Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Đảo chính ở Thái Lan

Đảo chính ở Thái Lan

- H.V. — published 09/09/2006 15:09, cập nhật lần cuối 14/03/2007 14:56
Sau 15 năm tương đối ổn định với những chính phủ dân sự do bầu cử mà ra, Thái Lan lại đứng trước một cuộc khủng hoảng mới từ đầu năm nay. Nhiều cuộc biểu tình kéo dài trong mấy tháng qua chống thủ tướng Thaksin và đòi huỷ bỏ kết quả cuộc bầu cử ngày 2.4, dẫn tới phán quyết của Toà án Hiến pháp ngày 8.5 coi cuộc bầu cử là không hợp pháp và đòi tổ chức lại tổng tuyển cử. Sau hơn một tháng giao quyền hành cho phó thủ tướng Chidchai Vanasatidya, ông Thaksin trở lại làm quyền thủ tướng ngày 23.5, trong khi chờ đợi cuộc bầu cử được tổ chức lại vào tháng 10 tới. Nhưng sự việc không diễn ra "êm ả"... Ngày 19.9, quân đội Thái trở lại chính trường với một cuộc đảo chính.

     

Đảo chính ở Thái Lan

     

Chiều ngày 19.9, một cuộc đảo chính đã diễn ra ở Thái Lan, trong lúc thủ tướng Thaksin Shinawatra đang dự cuộc họp Liên hiệp quốc ở Hoa Kỳ.

Sau một cuộc thương thuyết qua điện thoại không thành công giữa ông Thaksin và các tướng lĩnh vào buổi sáng, một lực lượng đặc biệt của quân đội đã tiến vào Bangkok lúc 18g30 mà không gặp phản ứng nào. Vàà 11g30 tối, một "Hội đồng cải cách hành chính" (ARC) phát bản tuyên bố đầu tiên trên sóng truyền hình, nói rằng các lực lượng quân đội và cảnh sát quốc gia đã kiểm soát thủ đô Bangkok và những vùng phụ cận trong hòa bình. Binh lính chiếm giữ tòa nhà của gia đình Shinawatra, đài truyền hình iTV trong khuôn viên dinh thự của ông Thaksin.

9 giờ sáng hôm sau (20.9), ban lãnh đạo ARC, do tướng Sonthi Boonyaratkalin, tổng tư lệnh quân đội Thái cầm đầu, họp báo tuyên bố Hội đồng « không có ý định cầm quyền mà sẽ sớm trao trả quyền lực về tay nhân dân, để duy trì hòa bình và thể hiện sự kính trọng đối với Quốc Vương ».

Tướng Sonthi cũng nhắc lại những nội dung chính của bản Thông báo số 1 đêm 19, theo đó quyền thủ tướng Thaksin đã làm cho xã hội Thái Lan « chưa bao giờ có sự phân rẽ đến như vậy. Phe nọ cố gắng kiềm chế phe kia bằng mọi cách có thể và tình hình có xu hướng trở nên căng thẳng với sự nghi ngờ ngày càng lớn về chính quyền và tham nhũng lan rộng. Các cơ quan nhà nước cùng các tổ chức độc lập đã bị can thiệp về mặt chính trị, không còn khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ như được ghi rõ trong Hiến pháp. Chính quyền cũng đang tiến gần tới những hành động "ít tôn kính" đối với Quốc Vương. Mặc dầu có rất nhiều nỗ lực từ các tổ chức xã hội về việc thỏa hiệp xong không có cách nào để chấm dứt xung đột ». Trước đó, báo chí Thái cũng được biết Quốc vương Bhumibol Aldulyadej đã chấp thuận cho tướng Sonthi Boonyaratglin, tư lệnh Hải quân Sathiraphan Keyanon, tư lệnh Không quân Chalit Pukphasuk được tiếp kiến vào sáng 20-9.

Trong buổi họp báo, tướng Sonthi cũng đã nhắc lại quyết định được đưa ra đêm 19, là

« Để duy trì hòa bình và trật tự, Hiến pháp Thái Lan BE 2540 (1997) bị hủy bỏ ; chấm dứt hoạt động của Thượng viện, Hạ viện, nội các và Tòa án Hiến pháp..., tất cả các quyền và nhiệm vụ hành pháp mà Luật cho phép Thủ tướng hoặc Nội các sẽ được giao cho lãnh đạo Hội đồng cải cách và cho những người mà lãnh đạo Hội đồng Cải cách chỉ định ».

Sau đó, một người phát ngôn tuyên bố giải tán nhóm thực hiện chương trình truyền hình và « các đài truyền hình phát sóng chương trình bình thường của mình ». Sáng ngày 20, trên mạng Internet của tờ nhật báo tiếng Anh chính của Thái, The Nation (www.nationmultimedia.com), người ta vẫn đọc thấy tờ báo đưa cả nhiều tin bất lợi cho phe đảo chính, và những tiếng nói chỉ trích hoặc bày tỏ sự lo ngại đối với đảo chính từ các chính phủ nước ngoài, cũng như trên một diễn đàn « Bạn có ủng hộ cuộc đảo chính ? ».

Trưa 20.9, trong một cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bangkok, tướng Sonthi Boonyaratkalin cho hay, ông sẽ đảm nhận vai trò quyền Thủ tướng trong hai tuần đến khi tìm ra một vị lãnh đạo mới - ''một người trung lập và ủng hộ chế độ dân chủ''. Theo ông Sonthi, chính phủ mới sẽ không nắm giữ chính quyền trong hơn một năm, trước khi một cuộc tổng tuyển cử mới được tổ chức (vào tháng 10.2007).

Trong khi đó, người ta được tin ông Thaksin đã bỏ cuộc họp Liên hiệp quốc để bay sang Luân Đôn, nơi ông có một người con gái đang theo học. Vợ ông, bà Khunying Pojaman Shinawatra, và một người con trai cũng đã chạy thoát sang Singapore.


Chính phủ VN chưa tỏ thái độ chính thức với cuộc đảo chính.


Tiến trình dẫn đến khủng hoảng chính trị hiện thời tại Thái Lan

(theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=162870&ChannelID=2 )

- 6-2-2005: Ðảng Thai Rak Thai của ông Thaksin thắng cử lần hai với số phiếu áp đảo, giành 377 trong số 500 ghế tại Quốc hội.

- 9-9-2005: Truyền hình nhà nước đóng cửa chương trình talk show của cựu công sự kinh doanh của ông Thaksin là Sondhi Limthongkul, vì ông này đã đưa ra các chỉ trích bất công đối với nhiều người.

- 23-1-2006: Thân nhân ông Thaksin bán đa số cổ phần của Shin Corp, tập đoàn viễn thông của ông Thaksin, cho Công ty đầu tư Temasek của Singapore. Khoản tiền 1,9 tỉ đô-la thu được không thuế đã khiến tầng lớp trung lưu Bangkok tức giận và tăng ủng hộ cho ông Sondhi.

- 24-2-2006: Ông Thaksin kêu gọi bầu cử bất thường ngày 2-4, sớm 3 năm, 2 ngày, sau khi có biểu tình lớn chống chính phủ.

- 27-2-2006: 3 đảng đối lập chính tuyên bố tẩy chay bầu cử sau khi ông Thaksin bác bỏ yêu cầu của các đảng này thành lập một ủy ban trung lập để viết lại hiến pháp.

- 2-4-2006: Bầu cử vẫn được tổ chức cho dù bị phe đối lập tẩy chay.

- 4-4-2006: Sau khi bị phản đối mạnh mẽ, ông Thaksin tiếp kiến Quốc vương Bhumibol Adulyadej trước khi xuất hiện trên truyền hình ông sẽ từ chức vào kỳ họp Quốc hội tới.

- 5-4-2006: Ông Thaksin chuyển giao quyền điều hành hàng ngày cho phó thủ tướng Chidchai Vanasatidya.

- 26-4-2006: 3 đảng đối lập chính thông báo sẽ tham gia bầu cử mới nếu kết quả bầu cử ngày 2-4 bị hủy.

- 8-5-2006: Tòa án Hiến pháp phán quyết  rằng kỳ bầu cử 2-4 là không hợp pháp và phải tổ chức bầu cử lại.

- 23-5-2006: Ông Thaksin nắm lại quyền điều hành với lý do đã tới lúc quay trở lại giải quyết các vấn đề kinh tế và chính trị.

- 30-5-2006: Chính phủ ấn định ngày tái bầu cử là ngày 15-10. Quốc vương chuẩn thuận việc này vào tháng 7.2006 với hy vọng khủng hoảng sẽ được giải quyết ổn thỏa.

- 20-7-2006: Chỉ huy quân đội Thái lan bất ngờ chuyển công tác của hơn 100 sĩ quan được coi là ủng hộ Thaksin, gây đồn đoán về một vụ đảo chính đang được chuẩn bị.

- 19-9-2006: Ông Thaksin tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi xe tăng vây quanh tòa nhà chính phủ. 

THANH TUẤN (Theo BBC)

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss