Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Tài liệu / Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 / CHƯƠNG 32 - Từng giây từng phút thúc giục

CHƯƠNG 32 - Từng giây từng phút thúc giục

- Tiền Giang - Bản dịch Dương Danh Dy — published 05/01/2009 17:13, cập nhật lần cuối 06/02/2009 09:14

 

CHƯƠNG 32

Từng giây từng phút thúc giục

 

Bước vào nửa sau tiến trình của hội nghị Genève, Chu Ân Lai vọt lên trở thành nhân vật trung tâm của hội nghị, mọi vấn đề khó đều phải qua ông điều hòa, hóa giải, thúc đẩy hai bên tìm được biện pháp giải quyết vấn đề. Chu Ân Lai cảnh giác loại bỏ từng chút nhân tố, sợ là đe dọa an ninh Đông Nam Á. Kết cục của hội nghị Genève càng khiến người ta để mắt: càng gần thời gian cuối cùng, tiếng nói hòa bình càng ngày càng mạnh, nhưng trước sau vẫn hòa lẫn âm thanh không hài hòa.

 
Ngoại trưởng ba nước Mỹ, Anh, Pháp tại Paris mặc cả với nhau, điều hòa lập trường. Ở Genève không khí hòa giải rốt cuộc dần dần dày đặc lên. Ngày 13 tháng 7, Phạm Văn Đồng và Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng Nam Việt Nam lần đầu tiên gặp nhau. Ngày hôm đó Menon đặc sứ Ấn Độ hẹn Johnson tiến hành hội đàm từ 2 giờ chiều tại nơi ở của đoàn đại biểu Mỹ. Menon với ý định điều hòa nói với Johnson, người của Việt Minh đến Genève không nghi ngờ gì đều là đảng viên cộng sản, nhưng cũng là những người dân tộc chủ nghĩa từ đầu đến chân, họ hy vọng tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với nước Pháp. Mặt khác, bọn họ không phải là bù nhìn của Moskva và Bắc Kinh, phía Mỹ chưa ý thức đầy đủ điều này.

11 giờ 30 sáng ngày 15, Chu Ân Lai và Kiều Quán Hoa hội kiến Menon tại Vạn Hoa, một lần nữa thảo luận “vấn đề đường giới tuyến”. Chu Ân Lai nói, đợi đến lúc Mendès-France và Eden từ Paris trở về Genève, dự đoán là mấy ngày sau đó sẽ vô cùng bận rộn, cũng sợ rằng không kịp thảo luận tỉ mỉ với bản thân ngài, vì vậy sẽ do ngài Kiều Quán Hoa liên hệ với ngài. Ngài Kiều Quán Hoa đã cùng đi với tôi thăm Ấn Độ và Miến Điện, rất quen thuộc tình hình.

Chu Ân Lai cho rằng, hiện nay Pháp đã đề xuất dự thảo “tuyên ngôn chín nước”, mà phương hướng là muốn giải quyết vấn đề, rất đáng hoan nghênh, có một số nội dung rất khá. Phía Trung, Xô cảm thấy một số chỗ cá biệt có thể sửa chữa đôi chút, vấn đề đã không lớn nữa. Trên việc đình chiến và tổ thành Ủy ban giám sát quốc tế, mọi người cũng dần dần có được ý kiến nhất trí. Vấn đề bây giới là “vạch đường giới tuyến”. “Trước đây khoảng cách hai bên rất xa, hiện nay Việt Nam đã đi một bước, Mendès-France cũng biểu thị, vĩ tuyến 18 không phải là không thể sửa. Tôi cảm thấy vĩ tuyến 16 là có thể.”

Menon liền nói với Chu Ân Lai, tôi thấy người Pháp sẽ không đồng ý vĩ tuyến 16. Ngài và Phạm Văn Đồng nên kiên trì vĩ tuyến 16, nhưng cuối cùng cũng sẽ không đòi được. Tất nhiên, bây giờ mà nhượng bộ thì quá sớm một chút.

Meno xứng đáng là một nhà ngoại giao già dặn, nhìn xa thấy rộng. Ông ta cho rằng hai bên có thể mỗi bên lùi một vĩ độ bắc.

Chu Ân Lai không hề để lộ ý gì, nói, vĩ tuyến 16 là hợp lý.

Ba phía Trung, Xô, Việt đều cho rằng muốn đạt được hiệp nghị vào ngày 20 tháng 7 những điều khoản cần thảo luận hiện nay còn quá nhiều, không thuận tiện cho đàm phán ngoại giao. Có thể kiến nghị với hai bên, ngày 20 tháng 7 thông qua trước một hiệp nghị có tính nguyên tắc, những chi tiết có liên quan sẽ ký kết sau.

Ngày 16 tháng 7, ba phía Anh, Pháp, Xô tiến hành hội đàm chuyên gia. Thứ nhất, xác định, tình hình cụ thể ba nước Đông Dương không giống nhau, phải lần lượt ký ba hiệp định, nhưng không phải là hiệp định đã suy tính trước. Thứ hai, chuyên gia ba phía phải qui nạp các dự thảo mà ba nước Đông Dương đề xuất thành một đề án mà mọi người có thể tiếp nhận. Thế nhưng bàn đến cuối cùng, vừa bàn đến “vạch đường giới tuyến” là phía Pháp vẫn kiên trì phải là vĩ tuyến 18. Còn Việt Nam nói, vĩ tuyến 16 bắc là giới hạn cuối cùng, không thể dời ra bắc nữa. Ngoài ra, ngày tháng tổng tuyển cử tại Việt Nam cũng có bất đồng. Các chuyên gia cho rằng bất đồng trọng đại như vậy, chỉ có mời các ngoại trưởng đến giải quyết.

Ngay tối hôm đó, Molotov, Chu Ân Lai và Phạm văn Đồng thảo luận quyết định mấy nguyên tắc: một, trên vấn đề bầu cử ở Việt Nam, kiên trì “phương án hai năm” đã định. Hai, kiên quyết phản đối bất kỳ ai ý đồ lôi kéo ba nước Đông Dương tham gia SEATO. Bởi vì phía chúng ta đã có nhượng bộ về vấn đề Lào và Campuchia, nên không thể để Lào và Campuchia tham gia đồng minh quân sự của đối phương. Nếu không, một khi miền Bắc và miền Nam Việt Nam phân trị, Mỹ có thể lợi dụng “điều ước phòng ngự” chỉnh đốn lại binh lực ở Việt Nam và Lào, Campuchia. Ba, về vấn đề vạch đường giới tuyến Việt Nam, phía Việt Nam tiếp tục kiên trì vĩ tuyến 16, nhưng khi Phạm Văn Đồng hội đàm với Mendès-France có thể để lộ, có thể suy tính tới nhường cho nước Pháp một số đặc quyền trên vấn đề đường quốc lộ 9, Đà Nẵng và Huế. Bốn, về thời hạn quân Pháp hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, có thể tính tới việc nới ra một chút, bởi vì hiện nay Bảo Đại và Mỹ ngược lại đều hy vọng quân Pháp rút nhanh để dư địa lại cho họ. Phía chúng ta có thể qui định quân Pháp rút khỏi Việt Nam trước khi bầu cử ba tháng.1

10 giờ sáng ngày 17 tháng 7, Tep Phan ngoại trưởng Campuchia cùng hai trợ thủ là Sam Sary và [Nhiek] Tioulong đến chào Chu Ân Lai tại Vạn Hoa, ông ta đến là để nhờ Chu Ân Lai điều hòa vấn đề khó. Ông ta nói, Campuchia là nước nhỏ, dự toán ít, muốn hấp thu thành viên phong trào chống đối vào công tác trong chính phủ sẽ có khó khăn.

Chu Ân Lai rất thông cảm giải thích, ngài nói là một vấn đề, thế nhưng người phải hấp thu rốt cuộc không nhiều. Nước Trung Quốc mới khi thành lập đều bao quân đội, cảnh sát, nhân viên công vụ của Quốc Dân đảng cả, làm như vậy họ không làm loạn, đất nước do đó đã củng cố thống nhất. Có thể ngài sẽ nói, Trung Quốc rất lớn, dự toán cũng nhiều. Thế nhưng số người chúng tôi phải hấp thu cũng hàng chục triệu. Chỉ cần chính phủ vương quốc nhận trách nhiệm, không phân biệt đối xử, không bức hại, là có thể tìm được biện pháp giải quyết. Tất nhiên chính phủ không thể tiếp nhận toàn bộ, bởi vì còn có sự lựa chọn tự nguyện. Quân đội của chính phủ vương quốc cũng chưa đạt tới trình độ cần thiết, cho nên cũng cần phải gia tăng quân và vũ khí.

Lúc này Sam Sary nói, chúng tôi vui lòng tiếp nhận những người mà các ngài gọi là “bộ đội kháng chiến”, mà chúng tôi gọi là nhân viên của “quân phiến loạn”. Các ngài muốn họ tham gia quân đội vương quốc từng đại đội, từng tiểu đoàn, hay là tham gia với thân phận cá nhân? Nếu như là thân phận cá nhân thì không có vấn đề. Nhưng nếu là từng đại đội, từng tiểu đoàn thì chúng tôi có khó khăn. “Chúng tôi vui lòng phát biểu tuyên bố của phía mình về việc này, chứ không muốn áp dụng phương thức hiệp định quốc tế.”

Chu Ân Lai nói, vấn đề này không lớn, bộ đội này không đông, có thể tìm được biện pháp giải quyết.

Điều Chu Ân Lai quan tâm hơn là, liệu Campuchia có tham gia tổ chức “hiệp ước Đông Nam Á” mà Mỹ đang tổ chức hay không, vì thế đã yêu cầu nói rõ.

Tep Phan nói, về nguyên tắc, Campuchia còn đang suy tính một số vấn đề, chủ yếu là vì lực lượng vũ trang của mình còn nhỏ. Thế nhưng “xưa nay Campuchia không muốn có căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ của mình, chúng tôi đã tự mình đuổi người Pháp đi, cũng không muốn người khác đến thay thế.”

Chu Ân Lai nhấn mạnh, thái độ của Trung Quốc là, không muốn Mỹ xây dựng căn cứ quân sự trên bất kỳ ba nước Đông Dương nào. Nếu như có, “tình hình sẽ xấu đi”

Xilong, trợ thủ của Tep Phan nghe xong câu nói có ý ngoài lời nói đó, đã hỏi: có phải là ý kiến của ngài Thủ tướng muốn nói, không thể có người Mỹ, người Pháp thì còn có thể.

Chu Ân Lai nói một cách uyển chuyển, đó lại là vấn đề khác.

Các vị khách Campuchia một lần nữa đề nghị Chu Ân Lai xuất diện, thúc đẩy hội nghị Genève đạt được kết quả hòa bình. Đối với họ thì xem ra, Chu Ân Lai là bảo đảm cho hội nghị Genève có thành công hay không.

Chu Ân Lai đề cập với ngoại trưởng Campuchia tới thăm vấn đề SEATO, là có nguyên nhân. Ngày hôm kia sau khi Mendès-France và Eden trở lại Genève, đã xuất hiện một cách nói: ba nước Đông Dương sẽ gia nhập SEATO do Mỹ đang tổ chức, điều này làm Chu Ân Lai cảnh giác.

Sau khi bắt tay từ biệt Tep Phan, 11 giờ 40 sáng, Chu Ân Lai đến thăm Eden. Ông nói với Eden, có một tin đồn, có người muốn muốn lôi kéo ba nước Đông Dương vào liên minh phòng ngự Đông Nam Á, liệu có phải Mỹ định dùng vấn đề đó để phá hoại hiệp định hòa bình Đông Dương hay không? Tháng 6 vừa qua, ngài và Mendès-France đều đã đồng ý không thiết lập đồng minh quân sự với nước ngoài, thế mà hiện nay đã không giống với cách nói trước đây. Nếu Anh, Pháp và ba nước Đông Dương đã đưa ra lời hứa với Mỹ về vấn đề này, thì hòa bình sẽ không còn ý nghĩa gì.

Chu Ân Lai không khách sáo nói, nếu như hội đàm Paris của những người đứng đầu ba nước lớn Mỹ, Anh, Pháp tạo ra chia rẽ, chúng tôi kiên quyết phản đối. Chúng tôi phản đối chia rẽ Đông Nam Á. Nếu như chế tạo chia rẽ, sẽ làm cho hòa bình của Đông Dương gặp khó khăn, hội nghị Genève sẽ không có kết cục tốt

Trả lời của Eden giống như giấu kim trong chăn. Ông ta nói, hai nước Anh, Mỹ đã thảo luận “hiệp ước Đông Nam Á” tai Washington, nhưng là “có tính phòng ngự” hiện nay các chuyên gia còn đang thẩm tra bàn bạc, là một loại đối ứng với hiệp ước đồng minh Trung, Xô. Thế nhưng bản thân ông ta có thể bảo đảm, “không nghĩ tới việc muốn ba nước Đông Dương tham gia”.

Chu Ân Lai cám ơn Eden đã nói rõ, một lần nữa nhấn mạnh, nếu Mỹ lôi kéo ba nước Đông Dương vào “hiệp ước Đông Nam Á” mà Anh, Pháp lại công nhận, “thì tình như vậy sẽ khác đi, hòa bình sẽ không có ý nghĩa”. Nếu như vậy, chúng tôi không thể không quan tâm.

Chu Ân Lai đã nói rất nặng, hy vọng Anh sẽ chuyển đạt ý kiến của ông cho Mỹ, không nên vì việc đó dẫn tới Trung, Mỹ đối kháng.

4 giờ 50 chiều ngày hôm đó, Chu Ân Lai lại đến thăm Mendès-France lần nữa, trình bầy những lời ông đã nói với Eden, yêu cầu nước Pháp làm rõ.

Mendès-France trịnh trọng nói, nước Pháp “không suy tính đồng minh Đông Nam Á bao gồm ba nước Đông Dương. Xin tin tưởng tôi, đây là lời nói không hề có bảo lưu.”

Mendès-France nóng vội tiếp tục thảo luận với Chu Ân Lai về “vạch đường giới tuyến”. Ông ta đã đề xuất với Chu Ân Lai một cách nói tràn đầy biểu thuật mà trước đây chưa có, nếu như hoạch định vĩ tuyến 16, Việt Minh sẽ khống chế đường quốc lộ 9 ở phía bắc Huế từ Lào đến Đà Nẵng. Con đường này quan hệ đến tính mệnh Lào, là cửa khẩu duy nhất ra biển của Lào, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế Lào, là “con đường sinh mệnh của Lào”.

Chu Ân Lai nói, đường quốc lộ 9 này vừa đúng ở phía bắc vĩ tuyến 16, đối với miền bắc mà nói, không có lợi ích đặc biệt nào. Ông đổi giọng, nói: “về vấn đề cửa khẩu đi ra của Lào, điều này ngược lại đáng chú ý đấy.”

Đây lại là một bước ngoặt tế nhị. Mendès-France lập tức ý thức được, ông ta nói: “liệu có phải ý của ngài Thủ tướng muốn nói, ngài Phạm có thể đồng ý vạch con đường quốc lộ này. Nếu quả nhiên như vậy, điều này ngược lại là một tiến bộ. Thế thì chúng tôi cũng vui lòng biểu thị nhượng bộ của chúng tôi tại các mặt khác.”

Chu Ân Lai dùng lời nói chặn đứng đầu đề câu chuyện, nói: “về vấn đề này tôi không thể bàn cụ thể hơn, nên do ngài Phạm Văn Đồng trực tiếp bàn với ngài. Trước đây ngài đã từng nói, trước mắt không chỉ có vấn đề vạch đường giới tuyến, mà còn có vấn đề chính trị. Tôi đã nói với vấn đề đó với ngài Molotov và ngài Phạm Văn Đồng. Sợ rằng liên hệ hai vấn đề đó lại với nhau thì tương đối dễ giải quyết.”

Mendès-France đề nghị Chu Ân Lai chú ý vấn đề Lào. Ông ta oán thán nói, vấn đề Lào gặp phiền phức. Việt Minh đề xuất yêu cầu vạch vùng tập kết dài trên một ngàn km từ nam đến bắc Lào cho nhân viên phong trào giải phóng Lào, phía Pháp khó có thể tiếp thu. “Hy vọng ngài Thủ tướng khuyên ngài Phạm Văn Đồng có suy nghĩ tương đối hiện thực.”

Chu Ân Lai biểu thị, vấn đề Lào tốt nhất là cũng phải liên hệ vạch giới tuyến và bầu cử lại với nhau như Việt Nam, hy vọng phía Pháp trực tiếp bàn với ngài Phạm Văn Đồng.

Mendès-France nói, ông ta đã cử người đi tìm nhân viên Việt Minh liên hệ, hy vọng có thể tiến triển.

Chu Ân Lai nhắc nhở ông ta, trước tiên nên tìm ra điểm chung chủ yếu để bàn hiệp nghị, “hôm nay đã là ngày 17, phải trong hai ngày, giành được hiệp nghị trên các phần chủ yếu, thì mới coi là thành công.”

Ngay trong tối hôm đó, Chu Ân Lai và Molotov, Phạm Văn Đồng bàn bạc, trao đổi ý kiến. Chu Ân Lai nêu ra một cách rõ ràng, phải xuất phát từ tình hình thực tế, để lại đường số 9 cho miền nam. Như vậy đường giới tuyến cần phải dời lên phía bắc một chút, nhưng không cần nhiều, nhượng bộ như thế là có thể làm được. Tất nhiên nhượng bộ sẽ được đưa ra vào phút cuối cùng. Vấn đề cụ thể do Phạm Văn Đồng bàn với Mendès-France. Còn Molotov chuẩn bị trong hội nghị có tính hạn chế ngày 18 lấy thân phận chủ tịch phát biểu có tính tổng kết.

Sau khi ba phía hội đàm xong, Chu Ân Lai gửi điện báo cáo Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ.

Đàm phán trong hội nghị Genève lại xuất hiện một số giảm căng thẳng. Mendès-France cũng ngầm biểu thị, có thể lại nhượng bộ trong việc vạch đường giới tuyến giữa vĩ tuyến 18 và đường số 9. Cũng có nghĩa là nói, đường giới tuyến mà Pháp kiên trì lại di động xuống nam. Pháp còn thông qua đoàn đại biểu Anh, biểu thị với đoàn đại biểu Trung Quốc, nước Pháp quyết không vứt bỏ đường 9, thế nhưng đồng ý bầu cử tại Việt Nam có thể tiến hành vào năm 1956. Tuy vậy vào lúc Mendès-France làm như thế đã gặp một chút phiền phức. Ngay hôm đó, Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng chính phủ Bảo Đại đã đề xuất một kháng nghị với chính phủ Pháp, kháng nghị nước Pháp phản lại chính phủ Bảo Đại “làm hết mọi việc”, ông ta yêu cầu đường biên giới Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của LHQ. Kháng nghị này làm Mendès-France vô cùng giận dữ.

Lúc này khuôn khổ hiệp nghị cuối cùng hội nghị Genève đã cơ bản hoàn thành. Đó là, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ lần lượt ký hiệp định ba nước Đông Dương. Quân đội mọi nước rút khỏi Lào và Campuchia, quân đội chống đối của Lào tập kết vào hai tỉnh miền bắc, tại Việt Nam vạch một đường giới tuyến ở miền trung, chỉ có điều là đường giới tuyến này còn chưa xác định được.

Sáng ngày 18 tháng 7, Phạm Văn Đồng và Mendès-France hội đàm, tiếp tục mà cả một cách vất vả về vấn đề đường giới tuyến.

11 giờ sáng hôm đó, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Lào đến chào Chu Ân Lai, Lý Khắc Nông, Trần Gia Tường cùng tiếp khách với ông.

Sananikon đến để bàn về vấn đề giải quyết vùng tập kết của bộ đội giải phóng Lào. Ông ta chỉ ra, hiện nay bất đồng giữa đoàn đại biểu Lào và Phạm Văn Đồng không phải là về mặt quân sự mà là về chính trị. Bởi vì Phạm Văn Đồng yêu cầu chính phủ Lào phải “nghiêm chỉnh công nhận” phong trào chống đối, sau đó mới vạch vùng tập kết, tại vùng tập kết phải có cơ cấu hành chính độc lập tự chủ. Điều này chẳng phải là phân trị trong một nước ư? Chính phủ Lào khó có thể tiếp thu. Bộ trưởng quốc phòng Lào cũng nói, chúng tôi công nhận có phong trào chống đối, nhưng lực lượng của họ không lớn, chẳng qua là hai, ba ngàn người. Vì vậy chúng tôi đồng ý tại vùng tập kết thiết lập Ủy ban hỗn hợp, có nghĩa là như chính phủ liên hiệp. Hoàng thân Souphanouvong có rất nhiều ưu điểm, ông tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Paris, nhân tài như vậy tại Lào không có nhiều. Chúng tôi tin tưởng sau bầu cử, ông nhất định có thể giành được địa vị vinh dự nhất trong chính phủ, thậm chí có thể làm thủ tướng của chúng tôi.

Ý của đoàn đại biểu Lào là trong vùng tập kết tại bắc Lào không thể có chính phủ “độc lập”, mọi vấn đề nội chính cuối cùng phải do bầu cử quyết định.

Chu Ân Lai trả lời, bộ đội chống đối Lào nên công nhận chính phủ Vương quốc, chính phủ Vương quốc cũng nên công nhận bộ đội chống đối. Còn về lực lượng nhiều ít không phải là vấn đề quan trọng nhất, các ngài nói hai, ba ngàn người, chúng tôi nói không chỉ có số đó. Chủ yếu là phải liên hệ được với họ, xác định vùng tập kết. Nếu những vùng tập kết như vậy tại thượng, trung, hạ Lào đều có, sẽ rất phân tán, như vậy sẽ khiến mọi người đều không yên tâm, thậm chí sẽ phát sinh xung đột địa phương. Vì thế chúng tôi cho rằng thiết lập vùng tập kết tốt hơn điểm tập kết. Tôi và các ngài, còn có ngài Eden và Mendès-France đều đã nói, phải hoạch định vùng tập kết tại đông bắc Lào, thành lập một Ủy ban hỗn hợp để xử lý quan hệ hai bên, quan hệ địa phương. Còn sau khi bầu cử, phong trào chống đối có thể tham gia chính phủ Vương quốc, đó là một biện pháp tốt.

Chu Ân Lai nói, theo tôi biết, mọi người đều không coi Lào là một bộ phận của Việt Nam. Lào chỉ có một chính phủ Vương quốc, không thực hiện phân trị. Sau khi mọi quân đội nước ngoài rút đi, Lào sẽ là một quốc gia hòa bình, độc lập và thống nhất. Tương lai còn có bốn cửa khẩu tiến hành giám sát. Như vậy an ninh của Lào cũng có bảo đảm. Trong thời gian đình chiến, Lào có thể đưa vào vũ khí tự vệ, còn có thể hiệp thương qui định.

Chu Ân Lai thể tất chỗ khó khăn của Lào, nói, cũng có thể các ngài cảm thấy Trung Quốc là một nước lớn, có chút không yên tâm. Chúng tôi vui lòng thiết lập quan hệ hữu hảo với Lào, năm nguyên tắc mà chúng tôi đã từng nêu tới cũng thích dụng cho quan hệ giữa chúng ta. Chúng tôi cũng vui lòng phát biểu tuyên bố như thế, gánh vác những ràng buộc của chúng tôi. Chúng tôi không muốn uy hiếp bất kỳ ai, cũng không muốn chịu sự đe dọa của bất kỳ người nào.

Đại biểu Lào vô cùng cám ơn những bảo đảm của Chu Ân Lai, luôn miệng biểu thị sẽ “về nghiên cứu tỉ mỉ”

Từ trung tuần tháng 7 sau khi các đoàn đại biểu trở lại Genève, các loại hòa giải ngoại giao về cơ bản đều tiến hành ở ngoài hội trường. Ngày 18 tháng 7, cử hành lần đầu tiên hội nghị có tính hạn chế kể từ giai đoạn hai đến nay, trong phát biểu có tính tổng kết, Molotov chỉ ra: “trên vấn đề phức tạp nhất, hòa bình ở Đông Dương, biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề đã rõ. Qua những đàm phán gần đây, mọi người đã công nhận cơ sở để giải quyết và khôi phục vấn đề hòa bình của Việt Nam.”

Ông chỉ ra: “hội nghị về việc khôi phục hòa bình của Lào và Campuchia cũng đạt được hiệp nghị tương ứng. Mặc dù về mặt này không phải là mọi việc đã làm thỏa đáng, thế nhưng không thể nghi ngờ, các mặt có liên quan đều đi theo phương hướng đó.”

Molotov chú trọng chỉ ra, cho dù đến hôm nay, chỉ cách ngày 20 tháng 7 quan trọng còn có hai ngày mà đàm phán về vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia hai bên vẫn mỗi bên một ý. Cũng như vậy đại hội cũng có hai loại phương án đối với tuyên bố của hội nghị Genève.

Hai ngày tới chưa chắc đã giải quyết nổi tranh chấp này. Smith đại biểu Mỹ trở lại Genève có bài phát biểu mặc dù ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng. Ông ta nói: “nếu như hội nghị Genève đạt được hiệp nghị mà Mỹ tán thành, thì Mỹ sẽ công bố tuyên ngôn đơn độc, nói rõ là không sử dụng vũ lực, cũng không sử dụng vũ lực uy hiếp và phá hoại hiệp nghị.” Tức là, Mỹ không ký vào tuyên bố chung nhưng nếu như vừa lòng thì cũng sẽ tôn trọng hiệp nghị.

Thái độ của Smith đối với hội nghị Genève tích cực hơn nhiều so với Dulles, ông ta có thể phát biểu như vậy cũng thuộc loại tương đối không dễ.

Nắm lấy cơ hội này, Chu Ân Lai nhượng bộ thêm một bước. Ông phát biểu nói, chúng tôi đã suy tính tới ý kiến của các nước phương Tây, bây giờ tôi kiến nghị, Ủy ban giám sát quốc tế do Ấn Độ, Ba Lan, Canada tổ thành.

Kiến nghị này của Chu Ân Lai, có cảm giác chung là để các nước phương Tây cho rằng, trong Ủy ban này, mặt trận phương Đông chỉ chiếm 1/3, có khuynh hướng có lợi cho phương Tây một chút, dễ tiếp thu.

Eden lập tức biểu thị, ngài Chu Ân Lai đề xuất kiến nghị rất hay, nhiều vấn đề trong đàm phán sẽ nhân đà này mà được giải quyết, hội nghị càng có lý do thu được thành công.

Thế nhưng hội nghị hôm này đã xuất hiện một tạp âm. Trần Văn Đỗ đại biểu chính phủ Bảo Đại phát biểu nói, đoàn đại biểu của ông ta sẽ từ chối ký vào bất kỳ hiệp định đình chiến nào dẫn tới Việt Nam phân trị.

Lời nói ấy vừa được đưa ra, mọi chỗ ngồi [chỉ những người tham dự hội nghị] đều ngạc nhiên.

Thì ra vào hạ tuần tháng 6, chính phủ Bảo Đại Việt Nam xuất hiện sự thay đổi trọng đại. Ngô Đình Diệm, tín đồ Thiên chúa giáo có liên hệ chặt chẽ với chính trường Mỹ, đã từng ở Mỹ nhiều năm đã trở về Sài Gòn ngày 24 tháng 6. Rất nhanh chóng ông ta được cử làm thủ tướng chính phủ, quyền lực của Bảo Đại đã suy yếu lớn, khuynh hướng thân Mỹ của chính phủ Ngô Đình Diệm ngày càng rõ. Trong bối cảnh đó, ngày 17 tháng 7 Trần Văn Đỗ đã gửi thư cho Mendès-France trách móc nước Pháp đi ngược với chính phủ của ông ta, làm hết mọi chuyện, ngang nhiên hứa rút về phía nam chính quyền cơ sở và quân đội Việt Nam [Bảo Đại] tại bắc vĩ tuyến 18.

Vì việc này đoàn đại biểu Pháp vô cùng ngượng nghịu. Để vỗ về chính quyền Bảo Đại, nước Pháp lại phải bận rộn một trận.

Cuối cùng thời hạn càng ngày càng tới gần, tiếng nói hòa bình càng ngày càng mạnh, nhưng trước sau vẫn nhiễm tạp những âm điệu không hài hòa.

1 Chu Ân Lai niên phổ: 1949-1976, t.1, sđd, tr. 399.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss