Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Khi ngôn ngữ chính trị Tây Âu chân tình

Khi ngôn ngữ chính trị Tây Âu chân tình

- Phan Huy Đường — published 13/02/2011 20:42, cập nhật lần cuối 13/02/2011 20:42


Khi ngôn ngữ chính trị Tây Âu chân tình


Phan Huy Đường



"Les Egyptiens sont livrés à eux-mêmes"

"Người Ai Cập bị bỏ rơi vào chính mình"


Tựa một mục báo Le Monde, nhật báo số 1 PhuLăngXa, nổi tiếng tự do suy luận, lại tả khuynh nữa !

Hết xảy ! Ngôn ngữ chính trị của chính trị gia và trí giả media Tây U nhiều lúc chân thật và chí lý một cách bất ngờ.

Câu ấy nghĩa là gì ? Nghĩa là : Tội nghiệp người Ai Cập, họ không còn ai lãnh đạo nữa, muốn làm gì thì làm và, nếu thế nữa, sẽ đau khổ.

Đúng là tư duy trịch thượng của kẻ có quyền lực, thích làm thầy người khác và, trong thế giới thị trường tư bản toàn cầu hoá hôm nay, dù zốt nát đến mấy, vẫn có thể làm thầy thiên hạ, miễn sao luôn luôn đứng ở phe quyền lực, đang thống trị, đang khủng hoảng, nhưng "cuối cùng"1 sẽ thống trị : cứu vớt quần chúng ngu ngốc không bị bỏ rơi nữa, cho họ Người hướng dẫn làm những gì cần làm. Để đi tới đâu ? Thì Kinh tế thị trường toàn cầu hoá, Tự do, Bình đẳng, Nhân ái, Dân chủ và Nhân quyền, e tutti, chứ còn gì khác được ? Hè hè…

Câu nói ấy bùi tai vì nó đúng một nửa, sai một một nửa : người Ai Cập biết mình không muốn chịu đựng những gì nữa. Nhưng họ cũng không biết họ muốn gì khả thi một cách cụ thể trong thế giới hôm nay, chỉ biết thèm những giá trị khẩu hiệu chung chung thôi : tự do, bình đẳng, nhân quyền e tutti quanti… Tự do yêu đương nghĩa là gì ? Kinh lắm. Bình đẳng về mặt kinh tế nghĩa là gì ? Ô hô ai tai… Nhân quyền là cái quái gì khi phải làm người với 2$/ngày ?

Cụ thể thế nào trong cuộc sống hàng ngày của từng người thì… hè hè.

Vì thế, trí giả Tây U có thể ngạo mạn : nghe tôi nói.

Ừ, quý vị đúng. Hôm nay, trước mắt, có thể (có thể thôi nhé), không có giải pháp hữu hiệu cho hoài bão sống nên người của những con người ấy. Cuối cùng, trong đời này, và ta làm gì có được đời khác để huyên thuyên bát sát ? ta chỉ có thể tồn tại như thế thôi ?

Nhưng, đời đời, ngoài cái lý của kẻ quyền lực và kiến thức, còn một lý khác, lý của kẻ muốn sống cho ra người mà không được phép. Khi nó thành lời, thành lẽ, nó có thể thành cách mạng. Khi chưa, nó thể hiện bằng hành động không ai hiểu nổi, trừ những người chia sẻ chiến bại. Tiếc thay, hành động như thế, cơ bản, sẽ không thay đổi được kiếp người. May nhất là được người đời còn ghi nhớ :

Tổ Quốc đời đời còn ghi nhớ ơn
Những năm 40
Nam kỳ khởi nghĩa

Ôi, Trần văn Giàu…

Ngày nay, kiến thức của con người chưa đủ để mơ màng tới một nhân giới cho ra hồn người. Vì thế, ngoài mấy thằng nghệ sĩ nhà thơ lẩm cẩm hồ đồ, có ai dùng lý trí của mình để mơ đâu ?

Ngày nay, giấc mơ làm người của quần chúng chẳng thể nào hiện thực nếu thiếu kiến thức.

Những tay lăng băm ý thức hệ thành đạt nhờ đó.

Một hình thái của bế tắc tư tưởng đời nay. Chán thật.


PHĐ

2011-02-04

1 Nghĩa là… trong đời ta. Thôi…

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Ủng hộ chúng tôi - Support Us