Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Chính trường PhuLăngXa, một hiện tượng mới

Chính trường PhuLăngXa, một hiện tượng mới

- Phan Huy Đường — published 01/03/2019 10:45, cập nhật lần cuối 01/03/2019 10:52

Chính trường PhuLăngXa,
một hiện tượng mới


Phan Huy Đường



Tháng 5-2017, Ông Macron đột ngột thắng cử tổng thống Pháp. Không ai ngờ được, như với Trump ấy mà. Một cuộc động đất chính trị. Vì sao ? Ý nghĩa nó thế nào ? Sẽ mở ra viễn tượng nào ? Tới nay, chưa có phân tích, nhận định tổng hợp nào của chính khách, chuyên gia các ngành chính trị, kinh tế, xã hội, tấm lý học, e tutti quanti, mà tôi có dịp biết giúp đầu óc tôi sáng sủa.

Điều chắc chắn : trong nền Cộng Hòa 5 của PhuLăngXa chưa ai tập trung trong tay mình quyền lực Nhà Nước như Macron xuyên qua lá phiếu hợp pháp của "toàn dân". Cơ bản hơn lá phiếu : ông không có địch thủ, muốn làm gì thì làm.

Thế mà khi "phong trào" Áo Vàng bùng nổ (2018-11-17), Macron lấn cấn, bị động, bế tắc. Hơn 3 tháng sau (2019-02-28) vẫn loay hoay tìm lối thoát.

*

1/ Nhượng bộ thối lui mà không lấy lại được thế chủ động


Đột nhiên, Macron phải đương đầu với một địch thủ không cách nào nắm bắt, khuất phục, lại có 60 -80% dư luận ủng hộ trong một khoảng thời gian dài. Macron đành nhượng bộ, thối lui, buông khoảng 10 tỷ €, mà không chắc gì hòa hoãn được, càng không nắm lại được thế chủ động.


2/ Từ ưu thế tuyệt đối, khinh khi các cột trụ của thể chế
dân chủ pháp quyền, xuống thang cầu cứu họ


Đặc biệt cầu cứu khâu thấp hèn nhất : thị trưởng các thị xã, nhờ họ đứng ra tổ chức những cuộc "Thảo luận vĩ đại", "Grand Débat" nhằm hạn chế ảnh hưởng của tiếng vang của "phong trào" Áo Vàng. Khi thị trưởng các thị xã họp Đại Hội năm 2018, Macron không thèm tham dự !

Trước mắt có thể tạm thời thành công nửa vời. Lâu dài : vô ích. Những cột trụ đó, cũng như ông, không còn tính cách đại diện một phần lớn xã hội, chúng cơ bản bất lực.

Macron, người hô hào mở đường cho "thế giớỉ mới", chỉ thấy được những tương quan lực lượng xã hôi theo kiểu tư duy của "thế giới cũ", hoàn toàn không hiểu nội dung khiến "thế giới cũ" sụp đổ, không thấy được những tương quan lực lượng trong thế giới đích thực mới : hôm nay. Vì sao ?

Vì bản thân Macron là một sản phẩm nguyên chất của "thế giới chính trị cũ" đã bị quảng vào một tính thế chính trị đích thực mới : sự sụp đổ của "thế giới chính trị cũ".


3/ Ai quản trị nhân dân Pháp ?


Để cứu vãn thời thế, Macron kêu gọi các CôngTy tăng lương, phát thưởng cho NgườiLàmCông !

Chuyện chưa từng thấy đã xảy ra, nhiều vị TổngGiámĐốc và GiámĐốc thi nhau vung tiền :

https://www.lemonde.fr/economie/article/2018/12/12/pouvoir-d-achat-les-entreprises-lancent-leur-prime-exceptionnelle_5396263_3234.html

LVMH, Kering, Publicis, Valeo

Total thưởng 1 500 euros và tăng lương 3,1 % cho NgườiLàmCông ở Pháp.

Altice và Iliad thưởng 1 000 euros.

Orange dự tính thưởng 500 - 1 000 euros cho mỗi NgườiLàmCông có tổng lương thấp hơn 30000 Euros / năm.

e tutti quanti.

Nhiệm vụ cơ bản, đầu tiên, của NhàNước là đảm bảo cho XãHội được sống an minh, đàng hoàng, tử tế, ôn hoà.

Để thực hiện nhiệm vụ, Macron cần tiền thì có toàn quyền đánh thuế nơi có khả năng trả thuế. Sao ông không làm mà đi xin xỏ tư nhân ?

Hiện tượng trên buộc ta phải đặt câu hỏi.

Ai quản trị nhân dân Pháp ?

Tổng thống, chính phủ, quốc hội hay CôngĐoànchủ TưBản PhuLăngXa ?

Quyền lực chính trị của một nước hay quyền lực kinh tế của những tập đoàn TưBản ?

Khủng hoảng thể chế là như thế !


4/ Mâu thuẫn nội tại của TưBảnTàiChính


Xưa nay, CôngĐoànchủ MEDEF luôn luôn khẳng định : nhiệm vụ của họ là kiếm lời cho CôngTy, không là lo chuyện XãHội.

Bỗng nhiên họ hô hào vung tiên để giải quyết khủng hoảng XãHội  !

Hiểu thế nào đây ? Không khó lắm nếu ta hiểu : đằng sau từ ChủTưBản, có 2 hiện thực :

– TưBảnTàiChính, chủ sở hữu của cố phiếu của CôngTy, chủ nợ của CôngTy khi CôngTy vay tiền của Ngân Hàng hay trên ThịTrườngTàiChính. Chị đòi hỏi cổ phiếu phải mang lại nhiều cổ tức, tiền cho vay phải mang lại nhiều lãi, thế thôi. Phương thức vận động của chị là : Tiền → Tiền + Tiền', Tiền' > 0. Thế thôi.

Những chuyện khác, chị không thèm biết và cũng chẳng có khả năng biết và hiểu, vì chị không là một con người.

Chị tư TưBảnTàiChính (trên nguyên tắc) bổ nhiệm và định lương của các anh TưBảnChứcNăng.

– Anh TưBảnChứcNăng, TổngGiámĐốc, GiámĐốc các CôngTy, tuy không là chủ tư hữu của CôngTy nhưng là người toàn quyền điều khiển CôngTy. Chúc vụ, quyền lực, lương bổng của anh do chị TưBảnTàiChính quyết định. Muốn thành công, anh phải chiều sự mong đợi của chị TưBảnTàiChính. Khốn nỗi, nếu XãHội nổi loạn, chắc gì anh dễ dàng làm ăn được như ý muốn ? Khi vung tiền thưởng, tăng lương cho NgườiLàmCông, anh bội phản niềm tin của chị TưBảnTàiChính, nhưng anh bảo vệ sinh mạng KinhTế của anh.

Đấy là một trong những mâu thuẫn nội tại của khái niệm ChủTưBản : mâu thuẫn giữa TưBảnTưHữu với TưBảnChứcNăng.


P. H. Đ.

2019-02-28


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss