Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Chuông nguyện hồn ai? - Pour qui sonne le glas

Chuông nguyện hồn ai? - Pour qui sonne le glas

- Nguyễn Quang — published 26/03/2023 08:00, cập nhật lần cuối 24/03/2023 23:43

Chuông nguyện hồn ai


Nguyễn Quang


Bạn chúng tôi ở Genève cho biết Chính phủ Thụy Sĩ cấm gửi trực tiếp hay gián tiếp sang Ukraine những vũ khí chế tạo tại Thụy Sĩ, nhân danh nguyên tắc (buôn bán) trung lập thiêng liêng của Thụy Sĩ. Vậy xin có đôi lời bình luận.

Đây đúng là lúc nên nghe lại lời nói sâu sắc của John Donne trong Devotions upon Emergent Occasions (1624), một trong những áng văn siêu hình hay nhất của văn học Anh. Tất nhiên, nó không cùng một tầm cao với lý sự con buôn của chính quyền Berne :

« Không một ai là hòn đảo, hay là một tổng thể tự thân ; mỗi người là một mảnh đất của lục địa, một thành phần của tổng thể ; mỗi mẩu đất bị biển cả cướp đi thì mất mát cũng tựa như cả một vùng đất bị mai một ; cái chết của bất cứ ai cũng làm tôi thiếu hụt bởi lẽ tôi thuộc về nhân loại. Cho nên, ngươi đừng bao giở cho đi hỏi chuông nguyện hồn ai. Chuông nguyện cho chính ngươi đó. »

Chuông nguyện hồn ai, chính Ernest Hemingway đã chọn cụm từ này năm 1942 để đặt tên cho cuốn tiểu thuyết vinh danh những chí nguyện quân trong Lữ đoàn quốc tế sang Tây Ban Nha chiến đấu bên cạnh các lực lượng cộng hòa chống lại phe « Quốc gia », nghĩa là các lực lượng Franco đảo chính, liên mình với phe Trục (Quốc xã Đức và Phát xít Ý) trong khi các chính thể dân chủ Tây phương, súng đạn sẵn sàng, lại núp mình đằng sau nguyên tắc « không can thiệp ». Tình hình y hệt như tình hình Ukraine hiện nay ở Đông Âu. Lịch sử cuộc chiến tranh Tây Ban Nha phức tạp và rối rắm, cả trang Wikipédia cũng không đủ để tường thuật các chương hồi, nhưng ngày nay, các nhà sử học đều cho rằng đó là sự tổng dượt của Thế chiến thứ hai, với sự can thiệp trực tiếp của phe Trục bên cạnh phe « Quốc gia ».

Sự thay đổi về tính chất và quy mô chẳng bao lâu đã trở thành hiển nhiên đối với mọi người – trừ những người cố tình mù quáng – khi những máy bay của đạo quân Condor nhào xuống oanh tạc san bằng một thôn làng nhỏ ở vùng Basque, Guernica. Một tội ác không thể nào tha thứ, còn ghi mãi trong những trang man rợ của lịch sử, được thể hiện trong tác phẩm bất hủ của Picasso, mà ngày nay ta có thể tới xem ở Madrid. Bây giờ, với khoảng cách thời gian, chúng ta nghĩ sao về thái độ của chính quyền Pháp lúc đó đã đóng cửa biên giới trước làn sóng người Tây Ban Nha tị nạn phát xít. Một sai lầm mấy năm sau phải trả giá bằng những đoàn người Pháp nheo nhóc di tản trên khắp những nẻo đường sau ngày thất trận ? Còn ngày nay ở Ukraine, chúng ta nhìn thấy gì mà chính quyền Thụy Sĩ không trông thấy ? Dưới hỏa lực của Nga, những thành phố bị tàn phá, những tòa nhà chung cư sụp đổ, người dân Ukraine, nam phụ lão ấu, sống trong cảnh không điện, thiếu nước, lạnh cóng trong mùa đông Đông Âu. Một thứ trò tra tấn tập thể đối với nhân dân một nước không chịu đầu hàng.

Chính quyền Thụy Sĩ nghĩ sao ? Tạm gác một bên những lý sự về trung lập và thương mại, họ chỉ cần bỏ một phút để đọc lời tâm sự của bà mẹ Đài Loan đăng trên (nhật báo Pháp) Libération ngày 23.3.2023. Bài báo cho biết từ khi Nga xâm lăng Ukraine, khoảng một chục chí nguyện quân Đài Loan đã sang phục vụ ở Ukraine, mà hoàn cảnh tương tợ như Đài Loan đang lo ngại bị Hoa Lục xâm lăng. « Cuộc phỏng vấn bà Tseng diễn ra trong ngôi nhà nhỏ lợp tôn nằm kẹp bên cạnh đường rầy xe lửa. Trên cái kệ, còn thấy bộ quần áo ngụy trang của cậu con trai Jonathan, nằm cạnh những khẩu súng bắn hơi. Năm năm làm nghĩa vụ quân sự, tự hào với bản sắc Đài Loan của mình, Jonathan xin giải ngũ bay sang Ukraine, ‘để tích lũy kinh nghiệm’, theo lời cậu ta, ‘bảo vệ Đài Loan, vì Trung Quốc muốn xâm lăng chúng ta’. Bà mẹ kể lại, bà « không thể hiểu nổi quyết định của con trai, cuộc chiến tranh ở phía bên kia thế giới thì dính dáng gì đến chúng ta », nhưng Jonathan vẫn cứ nằng nặc đưa cho bà xem hình ảnh Nga oanh tạc vào những người thường dân Ukraine ». Thế là cậu ta kiên quyết sang Ukraine, gia nhập Đội quân quốc tế do tổng thống Zelensky thành lập. Tháng 11 năm ngoái, Jonathan đã chết vì một quả đại bác Nga. Trước đó ít lâu, anh vui mừng báo tin cho mẹ là các bạn Ukraine hứa sẽ sang giúp Đài Loan nếu bị Trung Quốc xâm lăng. Một chí nguyện quân khác, Jack Yao, nguyên là cán bộ thương mại gia nhập đội ngũ bảo vệ thủ đô Kyiv, dường như đã đáp lời Hemingway khi anh tuyên bố : « Nếu chúng ta không giúp Ukraine, thì ai sẽ giúp chúng ta đối đầu với Trung Quốc ? ».


Nguyễn Quang

(bản dịch của Kiến Văn)


***

Pour qui sonne le glas

 

Nguyễn Quang

 

Notre correspondant à Genève nous a informés de la décision du Conseil Supérieur Helvète d’interdire toute (ré)expédition d’armes suisses à l’Ukraine, au nom du sacro-saint principe de neutralité (lire : les affaires) de la Suisse. Voici quelques commentaires.

Le temps est venu, je pense, d'écouter la voix profonde de John Donne généralement reconnu comme l'un des plus beaux textes métaphysiques de la littérature anglaise. Naturellement, à une autre altitude que les arguties neutralistes du Conseil Suisse :

Aucun homme n'est une ile, un tout, complet en soi ; tout homme est un fragment du continent,  une partie du principal; si une motte est emportée par la mer, c’est une perte égale à celle d’un promontoire ; la mort de tout homme me diminue parce que je suis impliqué dans l’humanité. Ainsi, n’envoie jamais demander pour qui sonne le glas, il sonne pour toi.

John Donne, Devotions upon Emergent Occasions (1624)

 
Pour qui sonne le glas, c’est également le titre qu’a choisi qu'a choisi Ernest Hemingway pour son roman de 1942 pour rendre hommage aux volontaires des Brigades Internationales venus en Espagne se battre aux côtés des Républicains contre les Nationalistes, c-à-d. les putschistes de Franco alliés aux forces de l'Axe nouvellement forgé entre les Nazis allemands et les Fascistes italiens, pendant que les démocraties occidentales restaient l’arme au pied, se réfugiant confortablement dans la non-intervention. L'analogie est frappante avec le drame ukrainien actuel à l'Est de l’Europe. L’histoire de la guerre d’Espagne est particulièrement compliquée, une page entière de Wikipédia ne suffirait pas à en décrire tous les détours et rebondissements, même si les historiens d’aujourd’hui s’accordent à y voir la « répétition générale » de  la Seconde Guerre Mondiale, avec l’intervention directe des forces de l’Axe aux côtés des Nationalistes.

Ce changement de nature et d’échelle n’allait pas tarder à se manifester aux yeux de tous, sauf des aveugles volontaires, avec la destruction totale de la petite ville basque espagnole de Guernica par les avions en piqué de la légion Condor, un forfait impardonnable, à jamais ineffaçable des annales de la barbarie,  grâce au tableau saisissant de Picasso, qu’on peut voir aujourd’hui à Madrid. Avec le recul de l’Histoire que faut-il penser aujourd’hui de la décision du gouvernement français de l’époque, de fermer les frontières devant l’afflux des réfugiés espagnols fuyant le fascisme ? Une faute payée à peine quelques années plus tard par les foules françaises sur les routes de la débâcle ? Or que voyons-nous aujourd’hui en Ukraine que le Conseil Helvétique ne voit pas ? Sous le feu de l’artillerie russe, des villes entières éventrées, des immeubles en ruines, hommes femmes et enfant livrés sans chauffage, sans électricité, sans autre source d’énergie aux rigueurs de l’hiver à l’Est. Une torture collective infligée à un peuple qui refuse de se rendre.

Qu’en pense le Conseil Helvétique ? Loin des ergotages sur la neutralité et le commerce, qu’il  se penche une minute sur la confidence d’une mère taiwanaise dans le numéro du Jeudi 2Mars 2023 du journal Libération, qui révèle que depuis l’invasion russe, une dizaine de volontaires taiwanais sont partis servir en Ukraine, dont la situation fait écho à l’appréhension de l’archipel menacé d’invasion par la Chine continentale. «Dans la petite baraque en tôle et coincée au bord d’un chemin de fer, l’interview de Madame Tseng commence. Sur les étagères, la  tenue de camouflage de son fils Jonathan et ses fusils à air comprimé sont toujours là. Après 5 ans de service militaire, et fier de son identité formosane, Jonathan avait démissionné pour aller en Ukraine pour, « disait-il, « acquérir de l’expérience pour pouvoir défendre Taiwan, parce la Chine veut nous envahir ». Sa mère se souvient «qu’elle trouvait sa décision incompréhensible, « qu’une guerre qui se déroulait à l’autre bout du monde ne le regardait pas », mais qu’il s’obstinait à lui  montrer des images de bombardements russes sur les civils ukrainiens. Malgré tout Jonathan  est parti rejoindre la Légion internationale fondée par le président Zelensky. En Novembre dernier il a été tué par un obus russe.  Un peu avant sa mort, il avait dit à sa mère, tout content, que ses amis ukrainiens lui avaient promis de venir aider Taiwan en cas d’invasion chinoise. Un autre volontaire, Jack Yao, ancien cadre commercial ayant rejoint la défense territoriale de Kyiv, semble répondre à distance à Hemingway en disant : « Si l’on n’aide pas l’Ukraine, qui nous aidera face à la Chine ? ».


Nguyễn Quang    

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss