Bạn đang ở: Trang chủ / Thấy trên mạng (bộ cũ) / Ngày nhà giáo

Ngày nhà giáo

- H.V. giới thiệu — published 21/11/2009 00:30, cập nhật lần cuối 21/11/2009 00:45

Ngày nhà giáo


Nhân Ngày nhà giáo (20.11), xin giới thiệu một vài bài viết trên các báo trong nước.

1/ Giáo viên "cắm bản". Một loạt phóng sự ba bài trên Tuổi Trẻ, về cuộc sống và lòng yêu nghề của những thầy cô giáo lên miền núi cao "gieo chữ" cho những trẻ em người dân tộc. Đường dẫn trên đây là về bài cuối, từ đó bạn có thể thấy (ở mục "Các tin khác") đường dẫn về hai bài đầu.

2/ Quan trọng nhất là lòng yêu nghề. Mặc dù mới đây trong Thư gửi bạn bè, giáo sư Hoàng Tuỵ đã nói lên "nỗi mệt mỏi" của một người đã vượt xa cái hạn "xưa nay hiếm" và "phải dành khá lớn thời gian và tâm trí lo nghĩ về giáo dục nước nhà mà xem ra chỉ làm cho nhiều người tốt bị liên luỵ", khiến ông phải thốt lên "xin các bạn thông cảm và lượng thứ nếu thấy tôi “im lặng đáng sợ" trong thời gian tới", song những người biết ông thì vẫn tin chắc rằng đó không hề là một tuyên bố "bỏ cuộc". Trong bài nói chuyện này với nhà báo Thanh Hà (Tuổi Trẻ), ông nhắc lại : " Phẩm chất quan trọng nhất ở một nhà giáo là lòng yêu nghề. Chính lòng yêu nghề là cơ sở nền tảng cho những phẩm chất giáo đức khác.", và kiên trì nêu lên một thực trạng mà các nhà quản lý giáo dục vẫn không tỏ ra có quyết tâm giải quyết : "Lương không đủ sống là nguyên nhân số một làm giảm sút lòng yêu nghề, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do vậy phải cấp bách giải quyết vấn đề đó... chứ không thể chỉ thông qua các hình thức thi đua giả tạo kêu gọi lòng yêu nghề. Chúng chỉ làm tăng thêm sự giả dối trong giáo dục."  

3/ Ngày nhà giáo Việt Nam nói chuyện 'phong bì'. Một bức thư bạn đọc gửi báo điện tử VnExpress cho thấy một khía cạnh của sự xuống cấp về đạo đức trong nghề giáo, một hệ quả trực tiếp của câu chuyện mà GS Hoàng Tuỵ nói trong bài trên. Nhiều bạn đọc gửi bình luận sau loạt bài "Giáo viên cắm bản" trên Tuổi Trẻ cũng không quên nhắc tới trách nhiệm cụ thể của nhà nước phải chăm lo cho cuộc sống của những thầy cô đang hi sinh tuổi trẻ của mình cho sự nghiệp giáo dục, chứ không phải chỉ "biểu dương" tấm lòng và sự tận tuỵ của họ !

4/ "Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo. Sang một khía cạnh khác, nhưng không phải không liên quan đến các vấn đề nêu lên trong các bài trước. Nhà giáo lão thành Phạm Toàn đặt câu hỏi: "Trong cả năm, suốt mấy trăm ngày ấy, nhà giáo sống và làm việc một cách bình thường; vậy thế nào là bình thường đối với họ? Và những lời kêu gọi "hãy sáng tạo" có giá trị tới đâu với các nhà giáo?", và trả lời: "Một cuộc cải cách giáo dục tử tế sẽ phải giúp cho nhà giáo sống có chất lượng nhất toàn bộ những ngày lao động bình thường của đời mình. Những ngày không thể có cả trăm phần trăm nhà giáo lao vào "sáng tạo", theo cách nói cửa miệng, là hời hợt và dễ dãi." (Trong bản gốc của bài viết mà ông gửi Diễn Đàn, hai chữ cuối thật ra là "rẻ tiền" - chứ không phải "dễ dãi").  

5/ Vài nhận xét về kết quả phong hàm giáo sư 2009. Sau cùng, cũng nên có đôi lời về chuyện nhà giáo ở bậc đại học. Các báo trong nước ít bình luận về vụ này, xin giới thiệu bài của một blogger, nhà giáo ở nước ngoài vậy. 

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss