Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Hai vụ án, một vai trò

Hai vụ án, một vai trò

- Hà Dương Dực — published 18/04/2011 12:51, cập nhật lần cuối 18/04/2011 12:51


Hai vụ án : Nhân Văn Giai Phẩm
và Cù Huy Hà Vũ
Một vai trò : lãnh đạo


Hà Dương Dực


Xã hội VN xưa tuy nói rằng có sĩ nông công thương nhưng nghề nông chiếm đa số tới 90%, và về sự quan trọng thì chỉ có sĩ là có thể gần bằng nông, đó là thời bình. Còn trong chiến tranh chống ngoại xâm nông dân bao giờ cũng là hàng ngũ tiền phong chịu hy sinh và thiệt hại về nhân số tuyệt đối lớn, sự quan trọng lại không kém vai trò lãnh đạo, chỉ huy của Vua Quan, trí thức.

Trong hai trận chiến 1945-1954 và 1956-1975 người nông dân VN cũng đã đóng trọn vai trò của mình như tiền nhân, nhưng với sự khác biệt rất lớn: trong lịch sử chống ngoại xâm thời xưa người nông dân được các vị vua quan, trí thức chỉ huy còn trong hai trận chiến vừa kể nông dân được sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Với lòng yêu nước vô bờ bến của đại đa số nhân dân, với sự ủng hộ của đa số trí thức, Đảng CSVN với tổ chức và kỷ luật chặt chẽ đã giành được quyền lãnh đạo gần như tuyệt đối trong hai trận chiến vừa kể và kết quả như lịch sử đã ghi. (Lịch sử sẽ còn phải bàn nhiều về hai trận chiến đó)

Nhưng hiển nhiên là người nông dân và nông dân lên làm lãnh đạo trong đảng CS đã đóng góp rất lớn trong chiến tranh. Khi đóng góp đó được nhắc tới thường xuyên nhưng những yếu kém, những mặt tiêu cực không hề được nói tới thì càng ngày các đóng góp đó càng trở nên như một cái bóng phủ kín bầu trời, cái bóng của con người và của lý thuyết Cộng Sản. Chúng ta đã mất trên ba mươi năm với nhiều biện luận cho đổi mới kinh tế, đổi mới tư duy nhưng cái bóng đó vẫn còn. Và hôm nay lại có phần phản cảm hơn hôm qua vì tiền càng ngày càng nhiều, rất nhiều. Công lao thì ít đòi hỏi thì nhiều, chia chác thành quả kinh tế (mà phần lớn là nhờ vay mượn, và của dân xuất khẩu lao động...) để ăn chơi, thổi phồng thành quả chiến tranh lên mức vĩ cuồng rồi lấy sự vĩ cuồng đó để biện minh cho hiện hữu. Một sự hiện hữu bệnh hoạn.

Không phải trí thức đã không đóng trọn vai trò của mình trong chiến tranh. Trung đoàn Thủ Đô đã hy sinh như thế nào mọi người đều biết, và Dương Quảng Hàm ­ một trí thức tên tuổi bị Pháp giết -, Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Nguyển Mạnh Tường...

Càng không phải là giới lãnh đạo hồi 44-45 đã không nhìn thấy nguy hại của lý thuyết CS. Hồ Chí Minh trong một lá thư gửi Ngoại Trưởng Mỹ thời đó là James Byrnes (Thư đề ngày 1 tháng 11/1945) đã đề nghị gửi 50 sinh viên (một số lượng lớn hồi đó) sang Mỹ du học1. (Để làm gi?).

Việt Nam đã có chính phủ liên hiệp có hiến pháp rất dân chủ từ 1946 và Hồ Chí Minh đã hô hào cách mạng dân tộc.... nhưng mọi cố gắng đều bị phá vỡ bởi ý đồ xâm lăng của Pháp Anh Mỹ.

Và rồi tinh thần đoàn kết dân tộc trong đấu tranh giành Độc lập lại bị phá vỡ bởi ngoại quốc, lần nầy chính là "anh em" Trung Hoa vĩ đại, hậu quả là đấu tố mà khẩu hiệu "trí, phú, địa hào, đào tận gốc... tưởng là đã bị Hồ Chí Minh chôn vùi lại nhờ Mao Trạch Đông hà hơi mà đội mồ lên như một bóng ma quái dị.

Ở đây tôi muốn mượn ý của một cựu quân nhân nào đó để nói rằng: trí thức yêu nước chỉ mờ nhạt đi chứ không thể bị loại trừ. Chúng ta thấy sau chiến tranh, năm 1955-1956 trí thức VN ở Bắc kỳ đã lên tiếng trong Nhân Văn Giai Phẩm. Mặc dầu thấy "mưa sa trên màu cờ đỏ" và "Tôi yêu đất mẹ đây, có cỏ hoa làm chứng." nhưng trí thức hồi đó còn " tôi yêu chủ nghĩa nầy cờ đỏ cãi cho tôi" nên sự chống đối đã trở nên đơn độc của một nhóm và đó cũng là một lý do khiến nhiều người đã bị hành hạ tù đầy trên 20, 30 năm. Một nhóm trí thức dầu yêu nước, dầu dấn thân đến đâu mà không được nhân dân hậu thuẫn cũng không thể chống lại được một đảng có tổ chức chặt chẽ của nông dân và công nhân. Nhất là đảng đó lại đang muốn củng cố vai trò lãnh đạo mình, của nông dân và công nhân, sau 9 năm chiến tranh. Sau thời gian dài bị bóc lột trong chế độ nô lệ và sau hy sinh vì chiến tranh thì sự đòi hỏi đó có quá lố cũng vẫn có thể hiểu được. Mặt khác tình hình đất nước chia đôi khiến cho các tiếng nói phản kháng càng không có điều kiện phát triển.

Tránh vết xe đổ chúng ta đã thấy trí thức yêu nước và dấn thân của VN thời sau đổi mới đã rất dè dặt và tuy vậy cũng từng bước nói lên quan điểm trong mọi lãnh vực liên quan đến đời sống của nhân dân. Từ "một góc nhìn của trí thức" đến cái nhìn của trí thức, thời gian cũng mất vài năm như nhất bộ nhất bái đi từ đập nước Sơn La tới sông Thị Vải.

Kinh tế càng phát triển chúng ta càng có nhiều vấn đề mà không có tinh thần nghiên cứu vô tư, hiểu biết cùng sự vị tha của trí thức thì các mặt trái của phát triển sẽ càng ngày càng nặng nề, mà người chịu hậu quả cuối cùng chính là nông dân nghèo. Điều nầy càng ngày càng được nói tới nhiều trên báo chí, nông dân và công nhân ngày nay hiểu rất rõ điều đó. Nhưng với Công An cảnh sát và tổ chức chặt chẽ đảng CSVN vẫn ngang nhiên giữ độc quyền cai trị và tham nhũng... Cộng với sự chèn ép của Trung Hoa, từ chiếm đất, chiếm đảo tới chiếm tài nguyên, nước Việt Nam trong các năm cuối thập kỷ 2010 đã gần như một nước không còn phải của toàn dân nữa.

Nhóm trí thức như IDS bị bắt buộc phải tự giải tán, nhưng cá nhân trí thức yêu nước, vị tha lên tiếng thì càng ngày càng nhiều, mạnh bạo và bài bản nhất phải kể Cù Huy Hà Vũ.

CHHV không đả động tới đảng CS nhưng kiện Thủ Tướng chính là kiện bộ máy hành chánh do Đảng nắm độc quyền điều hành, kiện cách thức điều hành đất nước. Điều hành đất nước mà không nghe Dân, không nghe những Chu Văn An thì đất nước không thể khá được.Vụ kiện Thủ Tướng tưởng là một cơ hội để dân và chính quyền hiểu nhau hơn, chính quyền nhờ thế sẽ khá hơn, nhân dân cũng được nhờ. Đó là một thiện ý. Chính vì vậy CHHV đã nhận được rất nhiều hoa và sự ủng hộ của nhân dân. Nhưng đảng CS nhất định giữ độc quyền cai trị, bỏ ngoài tai tiếng nói của nhân dân, kết tội CHHV và bản án là 7 năm tù. Nhưng, số trí thức trong nước công khai phản đối bản án ngày càng lan rộng và nhận được sự hỗ trợ của nhiều tầng lớp khác, kể cả công nhân và nông dân.

Đó là điều giống và khác nhau của hai bản án Nhân Văn Giai Phẩm và CHHV.

Đảng CS có thể bỏ tù CHHV nhưng không thể bỏ tù hết trí thức yêu nước của VN. Vai trò lãnh đạo đất nước phải do toàn dân định đoạt nếu không thì: tổ kiến hổng sụp tan đê cũ.

CHHV đã cảnh báo và răn đe: Tổ Quốc và nhân dân sẽ phá án cho tôi.


Hà Dương Dực



1/ Letter to Secretary of State James Byrnes, November 1, 1945. Trong trang Letters by Ho Chi Minh.

[Could I Send] to the United States of America a delegation of about 50 Vietnam youths with a view to establish friendly cultural relations with American youth on the one hand, and carrying on further studies in Engineering, Agriculture, as well as other lines of specialization on the other. They have been all these years keenly interested in things American and earnestly desirous to get in touch with American people whose fine stand for the noble ideals of international Justice and Humanity, and whose modern technical achievements have so strongly appealed to them.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss