nghị, thành lập một Uỷ ban do đại biểu Nam, Bắc Triều Tiên tổ thành, giám sát đôn đốc quân đội nước ngoài rút quân, giảm bớt số lượng quân nhân Nam, Bắc Triều Tiên. Cũng nên tiến hành giao lưu kinh tế văn hóa giữa Nam, Bắc Triều Tiên.
Vì thế Nam Il đã nêu ra sáu điểm kiến nghị:
-
Các nước có liên quan, theo tỷ lệ nhanh chóng rút quân khỏi Triều Tiên, hội nghị Genève qui định thời hạn rút quân.
-
Trong một năm giảm bớt lực lượng quân sự của Nam, Bắc Triều Tiên mỗi bên không được vượt quá 100.000 người.
-
Uỷ ban do đại biểu hai bên Nam, Bắc tổ thành nghiên cứu giải trừ điều kiện tình trạng chiến tranh, hai bên ký hiệp định.
-
Mỗi bên Nam, Bắc Triều Tiên đều không ký điều ước quân sự với nước ngoài.
-
Thành lập Uỷ ban toàn Triều Tiên để đặt biện pháp, phát triển giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Nam, Bắc Triều Tiên.
-
Các nước tham gia hội nghị Genève đảm bảo Triều Tiên phát triển hòa bình, cố gắng vì sự hòa bình thống nhất Triều Tiên nhanh nhất.
Phát biểu của Nam Il không dài, là một bài viết vội. Thì ra sau buổi trưa ngày hôm qua (14 tháng 6) Eden đã gửi bản sao “Tuyên ngôn” của 16 nước cho Molotov. Vừa đọc xong Molotov đã nổi giận, giận dữ hỏi Eden, đây liệu có phải là 16 nước cho rằng vấn đề Triều Tiên sẽ không thể giải quyết được hay không?
Eden trả lời, bản thảo cuối cùng của “Tuyên ngôn” 16 nước tự bản thân có thể thuyết minh vấn đề.
Ngay tối hôm đó sau khi hội nghị đứng đầu ba nước Trung, Xô, Triều bàn bạc, đã cho rằng, hiện nay mặt trận phương Đông đã không thể đề xuất cái vốn định là phương án thứ hai và được coi là kiến nghị bổ sung cuối cùng, cần phải tranh thủ tại phiên họp cuối cùng đánh hết con bài của mình, cho dù không cứu vãn được sự tan vỡ ngay lập tức của hội nghị thì cũng làm cho đối phương ở vào vị thế bất lợi. Yêu cầu của phía ta đưa ra càng thấp thì càng làm cho đối phương bị động, càng lộ ra không có lý do, đồng thời khiến đối phương phải gánh chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc làm cho hội nghị tan vỡ.
Đại biểu người đứng đầu ba nước bàn định, Nam Il đề xuất kiến nghị giọng điệu tương đối thấp mới, rồi sẽ được Chu Ân Lai, Molotov ủng hộ.
Sau khi Nam Il phát biểu, Chu Ân Lai phát biểu, nói một cách rõ ràng:
Tại hội nghị ngày 11 tháng 6 tôi đã từng nói, đối với việc thảo luận giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên chúng ta đã thu được không ít ý kiến nhất trí và tiếp cận nhất trí, chúng ta nên khẳng định những ý kiến đã nhất trí và có thể nhất trí, sau đó tiếp tục thảo luận những điểm bất đồng, nhằm thuận tiện đạt được hiệp nghị hoàn toàn của các vấn đề. Do đó tôi cho rằng, hội nghị này không có lý do gì để không căn cứ vào kiến nghị của ngài Ngoại trưởng Liên Xô Molotov, tiếp tục thảo luận, nhằm thuận tiện cho việc đạt thành hiệp nghị về vấn đề hòa bình thống nhất Triều Tiên.
Trong phát biểu Chu Ân Lai chỉ ra: “Ngài Molotov, Ngoại trưởng Liên Xô khi đề xuất năm nguyên tắc của ông đã chỉ ra, còn có rất nhiều vấn đề chờ giải quyết, ông không hề đánh giá thấp tính phức tạp của tình hình này. Chính vì muốn giải quyết những bất đồng này nên mới cần phải khẳng định những ý kiến đã nhất trí và tiếp cận nhất trí. Đây vốn là điều tuân theo trình tự hợp với thường thức của các loại hội nghị. Thế nhưng những người phản đối kiến nghị của ngài Molotov đã sử dụng loại thái độ không hợp với thương tình, họ nói bên dưới nguyên tắc của mỗi hạng mục đã đạt hiệp nghị hoặc tiếp cận hiệp nghị vẫn còn rất nhiều điểm bất đồng, nếu như không đồng thời tiến hành giải quyết những điểm bất đồng có liên quan thì khẳng định những nguyên tắc này chẳng còn công dụng gì? Thực ra để giải quyết tốt hơn nữa những bất đồng này mới cần thiết khẳng định lại những ý kiến đã nhất trí và tiếp cận nhất trí.”
Chu Ân Lai khiển trách đại biểu Mỹ ngăn cản hội nghị Genève đạt được hiệp nghị. Ông nói: “trong quá trình thảo luận, đa số đại biểu đã nhấn mạnh sự tất yếu phải tiến hành giám sát quốc tế cuộc bầu cử tại toàn Triều Tiên, Ngày 22 tháng 5, đoàn đại biểu nước CHND Trung Hoa kiến nghị, do các nước trung lập không tham gia chiến tranh Triều Tiên phụ trách hạng mục giám sát quốc tế này. Điều này vốn là một khả năng rộng lớn để triển khai đạt thành thành hiệp nghị giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên. Thế nhưng trong cùng ngày hôm đó, đại biểu Đại Hàn Dân Quốc đã đề xuất do chính phủ Nam Triều Tiên thống nhất kiến nghị của toàn Triều Tiên. Để thúc đẩy hội nghị tiến triển, ngày 5 tháng 6 Molotov, ngoại trưởng Liên Xô đã đề xuất kiến nghị nguyên tắc năm điểm trên cơ sở tổng kết những ý kiến nhất trí và tiếp cận nhất trí của đại biểu các nước tham dự hội nghị bao gồm cả ý kiến của Đại Hàn Dân Quốc. Thế nhưng những ý kiến đó đã bị đại biểu Mỹ và đại biểu các nước khác phản đối. Từ đó có thể thấy, đại biểu Mỹ và đại biểu các nước theo Mỹ về căn bản không muốn đạt được bất kỳ hiệp nghị nào đối với vấn đề hòa bình thống nhất Triều Tiên. Sự thực là trước khi khai mạc hội nghị này một số nhân sĩ có thế lực nào đó của Mỹ đã công khai tuyên bố phương châm không cho phép hội nghị Genève thành công. Sự phát triển của hội nghị cho đến hôm nay đã chứng thực điểm đó. Chính sách ngăn cản hội nghị Genève của Mỹ là nguyên nhân cơ bản khiến cho đến nay hội nghị này không thể đạt được hiệp nghị.”
Chu Ân Lai tiến tới chỉ ra: “cho dù đến bây giờ chúng ta vẫn chưa thể đạt được hiệp nghị về vấn đề hòa bình thống nhất Triều Tiên, nhưng chúng ta cũng nên cố gắng đạt được hiệp nghị về vấn đề củng cố hòa bình Triều Tiên.” Ông ủng hộ sáu điểm kiến nghị vừa đề xuất của Nam Il, cho rằng nên có “Uỷ ban toàn Triều Tiên” do đại biểu hai bên Nam, Bắc Triều Tiên tổ thành.
Trước khi kết thúc phát biểu, Chu Ân Lai đề xuất nghị án, hy vọng hội nghị thông qua:
Đoàn đại biểu nước CHND Trung Hoa kiến nghị triệu tập hội nghị hạn chế do bảy nước Trung, Xô, Anh, Mỹ, Pháp nước CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tham gia, thảo luận các biện pháp có liên quan đến củng cố hòa bình Triều Tiên.
Chu Ân Lai kêu gọi: “Chúng tôi hy vọng đại biểu các nước tham dự hội nghị có suy nghĩ trịnh trọng đối với kiến nghị này.”
Tiếp đó đến Molotov phát biểu. Ông chỉ ra, năm điểm nguyên tắc do Eden đề xuất ngày 13 tháng 5 tại hội nghị: tiến hành bầu cử để tổ thành chính phủ toàn Triều Tiên, trong bầu cử hai bên Nam, Bắc Triều Tiên đều tuân theo nguyên tắc chế độ đại biểu theo tỷ lệ, bảo đảm tự do bầu cử trên cơ sở quyền bầu cử phổ thông và bỏ phiếu kín, dưới sự chủ trì của tổ chức LHQ tiến hành giám sát quốc tế bầu cử, quyết định điều kiện để quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên. Ngày 5 tháng 6 đại biểu Liên Xô đề xuất năm điểm ý kiến, về đại thể nhất trí với một số điểm trong năm điều của Eden, nhưng năm điều của Liên Xô tương đối tinh xác, cụ thể hơn. Molotov kêu gọi, những người tham dự hội nghị tiếp tục coi trọng đề nghị của Liên Xô
Nhằm thẳng vào tình hình xuất hiện hôm nay, Molotov nhấn mạnh: “nếu như những người tham dự hội nghị Genève có thể đặc biệt tuyên bố bảo đảm tính tất yếu của sự phát triển hòa bình Triều Tiên thì điều đó là một việc quan trọng đặc biệt.
Khi kết thúc bài phát biểu, Molotov cũng cung cấp một dự thảo “Tuyên ngôn chung” để hội nghị thảo luận:
Các nước tham gia hội nghị đã đồng ý: trong thời gian chờ đợi giải quyết cuối cùng vấn đề Triều Tiên trên cơ sở xây dựng một quốc gia thống nhất, độc lập, dân chủ, không được sử dụng bất kỳ hành động nào có thể tạo thành mối đe dọa cho duy trì hòa bình Triều Tiên.
Những người tham dự hội nghị tin tưởng nước CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc sẽ hành động vì lợi ích của hòa bình theo tuyên ngôn này.
Phát biểu của ba vị đại biểu mặt trận phương đông hết 1 giờ 30 phút, khi Eden mời Garcia, đại biểu Philippines phát biểu, Garcia đã đề nghị hội nghị tạm nghỉ.
Thời gian tạm nghỉ của các ngoại trưởng trong lần họp này, tổng cộng tới 50 phút. 16 tập đoàn nước lợi dụng 40 phút tiến hành một cuộc họp, một lần nữa xác nhận sẽ do hoàng thân Wan Waithayakon, đại biểu Thái Lan, đại biểu tập đoàn 16 nước tuyên đọc “Tuyên ngôn cuối cùng”. Chu Ân Lai, Molotov, Nam Il cũng gặp gỡ khẩn cấp, trao đổi cách nhìn về khả năng xuất hiện cục diện nghiêm trọng vào nửa cuối tiến trình hội nghị.
5 giờ 30 phút chiều, hội nghị tiếp tục tiến hành, các đại biểu tham dự hội nghị bàn luận, phát biểu. Eden mời Smith dại biểu Mỹ phát biểu trước. Sự chuẩn bị phát biểu của nửa vòng sau hội nghị khác với nửa vòng trước là hầu như mọi phát biểu đều được nói ngay trên bàn họp. Các tay thợ khổng lồ ngoại giao thế giới đều có tài biện luận, người nào cũng đều có thể xuất khẩu thành chương. Vì đây là hội nghị cuối cùng bàn luận về vấn đề Triều Tiên nên phải nắm chắc cơ hội, những người phát biểu không ai là không lời lẽ đanh thép, lập luận sắc bén. Trong hội nghị Genève đã xuất hiện cuộc đấu tranh tại hội trường dữ dội nhất, đã ghi lại một kỷ lục khó có trong lịch sử ngoại giao thế giới rất đáng nhớ lại.
Smith nói: “tôi đã đọc nghị án do đại biểu Liên Xô đề xuất với tâm tư kinh ngạc nào đó. Tôi muốn nhắc nhở mọi người, khẳng định là đại biểu Liên Xô đã quên hiệp định đình chiến Triều Tiên. Ở đây tôi muốn nhắc nhở các vị đang có mặt hãy chú ý tới các điều khoản của hiệp định đình chiến Triều Tiên. Đoàn đại biểu Mỹ tại đây thay mặt quân đội LHQ chỉ ra, hiệp định đình chiến Triều Tiên bao gồm điều khoản như thế này, tức chỉ cần phía Cộng sản tuân thủ, thì đình chiến vẫn tiếp tục có hiệu lực. Điều 62 của hiệp định đình chiến như sau:
Các điều khoản của hiệp định đình chiến này khi chưa được hai bên cùng tiếp nhận những sửa chữa và bổ sung thêm, hoặc chưa được cấp chính trị hai bên và trước khi qui định trong hiệp định giải quyết hòa bình được thay thế rõ ràng thì vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Hội đồng Bảo An LHQ đã phê chuẩn hiệp định đình chiến Triều Tiên ngày 28 tháng 8 năm 1953, hiệp định đình chiến yêu cầu Uỷ ban đình chiến Triều Tiên thông qua đàm phán ngăn chặn khả năng xuất hiện những hành vi vi phạm hiệp định, giám sát đôn đốc việcthực thi các điều khoản. Uỷ ban đình chiến thành lập thời gian đã lâu, quân đội LHQ nhất quán trung thực chấp hành điều khoản của hiệp định đình chiến. Chính là để bảo vệ hòa bình Triều Tiên để quán triệt hiệp nghị đình chiến, những cơ cấu tương ứng đến nay vẫn tồn tại. Vì vậy đối với chúng tôi mà nói, hiệp định đình chiến Triều Tiên cũng như nghị quyết phê chuẩn hiệp định đình chiến của Hội đồng Bảo an LHQ càng chính thức hơn, và càng thêm nội dung xác định hơn so với những lời lẽ sáo rỗng của ngài Molotov và càng có ích hơn cho việc duy trì hòa bình lâu dài của Triều Tiên.”
Phát biểu của Smith chẳng qua chỉ năm, sáu phút nhưng hung hổ hăm dọa, không thèm để ý tới kiến nghị của Molotov. Sáng hôm qua, đại biểu 16 nước do Mỹ đứng đầu đã họp một cuộc họp dài ba giờ, quyết định chấm dứt thảo luận vấn đề Triều Tiên của Hội nghị Genève. Nhiệm vụ của Smith là không để cho cuộc thảo luận về vấn đề Triều Tiên sản sinh ra bất kỳ kết quả nào.
Casey, đại biểu Australia phát biểu tiếp. Ông ta nói: “thưa ngài chủ tịch: xin cho phép tôi phát biểu một số ý kiến về những lời phát biểu của các vị chiều nay. Chúng tôi đã nghe đề án của ngài Nam Il tôn kính, cũng thông qua miệng ngài Molotov tôn kính, biết được ý kiến của ngài. Trước tiên tôi xin bầy tỏ ý xin lỗi đối với hội nghị bởi vì tôi không đủ thời gian dùng những lời nói thích đáng để biểu đạt đầy đủ cách nhìn của tôi đối với hai bản đề án.
Trước tiên, tôi muốn đề xuất cách nhìn của mình đối với đề án của ngài Nam Il tôn kính. Tôi cho rằng đề án của ngài Nam Il đã phản ánh được cách làm của Đảng Cộng sản mà mấy năm gần đây chúng ta ngày càng quen thuộc. Đề án của họ, bề ngoài xem ra là vì hòa bình, nhưng trên thực tế là muốn quốc gia đó rơi vào tay Đảng Cộng sản.
Tôi tin là, phần lớn các đồng sự của tôi cũng cho là như vậy, đề án của ngài Nam Il quyết không thể là cơ sở cho để giành được thành quả trong đàm phán sắp tới. Tôi vui lòng thuyết minh một cách ngắn gọn nguyên nhân trong đó. Trước tiên, đề án của ngài Nam Il đã đánh đồng Đại Hàn Dân Quốc có chủ quyền và pháp chế, với đương cục Bắc Triều Tiên tràn đầy tính xâm lược, phản ứng của chúng tôi đối với việc này, hoặc là nói phản ứng của tôi là, tôi phản đối ý đồ phân biệt mạt sát Đại Hàn Dân Quốc và quốc gia cộng sản ở biên giới phía bắc của Đảng Cộng sản. Thứ hai, các nước thành viên quân đội LHQ tham dự chiến tranh Triều Tiên tha thiết hy vọng dưới tiền đề bảo đảm an ninh cho Đại Hàn Dân Quốc, tuân theo nguyên tắc LHQ phải nhanh chóng rút quân khỏi Triều Tiên. Tôi tin là chúng tôi đã làm tốt chuẩn bị, chỉ cần trên cơ sở của nguyên tắc LHQ thống nhất quốc gia này, để khôi phục hòa bình và an ninh của Triều Tiên. Chúng tôi đều sẽ nhanh chóng rút quân.
Đại Hàn Dân Quốc là một chính phủ có chủ quyền, nó có thể căn cứ vào ý nguyện của mình, quyết định thiết lập quan hệ nào đó với một số quốc gia, nó phải căn cứ vào đòi hỏi phòng vệ mình mà quyết định xây dựng lực lượng vũ trang như thế nào. Tôi tin rằng, hội nghị Genève sẽ không đồng ý trong tình hình Hàn Quốc đang phải đối mặt với xâm lược lại tước đoạt năng lực phòng vệ của nó, hoặc là làm suy yếu trình độ tự phòng vệ của một quốc gia có 20 triệu dân, trong khi nước láng giềng nào đó, dân số ít hơn Hàn Quốc nhiều lại có lực lượng vũ trang đồng đều. Vì thế tôi cho rằng đề án của ngài Nam Il là để cô lập Hàn Quốc, ý đồ cắt đứt việc Hàn Quốc cùng các nước hữu hảo ký kết điều ước để lâm vào cô lập. Đồng thời đề án của ngài Nam Il còn có ý định làm cho chúng tôi tin là nó và Trung Quốc không có quan hệ điều ước nào chí ít là không có quan hệ chặt chẽ.
Tóm lại, tôi cho rằng đề án của ngài Nam Il tôn kính là nhằm làm cho Bắc Triều Tiên có thể xây dựng một chính phủ bình đẳng về chính trị với chính quyền hợp pháp Nam Triều Tiên. Đề án của ông đã làm rối loạn dư luận thế giới, làm lòng người trên thế giới quên rằng chính là Đảng Cộng sản thông qua việc cự tuyệt thông nhất Trièu Tiên trên nguyên tắc công bằng đã làm cho hội nghị Genève bị cản trở, còn nguyên tắc của LHQ là mong muốn hội nghị Genève đạt được mục tiêu này.
Vì những nguyên nhân đó cũng giống như ngày hôm nay khi vừa bắt đầu tôi đã nói, trước hết đề án của ngài Nam Il không có bất kỳ cái mới nào. Thứ hai, cũng không có bất kỳ nội dung nào khiến chúng tôi cho rằng đáng để bắt đầu lại cuộc thảo luận đã tiến hành khá lâu, nhằm giải quết những vấn đề chúng ta đối mặt hiện nay.
Còn đề án của ngài Molotov, tuyên bố của ông lại hoàn toàn là một loại tình hình khác. Nếu chỉ lướt nhìn, đề án của ngài Molotov dường như làm cho người ta khó từ chối. Thế nhưng giống như đại biểu Mỹ đã nói, về thực chất, trong đề án của ngài Molotov bao gồm nhiều chi tiết đã được trù hoạch một cách tinh tế, có một bộ phận đối với chúng tôi mà nói là khó có thể tiếp nhận. Điều này chủ yếu là do điều hai trong đề án của ông, ông yêu cầu những người tham dự hội nghị cùng thanh minh: ‘những người tham dự hội nghị tin tưởng, nước CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc sẽ vì lợi ích của hòa bình mà hành động theo bản tuyên bố này.’ Tôi cảm thấy, chúng ta có tương đối đầy đủ lý do để cho rằng chính phủ Hàn Quốc sẽ làm như vậy, nhưng tôi không thể gánh chịu trách nhiệm lý tính như vậy khi cho rằng chính phủ nước CHDCND cũng sẽ làm như vậy.Vì thế, các bè bạn tham dự hội nghị ần này đều có thể nhận thấy, chúng tôi không thể tiếp tục tiêu phí thời gian vào đề án của ngài Nam Il. Còn về đề án của ngài Molotov, thì phần mở đầu của nó về đại thể còn có thể để cho những người tham dự hội nghị tiếp nhận.”
Phát biểu của Casey so với Smith ôn hòa hơn một chút, phần kết thúc bài phát biểu của ông ta có dấu vết hòa dịu rõ rệt.
Sau đó là phát biểu của Garcia, Philippines. Ông ta nói: “vì vấn đề thống nhất Triều Tiên dường như đã trải qua tranh luận dài tới hai tháng và sau khi nghiên cứu thăm dò, chúng tôi đau khổ phát hiện rằng trên thực tế vẫn đứng ở vị trí đúng ngày khai mạc hội nghị. Chúng ta vừa nghe phát biểu và đề án của mấy vị đại biểu quốc gia cộng sản, nhưng so sánh với phát biểu của họ vào lúc khai mạc hội nghị, chẳng thấy có cái gì mới. Bọn họ làm trái nguyên tắc công bằng và bình đẳng, yêu cầu thành lập một Uỷ ban toàn Triều Tiên, ngang nhiên yêu cầu Bắc Triều Tiên chiếm 1/6 tổng dân số có quyền đại biểu như chính phủ Hàn Quốc chiếm 5/6 dân số1, đặt cái Uỷ ban này vào vị thế xem như bình đẳng nhưng thực ra không bình đẳng, từ đó đã vi phạm nguyên tắc dân chủ theo tỷ lệ.
Đề án như vậy, lại không có bất kỳ điều khoản nào nhằm giải quyết cục diện cứng nhắc, hóa giải đối nghịch, hoàn toàn nhằm làm thất bại mục đích cao cả của hội nghị lần này, chỉ nhìn qua là thấy rõ ngay, trong khi mục đích của chúng ta là xây dựng lại một Triều Tiên dân chủ, công chính, tự do, hoàn toàn thống nhất mà độc lập. Đối phương kiên trì cho rằng LHQ không có quyền can thiệp vào công việc Triều Tiên, không thể chấp hành sứ mệnh hòa bình trên thế giới căn cứ theo tinh thần hiến chương LHQ, căn cứ theo ý nguyện của trên 60 nước thành viên. Bọn họ đã kỳ quặc rêu rao, LHQ đã thi hành chức trách cảnh sát thế giới, đánh lùi xâm lược và khôi phục pháp chế của Triều Tiên là hành vi hiếu chiến phi pháp.Vì vậy đối phương đã hoàn toàn không nhìn thấy lịch sử và lôgich, kiên trì cho rằng, tuyên bố của LHQ nhằm thẳng vào vấn đề Triều Tiên và những hành động sử dụng là phi pháp, vô hiệu.
Đối phương thoát ly chân tướng sự thực, đả kích dữ dội Mỹ và các nước thành viên LHQ khác hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ áp dụng hành động đánh lui xâm lược khôi phục lại trật tự Triều Tiên cũng là xâm lược, bọn họ khiển trách LHQ đã biến thành công cụ xâm lược của nưóc Mỹ, do đó đã mất đi tính quyền uy trong hội nghị giải quyết vấn đề Triều Tiên
Đối phương không ngừng thay đổi hình dạng lặp lại những đề án cũ, xem ra rất hấp dẫn nhưng nói về căn bản thì thực ra không có thay đổi gì. Ví dụ, đề nghị của đại biểu Liên Xô ngày 5 tháng 6 và hôm nay, dường như giải quyết vấn đề Triều Tiên đã có phương hướng tiến lên, nhưng mọi đề nghị của họ đều có một tiền đề, đó là phủ nhận tác dụngcơ bản và quyền uy của LHQ trong mặt tranh thủ hòa bình thế giới. Thực chất của nó là ở đó.
Hịện nay có người đề nghị tiếp tục thảo luận cái được gọi là hoàn thành mục tiêu dự định của hội nghị Genève lần này nhưng những định trước của đề nghị này đã bị từ chối bởi vì trong đó có phần cố ý, tính toán chi ly lấy việc phủ định quyền uy của LHQ làm nội dung.
Ngoài ra, lập trường của chúng tôi vô cùng rõ ràng, đó là phải bảo vệ thống nhất và hòa bình của Triều Tiên, điều này cùng là một việc với hòa bình thế giới, là không thể tách rời. Mà muốn đạt được mục đích đó, thì điểm cơ bản là phải thừa nhận quyền uy của LHQ, công nhận quyết nghị của LHQ về vấn đề Triều Tiên và việc sử dụng hành động bảo vệ an ninh là hoàn toàn hợp pháp là phải tiếp nhận. Chúng tôi muốn nhấn mạnh lại với thế giới sự tín nhiệm và ủng hộ các nguyên tắc dưới đây:
1. Theo hiến chương LHQ, LHQ có đầy đủ quyền áp dụng hành động, đánh lùi cuộc xâm lược Triều Tiên, khôi phục pháp luật, trật tự và công bằng xã hội tại Triều Tiên. Cũng như vậy, LHQ có quyền trong việc hòa bình giải quyết Triều Tiên.
2. Để xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ, phải dưới sự giám sát của cơ cấu LHQ tuân theo nguyên tắc theo tỷ lệ dân số bầu cử hoàn toàn tự do và công bằng đại biểu quốc hội Triều Tiên.
Hơn 50 ngày trước đây, với lòng tin chân thành, chúng tôi đã có ý định cùng đoàn đại biểu cộng sản trên nguyên tắc cơ bản đạt được hiệp nghị. Chỉ cần đối phương bằng lòng, là chúng tôi thực sự bằng lòng tiếp tục đàm phán và thảo luận. Thế nhưng, chỉ có khi nào các quốc gia cộng sản tiếp nhận về cơ sở các nguyên tắc trên thì tiếp tục đàm phán và thảo luận mới có thể đạt hiệu quả được.
Đúng là chúng tôi hy vọng thống nhất Triều Tiên, nhưng quyết không trả giá bằng cách làm tổn hại, sỉ nhục LHQ. Chúng tôi muốn thiết lập một Triều Tiên thống nhất và độc lập, nhưng quyết không trả giá bằng sự chia cắt chân tay LHQ, bằng máu, nước mắt và sự đau khổ của hàng ngàn hàng triệu con người. Chúng tôi muốn bảo vệ nguyên tắc và ý chí của LHQ, sau chiến tranh thế giới thứ thứ hai chính là LHQ căn cứ vào tôn chỉ tinh thần của nhân loại đã mang lại sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác và bình đẳng trong quốc tế.”
Sau đại biểu Philippines là phát biểu của Ngoại trưởng [Paul-Henri] Spaak, đại biểu Bỉ. Ông ta nói: “Đoàn đại biểu mang theo nỗi lo lắng đồng thời mang theo cả hy vọng tới tham dự hội nghị, trong cuộc họp thứ sáu trước, ngài Eden đã cho chúng ta một cảnh cáo, nhiều người chúng ta đều cho rằng, một giờ phút có tính quyết định đã tới. Chúng tôi cho rằng, đồng thời tôi cũng cho rằng, sau những phát biểu tràn đầy mong muốn hòa giải tại thứ sáu trước, chúng ta có thể trên cơ sở mới tiến thêm một bước trong hội nghị.
Hôm nay trong ba bài phát biểu của các quốc gia cộng sản, tôi nghe được ba loại ý kiến, hoặc là nói ba loại khiển trách. Trước tiên, đối phương chỉ trích hệ thống hoặc đề án của chúng tôi sẽ làm cho Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Nam Triều Tiên làm cho Bắc Triều Tiên thành nô lệ của Nam Triều Tiên. Thứ hai, chỉ trích chúng tôi muốn ngừng họp hội nghị Genève. Thứ ba, đối phương chỉ trích chúng tôi không nghiêm túc suy xét kiến nghị của Molotov.
Trước việc đó, tôi cần phải nghiêm túc nói, truớc tiên, mục đích của chúng tôi quyết không phải là làm cho Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Nam Triều Tiên. Mục đích của chúng tôi là ở dân chủ thực sự. Nếu như chúng tôi thực sự muốn đứng trên lập trường khiến Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Nam Triều Tiên thì lần hội nghị này sẽ không thu được gì cả, hơn nữa bất kỳ hội nghị nào có thái độ như thế đều sẽ không có thu hoạch. Nguyện vọng của chúng tôi là thiét lập một hệ thống dân chủ, khiến toàn thể nhân dân Triều Tiên đều có thể tự do và dân chủ biểu đạt ý kiến của mình. Chúng tôi hy vọng mọi đảng phái ở Triều Tiên đều tiếp nhận phán quyết công chính này.
Thứ hai, tôi nói một cách khẳng định, muốn kết thúc hội nghị này quyết không phải là nguyện vọng của chúng tôi. Chúng tôi biết, nếu như hội nghị lần này không thu được bất kỳ hiệp nghị nào thì dư luận thế giới sẽ thất vọng sâu sắc. Thế nhưng ta cần phải nghĩ rằng đó cũng chính là vì mục đích hòa bình là vì nhu cầu của các hội nghị sau này. Cũng giống như đại biểu Anh một ngày nào đó đã nói, chúng ta phải có dũng khí đối mặt với hiện thực, chứ không bị bưng bít bởi hiện tượng bề ngoài. Những bài nói trường thiên và những cuộc thảo luận không có điểm dừng đều không thể mang lại tiến triển cho sự nghiệp hòa bình, cũng không thể giành được sự đồng thuận mà hành động đòi hỏi.
Thứ ba, nói chúng tôi không nghiêm túc chú ý, suy xét tới đề án của Molotov, là không có căn cứ và không công chính. Tại hội nghị thứ sáu trước, đề nghị của Molotov được thảo luận đầy đủ, có chỗ bị phản bác có chỗ được ủng hộ. đại biểu New Zealand, Canada, Pháp, Anh và Bỉ trong phát biểu của mình đều trình bầy ý kiến đối với đề nghị của ông ta, chỉ ra phần nào có thể tiếp nhận, phần nào các nghĩ của chúng ta có bất đồng. Chính là vì những phát biểu đó đã nhằm thẳng vào đề án của ngài Molotov nên trong phát biểu hôm nay ngài Molotov mới có sự trả lời tương ứng. Làm sao có thể nói đó là đề án của ngài Molotov không được coi trọng? Rõ ràng là, chúng tôi cho rằng bài nói của ngài Molotov trong hội nghị hôm ấy là một trong những bài nói quan trọng nhất của hội nghị lần này.
Nên chú ý là, ngược lại, hôm đó ngài Molotov đã không có một lời về phát biểu của các quốc gia nói trên. Thứ sáu trước phát biểu của một số nước có liên quan đến chủ trương của ngài Molotov, ngoài ra còn có một số đại biểu chú ý tới vấn đề khác, điều đó thuyết minh, trên những vấn đề này, phát biểu của chúng tôi tương đối tự do.
Chúng tôi đặc biệt lưu ý chỉ ra hai điểm cơ bản, tôi cho rằng nếu như ngài Molotov có ý muốn hội nghị tiếp tục thì ông nên tránh hai điểm này, chúng tôi không thỏa hiệp về hai điểm cơ bản đó. Tôi muốn chỉ ra, cần phải thông qua bầu cử tự do xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ. Phát biểu của đại biểu Canada, Australia, New Zealand sau khi đã nghiêm túc chuẩn bị về điều này, đã khiến ngay ngài Molotov cũng phải nói là “quá hoàn thiện”. Tôi muốn hỏi ngài Molotov, đối với Đảng Cộng sản thì xem ra cái từ ‘tự do’ mà họ nói trong ‘ bầu cử tự do’ rốt cuộc có hàm nghĩa gì? Đại biểu Đảng Cộng sản dự tính bầu cử ‘tự do’ như thế nào? Mặc dù hội nghị hôm nay họp đã rất lâu nhưng đối phương trước sau vẫn chưa trả lời vấn đề vốn rất rõ ràng này.
Thứ hai, chúng tôi đã nói rất minh bạch, vì sao chúng tôi cho rằng một môi trường tràn đầy tự do là điều kiện cơ bản để tiến hành cuộc bầu cử như vậy.
Còn như muốn kết thúc cuộc họp lần này, tôi đã nói, nếu hội nghị không đạt được một hiệp nghị sẽ tạo ra hậu quả đáng sợ. Ngài Molotov chỉ trích chúng tôi sử dụng từ ‘đáng sợ’, cho rằng nó quá dữ dội, tôi lại không cho rằng như vậy. Tôi đã nói, liệu hành động của LHQ tại Triều Tiên có phải là xâm lược hay không? Đó là vấn đề lớn liên quan tới an ninh quốc tế và bản thân LHQ liệu có còn tồn tại hay không. Nếu như chúng ta công nhận, LHQ là một bên giao chiến tại Triều Tiên, thì chúng ta làm thế nào để về New York thảo luận thế nào là lợi ích an ninh chung? Tôi cho rằng lý luận của ngài Molotov sẽ dẫn tới kết quả đáng sợ đối với an ninh quốc tế và sự tồn tại của LHQ. Trên vấn đề này chẳng có cái gì tốt để thảo luận cả. Khiển trách hành động của LHQ tại Triều Tiên là xâm lược, nói LHQ là một bên giao chiến khiến chúng tôi cảm thấy lo ngại sâu xa, tiếp tục thảo luận như thế sẽ không có kết quả gì. Việc biện luận về vấn đề này đã lặp đi lặp lại nhiều lần không chỉ khiến chúng ta thất vọng sâu sắc mà cũng làm cho hội nghị chưa thể tiến thêm một bước.
Tôi không nói gì về bản tuyên bố mới của ngài Nam Il, bởi vì nó không tốt hơn chút nào so với tuyên bố trước của ngài Nam Il. Hôm nay ông chỉ đề cập đến việc quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên, không hề có một lời nói đến tương lại của Triều Tiên.Tôi chỉ có thể nói, chúng tôi không bị những đề án như vậy làm cho ngu đi.
Trước khi kết thúc cuộc họp hôm nay chúng tôi giới thiệu một vị đại biểu đọc một tuyên bố, tôi tin rằng đó là tuyên bố cuối cùng của hội nghị lần này về vấn đề Triều Tiên, thể hiện đầy đủ lập trường của chúng tôi đối với việc này. Đọc bản tuyên bố này bản thân đã là một sứ mạng quan trọng, quang vinh và trần đầy tinh thần trách nhiệm, bởi vì nó quan hệ tới nguyên tắc cơ bản của LHQ. Căn cứ vào nguyên tắc mọi nước thành viên LHQ có chủ quyền nhất loạt bình đẳng, chúng tôi xin mời một vị đại biểu ngoài các nước lớn đọc bản tuyên bố này.
Tôi không cho rằng bản tuyên bố này sẽ tiêu chí cho việc phải kết thúc các cuộc thảo luận có liên quan về vấn dề Triều Tiên, điều quan trọng hơn là, hội nghị chủ đề này của chúng ta cần có một sự bàn giao với LHQ. Một lần nữa tôi biểu thị, tôi không đồng ý cách nói cuộc họp lần này không có liên quan gì với LHQ của ngài Molotov. Đúng là, hội nghị lần này không phải do LHQ triệu tập, nhưng nó có liên quan với quyết nghị ngày 28 tháng 8 năm 1953 của LHQ, vì vậy, hội nghị lần này nên báo cáo kết quả và những kiến nghị có liên quan lên LHQ.
Tôi phấn khởi khi nghe kiến nghị bổ sung được đề xuất trong bài phát biểu hôm nay của đại biểu Liên Xô. Tôi cho rằng kiến nghị của ông có thể sản sinh kết quả tốt đẹp, nếu không đại biểu Mỹ đã không chỉ ra, hiệp định đình chiến Triều Tiên đã bao hàm nội dung đề nghị của ngài Molotov, tôi vui lòng ủng hộ điều đó. Tôi cho rằng, không cần thiết phải dùng những phương thức khác nhau để trình bầy cùng một tư tưởng. Nếu không, người ta sẽ từ so sánh những sai khác giữa các cách nói mà sản sinh ra những ý nghĩa khác nhau.Và hiệp định đình chiến đã trình bầy một cách rõ ràng không có nhầm lẫn rằng hàng loạt hành vi đối địch sẽ quay trở lại. Tôi chân thành hy vọng loại căm thù đó không xẩy ra lại, chúng tôi không càn thiết thảo luận làm thế nào miêu tả lại loại trạng thái đó. Hơn nữa tôi đúng là muốn nói, tôi rất phấn khởi chú ý tới những chi tiết và tinh thần hòa giải trong đề nghị của ngài Molotov, tôi nghĩ mội người cũng đèu sẽ đồng ý.
Xin nói thêm một câu, tôi cho rằng, thời gian chúng ta chia tay trong hội nghị lần này đã tới. Khi chúng ta chia tay, nên ghi nhớ là trong chúng ta chẳng ai mất cái gì.Tôi cho rằng, hãy để cho thời gian trôi đi một quãng, khiến tâm tư dữ dội của chúng ta do chiến tranh và sự chia rẽ bất hạnh của Triều Tiên bình tĩnh lại được, từ đó khiến các mặt lại có thể cử hành hội nghị để tiến tới đạt được hiệp nghị. Tôi còn muốn nói, công tác của chúng ta trong hội nghị lần này không phải là không có ý nghĩa, chúng ta đã trình bầy kỹ một số nguyên tắc. Chúng ta nên tổng kết một chút, để trên cơ sở đó, chúng ta có thể sử dụng hành động nào đó. Công tác của chúng ta sẽ không lãng phí uổng. Tôi hy vọng trong một tương lai không xa sẽ có thể hội đàm lại, lại một lần nữa kiểm nghiệm xem vấn đề ở đâu, nhằm thiết lập một Triều Tiên thực sự thống nhất độc lập và dân chủ.
Bài nói của Spaak vào lúc gần kết thúc đã biểu đạt nguyện vọng mong muốn hòa dịu, mong muốn sau này sẽ lại cử hành hội nghị về vấn đề Triều Tiên. Chính điểm đó đã bị Chu Ân Laí nắm lấy một cách nhạy bén.
Sau phát biểu của Spaak, phát biểu của Ngoại trưởng Hàn Quốc là những câu chửi loạn xạ. Ông ta nói: “đoàn đại biểu nước tôi trong các bài phát biểu trước đã biểu thị rõ ràng, tại hội nghị lần này, phía Đảng Cộng sản quyết không thể thông qua phương thức dân chủ chân chính thống nhất Triều Tiên, mà kì vọng Triều Tiên vĩnh viễn ở tình trạng chia cắt, thông qua các loại phương thức thẩm thấu để chinh phục nửa kia Triều Tiên tự do. Ở đây tôi chỉ muốn chỉ ra, phát biểu của 3 vị đại biểu quốc gia cộng sản chiều hôm nay chẳng qua chỉ là để chứng minh, tôi phán đoán chính xác ý đồ của bọn họ trong vấn đề Triều Tiên. Bọn họ không chịu tiếp nhận nguyên tắc cơ bản của chúng tôi về việc thiết lập một quốc gia thống nhất, từ đó hòng một lần vất vả hưởng lợi muôn đời kết thúc bất hạnh chia rẽ dân tộc, mà làm trái sứ mệnh chính xác của hội nghị lần này, đề xuất một số vấn đề tưởng là đúng nhưng thật ra lại sai, khiến sự chia cắt Triều Tiên tiếp tục kéo dài, điều này hoàn toàn đứng về mặt đối lập đối với công tác chúng tôi đã làm để Triều Tiên thống nhất. Đề án của ngài Molotov về vấn đề Triều Tiên là một phần trong âm mưu của Đảng Cộng sản.”
Tiếp đó là phát biểu của hoàng thân Wan Waithayakon, đại biểu Thái Lan, mở đầu chỉ ngắn ngủi vài câu: “lập trường của đoàn đại biểu 16 nước tham gia quân đội LHQ, đã thông qua trình bầy của các vị đại biểu nói trước mà vô cùng rõ rồi. Hiện nay, lập trường chung của 16 nước đã bao gồm trong một bản tuyên bố, đồng thời uỷ quyền cho tôi thay mặt 16 nước đọc tuyên bố đó. Tiếp đó ông đọc tuyên bố 16 nước:
Căn cứ vào nghị quyết ngày 28 tháng 8 năm 1953 của Hội đồng Bảo an LHQ, cũng như công báo Berlin ngày 18 tháng 2 năm 1954, chúng tôi, cử lực lượng vũ trang, tổ thành quân đội LHQ tiến vào quốc gia Triều Tiên, đã tham gia hội nghị Genève lần này, với ý thông qua phương thức hòa bình xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập.
Căn cứ vào những cố gắng trước đây của LHQ nhằm xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và tự do, chúng tôi đã đề xuất một loạt chủ trương và kiến nghị, trong đó các nguyên tắc chủ yếu nhất là:
-
Theo hiến chương LHQ, LHQ có đầy đủ quyền lực sử dụng hành động, đánh lùi xâm lược Triều Tiên, khôi phục hòa bình và trật tự ở Triều Tiên, đồng thời hòa giải nhằm hết sức giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên.
-
Để xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ, cần phải dưới sự giám sát của cơ cấu LHQ tuân theo nguyên tắc theo tỷ lệ dân số bầu cử đại biểu quốc hội Triều Tiên một cách tràn đầy tự do và công chính.
Vì việc này chúng tôi đã chân thành và kiên trì tìm kiếm cơ sở đạt thành hiệp nghị, để căn cứ vào nguên tắc này xây dựng Triều Tiên thống nhất. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản đã từ chối từng nỗ lực một mà chúng tôi bỏ ra vì việc này. Bất đồng chủ yếu giữa chúng ta đã tương đối rõ. Trước hết, chúng tôi tiếp nhận đồng thời kiên trì quyền uy của LHQ, còn phía Đảng Cộng sản đã từ chối quyền uy của LHQ hơn nữa còn chỉ trích LHQ tại Triều Tiên đã sa vào công cụ của xâm lược. Nếu chúng tôi tiếp nhận lập trường đó của cộng sản thì có nghĩa là lợi ích an ninh cộng đồng quốc tế và bản thân LHQ đã chết. Thứ hai, chúng tôi chân thành hy vọng tiến hành bầu cử tự do, còn phía Đảng Cộng sản thì kiên trì cái gọi là trình tự khiến bầu cử tự do thật sự trở thành không có thể. Rất rõ ràng, phía Đảng Cộng sản không tiếp nhận sự giám sát công chính và có hiệu quả đối với bầu cử tự do. Rất rõ ràng mục đích mà họ biểu đạt rõ là sự thống trị của Bắc Triều Tiên. Từ năm 1947 đến nay trước sau bọn họ đã kiên trì loại thái độ đó do vậy đã cản trở những cố gắng mà LHQ bỏ ra để thống nhất Triều Tiên.
Tốt nhất là chúng ta đối mặt với hiện thực, giữa việc khêu gợi hy vọng giả tạo dẫn dắt sai nhân dân thế giới cho rằng sẽ có thể đạt được hiệp nghị, chẳng bằng công nhận bất đồng của chúng ta.
Trong tình hình đó, chúng ta không thể không nuối tiếc mà đưa ra kết luận, chỉ cần đoàn đại biểu Đảng Cộng sản từ chối hai nguyên tắc cơ bản mà chúng tôi cho rằng không thể bàn cãi, thì việc hội nghị lần này tiếp tục thảo luận vấn đề Triều Tiên chỉ là tốn công vô ích. Một lần nữa chúng tôi biểu thị rõ, ủng hộ LHQ về vấn đề Triều Tiên là mục tiêu đã định
Căn cứ theo quyết nghị ngày 28 tháng 8 năm 1953 của Hội đồng Bảo an LHQ, các nước tham gia tuyên bố báo cáo lên LHQ tiến trình có liên quan của hội nghị lần này.
Hoàng thân Wan Waithayakon sau khi đọc xong tuyên bố 16 nước không phát biểu bổ sung, việc liên tục phát biểu của đại biểu 16 nước cũng kết thúc một giai đoạn.
Lúc này Molotov phát biểu ý kiến. Ông nói: “hội nghị lần này về việc thảo luận vấn đề Triều Tiên đã đến bên bờ vực thẳm. Rất rõ ràng, đề xuất phải kết thúc hội nghị lần này lại chính là 16 nước liên tục đánh nhau ở Triều Tiên vừa đọc tuyên bố.
Mấy tuần lễ nay, chúng tôi liên tục nghiên cứu vấn đề làm thế nào thống nhất Triều Tiên, đối với nhân dân Triều Tiên mà nói đây là một vấn đề căn bản nhất. Hai bên đều vì việc này đưa ra đề án. Căn cứ vào tình hình này, ngày 5 tháng 6 đoàn đại biểu Liên Xô đã đưa ra nghị án của mình.
Xin chú ý, hôm nay đoàn đại biểu Liên Xô đề xuất nghị án là để biểu thị ý kiến không đồng ý của đoàn đại biểu. Có người nói, chúng tôi không trả lời vấn đề quan trọng đã đề xuất với chúng tôi. Quyết không phải như vậy. Trên thực tế hôm nay chúng tôi đã trả lời nhiều vấn đề quan trọng mà mấy lần hội nghị trước đối phương đã đưa ra. Sự thực là, chính là 16 nước liên tục đánh nhau trong ranh giới Triều Tiên ba năm nay đã không đưa ra đối án tương ứng với của chúng tôi. Xuất phát từ nguyên nhân bản thân, bọn họ không muốn tiếp nhận đề án của đoàn đại biểu Liên Xô. Đúng là, bọn họ không đề xuất một nghị án có tính cương lĩnh được hội nghị lần này có thể tiếp nhận, sự thực là, một số đề án đề xuất của đoàn đại biểu trước đã đột ngột biến mất, biến mất trên bàn đàm phán, bọn họ đã giấu đi. Tôi không biết đó là vì sao, nhưng tôi cho rằng điều này là quan trọng, đáng được chú ý.
Sau những phát biểu hôm nay, xoay quanh vấn đề thống nhất Triều Tiên, các loại quan điểm đã vô cùng rõ ràng. Tuy vậy rốt cuộc vì sao hội nghị vừa bắt đầu đại biểu chính quyền Lý Thừa Vãn đã nói toạc ra, lại được đại biểu nhiều nước tiếp nhận loại lập trường đó? Từ những biện luận đã trải qua của chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ rệt, những đại biểu này có một mục đích vô cùng rõ ràng, bọn họ ý đồ áp đặt chính quyền Nam Triều Tiên phản dân tộc, phản dân chủ lên Bắc Triều Tiên, bọn họ ý đồ lợi dụng hội nghị Genève để đạt mục đích này. Thế nhưng ý đồ đó không thể thực hiện được, đó chính là nguyên nhân vì sao chính quyền Lý Thừa Vãn và đoàn đại biểu các nước ủng hộ cái chính quyền thối nát, bán phát xít hóa đó lại không thể cùng chúng tôi đạt được hiệp nghị. Quyết định chúng ta làm ra có nghĩa gì? Đối với nhân dân Triều Tiên mà nói là vấn đề quan trọng như thế, tức vấn đề Triều Tiên thống nhất, rốt cuộc chúng ta đưa ra quyết định như thế nào? Tôi biết vì sao hội nghị lần này lại không đạt thành hiệp nghị, nguyên nhân của nó tôi vừa nói tới.
Hội nghị lần này còn thảo luận vấn đề đối với nhân dân Triều Tiên mà nói cũng quan trọng như vậy, tức làm thé nào giữ vững hòa bình của Triều Tiên. Để đạt được mục đích này, người lãnh đạo đoàn đại biểu nước CHDCND Triều Tiên đã đề xuất kiến nghị sáu điểm. Kiến nghị mấy điểm này được sự ủg hộ của đoàn đại biểu Trung Quốc và Liên Xô. Nhưng bị Hàn Quốc và những người ủng hộ phản đối. Chúng tôi khẳng định cho rằng đề án của đoàn đại biểu nước CHDCND Triều Tiên chưa được sự nghiên cứu nghiêm túc của hội nghị lần này, tôi nghi ngờ không rõ, liệu mọi đại biểu tham dự hội nghị lần này có đọc từ đầu đến cuối bản đề án đó không. Chính là vì những kiến nghị này tập trung vào việc tăng cường môi trường hòa bình của Triều Tiên đồng thời hy vọng thông qua lần hội nghị này dẫn dắt Nam, Bắc Triều Tiên tăng cường quan hệ tương hỗ trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Chiều hôm nay, ngài Casey, ngoại trưởng Australia phát biểu, ông ta đã đánh giá phủ định đề án này. Bài phát biểu của ông ta qui nạp lại là, bất kỳ kiến nghị nào có ích cho việc tăng cường hòa bình Triều Tiên đều không thể tiếp nhận.
Ngài Casey không có thời gian chiếu cố đến hòa bình Triều Tiên. Ông vội vàng có ý đồ vứt bỏ vấn đề Triều Tiên và kiếm tìm luận cứ vì mục đích đó, kiếm tìm một nửa đạo lý, một phần tư đạo lý chỉ là để dẫn tới vấn đề tăng cường hòa bình Triều Tiên. Tại đây ông ta nói rất nhiều, có thể khái quát là: ‘hãy để chúng tôi không tiếp nhận đề án của Bắc Triều Tiên’ Thế nhưng, nếu chúng ta nghiên cứu nghiêm túc một chút những luận cứ ông ta đề ra, thì sẽ kinh ngạc vì sự tự mâu thuẫn của những luận cứ đó, bọn họ đã đi có phần quá xa, có phần quá vội vàng. Sự thực là luận cứ của bọn họ nghèo nàn đến như vậy, bất kể là hiện tại hay tương lai, người ta không thể dẫn dụng những số liệu đó.
Sau đề án của đại biểu nước CHDCND Triều Tiên, đoàn đại biểu Liên xô đã có một tuyên bố ngắn gọn về vấn đề Triều Tiên. Ý nghĩa của bản tuyên bố này đã biểu đạt vô cùng rõ ràng ngắn gọn đến mức những người ý đồ từ trong đó tìm ra chút khuyết điểm cũng không thu hoạch được gì. Tôi đề nghị hội nghị lần này chú ý tới sự thực này, tức ngài Smith đại biểu Mỹ đã biểu thị kiến phủ định đối với đề án của Liên Xô, đồng thời biểu thị sự kinh ngạc đối với việc vì sao Liên Xô phải đề xuất đề án như vậy. Chúng tôi chú ý tới các điều khoản có liên quan trong hiệp định đình chiến Triều Tiên - điều thứ 62, nó lệ thuộc vào hiệp định đình chiến. Tôi có thể nói với ngài Smith, các điều khoản khác của hiệp định đình chiến cũng bao hàm tinh thần như vậy.
Thế nhưng điều này rốt cuộc không phải là cái chính. Điều tôi muốn bàn ở đây không phải là hiệp định đình chiến Triều Tiên mà là hội nghị Genève thảo luận vấn đề Triều Tiên, nhân dân Triều Tiên hy vọng hội nghị lần này có thể nói mấy câu về hòa bình tại đây, câu nói này có thể khiến nhân dân Triều Tiên cảm thấy có ích cho củng cố hòa bình quốc gia. Không còn nghi ngờ gì nữa, với tư cách là nước tham dự hội nghị, chúng ta nên trong bầu không khí hữu hảo nghiêm trang tuyên bố, hiệp định đình chiến Triều Tiên nên có sức kiềm chế, vững chắc. Nên nhận thức được trong 16 quốc gia do Mỹ đứng đầu tham gia chiến tranh Triều Tiên và tham dự hội nghị này, dưới sự bảo hộ của các quốc gia đó trong ranh giới Nam Triều Tiên có người ngày lại ngày uốn lưỡi không ngừng, nói muốn gây lại cuộc chiến tranh với nước CHDCND Triều Tiên. Chính vì như thế, hội nghị lần này nên có một cách nói tăng cường hòa bình đối với Triều Tiên và thế giới.
Đối với một số quốc gia tư bản chủ nghĩa nào đó mà nói, chống các nước cộng sản đã là một loại mốt. Tôi đã nói tới, đại biểu các nước tư bản chủ nghĩa đã trói buộc chính sách và đề án quốc gia của họ vào chính quyền Lý Thừa Vãn, mà chính quyền này chỉ dựa vào sự chiếm đóng và lưỡi lê của bọn xâm lược nước ngoài mới có thể sinh tồn.
Chiều hôm nay, đại biểu tập đoàn đó rút từ túi áo ra một bản tuyên bố và đọc một hồi, biểu đạt cách nhìn đối với hội nghị lần này. Sau khi nghe tuyên bố này, chúng tôi muốn nói, bản tuyên bố này không trả lời là liệu họ có thật sự dự tính thiết lập một Triều Tiên thống nhất hay không, trong tuyên bố không hề có một câu có lợi cho sự nghiệp hòa bình của Triều Tiên, mà đó là một sự tình dựa vào giác ngộ của các tác giả bản tuyên bố.
Tôi, đại biểu chính phủ Liên Xô sẽ dùng vài câu biểu đạt rõ quan điểm của chúng tôi. Lực lượng dân chủ của nhân dân Triều Tiên trước sau bức thiết yêu cầu tìm kiếm một quốc gia thống nhất, độc lập và dân chủ, chính phủ Liên Xô trước sau đứng bên họ, trước sau ủng hộ những phát triển ở Triều Tiên tiếp tục cố gắng tìm kiếm hòa bình.
Chính phủ Liên Xô không thể chấp nhận chính quyền độc tài Lý Thừa Vãn thống nhất Triều Tiên. Chính phủ Liên Xô và đoàn đại biểu Liên Xô luôn luôn chuẩn bị cùng các quốc gia khác, các đoàn đại biểu khác, bất kể trong tình hình nào vì sự tăng cường hòa bình của Triều Tiên, vì lợi ích của nhân dân Triều Tiên, thúc đẩy sự nghiệp dân chủ của Triều Tiên..
Tuyên ngôn 16 nước do đại biểu Thái Lan đọc, một khi công bố, khẳng định sẽ dẫn tới sự phản đối rộng rãi cuả công chúng, bọn họ sẽ nhìn thấy bản tuyên bố này không hề có bất kỳ cống hiến nào cho sự thống nhất và hòa bình của Triều Tiên.
Tôi tin chắc, đề án do Nước CHDCND Triều Tiên và nước CHND Trung hoa đề xuất hôm nay, cũng như đề án cuối cùng của đoàn đại biểu Liên Xô sẽ giành được sự ủng hộ của nhân dân Triều Tiên chính trực. Những đề án này mới là bước đi chân thành và công chính hướng Triều Tiên sớm tiến vào thống nhất và củng cố hòa bình.
Chúng ta sẽ tiếp tục hướng vào mục tiêu đó tiến lên, tiếp tục phấn đấu vì lợi ích của nhân dân Triều Tiên, phấn đấu vì lợi ích của hòa bình thế giới Cám ơn ngài chủ tịch.”
Chu Ân Lai phát biểu tiếp:
“Thưa ngài chủ tịch, và các vị đại biểu: đoàn đại biểu Trung Quốc quyết không đồng ý thái độ và lập trường biểu thị trong ‘tuyên bố’16 nước của một phía các nước tham gia quân đội LHQ do đại biểu Thái Lan đọc. Cho dù hội nghị lần này của chúng ta được triệu tập trên cơ sở của hiệp định hội nghị Berlin, nhưng không có quan hệ gì với LHQ. Nói thêm một bước, nước CHND Trung Hoa bị tước đoạt quyền lợi hợp pháp và chiếc ghế tại Liên Hiệp quôc. Bây giờ 16 nước tuyên bố đình chỉ hội nghị này, chúng tôi không thể không biểu thị sự đáng tiếc cực lớn.
Đoàn đại biểu Trung Quốc hoàn toàn ủng hộ đề án của Molotov, ngoại trưởng Liên Xô, đề án đó cho rằng chúng ta, những người tham gia hội nghị này nên phát biểu một tuyên bố chung về vấn đề Triều Tiên. Hội nghị nên tiếp nhận ý kiến của chúng tôi, thông qua đề án này. Một đề án biểu đạt được nguyện vọng chung của chúng ta như thế mà bị đại biểu Mỹ ngang nhiên cự tuyệt một cách vô lý, chúng tôi đúng là cảm thấy nuối tiếc cực lớn.
Đại biểu Mỹ nói tới điều 62 của hiệp định đình chiến, lấy đó làm lý do để từ chối đề án của ngoại trưởng Liên Xô. Thế nhưng lý do đó đứng không vững. Bởi vì rốt cuộc hiệp định đình chiến Triều Tiên là do hai bên giao chiến ký, còn hội nghị Genève có cơ sở mới, rộng rãi hơn, vì thế phải đạt được hiệp nghị của mình. Đại biểu Mỹ và những người đi theo không những đặt chướng ngại cho hòa bình thống nhất Triều Tiên mà còn ngăn chặn hội nghị Genève đạt được một hiệp nghị duy trì và củng cố hòa bình ở Triều Tiên. Điều này đã nghiêm trọng làm trái nguyện vọng của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, tất nhiên bị đoàn đại biểu Trung Quốc kiên quyết phản đối.
Đoàn đại biểu Trung Quốc cho rằng, mặc dù trong tình hình trước mắt này, chúng ta vẫn có nghĩa vụ vì giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên mà đạt được hiệp nghị nào đó. Cho dù nhiều đại biểu tham gia hội nghị lần này đã áp dụng thái độ vô cùng tương tự không có chút dư địa nào cự tuyệt kiến nghị đề xuất bởi ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Nam Il nhằm bảo đảm chắc chắn hòa bình ở Triều Tiên, điều này đã khiến chúng ta không thể đảm bảo vấn đề hòa bình Triều Tiên đạt được hiệp nghị, chúng ta vẫn cần có một nguyện vọng chung, nhằm tiếp tục đạt được một hiệp nghị hòa bình giải quyết vấn đề Triều Tiên, xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ mà cố gắng.
Vì thế đoàn đại biểu Trung Quốc đề xuất đề án dưới đây:
Các nước tham gia hội nghị Genève đạt được hiệp nghị, họ sẽ tiếp tục cố gắng trên cơ sở xây dựng một nước Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ đạt được hiệp nghị hòa bình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Về việc khôi phục thời gian và địa điểm thích đáng cho đàm phán sẽ do các nước có liên quan bàn bạc riêng.
Tôi hy vọng hội nghị lần này nghiêm túc suy nghĩ đề án này. Nếu một hiệp nghị như vậy mà đều bị các nước có liên quan tham gia quân đội LHQ cự tuyệt, thì loại tinh thần cự tuyệt hiệp thương và hòa giải này sẽ để lại ảnh hưởng cực không tốt đối với hội nghị quốc tế.
Cám ơn ngài chủ tịch.”
Đề án của Chu Ân Lai được ông viết vội trong giờ nghỉ, đề án này hợp tình, có lý có lực, mục đích ở chỗ dẫn dắt hội nghị vấn đề Triều Tiên lần tới.
Eden tiếp tục chủ trì hội nghị: “Tôi mời đại biểu nước CHDCND Triều Tiên phát biểu.”
Nam Il nói: “Tuyên bố 16 nước tham gia chiến tranh Triều Tiên đọc tại hội nghị hôm nay biểu thị muốn ngừng hội nghị Genève lần này. Khi hội nghị vừa bắt đầu, đoàn đại biểu Triều Tiên đã đề xuất đề án hòa bình giải quyết vấn đè Triều Tiên để họi nghị thảo luận, suy xét tới việc các doàn đại biểu đã phát biểu những ý kiến bất đồng của mình, đoàn đại biểu Triều Tiên tiếp nhận đề án của ngài Chu Ân Lai, ngoại trưởng Trung Quốc, thành lập một Uỷ ban các nước trung lập để giám sát bầu cử ở Triều Tiên.
Trong qua trình thảo luận vấn đề Triều Tiên, đoàn đại biểu Triều Tiên cũng như vậy tiếp nhận đề nghị của ngài Molotov, ngoại trưởng Liên Xô: chính thức thông qua một nghị quyết về những vấn đề có tính nguyên tắc, sau đó tại các đoàn đại biểu có vấn đề bất đồng ý kiến triển khai thảo luận. Nhưng đại biểu Hàn Quốc và một số người ủng hộ họ đã làm cho đề án này bị gác lại.
Khi một lần nữa bàn tới vấn đề hòa bình giải quyết Triều Tiên, đại biểu Nam Triều Tiên và các đại biểu ủng hộ họ ý đồ sẽ có một chính quyền phản dân tộc - chính quyền Lý Thừa Vãn áp đặt lên Bắc Triều Tiên. Hôm nay, một lần nữa chúng ta lại đề xuất tại hội nghị này một đề án sang tạo tại Triều Tiên một môi trường hòa bình, nhưng một đề án như vậy đã bị đoàn đại biểu Nam Triều Tiên và các đoàn đại biể khác từ chối. Khi từ chối đề án của chúng tôi hôm nay, một số đoàn đại biểu không đề xuất nổi một lý do có giá trị. Điều này thuyết minh đầy đủ bọn họ muốn phá hoại đối thoại và thảo luận tại hội nghị lần này. Làm như vậy là để ngăn cản môi trường hòa bình xuất hiện tại Triều Tiên. Tập đoàn Lý Thừa Vãn kêu gào một lần nữa chinh phục Bắc Triều Tiên, đó chính là vì sao bọn họ từ chối bất kỳ đề án nào nhằm khôi phục hòa bình tại Triều Tiên.
Đối với chúng tôi mà nói, không khó hiểu vì sao Tập đoàn Lý Thừa Vãn và những kẻ đi theo lại giữ loại thái độ đó. Ngăn cản hội Genève, khiến nó không thể đạt được mục tiêu áp dụng biện pháp hòa bình thống nhất Triều Tiên đã dự định, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía hôm nay tung ra và ủng hộ tuyên bố 16 nước.
Nước CHDCND Triều Tiên kiên trì chính sách yêu chuộng hòa bình, sẽ tiếp tục cố gắng vì hòa bình thống nhất Triều Tiên. Nói tóm lại, đoàn đại biểu Triều Tiên hoàn toàn ủng hộ đề án của đoàn đại biểu Trung Quốc hôm nay, hy vọng chúng ta tiếp tục cố gắng nhằm đạt được một hiểu biết chung làm kín miệng những ý kiến bất đồng.”
Lúc này hoàng thân Wan Waithayakon, Thái Lan yêu cầu phát biểu, ông nói: “trong phát biểu ngài Molotov nói, người đọc tuyên bố 16 nước muốn phá hoại hội nghị lần này, vì cách nói đó xuất hiện dưới hình thức trình bầy sự thực chứ không chỉ là một ý kiến, nên tôi phải phủ nhận nó, từ chối không tiếp nhận cách nói này. Đoàn đại biểu nước tôi cũng như đại biểu khác trong 16 nước đều sẽ tiếp tục cố gắng vì hòa bình thống nhất Triều Tiên trên cơ sở hai nguyên tắc đã được xác lập trong tuyên bố về vấn đề Triều Tiên. Cám ơn ngài!”
Spaak đại biểu Bỉ lại phát biểu. Ông nói: “Thưa ngài chủ tịch: tôi cho rằng tại hội nghị lần này có một sự hiểu nhầm. Hai đề nghị của ngài Molotov và ngài Chu Ân Lai có cùng tinh thần với tuyên bố vừa đọc trên danh nghĩa 16 nước, vốn không mâu thuẫn. Tôi cho rằng nên có một trình bầy rõ ràng. Trong 16 nước chế định tuyên bố không có một cho rằng có thể áp dụng hành động vi phạm tinh thần hiệp định đình chiến, có thể gây lại ý thù địch ở Triều Tiên. Tôi cho rằng, thái độ này nên được trình bầy rõ rang nhằm loại bỏ hiểu nhầm. Bất đồng giữa chúng tôi và ngài Molotov chỉ ở chỗ, tinh thần mà ông muốn trình bầy đã bao gồm trong hiệp định đình chiến Triều Tiên, đề án của Chu Ân Lai cũng có tình huống giống như vậy.
Trong phát biểu của tôi dã từng nói tới, nếu như hiện nay chúng ta có bất đồng thì điều này cũng không có nghĩa là có sự bất đồng cuối cùng, càng không có ý nghĩa là vứt bỏ thảo luận vấn đề Triều Tiên. Tôi nói là, tôi hy vọng chúng ta nên có cơ hội cử hành lại hội nghị, tiến hành thảo luận, như vậy sẽ có lợi cho mục tiêu chung của chúng ta, đó là xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ. Vì thế chúng tôi không đồng ý đề án của ngài Molotov và ngài Chu Ân Lai, không có nghĩa là chúng tôi từ chối tinh thần nội tại của đề án của họ, sở dĩ chúng tôi từ chối chỉ là do ý kiến họ biểu đạt đã bao gồm trong hiệp định đình chiến, hơn nữa còn bao gồm trong tuyên bố 16 nước mà đại biểu Thái Lan đã đọc.”
Lúc này Molotov yêu cầu phát biểu và được chủ tịch đồng ý. Nhưng Molotov chỉ nói một câu: “Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: đoàn đại biểu Liên Xô hoàn toàn ủng hộ đề án của ngoại trưởng Trung Quốc, Chu Ân Lai.”.
Vào giờ phút then chốt, mà Molotov lại không lợi dụng đầy đủ cơ hội phát biểu mà ông đã giành được không thể không nói đó là một lần thất thiệt.
Đến đó Eden tuyên bố: “mời đại biểu nước Anh phát biểu.”
Reading đại biểu Anh phát biểu nói: “Thưa ngài chủ tịch, tôi vui lòng có một phát biểu ngắn gọn, biểu thị ủng hộ ý kiến của Bỉ. Đúng là chúng tôi nuối tiếc vì chưa thể tại hội nghị lần này đạt được tiến triển nhiều hơn nữa. Nhưng chính như tuyên bố chiều hôm nay đã biểu đạt rõ là, tuần hoàn theo long tin của tự chúng ta, chúng ta đã làm mọi cố gắng để cho hội nghị giành được kết quả tốt nhất. Nếu mục đích đó không đạt được, chúng ta cũng quyết không vứt bỏ những cố gắng trong tương lai. Và ngài Spaak trong bài nói đã biểu đạt quan điểm rằng trong tương lai sẽ có môi trường tương đối thích hợp, tôi cho rằng đó cũng là trong tuyên bố đã được các đồng sự ký và trong tuyên bố đã được được ông biểu đạt nguyện vọng chung.” Phát biểu của Reading đã tăng cường quan điểm của Spaak, không khí hội trường có dịu bớt
Trong tay Eden không còn ai yêu cầu phát biểu. Ông ta hỏi: “Ai còn muốn phát biểu?”
Chu Ân Lai yêu cầu phát biểu. Ông nói:
“Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: ngài Spaak ngoại trưởng Bỉ vừa rồi nói, tinh thần của đề nghị gần đây nhất của đoàn đại biểu Trung Quốc đã bao gồm trong hiệp định đình chiến. Nói như vậy là không có căn cứ. Trong hiệp định đình chiến Triều Tiên không có điều khoản như vậy, tức các nước tham gia hội nghị Genève phải đạt được một hiệp nghị, biểu đạt một nguyện vọng chung: tiếp tục nỗ lực, thông qua xây dựng một Triều Tiên thống nhất, độc lập và dân chủ, để giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên. Đoàn đại biểu Trung Quốc mang theo tinh thần hiệp thương và hòa giải lần đầu tiên tham gia một hội nghị quốc tế như thế này, nếu như hôm nay kiến nghị cuối cùng mà chúng ta đề xuất đều bị từ chối thì chúng tôi không thể không biểu thị sự nuối tiếc cực lớn. Mọi nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới sẽ đưa ra phán đoán về sự kiện này.
Cám ơn ngài chủ tịch.”
Lúc này Spaak đại biểu Bỉ yêu cầu phát biểu. Eden đồng ý.
Spaak nói: “tôi hy vọng ngài Chu Ân Lai lắng nghe phát biểu của tôi, tôi cảm thấy ông hiểu nhầm lời nói của tôi. Tôi không nói đề án của ông đã bao gồm trong hiệp định đình chiến Triều Tiên, ý của tôi là, đề án của Chu Ân Lai và tinh thần của tuyên bố 16 nước cũng như tôi đã trình bầy nếu như hội nghị Genève chưa có thể đạt được sự đồng thuận mà chỉ cần môi trường một khi còn cho phép cố gắng tiếp tục cố gắng tìm kiếm một cách nhìn nhất trí là nhất trí. Vì thế đối với đề án của ngài Chu Ân Lai cúng như đề án của ngài Molotov, tôi không nêu ý kiến gì khác. Tôi cho rằng đại biểu Anh và các đồng sự khác của tôi cũng có cùng thái độ giống như tôi..”
Được chủ tịch đồng ý, Chu Ân Lai nói tiếp ngay bài phát biểu lần thứ tư.
Chu Ân Lai nói: “Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: nếu như nói tuyên bố 16 nước và kiến nghị của đoàn đại biểu Trung Quốc có nguyện vọng chung thì tuyên bố 16 nước chỉ là tuyên bố một mặt, còn hội nghị Genève lại có 1chín nước tham gia. Vì sao chúng ta không thể dùng hình thức hiệp nghị chung để biểu đạt nguyện vọng chung này? Chẳng lẽ chúng ta tham gia hội nghị đó mà ngay một chút tinh thần hòa giải cũng không có hay sao? Tôi phải nói, tôi là người đầu tiên tham gia hội nghị quốc tế học được kinh nghiệm này.”
Tiếp đó lại là phát biểu của Spaak, rõ ràng là phát biểu vừa rồi của Chu Ân Lai đã làm ông ta cảm động. Ông nói: “thưa ngài chủ tịch, để loại bỏ nghi ngờ, cá nhân tôi tán thành dùng phiếu đồng ý quyết định chúng ta tiếp nhận kiến nghị của đại biểu nước CHND Trung Hoa.”
Đến đây hội nghị phát sinh cơ hội chuyển biến tốt, Molotov nhìn thấy cơ hội này, lập tức yêu cầu phát biểu. Ông nói: “Thưa ngài chủ tịch và các vị đại biểu: nếu như chúng ta dự tính thu lại mọi thảo luận liên quan tới vấn đề Triều Tiên chúng ta có thể áp dụng tuyên bố đơn phương diện để tiến hành tuyên bố, cũng có thể thông qua một tuyên bố biểu đạt nguyện vọng một phía hoặc một phía khác, đồng thời còn có thể đưa ra một quyết định, biểu đạt nguyện vọng chung của chúng ta. Vấn đề mà chúng ta cần phải trả lời là, liệu chúng ta có thể đưa ra một quyết định phản ảnh quan điểm và nguyện vọng chung của chúng ta hay không. Cách nhìn của tôi là, đó chính là mục đích chúng ta hội họp ở đây, vì vậy tôi ủng hộ một cách không bảo lưu kiến nghị của đại biểu nước CHND Trung Hoa, đề nghị này vừa rồi cũng được sự ủng hộ của đại biểu Bỉ.”
Như thế là đề án cuối cùng của Chu Ân Lai đã trở thành đề án duy nhất được hội nghị hôm nay đưa ra thảo luận, đã xuất hiện cơ hội có khả năng thông qua.
Eden chủ trì hội nghị đã phát biểu, ông ta nói: “theo sự hiểu biết của tôi, trước mặt chúng ta có một đề án của đại biểu nước CHND Trung Hoa. Đại biểu Bỉ cho rằng kiến nghị này đã thể hiện được tinh thần làm việc của hội nghị lần này, bản thân tôi cũng đồng ý ý kiến của ông. Nếu mọi người đồng ý, liệu tôi có thể cho rằng bản tuyên bố này đã được hội nghị lần này tiếp nhận phổ biến?”
Lúc này hội trường không có ai trả lời.
Eden hỏi: “Còn ai yêu cầu phát biểu không?”
Bấy giờ Smith đại biểu Mỹ nói: “Thưa ngài chủ tịch.”
Eden nói ngay: “mời đại biểu Mỹ phát biểu.”
Smith nói: “Thưa ngài chủ tịch: tôi không thể không nói, tôi không rõ phạm vi và thực chất của kiến nghị của đại biểu Trung Quốc rốt cuộc là nói cái gì. Tôi thấy, đề nghị này đã đặt trách nhiệm giải quyết vấn đề Triều Tiên lên hội nghị lần này mà không suy tính tới việc giải quyết vấn đề Triều Tiên đòi hỏi thời gian dài bao lâu. Theo sự hiểu biết của tôi, hội nghị lần này không phải là một cơ cấu thiết lập lâu dài ngoài LHQ hoặc là nói, nó có thể thoát khỏi sự khống chế của LHQ. Hội nghi lần này chưa thể hoàn thành nhiệm vụ bản thân được giao phó, thái độ của chúng tôi đối với việc đó đã được trình bầy trong bản tuyên bố cuối cùng ngày hôm nay, tuyên bố không có ý nghĩa phụ thêm gì khác. Vấn đề thời gian và địa điểm đàm phán có liên quan từ nay về sau sẽ do cuộc đàm phán khác giải quyết. Chúng ta đều là thành viên LHQ, chúng ta ủng hộ LHQ. Vì thế nếu không có chỉ thị của chính phủ nước tôi, tôi không dự tính biểu đạt bất kỳ ý kiến nào, cũng sẽ không tán thành đề án mà vừa rồi có người đề cập đến.
Tôi quyết không muốn tạo ra chướng ngại cho sự hiểu biết dù là nhỏ bé mà hội nghị lần này có thể đạt được. Tôi cho rằng, tuyên bố của chúng ta đã biểu đạt rất rõ, đó là phía Đảng Cộng sản có thể vào lúc thích nghi trong bất kỳ điều kiện nào cùng chúng tôi tiếp tục đàm phán, chỉ cần bọn họ tiếp nhận hai nguyên tắc cơ bản chúng tôi tuyên bố hôm nay là được. Không có hai điểm này bất kỳ cuộc đàm phán nào đều sẽ không có kết quả.
Cám ơn ngài!”
Phát biểu của Smith rất có trọng lượng trong tập đoàn 16 nước, đặc biệt là câu cuối cùng trong bài phát biểu của ông ta, ngầm cho thấy tuyên bố 16 nước đã được chính phủ mỗi nước phê chuẩn, ngoại trưởng không được làm trái. Vì thế sau khi ông ta phát biểu xong, hội trường im lặng như tờ.
Lúc này Eden phát biểu nói: “Nếu mọi người đồng ý, với tư cách là chủ tịch hội nghị, trong tình hình hiện nay, tôi muốn nói một câu: chúng ta không có trình tự bỏ phiếu, ở đây chúng ta dựa vào hiệp nghị chung mà hành động, ngay khi bắt đầu đã như vậy. Từ chiều hôm nay, trong phát biểu của các đề án khác nhau, chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng, hiện nay chúng ta chưa thể đạt được hiệp nghị trên bất kỳ văn kiện nào. Trong tình hình đó, tôi kiến nghị, hội nghị lần này nên ghi vào hồ sơ các phát biểu của mọi người, coi đó là một phần ghi chép của hội nghị lần này. Nếu có khả năng như vậy, tôi muốn them một câu, trong tình hình như vậy tôi cảm thấy vô cùng nuối tiếc vì hội nghị chưa đạt được tiến triển, đồng thời hy vọng ngày khôi phục đàm phán sẽ sớm đến như một câu nói được đề cập trong một đề án: ‘cái ngày mà sứ mệnh của chúng ta được tiếp tục thành công sẽ đến.’”
Đến đó, Eden nói xong. Ông ta chợt nhìn thấy Molotov yêu cầu phát biểu, liền biểu thị đồng ý.
Molotov nói: “Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: chúng ta vừa nghe được kiến nghị của chủ tịch hội nghị, nên ghi chép vào hồ sơ, phát biểu của đại biểu Bỉ ủng hộ đề án của đại biểu nước CHND Trung Hoa bởi vì nó phản ánh được tinh thần của hội nghị lần này. Tôi tin là hội nghị lần này sẽ ghi lại phát biểu đó. Cho dù đại biểu Mỹ lại có một phát biểu khác, hội nghị lần này cũng vẫn nên ghi chép nó vào hồ sơ.”
Phát biểu của mọi người đã tiến vào hồi cuối, một lần nữa Eden lại hỏi: “Còn ai yêu cầu phát biểu?”
Lúc này Chu Ân Lai phát biểu lần thứ năm: “thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: tôi cảm thấy vừa lòng trước tinh thần hòa giải mà ngoại trưởng Bỉ đã biểu hiện. Thái độ của chủ tịch hội nghị cũng đáng được đề cập. Thế nhưng tôi cần phải đồng thời chỉ ra, đại biểu Mỹ lập tức phản đối và tiến hành ngăn cản đã khiến mọi người đều hiểu được Mỹ đã ngăn cản hội nghị Genève như thế nào, hơn nữa còn ngăn cản hội nghị đạt được kiến nghị cho dù ở mức độ thấp nhất, có tính hòa giải nhất.2
Tôi yêu cầu đưa phát biểu vừa nói của tôi vào ghi chép hội nghị. Cảm ơn ngài chủ tịch!”
Eden hỏi: “Còn ai phát biểu kiến giải không?”
Lần này yêu cầu phát biểu là Pyun Yung Tai đại biểu Nam Triều Tiên. Ông ta nói: “Thưa ngài chủ tịch, các vịđại biểu: phía 16 nước đã có tuyên bố, nếu phía Đảng Cộng sản cũng dự tính đưa ra một tuyên bố tương tự hoặc một tuyên bố có nội dung đồng nhất thì xin tùy ý.Thế nhưng không thể phát biểu tuyên bố chung. Nếu như bọn họ muốn dung phương thức khác để đưa ra một tuyên bố có nội dung tương đồng hoặc tương tự, bọn họ có sự tự do đó.
Ý kiến của đoàn đại biểu Bỉ không thể đại biểu quốc gia 16 nước, đại biểu Đại Hàn Dân Quốc cho rằng ý kiến của Bỉ không đại biểu cho chúng tôi. Chúng tôi không hiểu phía Đảng Cộng sản vì sao còn muốn đề xuất vấn đề có phát biểu bản tuyên bố chung hay không, lãng phí thời gian. Cám ơn ngài chủ tịch!”
Bản thân Eden yêu cầu phát biểu: “Tôi có thể nói một câu không?” Tôi cho rằng điều quan trọng là hội nghị lần này nên minh bạch chúng ta đang tranh luận cái gì. Theo tôi hiểu, hội nghị lần này đã tiếp nhận ý kiến của tôi, coi phát biểu của mọi người như là bộ phận tổ thành ghi chép của hội nghị để ghi chép lại. Tôi cho rằng làm như vậy khiến các mặt đều có thể bảo lưu ý kiến của mình. Do hội nghị không tiến hành biểu quyết nên chúng ta chỉ có thể làm như vậy, tôi cảm thấy đây là một biện pháp mà mọi người chúng ta dều có thể tiếp nhận. Theo tôi hiểu, tuân theo trình tự hội nghị thì những cái cần làm đều đã làm.”
Sau khi Eden phát biểu, Casey đại biểu Australia phát biểu, nói: “thưa ngài chủ tịch, tôi muốn nói mấy câu biểu thị sự ủng hộ đối với đại biểu Mỹ, đồng thời cũng ủng hộ bản thân ngài về đề nghị ghi chép những phát biểu của hội nghị lần này vào hồ sơ.
Trong hội nghị lần này, 16 nước chúng tôi với tư cách là một phía đã không dùng danh nghĩa mỗi nước xuất hiện đơn độc, chúng tôi đến đây là vì quốc gia chúng tôi hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ phản kích cuộc xâm lược Triều Tiên. Chúng tôi tới đây đại biểu lợi ích chung của 16 nước, chứ không phải là một quốc gia đơn độc dùng lực lượng vũ trang của mình phản kích xâm lược.
Tôi không đồng ý tiếp nhận điều thứ hai trong đề án của đoàn đại biểu nước CHND Trung hoa, điều này sẽ làm cho chúng tôi cảm thấy mình giống như đám người ô hợp, một mặt có thể tìm trong chúng tôi một số nước thảo luận vấn đề Triều Tiên, còn một số nước khác thì bị gạt ra bên ngoài. Tôi phải nói, cho dù hội nghị lần này không phải do LHQ chủ trì triệu tập, nhưng là kết quả của hội nghị Berlin, và trên thực tế 16 nước chúng tôi đã đại biểu lợi ích của LHQ, nếu trong tương lai khôi phục lại hội nghị lần này cũng tất yếu là có liên quan với LHQ.
Vì vậy, thưa ngài chủ tịch, phát biểu ngắn gọn của tôi lả ủng hộ phát biểu của đại biểu Mỹ, đồng thời cho rằng cách làm do ngài chủ tịch đề xuất là có giá trị.”
Molotov đại biểu Liên Xô phát biểu tiếp: “Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: chúng ta đối mặt với đề nghị như thế này, ghi chép các phát biểu tại hội nghị hôm nay vào hồ sơ. Tôi tin là ghi chép phát biểu của đại biểu Bỉ vào hồ sơ là vô cùng tất yếu, phát biểu của ông ủng hộ đề nghị của Trung Quốc, cho rằng nó biểu đạt được nguyện vọng chung của những người tham dự hội nghị hôm nay. Chủ tịch hội nghị của chúng ta cũng khẳng định quan điểm đó.
Tôi cho rằng, hội nghị của chúng ta lần này nên ghi chép mọi quan điểm nói trên và những quan điểm có kiến giải độc đáo. Nếu những cái đó có thể hình thành một nghị án, đoàn đại biểu Liên Xô biểu thị tán đồng.”
Spaak, đại biểu Bỉ phát biểu cuối cùng: “Tôi phải làm rõ rốt cuộc vừa rồi tôi nói cái gì. Tôi cho rằng kiến nghị của đại biểu Trung Quốc đã biểu đạt nguyện vọng tiếp tục thảo luận vấn đề Triều Tiên, không muốn nó kết thúc, đúng là tôi tấn thưởng kỳ vọng này. Tôi không vui lòng tiếp nhận loại quan điểm không cần thảo luận vấn đề Triều Tiên. Điều tôi muốn bổ sung là, tôi hoàn toàn đồng ý từ nay trở đi vấn đề Triều Tiên phải được tiến hành trong khuôn khổ LHQ. Xin cho phép tôi nhắc lại một lần, tôi không phản đối tiếp tục thảo luận vấn đề Triều Tiên trong tương lai mà là phản đối từ nay trở đi tiếp tục thảo luận những vấn đề là những sự việc nghiêm trọng mà bất hạnh.”
Lần yêu cầu phát biểu cuối cùng này của Chu Ân Lai, trí tuệ của ông trên hội trường này đã được thể hiện rất đầy đủ. Ông nói: “Thưa ngài chủ tịch, các vị đại biểu: căn cứ vào những trình bầy của một số đại biểu, liệu có thể giải thích như thế này không, nước CHND Trung Hoa sẽ bị tước đoạt quyền lợi từ nay trở đi tiếp tục tham dự thảo luận vấn đề hòa bình giải quyết Triều Tiên? Nếu đúng như vậy, chúng tôi cho rằng, muốn từ nay trở đi đạt được hiệp nghị hòa bình giải quyết vấn đề Triều Tiên là không có khả năng. Thưa các ngài, bởi vì các vị biết Trung Quốc bị tước đoạt quyền lợi hợp và chiếc ghế hợp pháp của mình tại LHQ.
Vô cùng cảm ơn ngài, ngài chủ tịch!” Chu Ân Lai đã điểm ra thực chất của vấn đề.
Eden dã phát biểu kết thúc hội nghị: “Không biết liệu tôi có thể ý đồ dung một câu khái quát qui tắc mà mọi người chúng ta đều có thể tiếp nhận. Tôi muốn chỉ ra, các nghị án đưa ra hôm nay đều không thể coi là nghị án đồng thuận của toàn thể đại biểu tham dự hội nghị. Thế nhưng, mọi đề án, cũng như phát biểu hôm nay đều sẽ thành một bộ phận của các ghi chép tại hội nghị hôm nay. Chúng ta nên tiếp nhận điều này. Tôi cho rằng, cho dù hội nghị hôm nay không bỏ phiếu, đó là sự lựa chọn duy nhất của chúng ta, nó có thể thích hợp với tình hình hôm nay. Nếu không có ý kiến khác, tôi vui lòng nhắc lại, cá nhân tôi hy vọng, sẽ có một ngày nhiệm vụ chung của chúng ta có thể được tiếp tục chấp hành và giành được thành công.
Bây giờ tôi tuyên bố kết thúc hội nghị.”
Hội nghị hôm nay có thời gian dài nhất, bắt đầu 3 giờ 05 phút, kết thúc lúc 8 giờ 35 phút vừa đúng 5 giờ 30 phút.
Màn đêm đã bao trùm Genève. Hội đàm về vấn đề Triều Tiên cuối cùng bị tan vỡ, hội nghị Genève đã đi tới ranh giới nguy hiểm nhất.
1 Nguyên văn. TG.
Các thao tác trên Tài liệu