Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / En guise de rapport amical / Thư gửi từ Béziers

En guise de rapport amical / Thư gửi từ Béziers

- André MENRAS HỒ Cương Quyết — published 19/02/2013 12:25, cập nhật lần cuối 19/02/2013 12:25
sau chuyến ra đảo Lý Sơn tháng 2.2013




Lettre de Béziers


En guise de rapport amical


      Hồ Cương Quyết  André Menras



bản dịch tiếng Việt : xem ở dưới


Je rentre précipitamment et prématurément en France pour venir au chevet de ma vieille mère hospitalisée d’urgence dans un état critique. Seulement deux semaines au Vietnam, dont 11 jours de séjour officiel durant lesquels j’ai dû suivre la délégation des amis étrangers invités à participer à la commémoration du 40ème anniversaire de la signature de l’Accord de Paris. Cependant, l’objectif actuel et, selon moi, essentiel de ce voyage, c’est-à-dire la mission que m’ont confié des centaines d’amis et de Viet Kieu en Europe et des dizaines de compatriotes à Ho Chi Minh ville (famille de mon amie Tran To Nga) et leurs amis en Australie et aux Etats-Unis, a été accomplie. En cette période de nouvel an, j’ai remis en leur nom 385 millions de VND à 50 familles de pêcheurs de Binh Chau et Ly Son, province de Quang Ngai et 30 bourses d’études semestrielles à des enfants de pêcheurs très pauvres qui s’engagent à apprendre du mieux qu’ils le peuvent. Comme un message très fort et très clair : «Amis pêcheurs, vous n’êtes pas seuls, nous sommes avec vous, à vos côtés. Continuez à vous accrocher à votre mer, à vos îles, continuez à vous battre pour vos familles, pour votre région, pour votre pays. Nous sommes fiers de vous. » Beaucoup de journaux officiels, parmi lesquels les plus officiels, ont rendu compte de ma visite chez les pêcheurs en qualité de facteur solidaire. Tous les amis qui ont contribué à la collecte doivent être très heureux que nous ayons obtenu ce bon écho. Cela signifie que leur contribution matérielle et morale a été officiellement reconnue et louée. Et ceci, quelle que soit la position sociale, religieuse ou politique des contributeurs. Pour parler plus clairement : notre action a donc été accueillie et implicitement reconnue par les autorités comme une action à la fois humanitaire et patriotique. C’est pour moi une chose fondamentale et c’est encourageant.

Bien sûr, il y a eu des bémols dans la symphonie. Alors que les familles et les enfants aidés avaient du mal à retenir leur joie quelquefois mêlée de larmes, certaines autorités locales, particulièrement à Ly Son n’ont pas été très facilitantes à mon égard. J’en ai fait la confidence à un journaliste qui a transmis mon mail à Anh Ba Sam où il est question d’une valise sur le point de se volatiliser dans la cohue au cours de la traversée de Sa Ky à Ly Son. Mis à part l’action de rassembler les familles récipiendaires de l’aide, action que les autorités locales ont rapidement et très bien accomplie, j’ai été livré à moi-même dans la turbulence des foules du Tet. J’aurais pourtant bien eu besoin d’un accompagnateur local, au moins pour assurer la sécurité des sommes que je transportais en argent liquide dans mes bagages. Mais comme me l’a affirmé en souriant le vice président du district de Ly Son quand j’annonçais aux familles réunies que j’avais failli me faire voler ma valise sur le ferry à grande vitesse : « Ici, tout est an toan » a-t-il affirmé à deux reprises. Plaisanterie ? Je crains que non. J’ai toujours admiré l’aplomb des politiciens quand ils affirment tranquillement que la terre est carrée. Tout est donc parfait dans le meilleur des mondes et je demanderai à l’humoriste Hoai Linh, spécialiste des gags régulièrement diffusés sur ce bateau pour détendre les passagers pendant la traversée, d’en créer un nouveau sur l’art de faire prendre des vessies pour des lanternes.

Pour parler plus sérieusement, j’ai eu le plaisir, suite à ma lettre ouverte aux autorités de la province pour présenter mes requêtes avant mon arrivée, de prendre connaissance d’ une directive très officielle provenant du Comité de province qui se félicitait de l’aide apportée directement aux familles et demandait au So Ngoai Vu et au So Nong Nghiep Phat trien Nong thon ainsi qu’au Quy ho tro nghe ca et aux autorités des districts et des villages concernés de créer les conditions favorables pour la remise officielle et publique de cette aide. Suite à ma requête, le comité de province a aussi instamment demandé aux responsables provinciaux du So Nong nghiep Phat trien Nong thon et du So Ngoai vu d’organiser une réunion de travail avec moi en vue de discuter de propositions de coopération solidaires dont j’étais porteur de la part de nombreux particuliers et organisations en Europe. Cette réunion a eu lieu très rapidement en présence des autorités concernées et avec lesquelles nous avons des rapports amicaux depuis mes séjours dans la région. Les projets de construction d’éolienne pour alimenter en électricité les cent foyers vivant dans la petite île et celui qui consistait à fournir une machine à désaliniser l’eau de mer pour la transformer en eau douce potable ont été écartés car, m’a-t-on affirmé, l’alimentation électrique de l’île par câble sous-marin venant du continent était imminente. Concernant l’eau douce dans la petite île, une entreprise sud coréenne avait déjà mis en place un dispositif jugé efficace. Pas de problème d’eau douce donc bien que l’heure que j’ai passée dans la grande ïle à observer les allées venues des habitants près célèbre du puits du roi, m’a permis de constater que les familles puisaient dans un puits presque à sec… Par contre, les cadres responsables n’ont pas écarté la proposition d’aide concernant le traitement des déchets qui polluent de façon alarmante l’environnement et menacent même l’hygiène publique par infiltration vers l’eau des puits. Mais comment finaliser cette coopération efficacement ? La question n’a pas été abordée concrètement. Peut-être aurons-nous l’occasion de le faire par la suite.

Le projet de coopération a mes yeux le plus intéressant qui m’a été proposé concerne la modernisation de la flotte de pêche pour sécuriser les activités des travailleurs de la mer face aux tempêtes et aux agressions étrangères et aider au développement de l’économie côtière. Il s’agit de s’équiper progressivement d’une flotte de nouveaux chalutiers à coque d’acier et à moteurs de forte puissance. J’ai fait l’objet à ce sujet d’une proposition claire sur le principe mais dont la mise en œuvre reste à définir avec les autorités dans le détail de sa faisabilité avant de la rendre publique et de déclencher une nouvelle campagne solidaire. J’avoue que je suis très enthousiaste par les perspectives et le sens de cette proposition qui s’inscrit à la fois dans le projet de modernisation de la flotte de pêche annoncé par le gouvernement depuis un an et dans l’objectif du mouvement solidaire et patriotique des Kieu bao et amis étrangers qui est d’aider les pêcheurs hauturiers à s’accrocher aux terrains de pêche traditionnels dans des conditions de meilleure sécurité, tout en affirmant par leur présence la souveraineté du Vietnam sur les îles et la mer. Les fêtes du Tet passées nous allons pouvoir nous mettre au travail sur ce projet qui devrait prendre une dimension internationale. Rendez-vous est pris par mail pour un échange qui j’espère sera fructueux.

En marge de ce projet, des contacts ont également été pris par l’intermédiaire d’amis pêcheurs avec la directrice d’école et le Président du Comité populaire de Binh Chau pour que le Secours Populaire français, grande association humanitaire française traditionnellement solidaire du Vietnam, puisse mettre en œuvre un projet solidaire pérenne en direction des enfants pauvres de ce village. Il faut toutefois noter en négatif que je n’ai pu obtenir du responsable à l’éducation du district de Ly Son l’approbation de principe d’un échange de dessins 3 fois par ans entre une école de ma ville et l’école primaire de Ly Son. Alors que tous les frais d’envoi des dessins par voie postale étaient assumés par la partie française, la question était certainement trop « sensible » pour ce monsieur qui a repoussé sa réponse à 7 mois, c’est-à-dire au début de la prochaine saison scolaire! Les échanges se feront donc vraisemblablement avec l’école de Binh Chau où je perçois chez les autorités une plus grande envie de coopération et d’amitié ainsi que moins de frilosité bureaucratique…

Quand quelquefois durant mon périple solidaire, il m’est arrivé de rencontrer ainsi de l’indifférence ou de la froideur, j’ai pensé à cette fillette de Cheb, en Tchéquie, qui m’a timidement offert ce beau dessin, au lapsus (« eat ») si révélateur, dessin que j’ai choisi pour illustrer cet article, magnifique message d’amour du pays et de lucidité de la part de la jeunesse en exil. Avec cette phrase au dos du dessin : « Kinh tang dong bao qua cam tai que nha ». J’ai aussi souvent pensé à tous ceux qui m’ont guidé pour parler des îles et de cette mer si lointaine et si proche, dans le froid et le vent glacial, à travers ces immenses marchés quelquefois très excentrés des grandes villes où des compatriotes s’efforcent de vendre à grand peine des vêtements et autres articles sous des tentes au quatre vents. Je garde en mémoire les conversations chaleureuses que nous avons eues, lèvres et mains engourdies par le froid mais regards passionnés, pleins de tristesse et d’affection mêlées, la sensation de ce courant complice qui est passé entre nous, comme si nous nous étions connus depuis toujours…Merci à Tuong, Long, Anh, Nga et Hoa , (les deux « Con phe » qui m’ont guidé dans le froid de Folmava), Ngoc,Trung, Phong et son excellent cha ca la vong ; merci aux amis de la pagode Vinh Nghiem de Nurnberg et à toutes celles et tous ceux dont je ne peux ici citer les noms mais qui m’ont accueilli comme un des leurs. Vous avez profondément marqué ma mémoire. Je n’oublierai jamais votre chaleur et votre générosité. Et, puisqu’il y a toujours du négatif que l’on ne doit pas cacher je n’oublierai pas non plus ce Président indigne de la communauté d’Erfurt qui a arraché de ses propres mains l’affiche appelant à venir voir le film et a affiché un communiqué appelant la communauté à ne pas cotiser pour les pêcheurs. 

Quand j’ai quitté Ly Son en grande hâte pour rejoindre la France, triste et inquiet, une belle surprise m’attendait à l’aéroport de Chu Lai. Lors de l’enregistrement des bagages, quelques jeunes employés, surpris par mon vietnamien, ont engagé la conversation par curiosité et j’ai découvert ainsi le nom d’une de ces jeunes femmes. Elle s’appelle Nguyen Thi Hoang Sa ! Quel beau prénom ! Est-ce un clin d’œil du destin ?


hinh

Để thay thế một bản báo cáo gửi bạn bè

                               

Hồ Cương Quyết André Menras


Vì mẹ già của tôi phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch, tôi phải khẩn cấp trở về Pháp trước ngày dự định. Thành ra chuyến này tôi chỉ ở Việt Nam được hai tuần, trong đó 11 ngày đi trong phái đoàn những bạn bè quốc tế tham dự lễ kỉ niệm chính thức 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris. Song, mục đích thực sự (đối với tôi) của chuyến đi này đã được thực hiện : nhiệm vụ mà hàng trăm bạn bè và Việt Kiều ở Châu Âu, hàng chục đồng bào ở Thành phố Hồ Chí Minh (gia đình người bạn tôi là chị Trần Tố Nga) và bạn bè của họ ở Úc và Mĩ trao phó cho tôi đã hoàn thành. Trong dịp tết, tôi đã thay mặt họ, trao 385 triệu đồng cho 50 gia đình ngư dân Bình Châu và Lý Sơn (Quảng Ngãi), 30 học bổng (sáu tháng) cho con em ngư dân nghèo. Thông điệp mà các bạn ấy gửi về không thể rõ ràng và thắm thiết hơn : « Bà con ngư dân ! Bà con không cô đơn, chúng tôi ở bên cạnh bà con. Bà con hãy bám biển, bám đảo, hãy tiếp tục chiến đấu vì gia đình, vì quê hương, tổ quốc. Chúng tôi rất tự hào vì bà con ». Nhiều tờ báo chính thức, trong đó có những tờ rất chính thức, đã đưa tin về chuyến đi thăm ngư dân của tôi với tư cách « người đưa thư ». Các bạn đã quyên góp hẳn sẽ hài lòng trước tiếng vang của báo chí. Điều đó có nghĩa là đóng góp vật chất và tinh thần của các bạn đã được chính thức thừa nhận và biểu dương, bất luận vị trí xã hội, tín ngưỡng và chính trị của người đóng góp. Nói rõ hơn : việc làm của chúng ta đã được đón nhận, và chính quyền mặc nhiên thừa nhận đó là một hành động nhân đạo và yêu nước. Đối với tôi, đó là điều cơ bản và khích lệ.

Tất nhiên, trong bản giao hưởng ấy, cũng có những nốt nhạc không hay. Trong khi các gia đình và các cháu không giấu nổi niềm vui và đôi khi những giọt nước mắt, thì trong giới chính quyền, đặc biệt ở Lý Sơn, có người không tích cực cho lắm đối với tôi. Tôi đã trao đổi với một nhà báo và nhà báo này đã chuyển cho Anh Ba Sàm cái email nói tới một cái va-li suýt nữa đã biến mất trong đám đông trên chuyến tàu đi từ Sa Kỳ ra Lý Sơn. Chính quyền đã giúp tập hợp nhanh gọn các gia đình tiếp nhận quà tặng, còn ngoài ra, tôi phải tự bươn chải giữa đám đông ngày tết. Giá có một người đi kèm thì hay biết mấy, để bảo đảm an toàn, không phải cho tôi, mà cho số tiền mặt tôi để trong hành lí. Nhưng khi tôi kể cho bà con là trên con tàu cao tốc, suýt nữa tôi bị mất va li, thì ông chủ tịch huyện Lý Sơn cười nói, hai lần : « Ở đây rất an toàn ». Nói đùa chăng ? Tôi sợ là không. Tôi vốn ngưỡng mộ những chính khách điềm nhiên khẳng định trái đất không tròn mà vuông. Còn gì bằng nữa, để tôi sẽ nhờ Hoài Linh, chuyên gia kể những chuyện khôi hài được phát âm trên chuyến tàu để giải trí cho hành khách, đề nghị anh ta nói về nghệ thuật treo đầu dê bán thịt chó (nguyên văn tiếng Pháp : lấy bong bóng làm đèn lồng).

Nói chuyện nghiêm chỉnh hơn. Trước khi đi, tôi đã gửi thư ngỏ cho chính quyền Quảng Ngãi để nói lên những thỉnh cầu của tôi. Rất mừng là tới nơi, tôi được biết Ủy ban nhân dân tỉnh đã có văn thư hoan nghênh việc trực tiếp giúp đỡ các gia đình ngư dân và chỉ thị cho Sở ngoại vụ, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ hỗ trợ nghề cá và chính quyền cấp huyện, cấp xã tạo điều kiện tổ chức cấp phát trực tiếp và công khai cho các gia đình. Theo yêu cầu của tôi, Ủy ban tỉnh đã chỉ thị cho Sở ngoại vụ và Sở nông nghiệp, phát triển nông thôn tổ chức một buổi làm việc với tôi, để thảo luận về những đề nghị hợp tác mà tôi chuyển từ những tổ chức và cá nhân ở Châu Âu. Cuộc họp đã được tổ chức nhanh gọn với những giới chức hữu quan, cũng là những người tôi quen từ những lần trước. Hai đề nghị bị gạt ra, một là xây dựng một quạt gió để cung cấp điện cho một trăm hộ cư dân trên đảo, hai là đặt máy chế biến nước biển thành nước ngọt, vì, theo lời các giới chức : dự án cung cấp điện từ đất liền ra đảo bằng cáp ngầm sắp được thực hiện ; một công ti Hàn Quốc đang triển khai thiết bị cung cấp nước ngọt, thiết bị này được đánh giá là hiệu lực. Như thế là vấn đề nước ngọt cho Lý Sơn không đặt ra nữa, mặc dầu trong suốt một giờ trên đảo, tôi đã thấy bà con đi đi về từ nhà tới « Giếng Vua » lấy nước, và thấy cái giếng nổi tiếng đã gần cạn… Trái lại, các cán bộ phụ trách không loại trừ đề nghị giúp xử lý rác (rác đang đe dọa nặng nề môi trường sinh thái, đe dọa ô nhiễm nguồn nước của Lý Sơn). Còn thực hiện cụ thể ra sao, thì chưa bàn. Có lẽ chúng ta sẽ có dịp thảo luận trong một lần sau.

Dự án mà tôi quan tâm nhất là hiện đại hóa đội thuyền đánh cá để bảo đảm an toàn cho ngư dân đối với bão tố và các hành động gây hấn của nước ngoài, và góp phần phát triển kinh tế vùng ven biển. Mục tiêu dự án là từng bước trang bị cho đội ngư dân những tàu đánh cá vỏ thép có mã lực lớn. Tôi đã đưa ra một đề nghị nguyên tắc, còn việc thực hiện cần phải bàn thêm với chính quyền về tính khả thi trước khi công bố và tiến hành cuộc vận động.

Phải nói là tôi rất hứng thú với triển vọng và ý nghĩa của đề nghị này, vì nó vừa phù hợp với dự án hiện đại hóa đội thuyền đánh cá mà chính phủ đưa ra từ một năm nay, vừa nằm trong mục đích của phong trào đoàn kết và yêu nước của kiều bào và bạn bè nước ngoài là nhằm giúp ngư dân đi khơi bám chặt vùng biển truyền thống trong điều kiện an toàn hơn, và đồng thời, bằng sự có mặt của mình, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển đảo. Sau Tết, chúng ta sẽ bắt tay vào việc, mang lại cho dự án này một chiều kích quốc tế. Xin hẹn với các bạn là chúng ta sẽ trao đổi qua internet. Tôi hi vọng cuộc trao đổi này sẽ mang lại kết quả.

Ngoài dự án này ra, thông qua các bạn ngư dân, tôi đã tiếp xúc với nữ hiệu trưởng và chủ tịch Ủy ban Nhân dân Bình Châu, để Secours Populaire Français (Cứu trợ Bình dân Pháp), một tổ chức nhân đạo lớn đã có truyền thống đoàn kết với Việt Nam, có thể triển khai một dự án đoàn kết lâu bền hướng về trẻ em nghèo của xã Bình Châu. Cũng phải ghi nhận một điểm tiêu cực là tôi không tranh thủ được sự đồng ý của quan chức sở giáo dục huyện Lý Sơn về nguyên tắc việc trao đổi tranh vẽ giữa học sinh trường tiểu học Lý Sơn với học sinh một trường tiểu học ở thành phố Béziers của tôi (trao đổi qua bưu điện, mỗi năm ba lần). Phía Pháp nhận trang trải toàn bộ bưu phí trao đổi của hai bên, nhưng đối với ông cán bộ này, chắc vấn đề hơi bị « nhạy cảm », nên hẹn sẽ trả lời trong vòng 7 tháng nữa, nghĩa là đợi đến ngày tựu trường niên học sau ! Tôi mong rằng cuộc trao đổi tranh vẽ sẽ được thực hiện với trường tiểu học Bình Châu vì tại đây, tôi có thấy trong giới chính quyền nhiều dấu hiệu hợp tác, hữu nghị hơn là dấu hiệu quan liêu co cụm…

Trong cuộc hành trình đơn độc lần này, đôi khi gặp phải sự thờ ơ lãnh cảm, tôi thường nghĩ tới em bé gái ở Cheb (Cộng hòa Séc), đã rụt rè trao tặng tôi bức tranh vẽ đẹp này. Bức tranh (có lỗi chính tả « eat » rất có ý nghĩa) minh họa bài viết này, nói lên tấm lòng yêu nước và sự tỉnh táo của tuổi trẻ lưu vong. Với dòng chữ viết ở mặt sau : « Kính tặng đồng bào quả cảm tại quê nhà ». Tôi cũng thường nghĩ tới những đã hướng dẫn tôi trong các cuộc nói chuyện về biển đảo – rất xa mà rất gần – tại các chợ Việt Nam nhiều khi ở rất xa trung tâm thành phố, nơi kiều bào tần tảo bán áo quần và vật dụng, dưới những mái lều lộng gió, trong băng giá mùa đông. Tôi nhớ như in những cuộc chuyện trò ấm lòng, đôi môi và bàn tay cóng lạnh, nhưng ánh mắt say mê, buồn vui lẫn lộn. Giữa chúng tôi, có một dòng điện đồng cảm, dường như chúng tôi quen nhau không biết từ bao giờ… Cảm ơn các bạn Tường, Long, Anh, Nga và Hoa (hai « con phe » đã dẫn đường cho tôi trong gió lạnh ở Folmava), Ngọc, Trung, Phong (và món chả cá Lã Vọng tuyệt vời) ; cảm ơn các bạn ở chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Nurnberg ; cảm ơn tất cả những người bạn mà tôi không thể (tiện ?) kể tên ở đây, những người đã đón tiếp tôi như người nhà. Tôi sẽ không bao giờ quên nhiệt tình và hảo tâm của các bạn. Và, bao giờ cũng có mặt trái mà chúng ta không nên che đậy, tôi cũng không quên vị Chủ tịch cộng đồng Erfurt đã đích thân xé bỏ tấm áp phích mời tới xem cuốn phim của tôi và dán thông báo kêu gọi kiều bào đừng đóng góp giúp đỡ ngư dân.

Khi tôi phải rời Lý Sơn để vội vã về Pháp trong âu lo, thì sân bay Chu Lai đã dành cho tôi một bất ngờ lí thú. Khi tôi đăng kí hành lí, mấy nhân viên trẻ đứng ở quầy, thấy lạ khi đọc tên tôi, đã bắt chuyện. Và tôi được biết tên họ của cô gái trong mấy bạn trẻ ấy : Nguyễn Thị Hoàng Sa ! Cái tên đẹp quá ! Chẳng phải định mệnh đã nheo mắt cười với chúng ta đó sao ?

(bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao)





Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss