Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Chính sách ngoại giao của Biden

Chính sách ngoại giao của Biden

- D.Đ. — published 08/11/2020 20:00, cập nhật lần cuối 08/11/2020 17:17

Chính sách ngoại giao của Biden


Tại sao nước Mỹ phải nắm lại vai trò lãnh đạo của mình ?


Ông Josseph R. Biden, Jr., người vừa đắc cử tổng thống Mỹ đã viết cho tạp chí Forreign Affairs số tháng 3/4.2020 một bài viết mang nhan đề Why America must lead again (Tại sao nước Mỹ phải nắm lại vai trò lãnh đạo của mình?), trình bày chính sách ngoại giao mà ông muốn thi hành trong nhiệm kỳ của mình, nhằm "Giải cứu nền ngoại giao Hoa Kỳ sau Trump" ("Rescuing U.S. Foreign Policy after Trump", như tiểu đề của bài viết nói rõ). Tạp chí cho phép đọc miễn phí bài này, ở đường dẫn ghi trên. Dưới đây, chúng tôi trích dịch và bình luận một vài đoạn trong bài, về một số khía cạnh liên quan tới Việt Nam.

D.Đ.



Đọc kỹ bài của Biden thì thấy ông muốn:

1. Lãnh đạo và xây dựng khối đồng minh trên cơ sở dân chủ và trong đó có vai trò của tổ chức xã hội dân sự.

- We have to champion liberty and democracy.

- Chúng ta phải đề cao tự do và dân chủ.

- Having taken these essential steps to reinforce the democratic foundation of the United States and inspire action in others, I will invite my fellow democratic leaders around the world to put strengthening democracy back on the global agenda. 

- Sau khi đã thực thi các bước thiết yếu để tăng cường nền tảng dân chủ của Hoa Kỳ và gợi hứng cho hành động của những nước khác, tôi sẽ mời các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ trên thế giới cùng đưa việc tăng cường dân chủ trở lại trên lịch trình của thế giới.

- During my first year in office, the United States will organize and host a global Summit for Democracy to renew the spirit and shared purpose of the nations of the free world. 

- Trong năm đầu nhiệm kỳ của tôi, Hoa Kỳ sẽ tổ chức và đăng cai một Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu để làm sống lại tinh thần và mục tiêu được chia sẻ của các quốc gia trong thế giới tự do.

- The Summit for Democracy will also include civil society organizations from around the world ...

- Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ này sẽ bao gồm các tổ chức của xã hội dân sự khắp thế giới...

2. Sẽ đưa ra các thay đổi nhằm chống tham nhũng cấp chính phủ:

- I will lead efforts internationally to bring transparency to the global financial system, go after illicit tax havens, seize stolen assets, and make it more difficult for leaders who steal from their people to hide behind anonymous front companies.

- Tôi sẽ đi đầu trong các nỗ lực quốc tế để mang lại minh bạch cho hệ thống tài chính toàn cầu, săn đuổi các thiên đường thuế khoá bất hợp pháp, tịch thu các tài sản ăn cắp, và làm cho các nhà lãnh đạo ăn cắp của nhân dân họ gặp khó khăn hơn khi che giấu sau nhưng công ty vô danh.

3. Về ngoại thương là bảo đảm qui định thương mại quốc tế không hại cho người dân Mỹ, bảo đảm cạnh tranh sòng phẳng. Và như thế theo chúng tôi có thể hiểu là các quy định trong hiệp định thương mại phải thay đổi, xóa bỏ và viết lại các điều hạn bất lợi cho Mỹ nhưng chống lại hướng đi vào bảo hộ mậu dịch. Mỹ vẫn phải đóng vai trò lãnh đạo thiết lập lại luật pháp đi theo hướng này.  Như thế là không dựa trên cơ sở song phương như kiểu Trump hiện nay.  Biden hứa là sẽ không tham gia hiệp định thương mại mới nào chừng nào Mỹ chưa có khả năng cạnh tranh. Vậy thì tham dự lại TPP có thể là khó.

- A foreign policy for the middle class will also work to make sure the rules of the international economy are not rigged against the United States—because when American businesses compete on a fair playing field, they win. I believe in fair trade .

- Một chính sách ngoại giao phục vụ giai cấp trung lưu sẽ phải làm việc để bảo đảm rằng các quy định của kinh tế quốc tế không gây hại cho Hoa Kỳ -  bởi vì khi những nhà kinh doanh Mỹ cạnh tranh trên một thương trường công bằng, họ thắng được. Tôi tin ở thương mại công bằng.

- That means taking down trade barriers that penalize Americans and resisting a dangerous global slide toward protectionis

- Điều đó có nghĩa là hạ xuống những rào cản thương mại làm thiệt hại người Mỹ và kháng cự lại một khuynh hướng nguy hiểm tiến tới chủ  nghĩa bảo hộ.

- Who writes the rules that govern trade? Who will make sure they protect workers, the environment, transparency, and middle-class wages? The United States, not China.

- Ai sẽ đề ra những quy tắc của thương mại? Ai sẽ bảo đảm rằng các quy tắc đó bảo vệ những người lao động, môi trường, sự minh bạch và tiền lương cho giai cấp trung lưu ? Hoa kỳ, không phải Trung Quốc.

- As president, I will not enter into any new trade agreements until we have invested in Americans and equipped them to succeed in the global economy. 

- Là tổng thống, tôi sẽ không ký kết bất kỳ một hiệp ước thương mại mới nào cho tới khi chúng ta đã đầu tư cho người Mỹ và trang bị cho họ các phương tiện để thành công trong nền kinh tế toàn cầu.

4.  Biden nhấn mạnh đến khối đồng minh ở châu Á bao gồm Úc, Nhật, Nam Hàn, tăng cường hợp tác với Ấn Độ và Indonesia. Việt Nam không được nhắc đến thì dễ hiểu vì đó là nước không chia sẽ giá trị chung là dân chủ.  Biden đặt nặng vấn đề giá trị dân chủ.

- We need to fortify our collective capabilities with democratic friends beyond North America and Europe by reinvesting in our treaty alliances with Australia, Japan, and South Korea and deepening partnerships from India to Indonesia to advance shared values in a region that will determine the United States’ future.

- Chúng ta cần những năng lực tập thể của chúng ta với bạn bè dân chủ bên ngoài Bắc Mỹ và châu Âu bằng cách tái đầu tư vào các hiệp ước đồng minh của chúng ta với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và đào sâu hơn các mối quan hệ cộng tác từ Ấn Độ sang Indonesia để làm tiến bộ những giá trị chung trong một vùng có tầm quan trọng quyết định với tương lai Hoa Kỳ.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us