Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Tài liệu / Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 / CHƯƠNG 33 - Hồ Leman nước liền trời

CHƯƠNG 33 - Hồ Leman nước liền trời

- Tiền Giang - Bản dịch Dương Danh Dy — published 05/01/2009 17:13, cập nhật lần cuối 06/02/2009 09:14

 

CHƯƠNG 33

Hồ Leman nước liền trời

 

Triển vọng của vấn đề Đông Dương đã giống như ở cuối đường hầm dài dằng dặc đã lộ ra một tia sáng, tâm tình Chu Ân Lai cũng theo đó mà thoải mái hơn, ông hội kiến [Charlie] Chaplin nhà hài kịch nổi tiếng tại Vạn Hoa, mong nhanh chóng đưa vào Trung Quốc những tác phẩm tiêu biểu của ông. Vào lúc thời hạn cuối của hội nghị Genève sắp tới, Eden và Mendès-France cùng đến Vạn Hoa hội kiến Chu Ân Lai, họ còn muốn tranh thủ cái gì đây?

 
Hội nghị có tính hạn chế chiều ngày 18 tháng 7 kết thúc tương đối sớm. Ra khỏi cung Vạn Quốc, dường như Chu Ân Lai đã nhìn thấy, triển vọng của vấn đề Đông Dương giống như tại cuối đường hầm dài dằng dặc đã lộ ra một tia sáng. Tâm tình ông cũng theo đó mà thoải mái hơn, muốn làm một việc nhẹ nhõm gì đó.

Từ thuở còn là học sinh, Chu Ân Lai đã yêu thích kịch và điện ảnh, trước sau phong trào “Ngũ tứ” đã từng lên sân khấu diễn kịch nói vừa truyền vào Trung Quốc không lâu. Những năm 30 ở Thượng Hải, những năm 40 ở Trùng Khánh, Chu Ân Lai đã xem không ít phim ảnh. Ông đặc biệt ưa thích sự biểu diễn của diễn viên hài điện ảnh Mỹ, Chaplin. Khi tới Genève ông được tin Chaplin bị “chủ nghĩa McCarthy” trong nước bức hại đã định cư tại Lausanne, một thành phố nhỏ bên bờ hồ Leman, nên muốn tới thăm nhà nghệ thuật biểu diễn điện ảnh tâm phục đã lâu.. Tháng 7, sau khi trở lại Genève, ông đề nghị Vương Điếu Nhu, phụ trách công việc lễ tân của đoàn liên hệ với Chaplin, mời ông tới ăn cơm tối tại biệt thự Vạn Hoa. Đồng thời Chu Ân Lai cũng gửi điện về Công ty Điện ảnh Trung Quốc ở trong nước muốn Tổng Giám đốc La Quang Đạt đến Genève, tham gia cuộc hội kiến Chaplin.

Khi La Quang Đạt nhận được điện thì thời gian hẹn hội kiến chỉ còn bốn năm ngày. Lúc đó từ Bắc Kinh đi Genève chỉ có thể đi máy bay quá cảnh Liên Xô hoặc Tiệp Khắc, và nếu mọi việc thuận lợi thì cũng chưa chắc đã đến đúng hẹn. Bộ Văn Hóa và Cục điện ảnh liền quyết định cử Dương Thiếu Nhiệm, Phó Tổng giám đốc Công ty điện ảnh Trung Quốc lúc đó đang tham dự tuần lễ điện ảnh quốc tế Karlovy Vary tại Tiệp Khắc đến Genève vì gần đường hơn..

Tại Genève Chu Ân Lai trực tiếp chỉ thị cho Dương Thiếu Nhiệm, do Dương đại biểu Công ty điện ảnh Trung Quốc thương lượng với Chaplin, nhập hai tác phẩm tiêu biểu của Chaplin là “Nhà đại độc tài” và “Thời hiện đại” về chiếu tại Trung Quốc. Dương Thiếu Nhiệm đến Lausanne gặp Chaplin. Chaplin trả lời quyền cho chiếu các phim của ông đều đã ủy nhiệm cho người đại lý Pháp toàn quyền xử lý, nhưng ông vui lòng thúc đẩy việc này hoàn thành. Ông còn xác định đã nhận được thiếp mời của Chu Ân Lai, chuẩn bị đi dự tiệc.

5 giờ chiều ngày 18 tháng 5, Chu Ân Lai ra cửa phòng khách, đón tiếp vợ chồng Chaplin. Khi Chaplin vừa ra khỏi ô tô, Chu Ân Lai đã dẫn Vương Bỉnh Nam và Chương Văn Tấn ra đón, bắt tay Chaplin, nói: “tôi là khán giả trung thành của ngài, là khán giả từ hơn 30 năm rồi, chúng ta là bạn cũ.”

Chu Ân Lai và Chaplin tay nắm tay đi tới nơi có thảm cỏ xanh, tại đây đã thu xếp đầy đủ bàn ghế. Chương Văn Tấn làm nhiệm vụ phiên dịch lần đó.

Chu Ân Lai giới thiệu với Chaplin các trợ thủ tham gia cuộc hội kiến, còn có nhân sĩ điện ảnh đến từ Trung Quốc. Chu Ân Lai chúc mừng Chaplin được “Giải thưởng hòa bình quốc tế” do Ủy ban hòa bình thế giới tặng, ông nói: “Ngài là chiến sĩ vĩ đại chống xâm lược, chống chiến tranh, là chiến sĩ kiên cường bảo vệ hòa bình, hữu ái, tiến bộ văn hóa của nhân loại! Xin chào mừng ngài!”

Chu Ân Lai nói với Chaplin: “từ những bộ phim nhiều màu sắc do ngài quay, chúng tôi cảm thụ được một cách sâu sắc tiếng gọi nhân loại hữu ái, thế giới hòa bình.”

Nghe những lời ca ngợi của Chu Ân Lai, Chaplin cảm thấy phấn khởi, nắm chặt tay và chăm chú nhìn ông.

Sau khi chủ khách đã ổn định chỗ ngồi, Chu Ân Lai đã nói quan niệm của mình đối với các phim của Chaplin: “từ những bộ phim không lồng tiếng cho đến những bộ phim mới quay gần đây của ngài như “Hỷ kịch giết người” và “Cuộc sống vũ đài”, tôi đều xem, và vô cùng khâm phục! Khiến người ta tỉnh ngộ sâu sắc, dư vị vô cùng!”

Chu Ân Lai nói: “ trong bộ phim “Kẻ đại độc tài” ngài đã diễn tả Hitler, tên cuồng chiến vô cùng tài tình, khiến người tin phục, và khiến người khâm phục! Hắn ảo tưởng trở thành kẻ độc tài thống trị toàn thế giới, hoang tưởng coi trái đất như quả bóng để hắn đùa chơi, để dưới chân chơi… Những cái đó cũng là do sức tưởng tưởng nghệ thuật khác thường của ngài xử lý khéo léo sáng tạo ra.”

Nói rồi, Chu Ân Lai cười. Chaplin nói tiếp câu chuyện: “thế nhưng trái đất không như thứ đồ chơi mà hắn bầy ra, sự nổ tung của quả bóng khiến hắn kinh sợ tỉnh lại giấc mộng độc tài. Kẻ cuồng chiến, nói chung chỉ muốn chinh phục người khác, xâm lược nước khác, cuối cùng đã bị ngọn lửa chiến tranh nuốt chửng. Napoleon đã chinh phục một nửa châu Âu, ông ta tự phong là anh hùng thống trị toàn thế giới, thế nhưng cuối cùng đã phải chết mòn trên đảo Corse.”

Chaplin đã bàn tới những thể hội trong sáng tác, nói: “trong bộ phim “Ghi chép đào vàng” có rất nhiều tình tiết là những chân thực trong cuộc sống, Các vị thấy tôi ăn giày da, ăn rất ngon phải không. Đương thời đúng là có nhiều công nhân bị nhà tư bản lừa gạt tới vùng mỏ, đói đến mức cái gì cũng ăn hết, rồi đến lúc không tìm được cái gì để ăn nữa, đành phải ăn giày da của mình…Công nhân trong nhà máy của nhà tư bản đều trở thành những cỗ máy biết nói, thường làm những công việc đơn điệu. Phải nói là mỗi giờ, mỗi phút đều chỉ làm một động tác giống nhau, không biết mình đang làm vì cái gì? Không có mục tiêu, cuộc sống không có mục đích.”

Chaplin tiến hành phê phán và đả kích thời đại công xưởng hóa công nghiệp đã trở thành quá khứ. Nhớ lại khi quay bộ phim “Thời hiện đại” tác phẩm tiêu biểu trong những năm 30, ông nói, trong bộ phim “người công nhân đó từ sáng đến tối nói chung chỉ có vặn đinh ốc, điều này đã trở thành động tác quen tay của anh ta, nên không khống chế nổi động tác lúc nào cũng chỉ muốn vặn đinh ốc, vì thế khi thấy áo khoác phụ nữ có hai chiếc khuyết đã phản xạ vô điều kiện đuổi theo để cài lại.” Chaplin nói rất sinh động, còn huơ tay nói: “ranh giới giữa bi kịch và hài kịch không lớn, chỉ cách nhau một bước thôi.”

Chu Ân Lai đồng ý với cách nhìn của Chaplin: “từ mấy tác phẩm đó, hoàn toàn đã thể hiện được thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, những áp bức của nhà tư bản trong giai đoạn tích lũy nguyên thủy đối với quần chúng lao động quá tàn khốc.” Đáng tiếc là Chu Ân Lai không bàn tới những thay đổi to lớn của đời sống xã hội trong các nước phát triển sau chiến tranh, bởi vì tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang và sẽ đẩy, quét phương thức sản xuất đại công nghiệp truyền thống về phía ngày một suy thoái. Còn cuộc sống nghệ thuật của bản thân Chaplin sau khi đến định cư tại Thụy Sĩ cũng đã bước vào phần vĩ thanh nhàn nhạt.

Chuyện trò một lúc, Chu Ân Lai mời vợ chồng Chaplin vào phòng ăn. Cùng ăn có mấy thành viên trẻ trong đoàn đại biểu điện ảnh Trung Quốc đang thăm Thụy Sĩ, trong đó có Phạm Thụy Quyên, Nhật Na, Hướng Lê v.v..

Trong bữa tiệc, Chaplin chỉ vào đĩa vịt quay Bắc Kinh trên bàn tiệc khôi hài nói: “Cá nhân tôi có cảm tình đặc biệt với chú vịt này, vì thế tôi không ăn vịt.”

Chủ nhân vội hỏi nguyên nhân, Chaplin trả lời: “Tôi đóng chàng lãng tử Patrice Chereau trong phim, bước đi của anh ta khiến mọi người ôm bụng cả cười, là được gợi ý từ thần thái đi đường của những chú vịt. Để cám ơn vịt, từ đó trở đi tôi không ăn thịt vịt nữa.”

Chu Ân Lai nói, ông không nghĩ đến chuyện đó, và biểu thị xin lỗi. Chaplin vội nói: “Thế nhưng lần này có thể không tính, bởi vì đây là vịt Mỹ.” Câu nói đó khiến mọi người cười vang.

Vịt quay Bắc Kinh bầy trên bàn tiệc là tài nghệ của nhà nấu ăn nổi tiếng của khách sạn Bắc Kinh theo Chu Ân Lai đến Genève, da vịt rất ròn. Chaplin vừa ăn vừa luôn miệng khen, nói chuyện càng say: “Năm 1932 tôi phát hiện ra phương Đông, năm 1936 đã tới Thượng Hải, xem Kinh kịch của ngài Mai Lan Phương, tôi rất khâm phục. Tôi còn xem kịch của ngài Mã Liên Lương, thật rất hay!” Ông vừa nói vừa cuộn khăn ăn làm thành roi ngựa vung lên, mô phỏng động tác trong Kinh kịch Trung Quốc.

Chaplin nói tiếp: “Nghệ thuật của các ngài rất có đặc sắc dân tộc của mình. Nghệ thuật có đặc sắc, có cá tính; thì nghệ thuật càng nồng đậm đặc sắc dân tộc, cũng là một viên ngọc kỳ dị lấp lánh trong kho báu nghệ thuật nhân loại.”

Chaplin càng nói càng phấn khởi, và chuyển đầu đề câu chuyện sang chính trị, nói: “quốc gia các ngài mới ra đời, có tiền đồ, nhân dân các ngài rất yêu cuộc sống, nghệ thuật của các ngài cũng hừng hực khí thế, tràn đầy sức sống, bởi vì phương hướng của các ngài đúng đắn. Còn phương Tây thì lại khác, một không khí suy tàn bao chùm, bọn họ tự mình sợ hãi, và nghệ thuật của họ cũng thể hiện điểm này, đều nhiễm bệnh thời đại, bệnh hiện đại, một tâm tư tuyệt vọng. Tôi không hợp tác với Hollywood, họ rất tức giận, gây áp lục với tôi từ các mặt, muốn tôi phải nghe theo chiếc gậy chỉ huy của họ. Chủ nghĩa tư bản không chỉ lũng đoạn về kinh tế mà cũng muốn lũng đoạn cả nghệ thuật. Thế nhưng tác phẩm nghệ thuật không giống sản phẩm công nghiệp, thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa được. Ông nội tôi là một thợ giày, ông đóng mỗi đôi giày đều có kiểu dáng mới, làm xong còn tự khâm thưởng hồi lâu, bởi vì đó là tác phẩm nghệ thuật của ông…”

Chu Ân Lai tán thành nói: “trong lĩnh vự văn hóa nghệ thuật và học thuật, nước chúng tôi đề xướng phương châm “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” để phồn vinh sự nghiệp văn hóa nghệ thuật. Chaplin không hiểu phương châm “hai trăm”, nên đề nghị phiên dịch Chương Văn Tấn dịch lại và giải thích.

Chu Ân Lai còn nói: “nhìn ngài diễn “cuộc sống vũ đài” chúng tôi đều rơi lệ đồng tình với người nghệ nhân già. Một nhà nghệ thuật được người xem rất yêu quí, ông ta là một nghệ nhân già suốt đời mang lại cho quần chúng những niềm vui vô hạn, đến cuối đời phải lang thang đầu phố, cuối cùng đã gục ngã trên sân khấu trong đau thương của người xem…Còn ở đất nước chúng tôi, cuộc sống của các nhà nghệ thuật tiền bối rất hạnh phúc, nhà nước không chỉ sắp xếp điều kiện bảo đảm cuộc sống yên ổn trong những năm tháng cuối đời, còn sáng tạo điều kiện để họ truyền nghề, bồi dưỡng lớp người mới, còn bảo đảm để họ có sự kế thừa, phát triển và tiếp tục lưu truyền cho trường phái của mình.”

Những lời nói đó của Chu Ân Lai là có ý, Phạm Thụy Quyên ngồi nghe mà xúc động. Chaplin đã biết Phạm Thụy Quyên là diễn viên chính trong “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài”, nên quay sang hỏi bà: “nghệ thuật kịch hát của Trung Quốc vô cùng phong phú nhiều vẻ, các dân tộc, các địa phương đều có các loại kịch cực giầu đặc sắc của mình, (Việt kịch) có được coi là kịch địa phương đặc sắc không?”

Phạm Thụy Quyên gật đầu nói phải.

Tiệc vui đến đó, mọi người yêu cầu Phạm Thụy Quyên diễn tại chỗ một đoạn Việt kịch. Phạm Thụy Quyên đứng dậy đáp ứng, cất cao giọng hát một khúc “lâu đài hội”(gặp nhau ở lầu) trong vở “Lương, Chúc”

Hát xong khúc hát đó, bữa tiệc bước vào vĩ thanh, Chu Ân Lai cười hỏi Chaplin, món ăn hôm nay có hợp khẩu vị hay không?

Chaplin nói vui: “mùi vị ngon thơm của món vịt quay của quí quốc có thể nói là trên thế giới không đâu có, nhưng có một thiếu sót nho nhỏ là không để cho tôi ăn nhiều.”

Về điểm này Chu Ân Lai đã có chuẩn bị, gọi người đưa ra hai con vịt quay đã chuẩn bị tốt tặng vợ chồng Chaplin

Chaplin ca ngợi rượu Mao Đài Trung Quốc, nói ông thích loại rượu mạnh như vậy, bởi vì đó là loại rượu dùng cho những người đàn ông chân chính. Đợi đến lúc cáo từ, Chu Ân Lai lại tặng Chaplin một chai Mao Đài.

Nhìn xe của Chaplin đi đã xa, Chu Ân Lai còn chưa hết vui, nói với các nhân viên công tác bên mình: Chaplin là một người chân chính, giống như những vai mà ông đóng trong phim, xứng đáng là một bậc thày lớn về nghệ thuật có ảnh hưởng nhất đương đại!

Đó là lần hội kiến duy nhất giữa Chu Ân Lai và Chaplin. Do sự thay đổi của tình hình trong thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, Chaplin không thể thực hiện được nguyện vọng thăm Trung Quốc, và nguyện vọng của Chu Ân Lai muốn nhập khẩu mấy bộ phim tiêu biểu của Chaplin trước sau cũng không làm được. Mãi đến năm 1978, khi “Đại cách mạng văn hóa” không còn nữa, một số bộ phim của Chaplin như “Thời đại hiện đại” v.v.. cuối cùng mới được nhập vào Trung Quốc. Giữa khoảng cách đó có 24 năm lặng lẽ trôi qua. Tuy nhiên, chỉ cần nói đến nhận thức rộng rãi của người xem Trung Quốc đối với phim ảnh của Chaplin, thì tác dụng đề xướng đầu tiên của Chu Ân Lai tại Genève là không thể dao động. Ông đã kiên định lòng tin, những người theo nghề điện ảnh Trung Quốc một khi điều kiện cho phép là sẽ nhập khẩu phim của Chaplin.

Vào lúc Chu Ân Lai cười nói tại Vạn Hoa, thái độ của hai mặt trận lớn của hội nghị Genève đã sáng lên. Hai bên đều hy vọng ngừng lại ở chiến trường, thông qua phương thức vạch đường giới tuyến giữ vững đội hình thế trận để ung dung mưu tính sự tiến thủ sau này. Duy chỉ có Mỹ là chưa cam chịu, Dulles nói chung, muốn duy trì uy hiếp vũ lực. Trong tiến trình hội nghị, cùng với việc Chu Ân Lai và Eden đưa ra tiếng nói hòa bình càng ngày càng mạnh mẽ, trở thành giai điệu chính trong bản đại hợp xướng quốc tế, những tạp âm do Dulles phát ra dần dần lùi vào sau màn, thực hiện thao túng từ cự ly xa.

Trước đây, Molotov là người đàn ông thép của ngoại giao Liên Xô, là “Mr. No” (tiếng Anh trong nguyên bản) rong ruổi trên vũ đài ngoại giao, hiện nay âm hưởng dường vẫn như cũ, vẫn là hình tượng một người đàn ông cứng rắn, nhưng khó tránh khỏi cảnh anh hùng đã xế chiều, tuy vẫn nhìn ngang nhìn ngửa nhưng đã bị sức thắng địch trên bàn tiệc của Chu Ân Lai thuyết phục, nên tại hội nghị Genève càng ngày càng để ý tới tiếng nói của Chu Ân Lai. Eden là chiếc cầu nối không thể thiếu được giữa Đông và Tây, những nỗ lực ngoại giao của ông ta là thuốc bôi trơn cho toàn hội nghị tiếp tục tiến lên. Trong tiến trình hội nghị, ông ta dần dần nhận thức được Chu Ân Lai, càng về sau, càng tiếp xúc với Chu Ân Lai càng nhiều, càng cho rằng Chu Ân Lai có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền ngoại giao thế giới. Ông ta tôn trọng Chu Ân Lai, hết lòng nghe ý kiến của ông.

Trong thời gian hội nghị Genève, nước Pháp có hai vị ngoại trưởng - Bidault và Mendès-France, cả hai đều đã làm thủ tướng đều quen thuộc công tác ngoại giao, họ cũng đều trong tiến trình hội nghị nhận thức được tính quan trọng của Chu Ân Lai, nhận thức được rằng muốn giải quyết vấn đề Đông Dương thì chìa khóa nắm trong tay Chu Ân Lai.

Phạm Văn Đồng giống như một con ngựa ô nhảy vào trường đua Genève thay thế hình bóng tướng Nam Il hôm trước. Nhất cử nhất động của ông đều kéo theo con mắt của mọi phóng viên. Ông đã tận lực trong việc bảo vệ lợi ích của tổ quốc mình, hơn nữa trong đàm phán phức tạp dần dần quen thuộc vũ đài ngoại giao quốc tế, càng ngày càng nắm tốt nghệ thuật ngoại giao. Đối mặt với mọi đối thủ ông đều dũng cảm không sợ. Đối với các bạn đồng minh của mình, ông lại tôn trọng, đối với Molotov và Chu Ân Lai càng như vậy. Nhất là đối với Chu Ân Lai, trong tiếp xúc nhiều lần, ấn tượng của ông rất sâu sắc. Những lời nói của Chu Ân Lai tại Genève ông rất để tâm, cuối cùng là phải nghe theo.

Tất nhiên tại Genève còn có nhiều tiếng nói, ví dụ như tiếng nói của đại biểu Lào, Campuchia và NamViệt Nam đã trở thành những âm thanh hỗn tạp, khiến vấn đề càng thêm phức tạp. Đại biểu ngoại giao Ấn Độ, Australia, Canada, Bỉ đều là sản phẩm đẹp của cùng một nước, mỗi nước đều có sở trường riêng, mỗi nước đều làm theo khả năng của mình, đều hy vọng hội nghị tiến theo phương hướng mong muốn của mình.

So với những tay thợ lớn ngoại giao quốc tế tham gia hội nghị Genève, những biểu hiện của Chu Ân Lai trên hội nghị Genève càng khiến người ta chú ý. Nếu như nói, trước khi Trung Quốc mới xây dựng nước, tài năng của Chu Ân Lai chủ yếu thể hiện tại công việc trong nước, chỉ có những người lãnh đạo Liên Xô và tướng năm sao Marshall cả về chiến tranh và ngoại giao mới có lĩnh hội, nhưng đến hội nghị Genève năm 1954, khi hội nghị còn chưa qua được một tháng tiến trình, Chu Ân Lai đã sớm trổ hết tài năng, cả thế giới đều phải nhìn. Chu Ân Lai là ngôi sao ngoại giao sáng chói trên bầu trời hội nghị Genève, giải quyết mọi vấn đề quan trọng giữa hai bên Đông, Tây đều không tách khỏi Chu Ân Lai. Ông nắm chắc sợi dây chính chống đối Đông, Tây, và được Molotov hoàn toàn ủng hộ, đã ảnh hưởng cực lớn tới thái độ của Phạm Văn Đồng; lại thông qua cố gắng giành được sự lý giải và tôn trọng của Eden, thông qua Eden làm mềm Dulles đi ít nhiều, làm yếu ảnh hưởng của Dulles với hội nghị. Ông còn thông qua Eden và Churchill ảnh hưởng tới Eisenhower, đốc thúc phía Mỹ từng bước xóa bỏ ý nghĩ “liên hiệp hành động” mở rộng chiến tranh. Đúng là Chu Ân Lai trong tiến trình hội nghị Genève đã giành được sự tín nhiệm của người lãnh đạo Pháp. Ông thuyết phục Pháp phải có những nhượng bộ cần thiết, đồng thời làm cho họ tin chắc rằng chỉ có thông qua những nhượng bộ như vậy mới có thể đổi lấy “hòa bình quang vinh”. Ngoại trưởng Lào và Campuchia lần đầu tiên gặp Chu Ân Lai trong hội nghị này, thông qua những gặp gỡ ban đầu đã thiết lập được sự tín nhiệm đối với Chu Ân Lai. Ban đầu xem ra những qua lại giữa Chu Ân Lai và ngoại trưởng Lào, Campuchia dường như là một nhàn bút, mãi đến khi hội nghị Genève kết thúc người ta mới tỉnh ngộ chính là Chu Ân Lai đã tranh được thời cơ trước, mới làm cho hội nghị Genève đi tới kết cục mà mọi người kỳ vọng.

Sự thực là đến ngày 19 tháng 7, hội nghị Genève vẫn chưa đạt được hiệp nghị cuối cùng, “vấn đề vạch đường giới tuyến” vẫn đang còn giằng co.

12 giờ 45 trưa ngày hôm đó, Mendès-France và Eden mang theo các trợ thủ chính cùng đến gặp Chu Ân Lai. Ngoại trưởng Anh, Pháp cùng đến Vạn Hoa, là lần đầu tiên kể từ khi hội nghị Genève khai mạc đến nay.

Trương Văn Thiên, Lý Khắc Nông, Vương Bỉnh Nam, Trần Gia Khang tháp tùng Chu Ân Lai hội kiến khách.

Hội đàm bắt đầu từ vấn đề Lào. Mendès-France nói, hiện nay có hai vấn đề, một là khôi phục hòa bình tại Lào và vấn đề ở đó sau khi đã khôi phục hòa bình. Còn một nữa là vấn đề nước Pháp đóng quân tại Lào.

Ông ta nói, Lào yêu cầu nước Pháp đóng quân, quân số khoảng 3.000, là để có được cảm giác an toàn. Không nên coi là sự uy hiếp. Điểm này đã bàn với ngài Phạm Văn Đồng. Không biết ngài Chu Ân Lai có đồng ý hay không. Ông ta nhấn mạnh: quân Pháp đóng tại Lào không có tính xâm lược, không đe dọa bất kỳ ai.

Chu Ân Lai nói, trong một thời gian nhất định, một địa điểm nhất định, trong phạm vi số lượng nhất định quân Pháp lưu tại Lào có thể liên hệ với các vấn đề khác để suy tính. Không biết vấn đề hai tỉnh đông bắc Lào được hoạch định làm vùng tập kết của bộ đội chống đối đã được giải quyết chưa? Pháp nên đóng quân ở hai bên đường công lộ, không nên quá gần biên giới Việt Nam.

Mendès-France nói, quân Pháp có hai căn cứ ở ven bờ sông Mekong, điểm này xem ra không có vấn đề. Căn cứ ở Cánh đồng Chum có thể nghĩ biện pháp khác. Chúng tôi đồng ý, tiến hành hạn chế số lượng quân đội Pháp, nhưng về mặt thời gian hy vọng sẽ suy nghĩ thêm. Bởi vì Lào cần có đủ thời gian để xây dựng quân đội quốc phòng của mình.

Mendès-France còn nói, vấn đề bộ đội phong trào chống đối Lào rất tế nhị, nhưng vấn đề không lớn. Bởi vì số người của bộ đội chống đối không nhiều, lúc đầu nói 2.000, sau này nói 2.500, bây giờ nói có 4.000. Sợ rằng 4.000 người cũng chưa phù hợp thực tế. Tuy nhiên số lượng rốt cuộc không lớn, nên có thể giải quyết được. Chúng tôi cũng đồng ý đơn vị bộ đội này có thể tham gia sinh hoạt chính trị của quốc gia, không bị báo thù. Những công vụ viên của họ có thể làm việc trong cơ cấu chính phủ, quân nhân có thể biên chế vào quân đội quốc gia, bọn họ có thể được hưởng quyền bầu cử, quyền ứng cử và mọi quyền lợi công dân khác. Thế nhưng chúng tôi không hiểu vì sao bộ đội có tính quân sự như thế này lại được hưởng quyền lợi chính trị đặc biệt đồng thời khống chế một vùng hành chính đặc biệt? Mặc dù đó là một vùng. Đa số người không có đặc quyền như vậy, thiểu số người lại yêu cầu đặc quyền chính trị như vậy, là không thích hợp. Chúng tôi nguyện lấy tinh thần hòa giải để suy tính mọi kiến nghị cụ thể. Thế nhưng chia rẽ Lào, vạch ra vùng chính trị có tính phân biệt đối xử, không phải là một biện pháp tốt.

Những lời nói này của Mendès-France là chỉ, đàm phán giữa Phạm Văn Đồng và phía Pháp đã cơ bản xác định vạch hai tỉnh đông bắc Lào - PhongsaliXiangkhoang làm vùng tập kết quân đội do hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo, đồng ý để bộ đội chống đối tại Trung Lào rút về hai tỉnh này.

Mendès-France chưa hài lòng, muốn trước mặt Chu Ân Lai làm một lần xoay chuyển cuối cùng.

Chu Ân Lai trả lời: nên khu biệt hai vấn đề này. Một là, quân đội nước ngoài nên rút khỏi, một cái khác là tập kết quân đội bản quốc. Bộ đội chống đối nên tập kết tại một vùng chứ không nên chia ra làm 11 điểm. Tập kết của bộ đội chống đối phải có được bảo đảm: sau khi bầu cử, bọn họ có thể tuân theo nguyên tắc tự nguyện, tham gia quân đội, cảnh sát quốc gia hoặc phục viên. Như vậy có thể thực hiện thống nhất. Sau khi quân đội nước ngoài rút khỏi, còn có giám sát quốc tế tại các cửa khẩu bốn xung quanh, đó là một loại bảo đảm.

Ngoài ra còn phải khu biệt hai vấn đề: bộ đội chống đối là quân đội, sau khi qua tập kết và công tác chính trị, phải được bảo đảm, sau khi thông qua bầu cử giành được thống nhất, bọn họ sẽ được sắp xếp. Còn về vấn đề hành chính địa phương đó là vấn đề nội chính, nên do chính phủ vương quốc và đại biểu phong trào chống đối, tiếp xúc tại chỗ, nhằm tìm ra biện pháp giải quyết. Trong thời chiến bộ đội chống đối, đối lập với chính phủ, bây giờ họ công nhận chính phủ vương quốc, vương quốc nên đoàn kết họ. Vừa rồi ngài Mendès-France cũng nói, nên trao cho họ các loại quyền lợi, hấp thu họ tham gia công tác, đồng thời sắp xếp họ.

Chu Ân Lai chỉ ra, vấn đề trung tâm hiện nay là, phải vạch vùng tập kết tại nơi mà bộ đội chống đối đã hoạt động lâu dài trước đây, điều này càng có lợi cho giải quyết vấn đề. Tôi vui lòng thẳng thắn nói rằng, nước Pháp dự tính trong một thời kỳ nhất định, tại một vùng nhất định giữ lại một số quân Pháp để nâng đỡ và tăng cường lực lượng tự vệ của Lào, chúng tôi vui lòng suy tính. Chúng tôi hy vọng nhìn thấy Lào trở thành một quốc gia hòa bình, độc lập, tự do và các mặt hữu hảo, hơn nữa còn có thể tự vệ. Chúng tôi cho rằng ngài Mendès-France cũng nên suy tính, chế định một vùng tập kết tương đối lớn, sau đó thông qua bầu cử có giám sát giành được thống nhất đất nước, từ đó khiến bộ đội chống đối được sắp xếp. Điều này sẽ từ mặt khác thúc đẩy thống nhất. Sau khi quân tình nguyệnViệt Nam rút về, bộ đội chống đối Lào nên được bảo đảm (an toàn)

Chu Ân Lai lại nói với Eden, chúng ta có thể thúc đẩy thống nhất từ hai mặt. Chúng tôi vui lòng để Lào trở thành một dải đất bảo hộ giống như ngài Eden đã nói. Rất phấn khởi vì ngài Eden có ở đây, chúng ta có thể cùng nghiên cứu đạt được biện pháp cho mục tiêu chung. Mọi người chúng ta nên thúc đẩy chính phủ vương quốc gánh lấy trách nhiệm, tất cả đều thông qua chính phủ vương quốc như vậy có thể bình thường hóa được.

Nghe xong giải thích của Chu Ân Lai, Mendès-France nói, đúng như ngài thủ tướng vừa nói, ý kiến của chúng ta đã không còn cách nhau xa nữa. Đối với việc đóng quân của Pháp, xem ra dễ giải quyết. Quân Pháp lưu lại Lào không thể khiến bất kỳ người nào cũng cảm thấy lo lắng. QĐND Việt Nam nên rút về, bộ đội chống đối nên được sắp xếp. Tìm được biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề này, xem ra không có khó khăn lớn quá. Nguyên nhân mà chúng tôi nêu ra 11 điểm bởi vì chúng tôi cho rằng đó là một biện pháp tương đối thông thường. Nếu như các ngài cho rằng nên ít đi một chút, điều này cũng dễ làm thôi. Thế nhưng nếu người miền nam đều dời lên miền bắc, vấn đề sẽ tương đối phức tạp. Lực lượng chống đối Lào đều có trong cả nước, liệu có nên tính tới cũng vạch một vùng tập kết ở miền nam, bởi vì phần lớn người ở đây đã quen với cuộc sống của vùng này, nên giải quyết tại chỗ. Còn lại một phần có thể tập kết lên miền bắc.

Về vùng tập kết miền bắc, cũng tương đối dễ, chúng tôi kiến nghị hết sức bảo vệ bộ dội chống đối, khiến họ giành được mọi quyền lợi công dân, nhưng không thể có quyền lợi chính trị đặc biệt.

Mendès-France nhấn mạnh, Lào là một quốc gia nhược tiểu, mọi người chúng ta đều đồng ý họ hoàn toàn độc lập. Điều nên tránh bây giờ là, không nên gây cho Lào và các quốc gia khác một loại ấn tượng, tức là vào lúc một nước vừa được độc lập, người ta lại suy tính tới việc chia rẽ nó, vạch ra vùng hành chính có địa vị đặc biệt. Nền độc lập hoàn toàn thực sự của Lào phải được bảo đảm, trong, ngoài đều không thể bị đe dọa. Nếu không tại châu Á và các địa phương khác sẽ có ảnh hưởng không tốt. Hy vọng ngài chú ý.

Chu Ân Lai nói, tháng 6, tôi đã từng cùng bàn với ngài Mendès-France và ngài Eden, bộ đội chống đối Lào nên có một vùng tập kết. Tình hình Lào không giống Việt Nam, Việt Nam có hai vùng tập kết và hai chính phủ, trong một thời gian nhất định mỗi bên đều có thể quản phần của mình, nhưng vùng tập kết của Việt Nam cũng là một loại biện pháp tạm thời, và không ảnh hưởng tới thống nhất. Ở Lào mà chia tới 11 điểm thì sẽ không ổn định, có khả năng phát sinh xung đột tại đương đại. Bộ đội Pháp lưu lại Lào là để giúp Lào xây dựng lực lượng vũ trang của mình, khiến Lào thống nhất, độc lập. Chúng ta không nên nói, đó là xâm lược của Pháp.

Chu Ân Lai chỉ ra, nếu như nói có một số người miền nam không muốn lên miền bắc, điều này là có khả năng, đó là vấn đề chính trị, có thể do đại biểu bộ đội chống đối và đại biểu chính phủ vương quốc thương lượng giải quyết, nên tách vấn đề hành chính và vấn đề quân sự ra. Những lời tôi nói tháng 6 là căn cứ từ tình hình thực tế mà đưa ra, hiện nay vẫn không thay đổi. Ngược lại chúng tôi vui lòng suy tính vấn đề [quân] Pháp lưu lại Lào, vấn đề này ngược lại là một điểm mới.

Đến đây, Mendès-France kiến nghị các vấn đề cụ thể giao cho chuyên gia thảo luận.

Eden ngồi bên nghe ra vấn đề. Ông ta nói, để chuyên gia thảo luận những vấn đề này tốt, ý kiến của tôi là ở những điểm nào đó đã có sự nhất trí. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, ngài Chu Ân Lai không phản đối vạch một vùng tập kết tại nam Lào, mà là phản đối 11 điểm phân tán.Vấn đề này, cũng như vấn đề quân Pháp lưu lại Lào có thể giao cho chuyên gia cùng thảo luận.

Chu Ân Lai, một lần nữa nói, biểu thị của tôi từ tháng 6 đến nay, đều là chỉ ra muốn vạch tại đông bắc Lào một vùng tập kết, chứ không phải phân tán ở 11 điểm. Nếu không sẽ tiếp tục tạo thành không yên, đình chiến sẽ không ổn định.Vùng tập kết (đông bắc) cũng có tính tạm thời, sau khi qua bầu cử giành được thống nhất, bộ đội chống đối có thể trở thành một bộ phận của quân đội chính phủ vương quốc, hoặc là một bộ phận của cảnh sát địa phương, hoặc là phục viên, như vậy là thúc đẩy thống nhất mà không là chia cắt.

Mendès-France đáp lời Chu Ân Lai nói, về vấn đề số lượng và vùng tập kết, tôi nghĩ vùng tập hợp chủ yếu có thể vạch tại vùng đông bắc, miền nam cũng có thể hoạch định vùng tập kết. Còn về ranh giới cụ thể, có thể giải quyết tại chỗ. Sau khi tập kết, người phụ trách bộ đội chống đối có thể thiết lập quan hệ với người phụ trách hành chính vương quốc đương địa, giải quyết mọi vấn đề sau tập kết.

Chu Ân Lai trả lời, tôi đồng ý những lời ngài vừa nói, do chuyên gia tiến hành nghiên cứu.

Mendès-France nói, chiều hôm nay có thể họp.

Cuộc hội đàm của Chu Ân Lai, Mendès-France, Eden kéo dài một giờ. Khi kết thúc Eden kiến nghị Caccia, trợ thủ chủ yếu của ông ta hẹn gặp Trương Văn Thiên vào năm giờ chiều.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss