Đi thăm chế độ toàn trị Saudi Arabia
Đi thăm chế độ toàn trị
Saudi Arabia
Đây là lần đầu trong đời tôi tới Saudi
Arabia, dù đã được dịp đặt chân tới nhiều nước Ả Rập khác như Oman,
Qatar, United Arab Emerates, Bahrain, và một nước Hồi giáo đặc biệt
nhưng không Ả Rập, đó là Iran. Và vì thế, nhân cơ hội tôi cũng thấy cần
làm bản tường trinh về Saudi Arabia theo một loại chế độ Mác Lê tôn
giáo. Khi viết vài dòng này, tôi đã ở đây được 4 ngày rồi, và chỉ đợi
đến hết hạn hợp động cuối tuần này là chuồn ngay. Riyadh giữa sa mạc
nên không có gì gọi là thiên nhiên để coi.
Cứ đúng 4:59 sáng là họ cho máy phóng thanh, chõ ngay vào cửa sổ
phòng tôi bắt đầu cầu kinh, đó là vì nhà thờ ở bên kia đường khách sạn
tôi ở. Sau 5-10 phút rồi thì ngừng, nhưng rồi có từng đợt chập chờn
khác, kéo dài đến 6:16 giờ sáng. Tôi viết 4:59 hay 6:16 sáng là vì đó
là theo luật đạo áp dụng ở thủ đô Riyadh. Những nơi khác thì thời gian
có khác. Không thể nào ngủ được. May phúc tôi tới sở kể chuyện. Nhân
viên chính phủ làm việc với tôi gọi điện thoại đến hotel yêu cầu đổi
phòng, nhưng cũng chỉ giảm bớt độ loang của máy phóng thanh tấn vào tai
mình mà thôi. Luật đạo đòi cầu kinh 5 lần một ngày. Nhưng ở Riyahd là 7
lần.



Ở đây, có điều khác với mấy nước Ả rập giầu có khác như Qatar, Kuwait.
Qatar ít dân khoảng 300 ngàn nhưng thuê đến hơn hai triệu người nước
ngoài phục vụ, nên cơ bản mọi chuyện từ quét nhà, giữ con, quét đường,
xây cất, bán hàng, làm chuyên gia từ cấp thấp đến cấp cao là người nước
ngoài làm. Như thế cứ 1 người Qatar có đến gần 7 người nước ngoài phục
vụ. Ở Kuwait có 4 triệu dân trong đó hơn1 triệu là dân bản xứ, như thế
cũng gần tới 4 người nước ngoài phục vụ một người bản xứ. Chính vì thế,
dân bản xứ ở hai xứ trên khỏi cần đi làm nếu họ không muốn.
Saudi Arabia thì khác, có đến 33 triệu dân và trên 10 triệu người là
người nước ngoài. Do đó phần lớn dân bản xứ phải đi làm. Một hôm, tôi
đi siêu thị mua đồ ăn, đi loay hoay tìm mãi lối ra nhưng không thấy,
rất khác vài lần tới trước đó. Hóa ra khi hỏi mới biết là họ đã kéo
đóng mọi cửa, nội bất xuất, ngoại bất nhập, vì phải để cho nhân viên
bán hàng đi cầu kinh. Chắc là sợ mất hàng nên tiệm phải đóng cửa. Thế
là tôi phải đợi đến 15-20 phút. Ở mấy xứ Ả Rập khác, người bán hàng chủ
yếu là người nước ngoài không theo đạo Hồi như Philippine, Ấn Độ, nên
không có chuyện đến giờ thì phải đóng cửa ngừng làm việc để cầu kinh.
Và tôi có hỏi đồng thời xem lại thì đây là luật, mọi tiệm phải đóng
cửa, ngừng làm việc để cho nhân viên cầu kinh, dù đó là tiệm do bất cứ
người theo tôn giáo nào làm chủ. Quan sát tôi mới thấy tất cả mọi tiệm
dù bán đồ ăn nhanh cũng phải kéo cửa cuốn xuống, ngừng làm việc.
Khi đang viết những điều này thì tôi bị loa tấn công vào tai. Và
bây giờ là 6 giờ chiều.
Tôi đi mua sim điện thoại di động, đi tới 3 lần không gặp người bán,
rồi hỏi thì mới biết đó là giờ cầu kinh. Làn cuối gặp thì vì an ninh họ
nói tôi phải mang passport đến trụ sở chính của hãng để xin. Đành thôi
bỏ ý định mua. Nước duy nhất tôi có thể mua dễ dàng là Oman, dù họ cũng
xem xét passport, và đây là nước duy nhất ở vùng vịnh có Opera
House chơi nhạc cổ điển tây phương. Tôi đã từng bước vào nhà hát này
nghe nhạc Flamenco, tất nhiên đây là loại nhạc dân dã Tây Ban Nha chứ
không phải nhạc cổ điển tây phương.
Ở Iran mỗi người đàn bà nước ngoài được phát một cái khăn bịt đầu lại,
nhưng không phải che mắt mũi. Ở đây, các bà các cô Philippina trông
xinh đẹp hẳn lên, vì họ phải mặc chùng dài đen, nhưng chêm hoa văn kỹ
hà mầu trăng rất hiện đại, họ đi lướt thướt, yểu điệu thục nữ, làm sang
hẳn khu vực toàn các bướm đen.
Ở Riyadh, họ có một bảo tàng quốc gia rất lớn, trình bày bằng các băng
hình sống động về sự hình thành của vũ trụ, các hành tinh và trái đất
qua big bang, hoàn toàn dựa vào khoa học. Tổ chức thật khoa học và thật
đáng xem Họ thu thập các loại đất đá, thiên thạch rơi xuống sa mạc, các
loại động vật sinh trưởng trên khắp bản đảo Ả Rập, kể cả khủng long.
Nhưng cuối cùng đi đến kết luận rằng tất cả là công trình của chúa toàn
năng (Allah). Và tới thời điểm cuối cùng thì dân Ả Rập được coi là dân
chúa chọn. Muhammed được chọn là nhà nhà tiên tri cuối cùng và đích
thực được chúa đến rỉ tai thánh kinh.
Không hiểu có ông chúa nào đến rỉ tai thánh kinh cho hai ông Mác Lê, mà
hai ông này lại đến rỉ tai cho ông trưởng Phú hào Trọng ở ta hơi kỹ nên
ông ấy tiếp tục cho rằng cần phải cương quyết trung thành với bản thánh
kinh ấy cho đến tận cùng, nếu không thì tôn giáo ta sẽ mất địa vị phú
hào.
Trọng Minh
Các thao tác trên Tài liệu