Bạn đang ở: Trang chủ / Việt Nam / Linh mục P. H. Quynh : « Phải xây dựng lại tâm hồn Kitô của giáo dân Việt Nam »

Linh mục P. H. Quynh : « Phải xây dựng lại tâm hồn Kitô của giáo dân Việt Nam »

- Laurenso Phạm Hân Quynh — published 14/07/2009 18:10, cập nhật lần cuối 14/07/2009 18:10
Linh mục Phạm Hân Quynh, 83 tuổi, bạn học chủng viện của hồng y Jean-Marie Lustiger (nguyên tổng giám mục Paris), trả lời báo Công giáo LA CROIX


LA CROIX 22.6.2009



LM. Laurenso Quynh :
« Phải xây dựng lại tâm hồn Kitô của giáo dân Việt Nam »

trả lời phỏng vấn của Yves KERIHUEL
nhật báo Pháp LA CROIX ngày 22.6.2009



Ngày thứ hai 22 tháng 6-2009, các giám mục Việt Nam đã bắt đầu cuộc viếng thăm « bên thềm » (ad limina 1) ở Roma. Linh mục Laurenso [Phạm Hân] Quynh, 83 tuổi, bạn đồng môn chủng viện của hồng y Lustiger, nhấn mạnh tới những thách thức đang chờ đợi giáo hội Bắc (?) Việt Nam.


Linh mục đã nghiệm sinh những năm tháng sau 1954 kinh khủng như thế nào ?


Cha Quynh : Tôi đã trụ được cho đến năm 1960, vì tôi có quen biết Hồ Chí Minh. Sau đó, Đảng đã đưa đảng viên vào các xứ đạo, người Công giáo nào chống lại thì bị bắt. Riêng ở giáo phận Hải Phòng, 2000 linh mục và cư sĩ đã bị bắt, chỉ còn vỏn vẹn 3 linh mục. Cũng phải nói đây là nơi hơn một triệu người đã tập trung để di cư vào Nam : Hải Phòng (năm 1954) là ổ đề kháng cuối cùng.

Thành ra tại đây đã diễn ra những cuộc bức đạo khốc liệt. Năm 1960 tôi bị quản chế trong một thôn : giam tù cũng không tệ bằng vì trong tù, các linh mục còn có thể nương tựa vào nhau. Trong suốt hai mươi tám năm trời, tôi hoàn toàn bị cô lập. Nhờ đó mà tôi đã có dịp đọc Lenin và Marx toàn tập ! (cười). Tuy nhiên, họ cũng còn để cho tôi giữ cuốn kinh nhật tụng và Thánh Kinh. Hằng đêm tôi đều làm lễ thánh dưới ánh sáng mấy ngọn nến, và bữa nào cũng có hai ba giáo dân trong vùng tới chịu lễ chui. 
Năm 1988, nhờ có thay đổi định hướng chính trị, sự quản thúc chấm dứt. Thực ra, cán bộ mà Đảng đã cử tới quản lí các xứ đạo rốt cuộc đã hiểu ra rằng họ chỉ có thể thất bại. Trong suốt hai mươi tám năm ấy, tôi không hề có lúc nào cảm thấy căm thù người cộng sản.


Linh mục làm thế nào mà được như vậy ?


Tôi cố sống thực thụ như một linh mục của Chúa Kitô trước mặt kẻ thù. Những người canh giữ tôi rốt cuộc đã trở thành bạn. Một số vẫn tiếp tục đến thăm tôi… Trong vùng này, hồi đó có khoảng một trăm Ki tô hữu đã vào Đảng ; ngày nay tất cả những người ấy đã trở lại đạo, chủ nhật nào họ cũng đi lễ. Lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh hay ngày Tết, họ mang quà tới thăm tôi cả chục người. Tôi nghĩ cán bộ địa phương đã nhận ra rằng hợp tác với Giáo hội thì có lợi hơn là khủng bố. Thật thế, ngoại trừ trường hợp giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội vẫn còn căng thẳng, quan hệ giữa Đảng và Giáo hội ở các nơi đã trở nên thân thiện.

Cha là bạn của hồng y Jean-Marie Lustiger. Cha đã quen hồng y trong hoàn cảnh nào ?


Chúng tôi cùng học ở chủng viện Carmes (Paris), là nơi tôi được tân phong linh mục năm 1952. Tôi đã gặp lại hồng y năm 1989 tại Paris, rồi năm 2006, một năm trước khi hồng y từ trần. Tôi có hỏi, trong hai mươi lăm năm, ông đã làm thế nào để « vực dậy » giáo phận Paris. Hồng y trả lời : giáo phận Paris đã ngừng đi xuống, chứ « vẫn chưa đi lên » được. Ông đã cảnh báo tôi điều này : Giáo hội Việt Nam trông thì thịnh vượng đấy nhưng cũng đang suy yếu. « Trong vòng ba mươi năm nữa, Sài Gòn, Hà Nội và Hải Phòng rồi cũng sẽ như Paris », ông bảo tôi.

Theo hồng y, lòng tin Kitô giáo sẽ mai một không phải vì chủ nghĩa cộng sản mà vì chủ nghĩa tiêu thụ. Khi một dân tộc nghèo khó bước vào nền văn minh giải trí và tiêu thụ, thì tinh thần tôn giáo bị suy vong. Hồng y Lustiger khuyến khích tôi làm thế nào tránh cho Giáo hội Việt Nam rơi vào tình trạng suy yếu đó.

Trước mắt, không có cảm tưởng Giáo hội Việt Nam rơi vào tình trạng đó…

Đúng là các giáo xứ vẫn đông đảo, nhưng đa số giáo dân đều trên 50 cả. Chúng tôi cũng có nhiều chủng sinh, nhưng mấy năm trở lại đấy, ít hẳn đi. Giáng sinh hay Phục sinh, rước lễ và kèn trống tụ tập từ ba tới bốn nghìn người đấy, nhưng những hình thức Ki tô giáo nông thôn nay không còn hấp dẫn tuổi trẻ nữa. Phải giữ đạo cho các thế hệ trẻ, mà muốn thế thì chúng tôi cần giáo dục và đào tạo tôn giáo, chứ không cần tiền bạc và đất đai. Từ nước ngoài, người ta giúp chúng tôi xây dựng lại các nhà thờ, nhưng điều chúng tôi cần được giúp là xây dựng lại tâm hồn Ki tô giáo.

Làm sao ngăn chặn được sự mất lòng tin nơi người Việt Nam ?


Trước hết là bằng cầu nguyện và giảng dạy. Rao giảng Tin Mừng đòi hỏi phải có đào tạo. Trong thời gian hơn ba chục năm, các chủng viện bị đóng cửa, nên trình độ trí thức của giáo sĩ và giáo dân đã xuống thấp. Khoảng mười năm trở lại đây, các giám mục đã được đào tạo tốt hơn, vì đã được du học, nhưng cũng phải mươi năm nữa họ mới làm tốt công việc giám mục của mình. Còn các linh mục, thì nói chung chưa được đào tạo đầy đủ, chẳng hạn họ chẳng màng gì tới văn học và văn hoá dân tộc. Do đó, điều quan trọng là làm sao các thế hệ linh mục mới phải có được nền tảng vững chắc về thần học và triết học. Phần đông các giám mục đã nhận thức được điều này và cố gắng gửi chủng sinh sang Paris, Roma hay Hoa Kì.


Liệu như vậy có đủ để tránh cho Giáo hội Việt Nam gặp phải những khó khăn của Giáo hội Tây phương ?

Từ một thế kỉ nay, tỉ số giáo dân ở Việt Nam không tăng : năm 1886 là 6,5 % (650 000 người Công giáo trên dân số 10 triệu người), năm 2000 vẫn là 6,5 % (5 triệu / 77 triệu). Bởi vì người ta vẫn tiếp tục rao giảng một thứ Ki tô giáo Tây phương. Ở đây, Giáo hội đã miệt thị đạo Phật, đạo Khổng, đạo thờ ông bà… Phải kết hợp hơn nữa niềm tin mấy trăm năm của Giáo hội với tư tưởng Việt Nam và truyền thống tổ tiên.

Qua lời kêu gọi các tông đồ Ecclesia in Asia sau Đại hội giám mục (1999), Gioan-Phaolồ II đã khuyến khích đi theo chiều hướng ấy, một cách kiên trì và thận trọng. Ở đây, tôi cũng cố làm như vậy từ mười hai năm nay. Mỗi tuần, khoảng sáu mươi tín hữu nam nữ do chính tôi đào tạo đi ra các làng chung quanh để rao giảng Phúc Âm. Kết quả : 8 000 người vào đạo và xin rửa tội (không kể các cuộc hôn nhân hỗn hợp). Chúng tôi sắp xây nhà thờ mới tại một làng cách đây 5 km. Mười hai năm về trước, làng này chỉ có 4 giáo dân, nay 800 người.

(phỏng vấn tại Hải Phòng)

bản dịch của Nguyễn Ngọc Giao

Bản tiếng Pháp :


LA CROIX, 22 juin 2009


P. Laurent Quynh :
« C’est l’âme chrétienne des Vietnamiens qu’il faut reconstruire »



Les évêques vietnamiens ont commencé lundi 22 juin leur visite ad limina à Rome. Le P. Laurent Quynh, 83 ans, ancien condisciple et ami du cardinal Lustiger, souligne les défis qui attendent l’Église du nord du Vietnam.

Comment avez-vous vécu les terribles années à partir de 1954 ?

P. Quynh : J’ai pu tenir jusqu’en 1960, car je connaissais Ho Chi Minh. Ensuite, le Parti a placé ses membres dans les paroisses, et les catholiques qui résistaient ont été arrêtés. Pour le seul diocèse de Haïphong, 2 000 prêtres et laïcs ont été emprisonnés, si bien qu’il ne restait plus que trois prêtres. Il faut dire que, plus d’un million de personnes s’étant réfugiées à Haïphong pour embarquer vers le Sud, la région était devenue le dernier carré de résistance.

Ici, on a connu des persécutions atroces. En 1960, j’ai été séquestré dans un hameau : c’était pire que la prison où les prêtres pouvaient se soutenir. Je suis resté totalement isolé pendant vingt-huit ans. Cela m’a permis de lire tout Lénine et tout Marx ! (Rires.) On m’avait cependant autorisé à garder mon bréviaire et ma Bible. Toutes les nuits, je disais la messe à la lueur d’une bougie, et il y avait toujours deux ou trois chrétiens des environs qui y venaient en cachette. 

En 1988, du fait des changements d’orientation politique, ma séquestration a cessé. En fait, les cadres que le Parti avait nommés à la gestion des paroisses ont fini par comprendre qu’ils allaient à l’échec. Pendant ces vingt-huit ans de captivité, je n’ai jamais éprouvé de haine contre les communistes.

Comment avez-vous fait ?

J’ai essayé d’être un vrai prêtre du Christ devant ses ennemis. Mes gardiens sont devenus des amis. Certains d’ailleurs continuent de venir me voir ici… Dans la région, il y avait une centaine de chrétiens devenus membres du Parti ; aujourd’hui, ils sont tous revenus à la foi et viennent à la messe tous les dimanches. À Pâques, à Noël ou pour la fête du Têt, des dizaines d’autres viennent m’offrir des friandises. Je crois que les responsables locaux ont compris qu’en coopérant avec l’Église, ils avaient plus à gagner qu’en la terrorisant. De fait, partout, les relations entre le Parti et l’Église sont devenues plus cordiales, sauf à la paroisse de Thaï Ha, à Hanoï, où les tensions restent vives.

Vous étiez un ami du cardinal Jean-Marie Lustiger. Comment l’aviez-vous connu ?

Nous étions ensemble au séminaire parisien des Carmes, où j’ai été ordonné en 1952. Je l’ai revu en France en 1989, puis en 2006, un an avant sa mort. Je lui avais demandé comment il avait fait, en vingt-cinq ans, pour « remonter » le diocèse de Paris. Il m’a répondu que ce diocèse avait cessé de chuter, mais « ne remontait pas encore ». Et il m’a mis en garde sur le fait que, malgré son aspect florissant, l’Église au Vietnam était elle aussi en train de s’affaiblir. « D’ici une trentaine d’années, Saïgon, Hanoï et Haïphong seront comme Paris », m’avait-il dit.

Selon lui, ce n’était pas le communisme qui ferait disparaître la foi chrétienne, mais le consumérisme. Lorsqu’un peuple pauvre s’ouvre à la civilisation des loisirs et de la consommation, l’esprit religieux se perd. Le cardinal Lustiger m’a encouragé à agir pour éviter que l’Église au Vietnam ne s’affaiblisse.

Ce n’est pas l’impression qu’elle donne, pour le moment…

Certes, nos paroisses sont pleines, mais la majorité des fidèles ont plus de 50 ans. Certes, nous avons beaucoup de séminaristes, mais depuis quelques années ils se raréfient. Certes, nos célébrations rurales à Noël ou Pâques avec processions et fanfares attirent 3 000 à 4 000 personnes, mais ces formes de christianisme de village n’attirent plus les jeunes. Il faut retenir les jeunes générations et, pour cela, ce n’est ni d’argent ni de terrains que nous avons besoin, mais d’éducation et de formation religieuse. De l’étranger, on nous aide à reconstruire nos églises, mais c’est notre âme chrétienne qu’il faut nous aider à reconstruire.

Comment enrayer la perte de la foi chez les Vietnamiens ?

D’abord en priant et en instruisant. L’évangélisation passe par la formation. Pendant plus de trente ans, du fait de la fermeture des séminaires, le niveau intellectuel du clergé et des chrétiens a baissé. Depuis une dizaine d’années, nos évêques sont mieux formés, parce qu’ils ont pu étudier à l’étranger, mais il faudra attendre encore une dizaine d’années pour qu’ils puissent faire leur travail d’évêque. Quant aux prêtres, ils restent dans leur ensemble insuffisamment formés, ne serait-ce que parce qu’ils négligent la littérature et la culture du pays. Il est donc important que la nouvelle génération de prêtres acquière des bases solides en théologie et en philosophie. La plupart des évêques l’ont compris et s’efforcent d’envoyer des séminaristes à Paris, à Rome ou aux États-Unis.

Cela suffira-t-il pour éviter à l’Église au Vietnam les difficultés de l’Occident ?

Depuis un siècle, la proportion des catholiques au Vietnam n’a pas progressé : elle était de 6,5 % en 1886 (650 000 catholiques sur 10 millions d’habitants) et de 6,5 % en 2000 (5 millions de catholiques sur 77 millions d’habitants). Et ce, parce que l’on continue de prêcher un christianisme occidental. Ici, l’Église a jeté le discrédit sur le bouddhisme, le confucianisme, le culte des ancêtres… Il faut davantage faire coller la foi multiséculaire de l’Église à la pensée vietnamienne et aux traditions ancestrales.

Avec son exhortation apostolique post-synodale Ecclesia in Asia (1999), Jean-Paul II a encouragé à travailler en ce sens, patiemment et prudemment. Et c’est ce que je m’efforce de faire ici depuis douze ans. Chaque semaine, une soixantaine d’hommes et de femmes que je forme moi-même partent dans les villages alentour pour évangéliser. Résultat : déjà 8 000 conversions et baptêmes (hors mariages mixtes). Dans un village à 5 km d’ici, nous allons construire une église pour 800 fidèles, alors qu’il y a douze ans on n’y comptait que quatre catholiques.

Recueilli par Yves KERIHUEL, à Haïphong



1 Viếng thăm ad limina là cuộc hành hương đến thềm mộ các thánh Phê-rô (Peter) và Phao-lồ (Paul) ở Roma.

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
Repas solidaire du Comité de soutien à Tran To Nga 22/03/2024 - 26/04/2024 — Foyer Vietnam, 80 rue Monge, 75005 Paris, Métro Place Monge
Nouvel Obs, soirée Indochine, la colonisation oubliée 25/04/2024 18:30 - 22:00 — 67 av. Pierre Mendès France, 75013 Paris
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss