Bạn đang ở: Trang chủ / Thấy trên mạng, bộ mới / Tháng Tám, mùa thu...

Tháng Tám, mùa thu...

- Diễn Đàn — published 23/08/2011 21:15, cập nhật lần cuối 25/08/2011 16:42
...sẽ có một ngày mùa thu Hà Nội trả lời cho tôi... Cập nhật ngày 25.08.2011, thêm phần cuối bút ký của bà Đặng Thị Hạnh, và bài viết của Mẹ Nấm.


Tháng Tám, mùa thu...



Ngày 19 tháng 8 người Việt Nam kỷ niệm cuộc tổng khởi nghĩa đã đem lại nền độc lập cho Việt Nam, sau gần một trăm năm kể từ khi bị Pháp bắt đầu đánh chiếm (Đà Nẵng, 1858) và hơn 60 năm kể từ khi Pháp thiết lập hoàn toàn nền thuộc địa (Hiệp ước Patenôtre, 1884). Rồi cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra cả nước, cho đến ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập. Những ngày tháng tám mùa thu vốn mang nhiều kỷ niệm đẹp cho các thế hệ người Việt. Năm nay đặc biệt lại không thể nào quên ngày 25-08-2011, sẽ là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.

Xin giới thiệu với bạn đọc một số cảm nghĩ nhân những ngày này, được ghi lại trên mạng.

Diễn Đàn


*


...bài học về sức mạnh nhân dân từ mùa thu năm 1945 vẫn còn nguyên ý nghĩa. Hãy để nhân dân được biết và tham gia mọi công việc của cách mạng. Dân hôm nay đã đông hơn, giàu hơn, đã hiểu biết hơn thì sức mạnh của họ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng lớn lao, hữu ích hơn...

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, bài học từ cách mạng mùa thu :

Từ dân và do dân - bài học từ mùa thu tháng Tám


*

Bà Đặng Thị Hạnh, phó giáo sư văn học Pháp, là con gái thứ hai của giáo sư Đặng Thai Mai, và cũng là em ruột bà Đặng Bích Hà, phu nhân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật tròn trăm tuổi của ông, bà đã viết một bút ký tuyệt vời, bài gồm hai phần.

Kỷ niệm ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp trăm tuổi :

Sầm Sơn, một chiều sau cơn bão

Và một mối tình đẹp nhất


*

"Cách đây hơn nửa thế kỷ, sau khi vào Đảng cộng sản, một trong những vấn đề cốt yếu nhất mà tôi thường phải học đi, học lại là xác định rõ kẻ thù dân tộc trong từng thời kỳ." < bài viết của ông Tống Văn Công, nguyên tổng biên tập báo Lao Động, ngày 19.08.2011 >

Bài của Tống Văn Công :

Kẻ thù !


*

Ăn nói thế này thì hãi thật ! là lời tựa cho câu giới thiệu của Nguyễn Vĩnh : "Vào trang blog của người bạn Trần Kinh Nghị thấy có bài viết mới cùng Thư ngỏ gửi ông Tạ Ngọc Tấn của một bác cựu chiến binh mà cả hai anh em chúng tôi cùng quen biết bác, tôi xin phép đưa lại dưới đây." Bức thư này cũng được viết ngày 19.08.2011

Thư của Trần Kinh Nghị :

Tâm tư của một anh "bộ đội Cụ Hồ"


*

“Tôi hình dung cái ngày đó, trong nỗi buồn vì những người tôi nhắc trên kia sẽ không thể đi lâu nữa. Họ đã già rồi, mà vẫn phải đơn hành cùng nhau. Lịch sử không bị đứt gãy là nhờ những kẻ dám đơn hành như thế”

Cảm nhận tháng Tám của nhà văn Lê Minh Hà :

Mùa thu này, ngày...


*

Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …

Bài của nhà báo Đoan Trang :

“Trời vào thu, Việt Nam buồn lắm em ơi”


*

Mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều ký ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay ký ức đó không những đẹp mà còn buồn. Bởi hai người chị, và người bạn của tôi vẫn còn đang bị giam giữ vì bày tỏ lòng yêu nước của mình "không đúng cách".

Viết cho mùa thu năm nay, không mong gì hơn ngoài sự bình an, vững vàng và tinh thần kiên định của chị Hằng, chị Phượng và Dũng.

Tháng Tám mùa thu - ngày thật buồn!

Bài của người viết blog Mẹ Nấm, với bình luận
"mùa thu, không đề" của nhà giáo Phạm Toàn
:

Muà thu, không đề

Viết cho muà thu


*

Hai bộ mặt của tuổi trẻ Hà Nội ngày nay. Qua hai bức  ảnh và bốn câu thơ trên blog Trần Nhương, xin phép phá lệ chép lại, vì blog này quá chậm.


hanoi-1



hanoi-2



Tháng Tám mùa thu Hà Nội
Tầm tã mưa rơi
Một phía biểu tình, một phía vui chơi
Ôi Hà Nội trăm chiều lá đổ

Trường Nhân


*


Để bớt buồn sau khi đọc mấy câu thơ trên, xin nghe hai bài hát đã và vẫn làm say đắm người Hà Nội.

Trớ trêu thay, Tô Như Châu đã mất mà suốt đời không kịp đặt chân đến nơi ấy. Cả thi sĩ và nhạc sĩ đều sống ở miền Nam trước 1975, và Trần Quang Lộc phổ nhạc lời thơ của Tô Như Châu khoảng 1965. Bài hát chỉ nổi tiếng từ 1990 với ca sĩ Hồng Nhung, và nhất là từ 1998 khi ca sĩ Thu Phương  đoạt giải nhất "Làn sóng xanh" với ca khúc này (theo phỏng vấn nhạc sĩ Trần Quang Lộc).

Thu Phương hát :

Có phải em mùa thu Hà Nội



Và, nhất định, ...sẽ có một ngày mùa thu Hà Nội trả lời cho tôi...

Khánh Ly và Hồng Nhung song ca :

Nhớ mùa thu Hà Nội của Trịnh Công Sơn.


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss