Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Quyền con người và chính trị / Les droits humains au centre de la politique ou la politique au centre des droits humains ?

Quyền con người và chính trị / Les droits humains au centre de la politique ou la politique au centre des droits humains ?

- Nguyễn Hữu Động — published 10/12/2020 15:00, cập nhật lần cuối 11/12/2020 00:21
Diễn từ nhận huy chương Quyền Con Người Ramon Sanchez ngày 10.12.2020 tại Mexico. Đọc bản dịch tiếng Việt ở cuối trang.


Uỷ ban Mexico Quyền Con Người (CMDH)


Trao huy chương Ramón Sánchez

cho TS. Nguyễn Hữu Động



Ngày 10 tháng 12.2020, vào Ngày quốc tế Quyền con người, Uỷ ban Mexico Quyền con người (Comisión Mexicana de Derechos Humanos A.C. / CMDH) đã trao Huy chương Quyền Con Người Ramón Sánchez cho tiến sĩ Nguyễn Hữu Động, vinh danh những đóng góp quốc tế nhằm bảo vệ nhân quyền trong khuôn khổ các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở Châu Mỹ Latin.

Dưới đây là bài phát biểu (tiếng Pháp) – và bản dịch tiếng Việt – trong cuộc lễ trao giải thưởng tổ chức tại Mexico ngày 10.12.2020 :


Les droits humains
au centre de la politique
ou la politique au centre
des droits humains ?


Ma première journée internationale des droits humains remonte à 1991 au Salvador, plus exactement à San Miguel. Ce fut aussi la première fois que les responsables régionaux du Front Farabundo Marti de Libération Nationale et l’armée du Salvador se sont retrouvés sans armes sur un terrain de dialogue et non un champ de bataille. Les droits humains seront pour moi, depuis ce jour, un moteur de la réconciliation nationale ou du moins de civilité politique.


Je suis arrivé au Salvador quasiment dans les valises d’Iqbal Riza (ancien chef de cabinet du Secrétaire Général de l’ONU), après la mission électorale au Nicaragua et une autre mission électorale en Haïti avec Horacio Boneo (premier directeur de la Division d’assistance électorale de l’ONU). En ces temps, les choses étaient simples : là où ces deux aînés voulaient que j’aille, je faisais mes valises. Le mandat importait peu, les « chefs » décidaient et si on ne connaissait pas le travail, on l’apprenait en le faisant,  l’essentiel étant de mériter la confiance des « principaux », qui représentent l’organisation que nous servons.


La première phase de la mission (ONUSAL) consistait en l’observation du respect des accords sur les droits humains.  Comme coordinateur des provinces de San Miguel, Usulután, la Union et le Morazán, j’avais la charge d’une équipe d’une centaine de personnes, juristes, policiers, militaires et officiers politiques. Les nuits passées à lire les documents internationaux sur les droits humains ne m’avaient donné qu’une vague idée de ce que sont ces droits et aucune sur comment les observer.


Et puis j’ai appris sur le tas. Le colonel en charge de la IIIème Brigade à San Miguel (nommé après les accords de paix le premier Directeur Général de la Police Nationale) est devenu un ami.  Un jour, quand je lui expliquais qu’il fallait faire un effort pour respecter les droits fondamentaux, il me prit par l’épaule pour me dire : « Dong, si j’avais ton salaire, ta stabilité et ton lieu de résidence, moi aussi, je serais un ardent défenseur des droits humains ». Lucidité de sa part et leçon d’humilité pour la mienne. Qui suis-je en effet pour lui donner des leçons de conduite ?


Un jour, à San Miguel, un homme s’est présenté à nos bureaux pour dénoncer les mauvais traitements que la police municipale lui avait fait subir.  Yeux bandés, gifles, insultes. Un de mes collègues policiers lui demanda alors : C’est vrai que tu as commis un vol ? Oui c’est vrai mais je ne le leur ai pas dit.  Alors de quoi tu te plains ?


Ça été un premier choc. Nous savons que toute communauté d’être vivants doit posséder un certain sens de la justice pour exister comme telle. Mais nous savons aussi que les pires criminels ont droit à un procès public afin de préserver notre propre dignité et la leur. Hannah Arendt l’a bien expliqué dans son étude sur le procès d’Eichmann. Une justice sans loi est une justice sommaire (et exceptionnelle si on pense à une bataille) et une loi sans justice serait celle de la jungle.


Comment l’expliquer en dix minutes à un jeune collègue frais émoulu de l’école de police et passionné de son travail ?

 

Deuxième choc : une dame de 19 ans, péripatéticienne de son état, vint dénoncer un policier municipal pour viol. On sait que ce genre de situation est complexe car c’est souvent une parole contre une autre et que les statuts sociaux de l’accusé et de la victime peuvent entraîner des jugements biaisés.


Enquête (rapide) faite, notre interprétation la plus réaliste fut qu’il n’y avait pas eu de violence mais d’un non-respect du contrat. L’individu était parti, acte consommé, sans payer.


Je suis allé voir son chef pour proposer une sanction à mon avis suffisante : une semaine d’arrêt, plus un dédommagement à la dame représentant 10 fois le montant de son tarif (les gifles avaient déjà été données avant que je n’arrive).  La Division des Droits Humains de ONUSAL m’appela pour me dire que je n’avais rien compris à ces Droits. Il fallait respecter le debido proceso, lequel consistait à présenter le coupable au tribunal et l’avocat, financé par la mission demanda trois mois de prison ferme et sa révocation de la police. Ce qui fut fait.


A sa sortie de prison, l’ex-policier se convertit en bandit et au bout de quelques semaines, se fit abattre. Sa veuve vint me demander de l’aide car il avait laissé derrière lui trois orphelins. Réponse de la Division : ce n’est pas notre mandat. Voyez le département de l’aide sociale. (La victime du viol, elle, retourna à son négoce.) La leçon que j’ai retenue c’est que les Droits Humains ne sont pas qu’une affaire de droit et de loi. C’est d’abord une affaire d’êtres humains.


C’est alors que j’ai compris, au-delà des documents, que ces droits ne peuvent pas être la politique, mais qu’il nous faut réfléchir sur une politique des Droits Humains. Quelle est la différence ?


On me permettra de rappeler que la base de notre mandat et action c’est la Déclaration Universelle des droits de l’homme adoptée en 1948, elle-même fille de la Déclaration de l’Indépendance des États Unis en 1776 et de la Déclaration des droits de l’homme et du citoyen de 1789.


De fait, les droits fondamentaux, ceux à la liberté, à la vie, à la dignité, à la libre expression et au bonheur, sont, entre autres, ni des droits octroyés, ni demandés.  Ce sont des droits proclamés par des citoyens et citoyennes et la raison d’être du système que nous appelons aujourd’hui démocratique est de défendre et promouvoir ces droits.


Le Livre XI de l’Esprit des Lois de Montesquieu consacré à la construction des institutions du pouvoir ainsi que leurs relations (coopération, concurrence, compétence) a d’abord comme objectif de protéger le droit à la liberté. L’idée de construire un peuple avec des droits est une idée d’intellectuels en mal d’originalité. C’est le peuple français en armes de 1789, la mobilisation de Martin Luther King de 1965, la lutte de l’ANC en Afrique du Sud durant des décades ou le printemps arabe en 2010 qui ont conduit à l’adoption des mesures institutionnelles conformes à l’exigence populaire.


Dire que les droits humains sont l’essentiel de la politique, c’est verser dans un certain paternalisme qui consisterait à dire : les droits humains sont à la base de notre politique laquelle consiste à défendre vos droits. Entre faire le bonheur du peuple (aucun pouvoir autoritaire ne dit autre chose) et le droit du peuple au bonheur, il y a une nuance de taille. Sans parler que les droits changent, se diversifient et que leur défense doit aussi se moduler dans ces changements.


Quand j’ai été envoyé en Afghanistan en 2003 pour participer à l’organisation des élections, je me suis de nouveau rendu compte que les droits « accordés » ne sont pas nécessairement les droits déclarés.  Quand ils ont occupé le pays en 1979, les soviétiques ont supprimé les « burkas » et imposé la mixité dans les écoles. Dans l’abstrait, ce sont des mesures louables. Dans le contexte de l’occupation, elles se sont retournées contre les premières bénéficiaires : jet d’acide sur les femmes sans burka, grenades dans les écoles mixtes (*)


Ne serait-il pas préférable de laisser fleurir le désir de citoyenneté et que ce dernier, aidé par l’éducation de tous, permettra de renforcer la volonté d’identité civique et politique amenant à l’émancipation ? Mais c’est une question abstraite car la seule réponse valide vient des afghans eux (elles) mêmes.


Dire qu’il faut une politique des droits humains, c’est dire qu’en face de citoyens décidés à défendre leurs droits proclamés, les autorités sont obligées de trouver des solutions politiques et institutionnelles pour protéger et renforcer ces droits.


Ces politiques ne peuvent donc pas se limiter au debido proceso. Elles ne peuvent non plus se limiter à des droits existants sans tenir compte des droits à venir. Elles doivent forcément s’ouvrir à d’autres champs, qu’il s’agisse de la politique sociale (la justice sociale) ou économique (ou encore avec la pandémie actuelle, une politique sanitaire digne de ce nom), du renforcement de l’architecture du système démocratique, par le suffrage universel, l’état de droit constitutionnel, le pluralisme et la civilité politique.


Grâce aux leçons de mes aînés déjà nommés, grâce à des centaines d’heures de discussions avec les acteurs réels de la vie politique et sociale, j’en arrive aujourd’hui à comprendre que dans le fond, la citoyenneté est la  base  de cette politique.


J’ai eu de la chance d’avoir participé à ce travail avec, entre autres, la Commission Mexicaine des Droits Humains. Qu’elle ait choisi de m’accorder son prix est un honneur. Mais c’est aussi une exigence : m’éloigner de la conception paternaliste des droits humains et participer à la construction d’une conception citoyenne de ces droits. 


Le prix est donné à un individu mais le mérite revient à beaucoup d’autres, les ex-collègues des différentes missions de paix des Nations Unies, les membres de la société civile au Mexique comme au Nicaragua, en Haïti ou en Afrique du Sud. Je ne puis les nommer tous et toutes mais ils et elles se reconnaîtront au souvenir des discussions enflammées que nous avons eu sur ce thème.


Qu’il me soit permis de vous présenter, amis de la Commission ici présents, amis et collègues lointains, ma profonde reconnaissance.


Merci et encore merci.

Nguyễn Hữu Động

Mexico le 10 décembre 2020


(Discours de remerciements à l’occasion de la réception du prix Ramón Sánchez de la Commission Mexicaine des Droits Humains. Mexico le 10/12/2020)



(*) De fait cette interdiction du burka est ambigüe car elle peut être comprise comme une forme de libération des femmes afghannes, ou comme une attaque frontale aux traditions du pays. On sait que dans l’histoire, les femmes nobles portaient des burkas, avant que ce port soit ultérieurement imposé dans les tribus pashtoun...





Quyền con người ở trung tâm chính trị hay

chính trị ở trung tâm quyền con người ?



Ngày quốc tế quyền con người đầu tiên của tôi là vào năm 1991 ở Salvador, cụ thể là ở tỉnh San Miguel. Đó cũng là lần đầu tiên những người trách nhiệm địa phương của Mặt trận Farabundo Marti Giải phóng Dân tộc và của Quân đội Salvador gặp nhau mà không mang vũ khí để đối thoại thay vì đụng độ trên chiến trường. Từ ấy, đối với tôi, quyền con người sẽ trở thành động cơ của sự hoà giải dân tộc, hay ít nhất của sự hoà nhã chính trị.


Tôi tới Salvador gần như trong hành lý của Iqbal Riza (nguyên chánh văn phòng của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc), sau chuyến công tác tổ chức bầu cử ở Nicaragua rồi Haïti với Horacio Boneo (chủ nhiệm đầu tiên của Vụ hỗ trợ bầu cử của LHQ). Thời ấy, mọi sự diễn ra giản đơn : hai ông anh muốn tôi đi đâu thì tôi xách vali đi đấy. Nhiệm vụ cụ thể là gì không mấy quan trọng, các « sếp » quyết định, mình không biết làm thì vừa làm vừa học, điều quan trọng là làm sao xứng đáng với sự tin cậy của các « thủ trưởng » đại diện cho tổ chức mà chúng tôi phục vụ.


Giai đoạn đầu của phái bộ (ONUSAL) là giám sát việc thực thi các hiệp định về quyền con người. Với cương vị điều phối viên ở các tỉnh San Miguel, Usulután, La Unión và Morazán, tôi phụ trách một êkíp khoảng một trăm người, gồm những luật gia, cảnh sát, quân nhân và sĩ quan chính trị. Sau những đêm dài nghiền ngẫm các tài liệu quốc tế về quyền con người, tôi chỉ có một ý niệm lờ mờ về các quyền ấy nhưng tuyệt nhiên không biết làm thế nào để giám sát.


Thế là phải vừa làm vừa học. Viên đại tá phụ trách Lữ đoàn III ở San Miguel (sau hiệp định hoà bình, sẽ được cử làm Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia đầu tiên) trở thành bạn tôi. Một hôm, khi tôi giải thích cho anh ta là cần phải nỗ lực tôn trọng các quyền cơ bản, anh ta vỗ vai tôi mà nói : « Động à, nếu tôi được trả lương bằng anh, công ăn việc làm ổn định, nhà cửa đàng hoàng như anh, thì tôi cũng sẽ hăng say bảo vệ quyền con người ». Câu nói sáng suốt của anh ta cũng là bài học cho tôi về sự khiêm cung. Đúng thế, tôi là ai mà dạy anh ta bài học hành xử ?


Một hôm, ở San Miguel, một người đàn ông tới văn phòng của chúng tôi để tố cáo cảnh sát thành phố đã hành hạ anh ta. Bịt mắt, tát tai, chửi rủa. Một nhân viên cảnh sát đồng sự trong phái bộ hỏi anh ta : Có đúng là anh đã ăn trộm không ? Đúng thế nhưng tôi đâu có chịu nhận. Thế thì anh con than vãn cái gì ?


Đó là cú sốc đầu tiên. Chúng ta đều biết rằng mọi cộng đồng sinh vật phải có một ý thức nhất định về công lý để tồn tại như một cộng đồng. Nhưng chúng ta cũng biết rằng những phạm nhân tồi tệ nhất cũng có quyền được phán xử công khai, điều đó bảo đảm cho nhân phẩm của chính chúng ta cũng như của đương sự. Hannah Arendt đã lí giải điều đó rất rõ trong trước tác về vụ xử Eichmann. Công lý không luật lệ là một thứ công lý bôi bác (và là một biệt lệ, nếu ta nghĩ tới chiến trận) và luật lệ không công lý chỉ là luật rừng.

Làm thế nào, trong vòng mươi phút, giải thích được điều ấy cho một đồng sự trẻ tuổi vừa tốt nghiệp trường cảnh sát và say mê với công tác mới ?


Cú sốc thứ nhì : một phụ nữ 19 tuổi, làm công việc nay gọi là lao động tính dục, đến tố cáo đã bị một viên cảnh sát thành phố cưỡng hiếp. Ai nấy đều biết rằng vụ việc này phức tạp, chỉ có lời khai trái nghịch của hai bên, đó là không nói vị trí xã hội của bị cáo cũng như của nạn nhân dễ đưa tới những phán đoán thiên lệch.

Sau một cuộc điều tra (nhanh chóng), kết luận hiện thực nhất của chúng tôi là không có bạo hành mà là không tôn trọng giao kèo. Viên cảnh sát hành sự xong, đã bỏ đi, không trả tiền.


Tôi đến gặp sếp của tay này và đưa ra một đề nghị trừng phạt mà tôi nghĩ là đủ : tạm giam một tuần, và bồi thường một khoản tiền gấp mười giá cả đã thoả thuận (trước khi tôi tới nơi, đương sự đã bị cấp trên bạt tai một trận). Vụ Quyền con người của ONUSAL gọi tôi, trách tôi chẳng hiểu gì cả. Phải theo đúng quy trình luật lệ, nghĩa là đưa phạm nhân ra toà, và luật sư (do phái bộ LHQ trả thù lao) xin toà xử ba tháng tù giam và sa thải khỏi hàng ngũ cảnh sát. Thế là xong.


Ra tù, viên cựu cảnh sát này gia nhập một băng cướp và vài tháng sau ăn đạn, chết. Người vợ goá đến gặp tôi xin giúp đỡ để nuôi ba đứa con mồ côi cha. Trả lời của Vụ quyền con người : đây không phải là nhiệm vụ của chúng ta. Hãy hỏi sở xã hội. (Còn nạn nhân của vụ cưỡng hiếp đã trở lại nghề cũ). Tôi rút ra bài học : Quyền con người không phải chỉ đơn thuần là chuyện công lý và pháp luật. Đó trước tiên là chuyện của những con người.


Lúc đó tôi mới ngẫm ra là, vượt lên trên những văn kiện và tư liệu, các quyền con người không phải là chính trị, mà ta phải suy nghĩ về một chính sách về Quyền con người. Khác nhau ở chỗ nào ?


Xin mạn phép nhắc lại nền tảng nhiệm vụ và hành động của chúng tôi là Tuyên ngôn Phổ quát về các quyền con người được thông qua năm 1948, và Tuyên ngôn này là đứa con của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776 và của Tuyên ngôn quyền con người và quyền công dân 1789.


Sự thực, các quyền cơ bản – quyền tự do, quyền sống, quyền nhân phẩm, quyền phát biểu và quyền hạnh phúc – không phải là những quyền được ban phát hay thỉnh cầu. Đó là những quyền mà các công dân – nam cũng như nữ – đã tuyên cáo, và lý do tồn tại của hệ thống mà ngày nay ta gọi là chế độ dân chủ là bảo vệ và phát huy các quyền đó.


Tập XI Tinh thần Pháp luật của Montesquieu về xây dựng các định chế quyền lực, về quan hệ giữa các định chế (hợp tác, cạnh tranh, quyền hạn) trước tiên nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do. Cái ý xây dựng một nhân dân có các quyền chỉ là ý tưởng của những nhà trí thức không mấy độc đáo. Chính là nhân dân Pháp 1789 cầm súng trong tay, là cuộc vận động 1965 của Martin Luther King, là cuộc đấu tranh của ANC ở Nam Phi trong suốt mấy chục năm, hay là mùa xuân Arap năm 2010 đã dẫn tới việc thông qua những biện pháp định chế phù hợp với yêu cầu của nhân dân.

Nói rằng quyền con người là cốt yếu của chính trị chẳng qua là rơi vào một thứ chủ nghĩa gia trưởng, chẳng khác gì nói rằng : quyền con người là nền tảng chính sách của chúng tôi, chúng tôi bảo vệ quyền của các bạn. Giữa mang lại hạnh phúc cho nhân dân (chính quyền độc tài nào chẳng nói thế) và quyền hưởng hạnh phúc của nhân dân, có một khác biệt rất lớn. Đó là không nói rằng các quyền ấy cũng thay đổi, thiên biến vạn hoá, và công cuộc bảo vệ chúng cũng phải thích ứng theo sự biến hoá.


Khi tôi được gửi tới Afghanistan năm 2003 để tham gia tổ chức bầu cử, một lần nữa tôi lại nghiệm ra rằng những quyền được « ban phát » không nhất thiết là những quyền được tuyên cáo. Khi chiếm đóng Afghanistan năm 1979, Liên Xô đã bãi bỏ việc trùm khăn của phụ nữ và áp đặt trường học hỗn hợp nam nữ. Trong bối cảnh chiếm đóng, những biện pháp này đã bị phản tác dụng, mà nạn nhân đầu tiên là phụ nữ Afghan : phụ nữ không choàng khăn bị tạt axit, trường học hỗn hợp bị ném lựu đạn .


Lẽ ra, phải chăng nên để nảy nở khát vọng công dân, khát vọng ấy, cùng với giáo dục phổ cập, sẽ củng cố ý thức công dân và chính trị, sẽ đưa tới sự giải phóng ? Nhưng đó là một câu hỏi trừu tượng mà chỉ có người dân Afghan – nam và nữ – mới có thể trả lời.


Bảo rằng phải có một đường lối chính trị về quyền con người, có nghĩa là đối mặt với những công dân quyết tâm bảo vệ những quyền mà họ đã tuyên cáo, thì chính quyền bắt buộc phải tìm ra những biện pháp chính trị và cơ chế để bảo vệ và củng cố các quyền đó.


Các chính sách ấy không thể chỉ thu hẹp vào những quy trình hợp lệ (debido proceso). Cũng không thế đóng khung vào những quyền hiện tồn mà phải dọn chỗ cho những quyền sẽ tới, mở ra những lĩnh vực, những trường khác : công bằng xã hội và kinh tế (cả y tế : cơn đại dịch hiện nay đòi hỏi một chính sách y tế tương xứng), củng cố cơ cấu chính trị dân chủ bằng phổ thông đầu phiếu, chế độ pháp quyền hợp hiến, đa nguyên và hoà nhã chính trị.


Nhờ những bài học từ các đàn anh mà tôi đã nêu tên, nhờ hàng trăm giờ thảo luận với những người đã thực sự tham gia vào sinh hoạt chính trị và xã hội, ngày nay tôi nhận thức rằng, xét cho cùng, nền tảng của chính trị ấy là tính công dân.


Tôi đã có may mắn được tham gia công cuộc ấy, cùng với nhiều cơ quan và cá nhân, trong đó có Uỷ ban Mexico về Quyền con người. Được Uỷ ban chọn lựa để trao giải thưởng, thật vinh dự. Nhưng đồng thời là một đòi hỏi đối với tôi : thoát khỏi quan niệm gia trưởng chủ nghĩa về nhân quyền, góp phần vào công cuộc kiến tạo một quan niệm công dân về quyền con người.


Giải thưởng dành cho một cá nhân, nhưng công lao này thuộc về rất nhiều người, những đồng sự cũ của tôi trong các phái bộ hoà bình của Liên Hợp Quốc, những thành viên của xã hội dân sự Mexico cũng như Nicaragua, Haïti hay Nam Phi. Tôi không thể kể ra hết, nhưng các bạn ấy sẽ nhận ra mình trong những hồi ức kể trên về những cuộc trò chuyện sôi nổi về chủ đề nhân quyền.


Với các bạn trong Uỷ ban Mexico về quyền con người có mặt hôm nay, với tất cả bạn bè và đồng sự xa gần, tôi xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc.


Cảm ơn.


Mexico ngày 10 tháng 12 năm 2020

Nguyễn Hữu Động



  Thực ra lệnh cấm khăn trùm tự nó có hai mặt, nó có thể là giải phóng phụ nữ, nhưng đồng thời cũng là tấn công trực diện vào phong tục tập quán. Trong lịch sử Afghanistan, trước đây chỉ phụ nữ thuộc giới quyền quý mới trùm khăn, sau này các bộ tộc pashtun mới buộc tất cả phụ nữ phải đội khăn trùm.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss