Bạn đang ở: Trang chủ / Thế giới / Tình hình Thái Lan đi vào ổn định

Tình hình Thái Lan đi vào ổn định

- H.V. — published 09/09/2006 15:09, cập nhật lần cuối 14/03/2007 14:54
Ba tuần sau cuộc đảo chính, một chính phủ dân sự đã được bổ nhiệm

     

Thái Lan : chính phủ mới

Ba tuần sau cuộc đảo chính, tình hình Thái Lan đã dần dần ổn định.

Ngày 1.10, tướng về hưu Surayud Chulanon, thành viên Viện Cơ mật hoàng gia đã được chính thức nhận sắc lệnh của Quốc vương Bhumibol bổ nhiệm làm thủ tướng lâm thời, với nhiệm vụ lãnh đạo chính phủ cho tới kỳ tổng tuyển cử được dự trù vào tháng 10 năm tới. Cùng ngày, quốc vương đã phê chuẩn hiến pháp lâm thời do Hội đồng cải cách dân chủ (CDR) đệ trình. Văn bản này trao cho các lãnh đạo cuộc đảo chính ngày 19/9 quyền lực khá lớn, chính thức hoá vai trò của họ trong chính phủ với tên gọi Hội đồng an ninh quốc gia. Hiến pháp lâm thời có hiệu lực từ 1.10 cho tới khi hiến pháp mới được soạn thảo và được hoàng gia chuẩn y. 

Tướng Surayud Chulanont, 62 tuổi, cựu tư lệnh quân đội Thái trước khi bị gạt ra khỏi chức vụ này vì xung đột với nguyên thủ tướng Thaksin vào cuối những năm 1990, là một trong vài nhân vật cấp cao được cả lãnh đạo quân đội và dân sự Thái tin cậy. Ông nổi danh là một người không thể mua chuộc, một điểm quan trọng trong bối cảnh chính trị ở Thái lúc này. Sau khi rời quân ngũ năm 2003, ông Chulanont vào chùa một thời gian trước khi được bổ nhiệm vào Hội đồng cơ mật, trở thành cố vấn cấp cao của nhà vua. Tờ Time từng mô tả ông là một trong những quân nhân quan trọng nhất của Thái trong thời hiện đại.

Khi còn là tư lệnh lực lượng đặc biệt từ 1992-1994, tướng Surayud Chulanont là sếp của tướng Sonthi. Chính tướng Surayud và chủ tịch Hội đồng Cơ mật hiện nay, tướng Prem Tinsulanonda là người đóng vai trò chính yếu trong việc giúp tướng Sonthi Boonratglin lên giữ vị trí tư lệnh lục quân vào năm 2004.

Tối chủ nhật 8.10, đài truyền hình Thái cho biết quốc vương đã phê chuyển danh sách nội các đầu tiên của ông Chulanon. Ngoài thủ tướng Chulanont, nội các mới còn gồm hai phó thủ tường, các ông Pridiyathorn Devakula, thống đốc Ngân hàng quốc gia, làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính, và Kosit Panpiemras, chủ tịch Ngân hàng Bangkok, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Công nghiệp. Bộ trưởng Ngoại giao là ông Nitya Pibulsonggram, nguyên thư ký thường trực của bộ này. Tướng Boonrawd Somtat được cử làm bộ trưởng Quốc phòng.

Các bộ trưởng Thương mại, Nội vụ, Giáo dục v.v. cũng là những quan chức cao cấp  trong cùng lãnh vực của các chính phủ trước đây.

Về phần mình, thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, hiện đang cư trú tại Luân Đôn đã ra tuyên bố từ chức chủ tịch đảng Người Thái yêu người Thái (TRT), đảng chính trị do ông sáng lập. Đây được xem là "hồi chuông báo tử" cho TRT sau khi hàng loạt thành viên đảng này ra đi sau vụ đảo chính ngày 19-9, sau thông báo ngày 2.10 của Hội đồng cải cách dân chủ rằng quyền bầu cử của các thành viên đảng phái bị giải tán sẽ bị đình chỉ trong thời gian 5 năm.

Trong khi đó đã xuất hiện những điều tra nhắm vào tình trạng tham nhũng của chính quyền Thaksin. Một nghiên cứu của phó giáo sư Supanee Chai-amporn và các đồng nghiệp tại Học viện Phát triển quản lý cho thấy số tiền tham nhũng của chính quyền Thaksin trong năm năm rưỡi nắm quyền có thể lên tới 400 tỉ baht (khoảng 10,64 tỉ USD).

Còn quá sớm để biết việc ra mắt chính phủ dân sự này có đủ không để thuyết phục chính phủ Mỹ thu hồi quyết định áp đặt lệnh trừng phạt Thái Lan để phản đối cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng dân sự Thaksin Shinawatra. Theo quyết định ngày 29.9 này, Mỹ sẽ cắt khoản viện trợ 24 triệu USD cho quân đội Thái Lan bao gồm các khoản đào tạo, huấn luyện quân sự, các chiến dịch gìn giữ hoà bình và chống khủng bố. Hoa Thịnh Đốn đòi hỏi Thái Lan "trở lại với những nguyên tắc dân chủ và sớm tổ chức bầu cử".

Thái Lan được coi là đồng minh ngoại giao trọng yếu ngoài NATO của Mỹ, và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.

(theo tin Tuổi Trẻ, VietnamNet và The Nation, cho tới 9.10.2006)

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss