Đất hiếm
Theo dòng thời sự
Cuộc chiến giành đất hiếm
Hà Dương Tường
Trong cuộc hội đàm song phương tại Hà Nội ngày 31.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với Thủ tướng Naoto Kan việc Việt Nam quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác hợp tác trong phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam. Bản tin ngoại giao dĩ nhiên không nói tới nguyên nhân đột xuất của quyết định này, song những ai theo dõi tình hình đều biết từ sự cố “đụng thuyền” ở đảo Senkaku đầu tháng trước và phản ứng bạo liệt của Trung Quốc, với việc Trung Quốc đe doạ cấm hoặc hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản này sang Nhật, thì vấn đề trở nên cấp bách đối với cường quốc công nghiệp này.
Không phải ngẫu nhiên mà báo chí quốc tế nhắc lại lời nói được cho là của Đặng Tiểu Bình năm 1992: “Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm ”. Vậy đất hiếm là cái gì mà quý thế?
Nguyên
liệu chiến lược
Đất
hiếm, theo Hiệp hội hoá học quốc
tế, là tên gọi chung của 17 kim loại
có nhiều tính chất tương tự,
xếp gần nhau trong bảng tuần hoàn
Mendeleïev,
gồm các chất scandium
(21Sc),
yttrium (39Y)
et 15 chất lanthanides có số nguyên tố
từ 57 tới 71, đứng đầu là
chất lanthanum (57La).
Thật ra chúng không hiếm nhưng rất
ít khi được tìm thấy trong dạng
sạch mà thường lẫn với các
loại khoáng vật khác (minéraux,
tiếng Pháp còn gọi là terres
- tức “đất”).
Chất Cérium (58Ce)
có trữ lượng trong vỏ trái đất
tương đương với đồng. Các
chất lanthanum, neodymium và yttrium dồi dào
hơn chì và bạc.
Bảng tuần hoàn Mendeleiev
Tuy được biết tới từ đầu thế kỉ 19, đất hiếm chỉ thực sự chiếm lĩnh một vai trò chiến lược trong các khoáng sản từ nửa sau thế kỉ 20, khi nó được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ cao, dân sự hay quân sự. Đất hiếm được dùng trong các công nghệ « xanh », làm chất xúc tác trong ngành lọc dầu, trong nhiều loại hợp kim cao cấp, trong công nghiệp điện tử – màn hình phẳng, DVD, GPS -, công nghiệp thuỷ tinh và đồ gốm công nghiệp, trong các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng... Các chất neodymium và samarium có vai trò thiết yếu trong các loại nam châm vĩnh cửu, vừa mạnh, vừa nhẹ hơn các loại nam châm thường, lại rất dễ làm nhỏ, dùng trong các máy tính điện tử, trong máy xe hơi điện và máy điện gió… Quan trọng không kém, đất hiếm được dùng trong các bộ phận điện tử quân sự từ màn hình radar đến tia laser, hệ thống điều khiển tên lửa và những thiết bị nhìn đêm.
Phản ứng của phương Tây
Dễ
hiểu là không chỉ Nhật mà hầu
hết các nước Tây phương quan
tâm tới chính sách hạn chế xuất
khẩu đất hiếm của Trung Quốc.
Ngày 26.10, Tổ chức các doanh nghiệp lớn ở Đức (BDI) đã bày tỏ lo ngại trước viễn cảnh này tại một buổi họp có mặt ông Rainer Brüderle, bộ trưởng kinh tế Đức. Berlin xác nhận với báo chí là sự có mặt của ông Brüderle chứng tỏ chính phủ Đức coi đây là một vấn đề “ưu tiên hàng đầu ”. Ông Pascal Lamy, tổng gián đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng được mời và tới tham dự hội nghị, cùng với ông Andris Piebalgs, Uỷ viên phụ trách về phát triển trong hội đồng châu Âu. Đức thông báo sẵn sàng hợp tác với các nước có mỏ đất hiếm để mở rộng nguồn cung cấp các khoáng sản này. Về phần Mỹ, một báo cáo của công ty Roskill năm 2007 đã nhấn mạnh nhu cầu đất hiếm ngày càng tăng của chính các ngành công nghiệp Trung Quốc và việc nước này bắt đầu giảm xuất khẩu mặt hàng chiến lược này. Từ đó, quan tâm đến việc mở ra các nguồn khác đã bắt đầu sớm hơn. Ngày 17.3.2010, ông Mike Coffman, đại biểu Hạ nghị viện đã đề đạt một Dự luật nhằm tái khởi động công nghiệp khai thác và chế biến đất hiếm ở Mỹ. Dự luật được thông qua ngày 29.9 vừa qua. Trong tháng 4.2010, Cơ quan Kiểm tra Chính Phủ (Government Accountability Office - GAO) thuộc Quốc hội, đã ra một Báo cáo trình các Tiểu ban Quốc phòng Hạ và Thượng nghị viện về vai trò của đất hiếm trong quốc phòng và ngày 6.5.2010 bộ Năng lượng đã công bố một thư mời cung cấp thông tin, nhằm xác định nhu cầu đất hiếm trong ngành năng lượng...
Không chỉ có
đất hiếm, TQ còn chiếm lĩnh thị trường nhiều khoáng sản chiến lược khác
Nguồn : Uỷ ban Châu Âu, 2006
Khởi động lại
Thật
ra, như đã nói, đất hiếm
không hiếm. Hiện nay, hàng năm Trung
Quốc sản xuất khoảng 110.000 tấn trên
tổng số 125.000 tấn đất hiếm được
sử dụng trên thế giới, và chiếm
lĩnh tới hơn 95% thị phần xuất khẩu
mặt hàng này. Nhưng điều đó
trước kia không thế – cho tới
những năm 1950 Nam Phi và Hoa Kỳ mới là
nhà sản xuất đất hiếm hàng
đầu trên thế giới - và sau này
chắc cũng sẽ khác. Trữ lượng
khoáng sản có đất hiếm trên
thế giới, theo báo cáo nói trên
của GAO là khoảng 99 triệu tấn (trong
đó Trung Quốc chiếm 36%, Mỹ 13%, Úc
5,4%, các nước Liên Xô cũ 19%, các
nước khác 22%), đủ dùng cho cả
thế giới vài trăm năm! Nhưng sản
xuất đất hiếm thuần tuý (độ
tinh khiết đòi hỏi nhiều khi lên
đến 99,9999%) từ đất mỏ có
trộn lẫn nhiều loại khoáng chất,
bao gồm nhiều công đoạn rất ô
nhiễm, độc hại – kể cả nguy
cơ nhiễm phóng xạ do nhiều mỏ đất
hiếm có các chất phóng xạ
(thorium, uranium). Chi phí sản xuất dĩ nhiên
càng cao khi xã hội càng đòi
hỏi những biện pháp bảo vệ môi
trường và bảo vệ nhân công.
Trung Quốc bắt đầu khai thác đất hiếm từ những năm 1980 và loại dần các đối thủ do giá thành rẻ mạt của mình. Mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California, Mỹ, buộc phải đóng cửa từ năm 2002. Trung Quốc cũng có kế hoạch để tăng cường thống trị của mình trên mặt hàng này, bằng cách xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, giá rẻ dùng đất hiếm, song song với tăng giá nguyên liệu - thậm chí ép các nước Tây phương cung cấp công nghệ cao đó, nếu không sẽ khoá ngay nguồn đất hiếm…
Nhưng cũng vì tính chất chiến lược mà mặt hàng này đang đòi hỏi chính quyền Mỹ và các nước Tây phương khởi động lại công nghiệp sản xuất và chế biến đất hiếm, dù sao cũng với một ưu thế nhất định về mặt khoa học và công nghệ. Một thông tin từ Đại học Leeds (Anh) cuối năm 2009, cho biết một ê-kip của đại học này, khi nghiên cứu về một quy trình thu hồi oxyd titan (TiO2) từ các phế liệu công nghiệp, đã đồng thời tìm được một phương thức mới để thu hồi các loại đất hiếm có trong đó, một cách đơn giản và ít tốn kém (theo Futura Sciences). Mọi nghiên cứu giúp các nhà sản xuất giảm nhẹ cường độ ô nhiễm và giá thành của công nghệ sản xuất đất hiếm sẽ đẩy nhanh quy trình khởi động lại này...
Trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8 triệu tấn
Nguồn
đất hiếm ở Việt Nam đã được
phát hiện và khảo sát hàng
chục năm trước trong nền đá
cổ ở miền Bắc, và theo Tổng cục
địa chất, trữ lượng các mỏ
đất hiếm ở Việt Nam khoảng 7 - 8
triệu tấn, điều kiện khai thác thuận
lợi. Mỏ
đất hiếm Đông Pao thuộc tỉnh
Lai Châu, do một Công ty TNHH nhà nước
quản lý khai thác. Tuy nhiên, công ty
này mới chỉ tiến hành khai thác
quặng fluorit với sản lượng hàng
năm khoảng 1.000 tấn CaF2 hàm lượng
75 - 80%, cung cấp cho luyện kim.
(nguồn : khoahocphothong.com)
Các thao tác trên Tài liệu