Bạn đang ở: Trang chủ / Tài liệu / Tài liệu / Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 / PHỤ LỤC - Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève

PHỤ LỤC - Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève

- Tiền Giang - Bản dịch Dương Danh Dy — published 05/01/2009 17:13, cập nhật lần cuối 06/02/2009 09:14

 

PHỤ LỤC

Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève

(thông qua ngày 21 tháng 7 năm 1954)

 

Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève về vấn đề khôi phục hòa bình Đông Dương ngày 21 tháng 7 năm 1954 do đại biểu Campuchia, nước Việt Nam, Hợp chúng quốc Mỹ, Cộng hòa Pháp, Lào, nước Việt Nam DCCH, nước CHND Trung Hoa, Liên hiệp vương quốc Anh, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết tham gia:

  1. Hội nghị chú ý tới các hiệp định kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam, những hiệp định này đã thiết lập những điều khoản để chấp hành giám sát quốc tế và giám sát

  2. Hội nghị chúc mừng kết thúc hành động đối địch tại Campuchia, Lào và Việt Nam. Hội nghị tin chắc: việc thực thi các điều khoản qui định trong bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch, sẽ làm cho Campuchia, Lào và Việt Nam từ nay có thể có tác dụng của mình trong đại gia đình hòa bình quốc tế một cách hoàn toàn độc lập tự chủ.

  3. Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước vui lòng áp dụng biện pháp khiến toàn thể công dân đều có thể tham gia cuộc sống chung cả nước, đặc biệt là tham gia cuộc bầu cử phổ thông gần nhất, cuộc bầu cử phổ thông này sẽ cử hành chính thức trong năm 1955 bằng phương pháp bỏ phiếu kín trong các điều kiện tôn trọng tự do cơ bản căn cứ vào hiến pháp của mỗi nước.

  4. Hội nghị chú ý tới điều khoản trong đình chỉ hành động đối địch tại Việt Nam, về việc cấm chỉ đưa vào Việt Nam quân đội nước và nhân viên quân sự nước ngoài cũng như các loại vũ khí và đạn dược. Hội nghị cũng chú ý như vậy đến tuyên bố của chính phủ hai nước Campuchia và Lào, tức chính phủ hai nước không yêu cầu nước ngoài viện trợ vật tư quân sự, nhân viên và sĩ quan huấn luyện, trừ phi vì mục đích bảo vệ lãnh thổ bản quốc một cách có hiệu quả, nhưng ở Lào thì phải giới hạn trong phạm vi mà hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định.

  5. Hội nghị chú ý tới điều khoản của hiệp định đình chỉ hành động đối địch quân sự về việc trong vùng tập kết của hai bên không được xây dựng bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào. Đồng thời hai bên nên chú ý vùng qui hoạch của họ không được tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào và không được dùng để khôi phục hành động đối địch hoặc phục vụ chính sách xâm lược. Hội nghị cũng chú ý như vậy tới tuyên bố của chính phủ Campuchia và chính phủ Lào, căn cứ vào tuyên bố này hai nước sẽ không ký kết bất kỳ hiệp định nào với nước khác, nếu hiệp định đó bao gồm những nguyên tắc không phù hợp với hiến chương LHQ mà ở Lào lại càng không phù hợp với nghĩa vụ liên minh quân sự của những nguyên tắc trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch tại Lào, hoặc bao gồm nghĩa vụ khi an ninh của họ không bị đe dọa, mà xây dựng căn cứ cho lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia hoặc Lào.

  6. Hội nghị xác nhận: mục đích chủ yếu của hiệp định về vấn đề Việt Nam là giải quyết vấn đề quân sự nhằm tiện kết thúc hành động đối địch và xác nhận giới tuyến quân sự là giới tuyến có tính tạm thời, bất kể như thế nào cũng không thể bị giải thích là biên giới về chính trị hoặc lãnh thổ. Hội nghị tin chắc: thực thi những điều khoản mà bản tuyên bố này và hiệp định đình chỉ hành động đối địch qui định, sẽ tạo ra tiền đề tất yếu để trong thời hạn ngắn nhất thực hiện giải quyết thống nhất Việt Nam.

  7. Hội nghị tuyên bố: về Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, thống nhất và hoàn chỉnh lãnh thổ, nên làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do cơ bản bảo đảm bởi những cơ cấu dân chủ được thiết lập qua bầu cử tự do, bỏ phiếu kín. Để làm cho việc khôi phục hòa bình được tiến triển đầy đủ và làm cho mọi điều kiện tất yếu để tự do biểu đạt ý chí dân tộc được đầy đủ, sẽ cử hành bầu cử phổ thông, trong tháng 7 năm 1956, dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế, tổ thành bởi các nước thành viên Ủy ban giám sát và Ủy ban kiểm soát quốc tế theo qui định trong hiệp định đình chỉ đối địch. Bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1955, đương cục phụ trách có tính đại biểu của hai vùng nên tiến hành hiệp thương về vấn đề này.

  8. Các điều khoản trong hiệp định đình chỉ hành động đối địch về bảo đảm bảo vệ sinh mệnh tài sản, phải được chấp hành một cách nghiêm túc nhất, đặc biệt là phải làm cho mỗi một cá nhân người Việt Nam đều có thể tự do lựa chọn vùng mà họ muốn cư trú.

  9. Đương cục trách nhiệm có tính đại biểu của hai miền nam, bắc Việt Nam cũng như đương cục của Lào và Campuchia, không được trả thù cá biệt hoặc tập thể đối với nhân viên và gia thuộc của họ từng hợp tác với đối phương dưới bất kỳ phương thức nào.

  10. Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp: tức chính phủ Cộng hòa Pháp vui lòng căn cứ vào đề nghị của các chính phủ có liên quan, trong thời hạn do hiệp nghị hai bên qui định, sẽ rút quân đội của mình khỏi lãnh thổ Campuchia, Lào và Việt Nam; nhưng theo hiệp nghị hai bên, một số lượng nhất định quân đội Pháp trong thời hạn qui định lưu trú tại địa điểm qui định không nằm trong thời hạn này.

  11. Hội nghị chú ý tới tuyên bố của chính phủ Pháp, tức chính phủ Pháp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam, sẽ giải quyết mọi vấn đề có liên quan tới khôi phục và củng cố hòa bình tại Campuchia, Lào và Việt Nam.

  12. Mỗi quốc gia dự hội nghị Genève trong quan hệ với ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam bảo đảm tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước nói trên, đồng thời không có bất kỳ can thiệp nào vào công việc nội bộ của họ.

  13. Các nước tham dự hội nghị đồng ý, Ủy ban giám sát quốc tế và kiểm soát giám sát đề xuất với họ bất kỳ vấn đề nào sẽ được họ tiến hành hiệp thương nhằm tiện nghiên cứu những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệp định đình chỉ hành động đối địch của Campuchia, Lào và Việt Nam đều được tôn trọng.

Lời cuối sách

Biến truyền kỳ thành sự thực

“Chu Ân Lai và phong vân Genève” là tác phẩm chị, em với cuốn “Cuộc chinh chiến bí mật - ghi chép thực về cuộc chinh chiến của Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp” (hai tập) của tôi xuất bản năm 1999, là tác phẩm được voi lại đòi tiên.

Phạm Diệp trong “Hậu Hán thư. Truyện Sầm Bành” ghi: Hán Quang Vũ đế Lưu Tú cử đại tướng Sầm Bành dẫn quân chinh chiến Sủng Hữu. Trong lúc hai quân ác chiến, Lưu Tú phán đoán, Sầm Bành cầm chắc phần thắng, xuống chiếu tuyên bố: “Người ta khổ vì không biết thế nào là đủ, lấy được Sủng (Hữu) lại muốn Thục (vùng Tứ Xuyên ngày nay)” (dịch thoát nghĩa là: được voi lại đòi tiên). Rồi lệnh Sầm Bành, sau khi lấy được, phải thừa thắng nam hạ, tiến thêm một bước lấy luôn cả Tây Thục. Sau này, nguyện vọng đó được thực hiện.

Khi hạ quyết tâm viết cuốn sách này tôi đã thể hội sâu sắc cái hay của điển cố thành ngữ ấy.

Trong cuộc sống trẻ thơ1 tôi đã được nghe nói tới “hội nghị Genève”. Sau này lại nghe nói địa vị trong hoạt động ngoại giao quốc tế của Chu Ân Lai được đặt cơ sở tại hội nghị Genève. Trong thời thiếu niên của tôi, hội nghị Genève là đại danh từ cho những truyền kỳ ngoại giao, mọi người thường vui vẻ nói: bắt đầu từ hội nghị Genève, giữa Trung Quốc và Mỹ đã qua những từng trải quanh co, lúc bắt đầu muốn bắt tay rồi lại từ chối bắt tay2, cuối cùng lại bắt tay nhau.

Thế nhưng trong một quãng thời gian rất dài, mặc dù biết hội nghị Genève vô cùng quan trọng, nhưng rốt cuộc tiến trình lịch sử của nó là chuyện gì? Nó sản sinh ảnh hưởng ra sao đối với chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc? Có ảnh hưởng gì đối với cục diện lớn quốc tế? Thì trước sau vẫn không biết nội tình.

Kiều Quán Hoa, người tham dự hội nghị Genève sau này đã từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao, lúc cuối đời khi nhớ lại đoạn từng trải này của Chu Ân Lai đã từng nói, sau này người ta nếu muốn bàn đến vị thế và cống hiến của Chu Ân Lai về ngoại giao thì phải trình bầy tỉ mỉ về hội nghị Genève. Ngoại giao giống như đánh nhau, không nói rõ tình hình cụ thể người ta sẽ khó mà hiểu được. Khi tiên sinh Kiều Quán Hoa nói những lời đó là lúc đã bị ở nhàn rồi3 và đang bệnh nặng, không có khả năng tự mình cầm bút viết. Rõ ràng là ông muốn giao nhiệm vụ này cho người khác. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, mấy người bạn của Kiều Quán Hoa truyền đạt cho tôi ý tứ nói trên của Kiều Quán Hoa, thế nhưng tôi chẳng hề nghĩ rằng đó là việc mà tôi có thể tiếp nhận. Bởi vì lúc ngửng đầu lên nhìn nó, tôi cảm thấy nó rất cao rất xa, với sức của tôi khó mà trèo lên đỉnh được.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, sau khi được thử thách trong tiếng súng trên tuyến biên giới Trung-Việt, tôi bắt tay thu thập những sử liệu trong tiến trình Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh giúp Việt chống Pháp, dần dần đụng chạm tới những tài liệu đầu tay của hội nghị Genève. Nhưng tôi vẫn chưa động tâm, cảm giác lúc đó là, nếu như mang toàn bộ quá trình Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh giúp Việt chống Pháp viết ra, sẽ tốn quá nhiều công sức.

Trước sau tôi vẫn nhớ một việc xẩy ra trước đó. Mùa hè năm 1985, tôi phỏng vấn tiên sinh Vương Trác Như, nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ ngoại giao, muốn viết một bài ghi chép thực khi ông làm thư ký cho tướng Phùng Ngọc Tường. Vương tiên sinh rất ủng hộ, chuyện trò rất sôi nổi. Vào lúc cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, ông nói trong lúc còn đang chưa hết phấn khởi, những ngày tháng ở cùng tiên sinh Phùng Ngọc Tường đương nhiên là rất đáng nhớ lại, nhưng tôi vẫn còn một đoạn ngày tháng rất đáng ghi nhớ, nếu như viết ra mới cảm động lòng người cơ! Ông nói, đó là những kinh qua khi theo Thủ tướng Chu Ân Lai tham gia hội nghị Genève năm 1954. Thông qua những ngày tháng ở Genève, tôi mới hiểu được Chu Ân Lai một cách sâu sắc, khâm phục tài hoa ngoại giao và tinh lực hơn người của ông. Năm đó tôi phụ trách công việc lễ tân của đoàn đại biểu Trung Quốc, hễ là những việc mời tiệc các ngoại trưởng dự hội nghị bao gồm cả việc mời nhà nghệ thuật điện ảnh Chaplin đều qua tay tôi sắp xếp. Nói xong Vương tiên sinh đưa ra một tập album, lấy ra một tấm ảnh Chu Ân Lai và Chaplin chụp chung tại Vạn Hoa Genève, chỉ vào đó nói: “lúc đó tôi đứng cạnh họ.”

Đầu óc tôi chợt phát hoảng, ngập ngừng một lúc mới đứng dậy từ biệt. Thì ra tôi bị cơ hội làm cho hoảng hốt. Từ đó về sau, mắt tôi thường hiện lên tình cảnh đó, và thường tự hỏi mình nhiều lần: “có phải đã bỏ mất một cơ hội, một điểm tiếp xúc lịch sử tuyệt hảo?”

Năm 1992, tôi vào Cục lưu trữ quốc gia Mỹ đọc kiểm tra hồ sơ chiến tranh Việt Nam, kết quả là còn đọc được hồ sơ về hội nghị Genève, tổng cộng là 29 hòm. Lúc này phần thượng cuốn ghi chép thực về Trung Quốc giúp Việt chống Pháp, cuốn “Trong cuộc chiến tranh thần bí” đã ra được hai bản, đã có căn cứ để hoàn thành cuốn sách. Tôi đột nhiên minh bạch, phải hạ quyết tâm, bắt đầu viết ngay cuốn “Phong vân Genève” để hoàn thành việc trình bầy hoàn chỉnh một giai đoạn lịch sử. Tôi nhận định, năm đó không biết nắm lấy cơ hội phỏng vấn tiên sinh Vương Trác Như đã ngoài tám mươi là một sai lầm to lớn, là một việc không làm tròn nhiệm vụ mà không bao giờ tôi tha thứ cho mình. Sai lầm đó không thể nào sửa chữa được bởi vì Vương tiên sinh đã cưỡi hạc về tây, không đợi tôi nữa.

Để sửa chữa sai lầm này chỉ có cách kiên trì không ngừng cố gắng, tôi phải chạy đua với thời gian.

Cũng vẫn là Phạm Diệp, tác giả “Hậu Hán thư”, trong “Hậu Hán thư. Truyện Cảnh Yểm” ông viết một câu so với “ được voi lại đòi tiên” còn hay hơn: “hữu trí giả sự cánh thành” (người có trí việc nhất định thành). Tôi hy vọng cuốn sách này tăng thêm một lời chú thích cho cuốn sách đó.

Nhà văn Áo, Stefan Zweig khi bàn đến mệnh đề “lịch sử” đã nói một câu thú vị: “ đọc lịch sử không thể chỉ tin mà không ngờ, bởi vì xem ra, lịch sử mặt sắt vô tình vẫn phải khuất phục trước sự yêu mến mãnh liệt của loài người đối với những truyền kỳ và sự thần hóa - nó đã cố tình và vô tình tiến hành anh hùng hóa thiểu số mấy vai chính, và đẩy những vai chính của cuộc sống ngày thường - những nhân vật loại hai và loại ba vào trong hắc ám. Truyền kỳ khéo thông qua những hấp dẫn, thông qua ánh sáng cầu toàn cầu mỹ mà trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của chân lý, vì vậy thường xuyên tiến hành kiểm chứng nó và trả lại bộ mặt vốn có của lịch sử đã trở thành nghĩa vụ của chúng ta”. Câu nói đó nói sao mà rất thấu triệt, rất có triết lý. Tôi may mắn là khi vừa bắt đầu viết cuốn “Phong vân Genève” đã được đọc đoạn trình bầy này. Vì thế tôi đã qui định cho các cuộc phỏng vấn, nghiên cứu và sáng tác của mình, quyết không được tùy tiện theo đuổi màu sắc truyền kỳ, mà phải dùng những ngôn ngữ chất phác nhất để thể hiện tiến trình lịch sử. Còn việc thể hiện như thế nào, toàn dựa vào sử liệu hiện còn và sự kiểm chứng của bạn đọc. Tôi chỉ muốn nói, lịch sử đã phát sinh như vậy đó.

