Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / "Định hướng" hay lũng đoạn ?

"Định hướng" hay lũng đoạn ?

- Huy Đức — published 03/04/2008 09:06, cập nhật lần cuối 03/04/2008 09:06
Các doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm giữ 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước; 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP, chưa kể trong 40% GDP ấy, chủ yếu có được nhờ đặc quyền khai thác các tài nguyên quốc gia. Có những tập đoàn như Vinashin, nói là phát triển công nghiệp đóng tàu, nhưng đất đai có đủ “trên rừng, dưới biển”. Chưa kể, vô số công ty to nhỏ, kinh doanh “thượng vàng hạ cám”, khai thác “thương hiệu” Vinashin. Năm 2007, tập đoàn này được ưu tiên cho sử dụng 750 triệu USD từ nguồn tiền bán trái phiếu Chính phủ. Gần đây, Vinashin lại được bảo lãnh để vay 2 tỷ USD từ Deutsch bank. Thật khó biết hiệu quả của những đồng vốn ấy, vì không có các số liệu tài chính minh bạch. Vinashin chỉ là một ví dụ, phần lớn nguốn vốn của xã hội đang tập trung vào khu vực này. Trong khi, như thừa nhận của một vị thứ trưởng tại phiên làm việc chiều 1-4, ngay cả các cơ quan Chính phủ cũng không thể tiếp cận các dữ liệu. Không có cơ chế giám sát hữu hiệu, không có kiểm toán, trong khi các tập đoàn, TCT đang là “nhóm đặc quyền” có ảnh hưởng nhất tới việc hoạch định chính sách quốc gia.


"Định hướng" hay lũng đoạn ?


Huy Đức



Trong một nỗ lực mới để kềm chế lạm phát, chiều 1-4-2008, Thủ tướng đe dọa sẽ kỷ luật lãnh đạo những Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước (TCT) vẫn cho tăng giá. Với tư cách là chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ, khó có thể tránh được việc sử dụng quyền lực hành chánh để điều hành thị trường.

Tuy nhiên, không khí buổi làm việc chiều 1-4 tại Hà Nội cho thấy, các DNNN cũng chuẩn bị khá nhiều lý lẽ để bào chữa. Thật khó mà thẳng tay với những doanh nghiệp vừa phải đưa ra các cam kết chính trị, vừa bị chi phối bởi các quy luật kinh tế. Các doanh nghịệp nhà nước được tập trung vốn, tài nguyên, được độc quyền khai thác một số ngành nghề có lợi nhuận lớn. Đồng thời, cũng được kỳ vọng, phải có trách nhiệm đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và góp phần bình ổn thị trường. Nhưng, hoạt động của các tập đoàn này thì đã không diễn ra như vậy.

Không chỉ là vấn đề tăng hay giảm giá trước mắt, chính hoạt động của các doanh nghiệp này mới “đáng sợ” về lâu dài. Thủ tướng vừa mới yêu cầu các DNNN tái cấu trúc, phải tập trung cho ngành nghề chính theo tỷ lệ 70-30. Quyết định này là cần thiết nhưng quá trễ. Thời gian qua, các tập đoàn, TCT đã tập trung quá lớn để “nhảy” vào chứng khoán, ngân hàng, địa ốc… Nhiều doanh nghiệp đã đánh mất vai trò “chủ đạo” khi tập trung rất ít cho ngành kinh doanh chính. Các chuyên gia ước tính, tỷ lệ thực tế là 30, cho ngành kinh doanh chính; 70, cho chứng khoán, ngân hàng, địa ốc …

Các DNNN đang chiếm giữ 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước; 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP, chưa kể trong 40% GDP ấy, chủ yếu có được nhờ đặc quyền khai thác các tài nguyên quốc gia. Có những tập đoàn như Vinashin, nói là phát triển công nghiệp đóng tàu, nhưng đất đai có đủ “trên rừng, dưới biển”. Chưa kể, vô số công ty to nhỏ, kinh doanh “thượng vàng hạ cám”, khai thác “thương hiệu” Vinashin. Năm 2007, tập đoàn này được ưu tiên cho sử dụng 750 triệu USD từ nguồn tiền bán trái phiếu Chính phủ. Gần đây, Vinashin lại được bảo lãnh để vay 2 tỷ USD từ Deutsch bank. Thật khó biết hiệu quả của những đồng vốn ấy, vì không có các số liệu tài chính minh bạch. Vinashin chỉ là một ví dụ, phần lớn nguốn vốn của xã hội đang tập trung vào khu vực này. Trong khi, như thừa nhận của một vị thứ trưởng tại phiên làm việc chiều 1-4, ngay cả các cơ quan Chính phủ cũng không thể tiếp cận các dữ liệu. Không có cơ chế giám sát hữu hiệu, không có kiểm toán, trong khi các tập đoàn, TCT đang là “nhóm đặc quyền” có ảnh hưởng nhất tới việc hoạch định chính sách quốc gia.

Khi xây dựng các TCT lớn, nhà nước kỳ vọng rất nhiều vào khả năng cạnh tranh trên thị trường bên ngoài. Quan sát hoạt động của hai TCT Lương thực (miền Bắc và miền Nam), mới thấy, người nông dân, thay vì được giúp đỡ, đã phải gánh chịu rất nhiều hậu quả. Là những doanh nghiệp nắm giữ gần như tuyệt đối lượng gạo xuất khẩu của một quốc gia đứng thứ 2 trên Thế giới, 2 TCT này vẫn không dự báo được thị trường. Đầu năm, họ “thắng” thầu xuất 700.000 tấn gạo sang Philippine chỉ ở mức 350 USD/tấn. Để đến khi giao hàng, giá gạo thế giới lên đến mức 500 đến 600 USD/tấn. Chính nông dân và các doanh nghiệp cung ứng phải chịu những thua thiệt đó. Một nhà nghiên cứu có uy tín ở Đồng bằng Sông Cửu Long gọi cách làm nói trên của hai DNNN độc quyền tự nhiên này là “cai đầu dài”.

Chưa có một DNNN nào tạo ra được thương hiệu trên thương trường quốc tế cho dù họ hưởng không thiếu một ưu đãi nào. Con số 52 nghìn tỷ đồng được các kho bạc đưa “gửi” dài hạn cho các ngân hàng quốc doanh với lãi suất chỉ có 3%/năm rồi cho, chủ yếu là các DNNN, vay lại, là một ví dụ. Thế nhưng DNNN vẫn là khu vực kinh tế có hiệu qủa đầu tư thấp nhất. Và như phân tích ở trên, nó không chỉ đang là một trong những tác nhân của tình trạng lạm phát, hiệu quả của những đồng vốn mà nhà nước tập trung ở đây cũng là mối lo không ít, về lâu dài.

Nghị quyết của Bộ Chính trị đặt ra vấn đề thí điểm thành lập các tập đoàn thay vì lập tràn lan như hiện nay. Điều đó lẽ ra phải được xem xét lại. Bài học về các Chaebol của Hàn Quốc, dù được chính phủ tập trung đầu tư vẫn không trụ vững trước cơn khủng hoảng hồi năm 1997, vẫn còn có ý nghĩa. Cho dù so sánh các Chaebol của Hàn Quốc với các tập đoàn của Việt Nam là vô cùng khập khiễng: một bên tạo ra rất nhiều thương hiệu mạnh; một bên, chủ yếu khai thác độc quyền thương mại và tài nguyên quốc gia.

Cũng khó mà bắt buộc các DNNN tuân thủ tuyệt đối các mệnh lệnh hành chánh vì ai sẽ chịu trách nhiệm về những khoản lỗ do việc tuần thủ các quyết định này gây ra. Nhưng, một mặt thì sử dụng nguồn vốn ưu đãi không hiệu quả; mặt khác, không thực sự đắc lực khi Chính phủ cần như một công cụ tác động trực tiếp tới thị trường. Vậy, vai trò của khối kinh tế này, thực sự đang “định hướng” hay lũng đoạn, rõ ràng, rất cần được đánh giá tiếp.

Huy Đức


nguồn : Osin 02.04.2008


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss