CHƯƠNG 23 - Thấy ánh sáng cuối đường hầm
CHƯƠNG 23
Thấy ánh sáng cuối đường hầm
Tiền trình Hội nghị Genève không biết trước được. Bidault đang lún sâu vào khủng hoảng chính trị đưa mắt nhìn, bên bờ hồ Lemon đầy những mầm xanh, ba phần sắc đẹp, hai phần buồn lại thêm một phần mưa gió, nhưng dù sao ông ta vẫn ôm ấp hy vọng vào hội nghị Genève. Trong lần cuối cùng đến Genève với tư cách là Ngoại trưởng Pháp ông ta đã nói với Chu Ân Lai, yêu cầu mọi người đừng vội tan vỡ. Chu Ân Lai với hy vọng tràn đầy liên tục hội kiến nhiều ngoại trưởng phương Tây, kiên nhẫn phân tích triển vọng giải quyết hòa bình vấn đề Đông Dương. Ngày 17 tháng 6, chính phủ Laniel Pháp đổ, [Pierre] Mendès-France nhận chức Thủ tướng mới của Pháp, hội nghị Genève đã xuất hiện một thay đổi lớn.
Trưa
ngày 17 tháng 6, Chu Ân Lai dự hội
nghị đại biểu Trung Quốc, Liên Xô,
Việt Nam để điều hòa lập
trường. Ba bên thảo luận bức điện
về phương án chia vùng ngừng bắn
ở Đông Dương do Trung ương ĐLĐ
Việt Nam gửi ngày 13 tháng 6. Chu Ân
Lai chỉ ra, muốn khôi phục hòa bình
Đông Dương có thể rút kinh
nghiệm “phương thức Triều Tiên”
chia giới tuyến Nam, Bắc thực hiện phân
trị trước. Ông chỉ ra, phương
án của ta nên lấy Việt Nam làm
trọng điểm tranh thủ, còn Lào và
Campuchia có thể theo tình hình mà
nhượng bộ.
Tại
Campuchia không chia vùng, chỉ mong giải
quyết chính trị; tại Lào thì ở
hai đầu nam, bắc chia “vùng biên
khu”
Chu Ân Lai nói, căn cứ vào thực lực của chính phủ kháng chiến Campuchia, không có khả năng chia vùng tại Campuchia. Chỉ nên tiến hành đàm phán theo phương châm ngừng chiến tại chỗ, hai bên hiệp thương, nước trung lập giám sát, giải quyết chính trị.
Molotov ủng hộ Chu Ân Lai, hy vọng Phạm Văn Đồng tiếp nhận kiến nghị của Chu Ân Lai. 12 giờ trưa, Chu Ân Lai đến nơi ở của đoàn đại biểu Pháp gặp Bidault vừa từ Paris trở lại, thông báo cho ông ta nội dung nói chuyện với Eden hôm trước.
Tiền trình của hội nghị Genève chưa định, bên bờ hồ Lemon một mầu xanh ngắt, ba phần sắc đẹp hai phần buồn lại thêm một phần mưa gió. Bidault đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị của nước Pháp, nhưng vẫn ôm ấp hy vọng vào hội nghị Genève. Ông ta biểu thị với Chu Ân Lai: “nguyên nhân khiến tôi trở lại Genève lần này là để yêu cầu mọi người đừng tan vỡ quá sớm. Vào lúc tôi rời khỏi, ấn tượng của tôi là hội nghị đã thu được tiến triển, ngài Molotov đã đề xuất nhân tố khẳng định, đặc biệt là phát biểu của ngài Thủ tướng rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Bây giờ chúng ta nên xem xét xem liệu đã có thể thu được kết quả cụ thể hay chưa. Chúng tôi hy vọng ngoại trưởng các nước không nên ra về quá sớm, không nên kết thúc hội nghị vào lúc này.”
Lời nói của Bidault là một tín hiệu quan trọng, người Pháp không mong muốn hội
nghị Genève đi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Bidault nói tiếp, đại biểu quân sự có thể tiếp tục thảo luận vấn đề đình chiến. Đợi đến sau khi bọn họ thảo luận thu được kết quả, sẽ lại đề nghị hội nghị ngoại trưởng thảo luận. Ông ta nói: “tôi biểu thị lần nữa, kiến nghị mà các ngài đề xuất hôm qua đáng để bất kỳ chính phủ Pháp nào –cho dù tôi không tham gia chính phủ- phải tiến hành quan tâm chú ý đặc biệt. Kiến nghị của đoàn đại biểu nước CHND Trung Hoa là một kiến nghị có tính xây dựng.”
Chu Ân Lai nói: lập trường nhất quán của chúng tôi là làm cho hội nghị Genève có thành quả. Rất tiếc hội đàm vấn đề Triều Tiên đã tan vỡ, ngay hiệp định có tính thỏa hiệp ở mức thấp nhất cũng không đạt được. Hôm qua tôi nói với ngài Eden, chúng tôi không muốn nhìn thấy hội nghị vấn đề Đông Dương gặp phải kết quả như vậy. Về hội nghị ngoại trưởng Đông Dương nói chung phải có ngoại trưởng các nước lớn ở Genève mới được. Nếu như theo kế hoạch của Anh, Mỹ (ngoại trưởng các nước) sẽ nhanh chóng phải ra đi, thế thì Xô, Trung sẽ rất khó lưu lại đây. Chúng tôi tán thành ý kiến của đoàn đại biểu Pháp, làm cho hội nghị tiếp tục mới tốt. Thế nhưng rốt cuộc áp dụng phương pháp gì để hội nghị có thể tiếp tục, ngài Bidault hội kiến ngoại trưởng Anh, Mỹ, nghe nói hôm nay lại hội kiến Molotov, không biết đã có biện pháp gì chưa?
Bidault nói: tôi nhắc lại một chút, mục đích tôi trở lại Genève là để các ngoại trưởng không đến nỗi phân tán quá sớm. Căn cứ vào những điều đã bàn với các ngài Eden, Smith, Molotov, chúng tôi nguyện không rời trước tuần lễ sau. Thế thì chúng ta còn thời gian một tuần lễ nữa có thể lợi dụng, các chuyên gia quân sự nên tiếp tục hội đàm, giao mọi kiến nghị mà họ đưa ra cho các ngoại trưởng thảo luận. Nếu công việc của họ không có thành quả, các ngoại trưởng có thể ra về để đại diện của họ tiếp tục làm việc. Thế nhưng đại diện ngoại trưởng các nước phải là đại biểu cao cấp nhất, không nên chỉ là chuyên gia. Tôi cho rằng chí ít phải là đại biểu cấp đại sứ có kinh nghiệm, của Pháp sẽ là ngài Chauvel, hy vọng các đoàn đại biểu khác cũng là đại diện có cùng địa vị như vậy. Nếu công việc của bọn họ có thành tựu, các ngoại trưởng sẽ quay lại Genève để có xác định cuối cùng.
Chu Ân Lai nói: hiện nay xem ra không thể toàn bộ đạt được hiệp nghị, cần có thời gian thương thảo để cụ thể nó. Nếu ngoại trưởng Xô, Anh, Mỹ đều có ý kiến này, đoàn trưởng đoàn đại biểu Pháp cũng có ý kiến như vậy, thế thì theo lập trường vốn luôn tích cực của chúng tôi, chúng tôi tán thành, sẽ không phản đối. Tuy vậy nói chung phải làm cho các ngoại trưởng trước khi rời khỏi dây có thể đạt được một vài cụ thể, cho dù không phải là hiệp nghị cuối cùng thì cũng có lợi.
Bidault nói: tôi hoàn toàn đồng ý cách nhìn của ngài. Theo hội nghị hôm qua thì xem ra hiệp nghị về vấn đề Đông Dương không phải là không thể đạt được. Hôm qua trong cuộc đối thoại giữa ngài và ngài Smith trên hội nghị đã làm cho mọi người đều cảm thấy không nên tự tan đi lúc này. Phát biểu của ngài Smith là rất khách khí. Ý kiến của ngài và của ông ta đều rất quan trọng, là nhân tố thúc đẩy hội nghị tiến lên.
Chu Ân Lai nói: hôm qua tôi cũng nói với ngài Eden là vui lòng bàn bạc với đoàn đại biểu Pháp. Chúng tôi đã liên hệ vấn đề Lào, Campuchia và vấn đề Việt Nam lại để xem xét. Chúng tôi cho rằng phương án của nước Việt Nam DCCH đề xuất về vấn đề Việt Nam là hợp lý, đó cũng là hòa bình quang vinh mà hai bên tìm kiếm. Đối với vấn đề Lào và Campuchia tôi đã luôn nói, tính chất của chiến tranh là giống nhau, thế nhưng tình hình ba nước không giống nhau, vì thế biện pháp giải quyết cũng cần phải có chỗ không giống nhau, nhưng cần phải liên hệ lại với nhau giải quyết. Chúng tôi vui lòng nhìn thấy Lào, Campuchia trở thành quốc gia dân chủ, quốc gia hòa bình, giống như quốc gia kiểu Đông Nam Á, đồng thời lại là nước thành viên của Liên hiệp Pháp. Nếu như họ vui lòng chung sống hòa bình với nước Pháp, chung sống hòa bình với nước Việt Nam DCCH, chung sống hòa bình với các nước Đông Nam Á, với Ấn Độ với Trung Quốc, thì như vậy đều tốt cho Đông Nam Á.
Thế nhưng chúng tôi không muốn nhìn thấy Lào và Campuchia trở thành căn cứ quân sự của nước Mỹ. Chúng tôi cũng tin là nước Pháp cũng không vui lòng nhìn thấy tình hình nay. Nếu không an ninh của Việt Nam, Trung Quốc sẽ bị đe dọa, Trung Quốc không thể không hỏi han.
Về chính trị, Lào và Campuchia nên dân chủ hóa, phải tôn trọng ý chí của nhân dân, nếu nhân dân vui lòng thừa nhận chính phủ vương quốc của hai nước thí chính phủ này có thể thành chính phủ của hai nước. Thế nhưng họ cũng muốn căn cứ vào nguyên tắc dân chủ tìm cách giải quyết chính trị trên cơ sở dân chủ đối với lực lượng phong trào dân tộc và chính phủ chống đối vì như vậy mới có thể giành được hòa bình thật sự. Chúng tôi biết nước Việt Nam DCCH cũng thừa nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất của hai nước.
Về quân sự nên giải quyết từ hai mặt. Một mặt thừa nhận trong hai nước Lào và Campuchia đúng là có bộ đội chống đối của bản quốc, tại Campuchia số lượng có thể ít hơn một chút, vùng hoạt động nhỏ hơn một chút. Tại Lào số lượng và vùng hoạt động lớn hơn một chút. Vì vậy tại Campuchia nên đình chiến tại chỗ, hai bên hiệp thương, giải quyết chính trị; tại Lào vì vùng hoạt động lớn, lực lượng cũng tiương đối lớn nên thừa nhận dùng biện pháp tập kết để giải quyết. Mặt khác mọi quân đội nước ngoài dều phải rút khỏi, hai nước nên tiếp nhận nguyên tắc này. Việt Nam có quân tình nguyện đã từng vì quan hệ tác chiến mà tới Lào và Campuchia, có một số đã về nước. Nếu bây giờ vẫn còn thì có thể tuân theo nguyên tắc “mọi quân đội nước ngoài đều phải rút khỏi Lào, Campuchia” mà xử lý. Tôi cho rằng chỉ cần nước Pháp và nước Việt Nam DCCH, bộ phận chủ yếu của hai bên giao chiến đều đồng ý thì vấn đề sẽ giải quyết được.
Bidault nói: tôi vui lòng biểu thị, cuộc hội đàm như thế này của chúng ta là có chỗ rất tốt. Chúng ta đã có được một số điểm đồng thuận, như thế mới là hội đàm chân chính có hiệu quả đồng thời có thể giúp đạt được hiệp nghị. Căn cứ vào tinh thần như vậy và phát biểu trên hội nghị ngày hôm qua, mọi người lại biểu thị một số thành ý, hòa bình giải quyết là có thể đạt được. Bây giờ chúng ta phải chú ý một diểm, đó lag không để cho bất kỳ người nào đến phá hoại hội nghị. Chúng ta phải làm cho hội nghị quân sự đạt được kết quả tốt, đồng thòi làm cho toàn bộ hội nghị tiếp tục tiến triển.
Ngay đêm hôm đó Chu Ân Lai gửi điện cho Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và
Trung ương ĐCS Trung Quốc, nói lên cách nhìn của mình đối với việc Ngoại trưởng Anh, Eden thông tri, nước Anh sẽ tuyên bố chính phủ Trung Quốc đồng ý phái nhân viên ngoại giao thường trú London. Chu Ân Lai cho rằng trong tình hình hiện nay tuyên bố hiệp nghị đó là có ích bởi vì “công nhận lẫn nhau thân phận đại biểu và địa vị của nhân viên ngoại giao đối phương có thể biểu thị quan hệ hai nước đã bắt đầu đi vào bình thường hóa, nhưng trước khi hai bên thông qua đàm phán trao đổi đại sứ thì quan hệ hai nước vẫn chưa hoàn toàn bình thường hóa, vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi giai đoạn đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao, cơ cấu đại biện nên gọi là “phòng đại biện” Chu Ân Lai kiến nghị, Tân Hoa xã cũng trong tối hôm nay (ngày 17 tháng 6) tuyên bố tin này và quảng bá trong toàn quốc.
Ngày 18 tháng 6 Chu Ân Lai đã chuẩn bị xong việc hội kiến với Casey. Casey là nhà ngoại giao lâu đời của Australia giữ chức ngoại trưởng nhiều năm sau chiến tranh. Đối với hội nghị Genève, Casey có “lạc quan thận trọng”. Ông vốn cho rằng hội nghị Genève đối với vấn đề Triều Tiên rất khó có thể đạt được cái gì, nhưng hai mặt trận lớn Đông, Tây nên cố gắng khôi phục hòa bình Đông Dương. Đối với Trung Quốc mới, Casey giữ thái độ tương đối ôn hòa, ông không dự tính công nhận Trung Quốc trong thời gian gần, nhưng cho rằng thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc chỉ là việc sớm muộn.
Casey vô cùng coi trọng cuộc hội kiến với Chu Ân Lai, ngày 17 đã chuyên gặp Eden trong thời gian cực ngắn. Eden nói với Casey, ngày hôm qua ông ta đã gặp Chu Ân Lai, thái độ của Chu Ân Lai là then chốt làm cho hội nghị Genève thoát khỏi cục diện cứng nhắc. Eden còn nói, ông ta đã gọi điện thoại báo cáo với Churchill về thái độ của Chu Ân Lai hy vọng khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Ở đầu dây điện thoại bên kia, thủ tướng Anh hy vọng cục diện cứng nhắc vì thế có bước ngoặt.
Casey còn gặp Smith đại diện Mỹ và có cuộc nói chuyện dài. Smith nói với Casey, có thể có lý do nào đó cho rằng, Việt Minh có thể thành lập chính quyền tại miền Bắc Việt Nam (trong đó bao gồm Hà Nội), nhưng nước Pháp muốn khống chế Hai Phòng và giáo dân Thiên chúa Việt Nam. Smith còn nói, nếu tương lai nước Pháp rút khỏi Việt Nam, nước Mỹ sẽ thay thế. Ông ta có lòng tin vào việc sau này nước Mỹ huấn luyện quân đội của chính quyền Bảo Đại cho rằng hoàn toàn có thể đạt được trình độ như người Pháp.
Sau khi đã bàn bạc với đại biểu Anh và Mỹ, trước buổi trưa ngày 18 tháng 6, Casey dẫn tùy viên John Roland cùng tới biệt thự Vạn Hoa hội kiến Chu Ân Lai.
Chu Ân Lai đứng trước cửa nhà biệt thự đón Casey, rất lịch sự, rất phong độ.
Ấn tượng đầu tiên của Casey là mình đã được Chu Ân Lai đón tiếp cực kỳ lịch sự. Thủ tướng Trung Quốc ăn nói sinh động thú vị, phiên dịch tiếng Anh trẻ Phố Thọ Xương của ông nói một thứ tiếng Anh chính cống, dịch rất lưu loát khiến người ta khâm phục.
Chủ khách vừa yên vị, Chu Ân Lai ra hiệu tay, lập tức có người xuất hiện, lễ phép rót nước trà. Vừa mở nắp cốc, đã thấy lá chè xanh biếc, hương thơm xộc mũi. Đây là loại chè “Bích Loa xuân”, Đông Sơn, Tô Châu từ trong nước mang ra theo chỉ thị của Chu Ân Lai. Casey luôn miệng khen “chè ngon”, vừa nhấp một hớp đã có người rót thêm nước, uống đến đâu, rót thêm nước đến đó, Casey không biết mình đã uống bao nhiêu nước.
Chu Ân Lai nói, hoan nghênh ngoại trưởng Casey đến thăm, đáng tiếc là ngoại trưởng Casey sắp phải rời Genève, nếu như chúng ta có cơ hội gặp nhau bàn bạc sớm thì tốt bao nhiêu.
Casey giỏi dẫn dắt đầu đề câu chuyện. Ông nói ngày 27 tháng 5, ngoại trưởng Trung, Anh đạt được nhất trí ý kiến, xác định hai bên sẽ mở Phòng Đại biện tại thủ đô của nhau, thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại biện. Nên chúc mừmg việc này! Casey nói, Eden là gentleman nước Anh điển hình là một người lịch sự.
Trước sự đánh giá của Casey, Chu Ân Lai cười rồi nói, trong việc quan hệ Trung, Anh ngoại trưởng Eden rất tích cực, chúng tôi đã cùng nhau giải quyết một việc khó khăn. Bây giờ tôi rất vui lòng nghe ý kiến của ngoại trưởng lão thành, ngài Casey về tiến trình của hội nghị Genève.
Chu Ân lai không cảm thấy nuối tiếc vì hội nghị Genève về vấn đề Triều Tiên không đạt được hiệp nghị. Ông nhấn mạnh nói, chúng ta không nên vì vấn đề Triều Tiên bị cản trở mà dừng lại trên đường đàm phán, bây giờ chúng ta nên cố gắng giải quyết vấn đề Đông Dương.
Casey nói, vấn đề Triều Tiên gặp phiền phức là có thể tưởng tượng được, bởi vì đó vốn là một vấn đề khó, như nước và dầu khó có thể tan vào nhau. Casey nói, đối với vấn đề này thì có thể để cho sau này hai bên nam, bắc Triều Tiên thiết lập quan hệ mậu dịch trước thì càng tốt.
Casey nói với Chu Ân Lai: “có thể ngài Eden cũng đã nói với ngài, sau này nếu lại họp thảo luận vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc sẽ nhận được lời mời.”
Chu Ân Lai nói, ông ngờ là sẽ không nhận được lời mời này.
Casey nói: “từ góc độ cá nhân tôi thấy, có thể khẳng định phải mời Trung Quốc.”
Tiếp đó Chu Ân Lai và Casey thảo luận vấn đề Đông Dương. Chu Ân Lai giới thiệu cách nhìn của chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề Lào và Campuchia. Ông nói với Casey, tôi biết nước Việt Nam DCCH vui lòng tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất của Lào và Campuchia. Từ chính trị mà nói thấy, chính phủ của hai vương quốc này cũng có thể được công nhận.
Casey nói, thái độ chủ động của Trung Quốc đối với Lào và Campuchia được mọi người hoan nghênh, hy vọng thảo luận hơn nữa những vấn đề chi tiết của bước tiếp sau.
Chu Ân Lai nói: “các nước đều hy vọng nhìn thấy một nước Lào và Campuchia hoàn chỉnh, độc lập và được hưởng đầy đủ an ninh. Chúng tôi hy vọng hai nước này về các mặt đều độc lập tự chủ như các quốc gia châu Á khác Thế nhưng có một điểm, không thể xây dựng căn cứ quân sự của Mỹ tại Lào và Campuchia.”
Casey nói, có khả năng không xây dựng căn cứ quân sự ở đó, hơn nữa hai bên cũng không nên xây dựng căn cứ quân sự ở đó.
Chu Ân Lai truy hỏi: “ngài chỉ hai bên là cái gì?”
Casey trả lời: “Australia không tham gia công việc Đông Dương, tôi cũng không được chỉ thị nói đến cái khác, thế nhưng nếu có người kiên trì yêu cầu Trung Quốc không xây dựng căn cứ quân sự hoặc sân bay không quân tại vùng biên giới Trung Việt, tôi sẽ không cảm thấy kỳ quái.”
Chu Ân Lai nói: “Căn cứ mà Trung Quốc xây dựng đều có tính phòng ngự.” Ông lời lẽ nghiêm chỉnh chỉ ra với Casey, chẳng lẽ một quốc gia có chủ quyền bố trí quân đội trên lãnh thổ của mình lại phải chịu sự hạn chế từ bên ngoài sao? Điều này rõ ràng là nói không xong.
Casey khôn khéo nói: “điều này cần phải xem người của bọn họ sử dụng như thế nào, khu biệt giữa phòng ngự và tấn công là ở chỗ này.”
Đến đây Casey phát hiện được tiếng Anh của Chu Ân Lai tương đối tốt, khi người phiên dịch dịch một câu nói của Chu Ân Lai là: “không xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài ở châu Á”, Chu Ân Lai đã bảo người phiên dịch ngừng lại, sửa lại: “phải dịch là, không xây dựng căn cứ quân sự nước ngoài tại Lào và Campuchia.”
Casey hỏi Chu Ân Lai: “có phải ngài đã hội kiến ngoại trưởng Lào và Campuchia?”
Chu Ân Lai nói: “ngoài ở hội trường ra, còn chưa có cơ hội gặp nhau nói chuyện.”
Casey nói: “Tốt nhất là ngài nên gặp họ, giống như hôm nay gặp tôi.”
Chu Ân Lai nói, tôi cũng hy vọng có cơ hội cùng hai vị ngoại trưởng đó bàn bạc, có vấn đề gì, có chỗ nào hai bên còn chưa được lý giải, thông qua gặp mặt trao đổi mới nói rõ được. Trên thực tế, tôi đã biểu đạt với Ngoại trưởng Vương Quốc Lào Phui Sananikone, và ngoại trưởng Campuchia Tep Phan, Trung Quốc cùng với Lào và Campuchia đều là láng giềng gần, chúng tôi có tình hữu nghị truyền thống. Trung Quốc không có ý đồ xâm lược và bành trướng ra chấu Á, Trung Quốc mong muốn nhìn thấy các nước châu Á giành được tự do và độc lập, đòng thời có chính phủ dân chủ của mình. Vấn đề Việt Nam cũng bao gồm trong đó, nếu thực hiện ngừng bắn ở Việt Nam, nên hết sức nhanh chóng tiến hành bầu cử.
Casey nói, Việt Nam chịu vết thương chiến tranh rất nặng, nên có một thời kỳ thích ứng.
Chu Ân Lai hỏi Casey, nếu như vậy, ngài cảm thấy thời kỳ thích ứng nên dài bao nhiêu?
Casey nói: “chẳng ai uỷ quyền cho tôi phát biểu việc này, nhưng cá nhân tôi thấy, chí ít cũng cần thời gian 12 tháng.”
Nghe xong, Chu Ân Lai ngừng một lúc mới nói: “tôi đồng ý, tiến hành bầu cử phổ thông ở Việt Nam cần một đoạn thời gian thích đáng.”
Chu Ân Lai nói, chúng ta nên làm cho hội nghị Genève đạt được thành quả tích cực, chúng ta không mong muốn đánh nhau, nhân dân Trung Quốc khát vọng hòa bình. Xét trong phạm vi thế giới thấy, chỉ cần hai bên Đông, Tây đều không ý đồ bành trướng và xâm lược là có thể thực hiện được chung sống hòa bình. Vì sao chúng ta lại không thể thực hiện được chung sống hòa bình?
Cuộc nói chuyện giữa Chu Ân Lai và Casey kéo dài 45 phút. Tinh lực dồi dào của Chu Ân Lai cũng như cách nhìn nhạy cảm của ông đối với các vấn đề quốc tế đều để lại ấn tượng sâu sắc cho Casey. Vì buổi chiều phải rời Genève nên Casey đứng dậy từ biệt, và nói với Chu Ân Lai: “từ nay trở đi, ngài không còn là tên gọi mà tôi nhìn thấy trên báo chí, mà là một nhân vật sống động ngay trước mắt tôi.”
Sau khi từ biệt Casey, Chu Ân Lai lên ô tô vào thành phố, tham gia hội nghị có tính hạn chế lần thứ 15 về vấn đề Đông Dương vào 3 giờ chiều.
Không ngờ Smith vắng mặt ngày hôm đó, Robertson đại biểu Mỹ phát biểu đầu tiên, tiến hành công kích phương án ngày 16 tháng 6 của Chu Ân Lai. Cho đến nay, vẫn chưa từ hồ sơ lưu trữ phát hiện được ý kiến của Dulles đối với phát biểu ngày 16 tháng 6 của Smith nhưng xem xét từ chỗ, Smith không tham gia phiên họp ngày 18 tháng 6 có thể thấy, rất có thể bài phát biểu của ông ta đã bị Quốc Vụ viện phê bình. Thứ hai quan điểm của Robertson và Smith có chỗ không giống nhau, người trước có thái độ rất thù địch Trung Quốc mới. Một khi có cơ hội phát biểu tại hội nghị là Robertson nói, đề án của Trung Quốc có lợi cho lực lượng chống đối tại Lào và Campuchia lưu lại, không có sự hạn chế rõ ràng việc này, vì thể nước Mỹ không thể chấp nhận đề án của Trung Quốc.
Trong chốc lát không khí hội trường căng thẳng lên. Tep Phan ngoại trưởng Campuchia yêu cầu phát biểu. Với tư cách là người đương sự trực tiếp, thái độ của ông này trái hẳn với thái độ của Robertson, biểu thị vui lòng nhìn thấy ba nước Đông Dương đồng thời ngừng bắn, nhưng không thiết lập “vùng tập kết” trong biên giới Campuchia. Campuchia vui lòng tiếp nhận đề án của Trung Quốc, thực hiện các điều khoản trong phương án của Trung Quốc không có khó khăn gì.
Những người trong cuộc trực tiếp, vui lòng tiếp nhận đề án của Chu Ân Lai đã khiến không khí hội trường dịu đi.
Sau đó là phát biểu của Chu Ân Lai. Vương Bỉnh Nam nhớ lại nói, Chu Ân Lai rất giận dữ trước bài phát biểu của Robertson, đã chỉ ra, phát biểu của Robertson không giống như phát biểu của Smith hôm qua. Chu Ân Lai phẫn nộ nói với Robertson, chúng ta đã từng gặp mặt, nếu ngài Robertson kiên trì muốn gây chiến, chúng tôi sẽ kiên trì ứng chiến.
Chu Ân Lai chỉ ra thêm, phát biểu và kiến nghị trên hội nghị của đoàn đại biểu Trung Quốc ngày 16 tháng 6 là rất rõ ràng, không cho phép có sự hiểu sai nào. Lào và Campuchia có tình hình hai mặt, một mặt đúng là có quân đội do chính phủ chống đối lãnh dạo. Một mặt do quan hệ tác chiến, hai bên đều đưa vào quân đội nước ngoài, hoặc là từng có đưa vào quân đội nước ngoài, hơn nữa có số đã rút khỏi. Bây giờ muốn đạt được ngừng bắn có hiệu quả thực sự, cần đạt được hiệp nghị mọi lực lượng vũ trang nước ngoài đều rút khỏi Lào và Campuchia.
Điểm then chốt trong phát biểu của Chu Ân Lai là: ngừng bắn tại ba nước Đông Dương phải đồng thời thực hiện, không thể một nước ngừng bắn còn nước khác lại không ngừng bắn. Ông còn chủ trương, tiến hành giám sát quốc tế ngừng bắn ở ba nước.
Phạm Văn Đồng phát biểu ủng hộ ý kiến của Chu Ân lai, ông cũng biểu đạt ý tứ giống như vậy: “trước đây từng có quân đội tình nguyện Việt Nam tác chiến tại Lào và Campuchia, hiện nay một số quân đội đó đã rút khỏi hai nước. Nếu hiện nay vẫn còn, cũng tự nhiên nên rút khỏi.” Ông bổ sung nói, ở đó còn có lực lượng chống lại của riêng Lào và Campuchia, điều này không được phép phủ nhận.
Molotov cũng phát biểu ủng hộ kiến nghị của Chu Ân Lai. Trong phát biểu đại biểu Lào cũng nói, kiến nghị của Trung Quốc có thể dùng làm cơ sở để thảo luận thêm. Đại biểu Lào thừa nhận trong biên giới Lào có căn cứ quân sự của Pháp, ông vui lòng thảo luận vấn đề giám sát quốc tế đối với quân đội nước ngoài.
Sau giờ nghỉ giải lao, Robertson, đại biểu Mỹ đề xuất một tuyên bố với hội nghị, nói: “phát biểu mà tôi vừa nói không có chỗ nào mâu thuẫn với lập trường của tướng Smith tại hội nghị lần trước.” Tuy vậy ông ta không tiến hành giải thích điều này, tức là nói đề án của Campuchia và của Lào phải rõ ràng hơn so với dề án của Trung Quốc, do đó càng thuận tiện hơn cho thảo luận.
Mặc dù có sự công kích của Robertson cục diện hội trường vẫn phát triển theo hướng hòa dịu. Vào lúc hội nghị kết thúc, Eden kiến nghị, đề án của Trung Quốc, và Lào, Campuchia có thể làm cơ sở để hội nghị lần tới thảo luận. Chủ tịch hội nghị Molotov tuyên bố, không có lý do để từ chối đề nghị của Eden, ngày mai (ngày 19 tháng 6) tiếp tục cử hành hội nghị.
Đúng vào lúc đó tại Paris thủ đô Pháp đã xẩy ra sự thay đổi cục diện một cách kịch tính.
Ngày 17 tháng 6, ứng cử viên Thủ tướng Pháp, Mendès-France đảng viên đảng Xã hội Cấp tiến tới quốc hội phát biểu diễn thuyết cầm quyền.
Mendès-France (1907-1982) sinh ngày 11 tháng 1 năm 1907 trong một gia đình Do Thái ở Paris. Ngay từ trẻ đã tốt nghiệp tại Học viện Chính trị Paris, vì có hứng thú đặc biệt với luật pháp nên đã vào học Học viện Luật, Đại học Paris và có bằng tiến sĩ luật. Trong thời gian theo học, ông đã gia nhập đảng Xã hội Pháp. Năm 1932 khi 25 tuổi, Mendès-France bắt đầu cuộc sống chính trị, được bầu làm nghị sĩ đảng Xã hội Cấp tiến tỉnh Aire. Năm 1938 giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính. Trước khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ thứ hai, ông phục vụ trong không quân, do bất mãn với chính sách đầu hàng của chính phủ Vichy mà bị bắt. Sau này Mendès-France vượt ngục thành công, dấn thân vào phong trào kháng chiến của Pháp. Năm 1943-1944, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ lâm thời Pháp. Năm 1944-1945 giữ chức Bộ trưởng Kinh tế quốc dân của chính phủ.
Bắt đầu từ năm 1950, Mendès-France phản đối chính sách Đông Dương của chính phủ Pháp, cho rằng nên thông qua đàm phán giải quyết vấn đề Đông Dương. Một năm trước, Mendès-France ra tranh cử Thủ tướng nhưng không thành công. Lần này ông tự cho rằng cơ hội của mình đã tới. Chính phủ Laniel đổ, các nghị sĩ quốc hội gửi nhiều hy vọng vào Mendès-France.
Băt đầu từ ngày 14 tháng 6, Mendès-France liên tục gặp gỡ những người phụ trách quân sự nước Pháp, nghe họ giới thiệu về cuộc chiến tranh Đông Dương. Ông ta còn hội kiến Bidault vừa về Paris. Bidault nói với ông ta: “tình hình còn khó khăn hơn so với tưởng tượng của ngài.” Thế nhưng Mendès-France vẫn kiên định cho rằng giành được hòa giải ở hội nghị Genève là hành động then chốt để chấn hưng nước Pháp.
Giờ đây khi ông ta đến gặp các nghị sĩ chính là lúc hội nghị Genève đứng giữa sự thành, bại. Bài diễn thuyết của ông ta được công chúng Pháp quan tâm chú ý rộng rãi. Đó là một bài diễn văn ảnh hưởng đến vận mệnh nước Pháp
Vào khoảng một năm trước đúng ngày hôm nay cùng mang một sứ mệnh tương tự, được sự uỷ nhiệm của Tổng thống nước Cộng hòa, tôi đã đến đây đề xuất một nghị quyết án phục hồi kinh tế và chấn hưng dân tộc. Khi đó tôi nói với các vị, chính sách này là một chỉnh thể bạn không thể tiếp nhận phần này mà từ chối phần kia. 301 người trong các ngài tiếp nhận đề án đó, còn 205 người thì không, tôi cho rằng điều này cho thấy rõ người bỏ phiếu đã đồng ý với cách nhìn của tôi về nhiều mặt, nhưng không thể hoàn toàn nhất trí ủng hộ tôi.
Nếu như tôi không thể được đại đa số phiếu bầu, điều đó ngược lại không phải là vì chính sách kinh tế của tôi quá nghiêm khắc. Chính sách này vì đất nước chúng ta đã chế định ra kế hoạch nhằm đạt đựoc mục tiêu vĩ đại, quyết không che giấu những khó khăn trên con đường đó. Không giành được đại đa số phiếu bầu cũng không phải là vì người bỏ phiếu khó lựa chọn một sự nghiệp rất khó, mà chủ yếu là vì bọn họ trên một vấn đề không biết theo ai, đó là vấn đề Đông Dương.
Tôi muốn nói với những người một năm trước chưa thể ủng hộ tôi, những sự việc phát sinh từ đó đến nay khẳng định đã làm cho cách nhìn của chúng ta thống nhất. Hiện nay chúng ta có thẻ đoàn kết với nhau, tôi thấy đó là nguyện vọng chung đối với hòa bình, và đó cũng là sự đáp ứng lại khát vọng của cả đất nước.
Chúng ta đã bị cuốn sâu vào trong cuộc đàm phán đang tiến hành. Nếu mọi người tín nhiệm, tôi có thể gánh vác trách nhiệm đàm phán, trách nhiệm của tôi là nói với các bạn trong đàm phán nên xác lập nguyên tắc kiểu gì.
Mấy năm nay, tôi cho rằng có thể thông qua thỏa hiệp giành được hòa bình, thông qua đàm phán với kẻ địch giành được hòa bình, đã có một loạt sự thực thuyết minh có thể làm đựoc như vậy. Mà hòa bình như thế sẽ có lợi cho việc khôi phục tình trạng tài chính nước ta, có lợi cho việc phục hưng kinh tế nước ta, bởi vì cuộc chiến tranh này đối với nước ta mà nói là một gánh nặng khó mà chịu nổi.
Hiện nay chúng ta đang đối mặt với một hiện thực như thế này, đó là sự xuất hiện một nguy hiểm đáng sợ mới. Nếu như cuộc xung đột Đông Dương không thể giải quyết rất nhanh chóng, sẽ có khả năng lại dẫn tới chiến tranh, dẫn tới một cuộc chiến tranh quốc tế, thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Đó là vì sao trong khi trong tay chúng ta vẫn còn không ít con chủ bài mà phải có một số nhượng bộ và hy sinh, bởi vì chúng ta hy vọng giành được hòa bình lý tưởng một cách nhanh nhất. Nước Pháp tuyệt đối không tiếp nhận, trong tương lai cũng sẽ không tiếp nhận biện pháp giải quyết nào đó trong tình huống trái với lợi ích căn bản của nó. Nước Pháp sẽ giữ vững sự tồn tại của nó tại Viễn Đông, bất kể là đồng minh hay là kẻ thù của chúng ta đều không thể làm lòng tin của chúng ta có mảy may dao động nào.
Bây giờ chúng ta cùng đại biểu các nước đồng minh và ba nước Đông Dương tiến hành đàm phán ở Genève. Nếu các vị nghị sĩ có mặt tại đây đồng ý, tôi sẽ cùng chính phủ sắp thành lập mang theo lòng tin hòa bình vững chắc tiếp tục tiến hành đàm phán, giải quyết vấn đề. Làm như vậy là để bảo vệ lợi ích của chúng ta và giành được biện pháp giải quyết có thể diện. Vì thế chúng ta sẽ đánh cho tốt những con chủ bài trong tay, tập trung sức mạnh vật chất và tinh thần các mặt của chúng ta, giành được sự ủng hộ của các bạn đồng minh, ngoài ra còn có lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng khí khái của sĩ quan binh lính chúng ta. Những cái đó chính là sức mạnh cơ bản nhất mà nước Pháp dựa vào để sinh tồn. Khi chúng ta hồi tưởng lại màn bi tráng của Điện Biên Phủ, ở đó nhiều tướng sĩ đã trả giá bằng những hy sinh thầm lặng trong chiến dịch nổi tiếng thế giới ấy, chúng ta càng phải nhấn mạnh điểm này và gửi lời chào trang nghiêm tới bọn họ.
Đó là vì sao, bảo đảm an ninh cho đội quân viễn chinh cũng như bảo vệ và duy trì được lực lượng của họ là tuyệt đối tất yếu, trên vấn đề này bất kỳ là chính phủ hay quốc hội đều không được trù trừ, do dự. Đó là vì sao, chỉ cần đạt được mục đích này, chúng ta vui lòng thưởng thức bất kỳ phương thức nào. Đó là vì sao, có một con người như vậy đứng trước các bạn, cách nhìn của anh ta đối với vấn đề Đông Dương là kiên định không thay đổi. Và bây giờ anh ta đang kêu gọi đại đa số người trong các bạn ủng hộ, mặc dù trong đó có nhiều người xưa nay chưa trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ anh ta. Nhưng chính anh ta cần binh sĩ của chúng ta cho anh ta lòng tin khiến anh ta có thể hoàn toàn độc lập tiến hành đàm phán với kẻ thù.
Tôi đã nghiên cứu tỉ mỉ mà rất nhiều ghi chép của hội nghị (Genève) đồng thời đã trao đổi ý kiến với những quan chức quân sự và ngoại giao xứng đáng với chức vụ nhất, bọn họ khiến tôi tin chắc, giải quyết hòa bình xung đột là có thể.
Chúng ta phải hết sức nhanh chóng ngừng bắn, chính phủ sẽ được thành lập do tôi sẽ giao cho tôi và các trợ thủ có liên quan một thời hạn, tổng cộng là bốn tuần lễ để thực hiện ngừng bắn. Hôm nay là ngày 17 tháng 6, trước khi kết thúc ngày 20 tháng 7 tôi sẽ đến trước các bạn báo cáo kết quả với các bạn. Nếu như trong thời hạn trên không làm cho vấn đề được giải quyết khiến người ta vừa lòng, tôi sẽ căn cứ vào hiến pháp đề xuất từ chức với Tổng thống Cộng hòa.
Vào lúc này không cần nói nhiều vì sao, bắt đầu từ ngày mai mọi biện pháp quân sự cần thiết sẽ được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách nhất. Nếu tình hình đòi hỏi chúng ta không thể không như thế, chính phủ cũng cần phải làm tốt việc chuẩn bị tiếp tục chiến tranh. Nếu như có vấn đề nào đó đòi hỏi phải do quốc hội quyết định thì tôi sẽ đề xuất với quốc hội.
Trong bài diễn thuyết hôm đó, Mendès-France người tranh cử Thủ tướng đã đưa ra lời hứa, nếu như trúng cử, ông ta nhất định trước ngày 20 tháng 7 thông qua một hiệp nghị mà mọi người có thể tiếp nhận, thực hiện hòa bình cho Đông Dương. Nếu không, ông ta sẽ từ chức ngay.
Diễn thuyết có tiếng vang, sau khi thảo luận quốc hội tiến hành bỏ phiếu. Kết quả Mendès-France được 413 phiếu ủng hộ, 47 phiếu phản đối và 143 phiếu trắng. Thủ tướng chính phủ khóa mới đã được sản sinh. Bản thân Mendès-France kiêm luôn ngoại trưởng mới, Chauvel được cử làm đoàn trường đoàn đại biếu Pháp tại hội nghị Genève.
Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương do đó mà đứng trước một bước ngoặt trọng đại.
Các thao tác trên Tài liệu