Đến lúc hoàn thành toàn bộ cuốn sách, tôi đã phỏng vấn 18 vị là người trong cuộc có liên quan đến hội nghị Genève, thông qua những lời trình bầy miệng về lịch sử và những văn kiện quan trọng thu được từ họ, đã định được cơ sở của cuốn sách này. Tuy vậy tôi thừa nhận, thời gian phỏng vấn để viết cuốn sách này quá ngắn, nếu như tôi có thể đưa số người phỏng vấn lên gấp đôi, cũng có nghĩa là nói nếu như ngay từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã bắt đầu đi sâu phỏng vấn, thì bạn đọc nhất định sẽ được xem một tài liệu sử học quí báu sinh động hơn nhiều... Điều duy nhất tôi có thể tự mình an ủi là, nếu như đến bây giờ mới quyết tâm làm việc này thì dường như bất kỳ cuộc phỏng vấn nào cũng không kịp nữa. Từ lúc tiếp xúc với đề mục cho đến lúc ấn bàn phím viết lời cuối sách này, 15 năm đã trôi qua, thế kỷ XXI đã tới. Vào lúc xuất bản cuốn sách này, đã cách hội nghị Genève năm 1954 vừa đúng nửa thế kỷ. Những thay đổi phát sinh trên trái đất này của chúng ta trong 50 năm đó, vượt qua bất kỳ niên đại nào trong quá khứ.

Hội nghị Genève năm 1954 đã ảnh hưởng sâu sắc tới nửa sau của thế kỷ XX, ảnh hưởng của nó đối với hai Triều Tiên vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Hội nghị lần đó đã thực hiện đình chiến Đông Dương làm cho ba nước Đông Dương-Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước đều trở thành quốc gia độc lập. Cục diện đó kéo dài đến thế kỷ XXI và vẫn vững chắc.

Nếu xét về cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai khối lớn Đông, Tây mà nói, hội nghị Genève đã một lần nữa xác nhận sự phân chia phạm vi thế lực của hội nghị Yalta, thuyết minh mặt trận đông, tây lúc đó đều ý thức được thông qua xung đột vũ trang không thể về căn bản thay đổi được so sánh lực lượng của hai bên, từ đó, “chiến tranh lạnh” hoàn toàn thay thế chiến tranh nóng, một mực kéo dài đến những năm 90 của thế kỷ XX, Liên Xô sụp đổ lớn.

Đối với mặt trận phương đông lúc đó mà nói, hội nghị Genève là thành quả ngoại giao lớn nhất giành được do Trung Quốc liên minh với Liên Xô, là tiêu chí của thời kỳ toàn thịnh trong quan hệ Trung, Xô. Từ đó trở đi, giữa đảng cầm quyền của hai nước Trung, Xô đã xuất hiện mâu thuẫn càng ngày càng rõ rệt, sau đó càng ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX dần dịu đi thậm chí cuối cùng đạt được hòa dịu. Thế nhưng lúc ấy, thời gian mà lịch sử lưu lại cho Liên Xô chỉ còn hai năm ngắn ngủi, nước lớn khổng lồ này không kịp quay lại quỹ đạo chung sống thân mật với Trung Quốc, mà chia năm xẻ bẩy, trở thành di tích lịch sử.

Điều khiền người ta hiểu được sau khi nhớ lại là sự thống nhất của Việt Nam. Sau hội nghị Genève, Hồ Chí Minh rút hết toàn bộ quân chính qui miền Nam về phía bắc giới tuyến lâm thời biên chế thành hai sư đoàn chính qui, và mai phục ngầm tại miền nam hàng vạn đội du kích, tổ thành chính quyền địa phương hợp pháp hoặc chính quyền bí mật, toàn lực tranh thủ đoạt lấy thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử toàn dân cử hành vào trước cuối năm 1956.

Lúc này cục diện chính trị miền nam Việt Nam phát sinh thay đổi rất lớn. Tháng 10 năm 1955, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ độc tài, từ chối tham gia cuộc bầu cử đã dự định. Tiến trình thống nhất của Việt Nam bị cản trở. Hồ Chí Minh lãnh đạo chính phủ miền Bắc chuyển sang và quyết tâm áp dụng đấu tranh vũ trang, thực hiện thống nhất quốc gia. Từ sau 1958, qui mô chiến tranh du kích tại miền nam dần dần mở rộng.

Tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam thành lập, đấu tranh vũ trang tại miền Nam triển khai toàn diện, miền Bắc Việt Nam cử quân chính qui thâm nhập vào miền nam tham gia chiến đấu. Dưới sự dẫn dắt của tư duy “chiến tranh lạnh”, Mỹ coi Việt Nam là một khâu trong chiến lược “kiềm chế”, ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến cuối năm 1961, số quân đội Mỹ đến Việt Nam đã từ 800 người tăng mạnh lên đến 18.000 người, đi vào tác chiến tại chiến trường. Đến năm 1967, Mỹ tăng nhanh quân đội lên 38,9 vạn người, qui mô chiến tranh tương đối lớn. Liên Xô, Trung Quốc chi viện miền Bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo, lần lượt cung cấp viện trợ quân sự to lớn. Chiến tranh Đông Dương từ đó đã có bối cảnh quốc tế đối kháng giữa các nước lớn. Trên thực tế đến tháng Tư năm 1970, ngọn lửa chiến tranh đã mở rộng tới Lào và Campuchia, trở thành cuộc chiến tranh Đông Dương đúng nghĩa. Quân dân Việt Nam đã có những hy sinh trọng đại, quân Mỹ không đánh thắng trên chiến trường.

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, cuộc đàm phán hòa bình Paris giữa chính phủ Việt Nam, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mỹ, Nam Việt (Nam) [Việt Nam Cộng hòa] đã đạt được hiệp nghị, ngay hôm sau miền Bắc và miền Nam Việt Nam ngừng bắn, quân đội Mỹ rút toàn bộ, cục diện thất bại của chính quyền nam Việt đã định. Mùa xuân năm 1975 hai năm sau đó QĐND Việt Nam phát động tổng tấn công. Ngày 30 tháng Tư, QĐND đánh chiếm Sài gòn, ngảy 2 tháng 7 năm 1976, hai miền nam, bắc Việt Nam thống nhất thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, định thủ đô là Hà Nội.

Tình hình Triều Tiên lại không giống như vậy, cục diện hiệp định đình chiến năm 1953 vạch ra vẫn không thay đổi, hơn nữa còn tiến vào thế kỷ XXI. Thế nhưng hoàn cảnh quốc tế chung quanh Triều Tiên đã phát sinh những thay đổi trọng đại. Từ ý nghĩa này quay đầu nhìn lại hội nghị Genève năm 1954 có thể phân tích rõ hiện thực mà người ta phải đặt mình vào để hiểu vấn đề Triều Tiên từ lúc bắt đầu đến hiện nay.

Lướt qua phong vân thế kỷ, khi tác giả cuốn sách này cầm bút viết văn, đã lúc nào cũng nhìn thấy có một nhân vật được đặt vào tiêu điểm của hội nghị Genève, người đó chính là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai. Từ tác phẩm đầu tiên “Ngoại giao bóng bàn” của tác giả xuất bản năm 1987 đến nay, cuộc sống ngoại giao của Chu Ân Lai trước sau vẫn là mệnh đề nghiên cứu quan trọng của tác giả. Nhiều năm tháng qua, trước sau tôi đã phỏng vấn trên một trăm nhân sĩ đã từng tiếp xúc với Chu Ân Lai, cũng đã từng cùng dự hội nghị với các học giả nghiên cứu nổi tiếng về Chu Ân Lai, thỉnh giáo họ.

Muốn nhận thức Trung Quốc thế kỷ XX, không thể không hiểu Chu Ân Lai. Cuốn sách này đã hoàn thành, nhưng nguyện mình sẽ lại tiến một bước nữa trên con đường nghiên cứu Chu Ân Lai.

Con đường nhận thức của nhân loại, xưa nay đều dựa vào những cố gắng lát hết tảng đá này đến tảng đá khác.

Thưa các bạn, tôi chờ mong sự phê bình của các bạn, để khi tái bản sửa chữa nó càng tốt hơn.

(ngày 25 tháng 11 năm 2004)

1 Tác giả sinh năm 1950.

2

3 Sau tháng 10 năm 1976, tức sau khi “lũ bốn người” bị đánh đổ, Kiều Quán Hoa bị nghi ngờ trước đó có quan hệ không bình thường với “lũ bốn người” nên bị “ngồi nhàn ở nhà”, sau đó bị ung thư chết. Chưa rõ thời gian Kiều Quán Hoa nói câu này vào năm nào!

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss