Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Hải đảo, tài nguyên, con sông và con đường

Hải đảo, tài nguyên, con sông và con đường

- Hà Dương Dực — published 30/06/2011 12:47, cập nhật lần cuối 30/06/2011 12:48
Đây đúng là vấn đề toàn cầu hóa. Là thử nghiệm đầu tiên, ý nghĩa nhất của danh từ đó.


Việt Nam với:
hải đảo, tài nguyên,
con sông và con đường
.


Hà Dương Dực



Hải Đảo


Đó là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Hoa dùng võ lực đánh chiếm từ tháng 1 năm 1974.

Quần đảo Trường Sa thì đã bị cả Trung Hoa lục địa và Trung Hoa Đài Loan hai lần xâm phạm năm 1956 và 1988. Và hiện nay họ đang chiếm đóng một số đảo của quần đảo nầy.

Ngày nay có 6 nước đang tranh chấp về các đảo ở Trường Sa là: Việt Nam Trung Hoa, Đài Loan, Phi Luật Tân, Malasia và Brunie, nhưng căn bản là bốn nước tranh cãi với Trung Hoa, mà Việt nam là chính; vì Trung Hoa đưa ra đường lưỡi bò để đòi chủ quyền của mình trên tất cả các đảo thuộc hay phụ thuộc hai quần đảo HS và TS; là hai quần đảo Việt Nam nhận là của mình. Đường lưỡi bò không những vi phạm chủ quyền lãnh thổ của nhiều nước, mà còn là một đe dọa cho tự do đi lại trên con đường Biển Đông.

Đến hôm nay tranh chấp đó đang leo thang trên báo chí và mọi người đều có dự đoán nhưng không ai dám nói là biết chắc nó sẽ ra sao. Mặc dầu Trung Hoa và nhiều nước cam kết rằng sẽ không dùng võ lực để giải quyết vấn đề hải đảo. Nhưng trong khi chờ đợi chúng ta cần nhớ rằng trong cả 3 thời điểm 1956, 1974 hay 1988 Trung Hoa đều lựa khi Việt Nam và Mỹ đang bận rộn hay gặp khó khăn nội bộ để đánh chiếm các đảo như đã kể.


Tài Nguyên


là dầu hỏa và khí đốt nằm dưới lòng Biển Đông. Nghe nói là có khả năng rất lớn nằm theo dọc bờ biển Việt Nam và bao chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy chưa được xác định rõ ràng và chưa được khai thác nhiều nhưng sự kiện có thể có đã làm vấn đề gìn giữ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trở nên phức tạp và khó khăn. Việc đòi lại các đảo mới đây bị Trung Hoa chiếm giữ lại càng vô vàn khó khăn. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên con đường Biển Đông vốn dĩ rất quan trong trong vấn đề tự do đi lại, nay lại thêm yếu tố dầu hỏa và khí đốt nằm dưới lòng biển khu đó mà Trung Hoa lại là nước đang rất cần các tài nguyên đó nên việc tranh dành là phải xẩy ra. Hiện nay thách thức cho tất cả các quốc gia liên hệ là tìm kiếm giải pháp hòa bình để điều giải các tranh chấp đó trước khi quá chậm.

Đưa ra tòa án quốc tế để phân giải vấn đề chủ quyền lãnh thổ ?

(Có người đã ví trường hợp Tàu đang chiếm các đảo của Việt Nam như trường hợp một người bị cướp đánh tới nhà phải cầu cứu hàng xóm và hàng xóm hỏi cướp ở đâu tới thì người đó trả lời: kẻ cướp là anh em cùng theo chủ nghĩa với tôi.)


Con Sông


là sông Cửu Long, nguồn nước huyết mạch cho ngành nuôi cá và nhất là sản xuất lúa gạo của đồng bằng Nam Bộ. Việt Nam đứng thứ nhì trong xuất cảng gạo sau Thái Lan, trong nhiều năm,chính là nhờ sản xuất ở đồng bằng nầy. Với tiên đoán là trong tương lai gần mức nước biển sẽ dâng cao thì nguồn nước của sông Cửu Long lại càng quan trọng. Lúa gạo ở đây không những quan trọng cho Việt Nam mà còn cho thế giới đang có nhu cầu về thực phẩm rất lớn, những nước chung quanh Biển Đông cần nhập cảng gạo là: Indonesia, Philippines, Malysia, và Singapore. Nhưng Trung Hoa và Lào đã và đang xây đập thủy điện ở đầu nguồn con sông gây ảnh hưởng xấu tới nguồn nước, tới sản xuất gạo.


Con Đường


là đường Biển Đông, đường cho tàu chở nguyên liệu và hàng hóa rất quan trọng cho Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Mỹ... nói chung là cho cả thế giới. Vì mức độ quan trọng đó nên không nước lớn/nhỏ nào có thể chấp nhận cho bất cứ một nước nào khống chế việc tự do đi lại trên con đường đó, (Trung Hoa, Nhật, Mỹ... Ấn Độ, Anh, Pháp, Nga...).

Không những thế, mà ta còn có thể nói rằng tất cả các nước lớn nhỏ chung quanh Biển Đông đều không muốn có chiến tranh ở Biển Đông.

Không chỉ muốn tránh chiến tranh mà còn muốn tránh tình trạng như ở Somalia. (vài speed boat ngụy trang tàu đánh cá với dăm kilo thuốc nổ là có khả năng đánh đắm tàu chở dầu, đe dọa an toàn ở Biển Đông)

Ngư dân các nước nhỏ có thể trở nên hải tặc không phải chỉ đã có Somalia hay Thái lan, còn có thể có Indonesia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, nếu như những người ở các nước nầy cảm thấy đời sống bị đe dọa, bị đẩy vào bước đường cùng như ngư dân Somalia. Hay nền độc lập quốc gia bị đe dọa.

Tự do đi lại trên con đường dài Biển Đông còn cần nói tới các hải cảng cứu hộ phòng khi tàu bị hư hỏng hay gặp trục trặc khi mưa bão.

Và ta cũng phải kể tới môi sinh tới hậu quả khi dàn khoan dầu bị hư hại làm dầu tràn lan hay tới những hậu quả do phế thải của tàu chạy qua Biển Đông gây ra với các nước chung quanh đó như Phi Luật Tân, Mã Lai, Thái Lan và nhất là Việt Nam.

*

Đó là các vấn đề của Hải Đảo, Tài Nguyên, Con Sông và Con Đường.

Gộp tất cả các yếu tố đó lại ta thấy một bức tranh hiện thực của vấn đề toàn cầu hóa.

Ta đứng ở đâu trong bối cảnh đó ? Ta là thành viên của chủ nghĩa xã hội ? ta là lính tiền phong của chủ nghĩa Cộng Sản trong đương đầu với tư bản Âu Mỹ ? Bạn ta đâu ?

Ta đã gìn giữ Độc lập như thế nào ? trong tương lai ta sẽ gìn giữ nó ra sao ? có cần quảng bá cho thế giới hiểu chúng ta hơn không? Chúng ta là dân tộc hiếu hòa luôn tôn trọng nhân nghĩa, tự do, hạnh phúc của người dân, ta không phải là tên lính đánh thuê cho bất cứ quốc gia nào, chủ nghĩa nào. Có cần minh bạch, xác định rõ ràng như vậy không ?

Và quan trọng không kém là ta có gì trong trao đổi quyền lợi ? Ta sẽ giúp ích như thế nào trong việc gìn giử an toàn và tự do giao thông trên Biển Đông? Ta có khả năng đó không ? Ta cam kết như thế nào cho vấn đề đó? trong ngắn hạn hay dài hạn trong chiến tranh hay hòa bình ? Ta có dùng hải cảng Cam Ranh cho việc đó không ? Ta có sẵn sàng, trao đổi, chia sẻ gạo, tài nguyên ở Biển Đông với các nước chung quanh không ?...

Nhưng trước hết Việt Nam cần ổn định nội trị theo nghĩa phải phục hồi nguyên trạng:

Việt Nam

Dân Chủ Cộng Hòa

Độc lập Tự Do Hạnh Phúc.

là quốc gia Dân Tộc, Độc Lập. Có Độc Lập như vậy mới có đồng minh.

Từ tư thế đó Việt Nam mới có thể cùng các nước khác, dựa trên luật lệ về lãnh thổ đã có, hay tạo những giao ước mới, góp sức giải quyết không phải chỉ có vấn đề hải đảo, mà còn nhiều vấn đề liên quan như đã trình bày.

Trên căn bản luật lệ truyền thống cũ và giao ước mới cho hợp thực tế của một quốc tế gọi là toàn cầu hóa, vì toàn cầu hóa không phải chỉ có vấn đề kinh tế kẻ bán người mua hay vấn đề tranh dành lãnh thổ / lãnh hải mà rất quan trọng là vấn đề tự do đi lại trên con đường an ninh, và càng ngày càng quan trọng là vấn đề môi sinh, sinh tồn và phát triển của mọi dân tộc trên tinh thần bình đẳng trong không khí hòa bình. Nó khác hẳn với tính cách bành trướng lãnh thổ của những thế kỷ trước, nó thực tế hơn vì nó biết rằng nó sẽ chịu hậu quả như mọi người nếu nó không tôn trọng môi sinh, nó ưu việt hơn vì nó biết, với kỹ thuật thông tin ngày nay, nó không thể khuấy động thế giới để che lấp yếu kém nội bộ...

Đây đúng là vấn đề toàn cầu hóa. Là thử nghiệm đầu tiên, ý nghĩa nhất của danh từ đó.


Hà Dương Dực


Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss