Một số vấn đề làm xói mòn niềm tin vào khoa học Việt Nam
Số đặc biệt Diễn Đàn 30 tuổi
Một
số vấn
đề làm xói mòn niềm tin
vào
khoa học Việt Nam
Doãn Minh Đăng, Ngô Đức Thế
Tóm tắt: Nền khoa học mỏng manh của Việt Nam có lẽ đang gặp cuộc khủng hoảng niềm tin, không phải ở khả năng tạo ra các phát kiến lớn lao mà là ở những yếu tố cơ bản hơn: công chúng ngày càng có thêm lý do để nghi ngờ tính trung thực của hệ thống khoa học, bức xúc trước tinh thần khôn lỏi của một số tổ chức làm khoa học. Để tránh xây tòa lâu đài trên cát, khoa học Việt Nam cần những nỗ lực cần mẫn, đi những bước chậm mà chắc để xây dựng cộng đồng khoa học tích cực và có ích đối với sự phát triển chung của xã hội.
Sự suy giảm niềm tin vào khoa học Việt Nam
Cuối năm 2020, đợt xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam đã để lại nhiều tai tiếng khi giới học thuật đặt ra những nghi vấn về năng lực khoa học của khá nhiều ứng viên. Trong số 416 hồ sơ được chuyển lên các hội đồng giáo sư ngành, dù các hội đồng ngành đã loại hơn 100 ứng viên, vẫn còn nhiều ứng viên bị cộng đồng khoa học đánh giá không đủ năng lực nghiên cứu khoa học, nổi cộm là ở nhóm ngành Dược và Y có tỷ lệ lớn ứng viên bị đòi hỏi xét lại. Kết quả của cuộc xét lại sau những thảo luận dài ngày trên báo chí và các diễn đàn khoa học là phần lớn những trường hợp bị nghi vấn đều được các hội đồng xét duyệt thông qua, khiến không ít nhà khoa học cảm thấy không thuyết phục và thiếu tin tưởng vào hệ thống xét tiêu chuẩn chức danh này (xem [1-4] và các bài được liên kết đến). Ngoài ra, chuyện lùm xùm về việc một ứng viên giáo sư chuyên ngành cơ học với hồ sơ công bố khoa học khủng bị loại vì nghi vấn vi phạm liêm chính học thuật càng làm cho công chúng thấy cám cảnh cho giới khoa học nước nhà ([5], [6]).
Việc
hệ thống xét tiêu chuẩn chức
danh giáo sư, phó giáo sư bị phê
bình là không đảm bảo tiêu
chí về khoa học góp phần làm
giảm niềm tin của công chúng đối
với khoa học ở Việt Nam. Trong những
năm gần đây, trên thế giới
cũng có xu hướng xã hội dần
dần mất niềm tin vào khoa học, vì
những lý do khác nhau. Bài xã luận
“Saving Science”
trên
tạp chí The New Atlantis đã
nêu những vấn đề gây tổn hại
lâu dài cho khoa học ở Mỹ, có
một lý do lớn là các cơ quan
tài trợ đổ tiền vào khoa học
để nuôi dưỡng sự khám phá
tri thức mà không đòi hỏi đóng
góp trực tiếp cho xã hội [7]. Cơ
chế xét duyệt tài trợ cho nghiên
cứu của các nguồn quỹ lớn ở
Mỹ như NSF (National Science Foundation),
NIH (National Institutes of Health) và cuộc tranh đua
“publish or perish” dẫn đến một
tầng lớp nhà khoa học tập trung vào
việc viết dự án xin tiền, làm
nghiên cứu để đánh bóng hồ
sơ của họ nhằm xin được tiền
cho dự án tiếp theo. Nhiều dự án
nghiên cứu thực nghiệm tốn kém
tạo ra các công bố khoa học dựa
trên dữ liệu không khách quan hoặc
bị uốn nắn một cách có chủ
ý, dẫn đến kết quả khó có
thể lặp lại, và phải mất nhiều
năm sau để sai sót được phát
hiện. Tác giả bài báo có nhận
định là khoa học không thể tự
điều chỉnh (self-correcting) trước những
vấn đề sinh ra do cơ chế tài trợ
nghiên cứu đang được sử dụng,
mà khoa học sẽ tự xuống cấp
(self-destructing) nếu không có sự can thiệp
từ bên ngoài cộng đồng khoa học.
Những cuộc điều
tra hậu nghiên cứu
cho
thấy một tỷ lệ không nhỏ kết
quả nghiên cứu khoa học có vấn
đề (xem thêm sự quan ngại của giới
khoa học ở [8]),
góp phần làm suy giảm niềm tin của
công chúng vào khoa học. Trong diễn
biến dịch Covid-19, có một luồng tâm
lý không tin tưởng vai trò của
khoa học, hoặc ít nhất là giới
lãnh đạo khoa học; tâm lý này
là sự trộn lẫn của các thuyết
âm mưu gắn dịch bệnh với chính
trị và trào lưu chống vắc xin
nổi lên ở các nước phát
triển những năm gần đây, mà
đằng sau nó là trạng thái hoài
nghi rằng khoa học bị lạm dụng và
xa rời chân lý khách quan.
Nền
khoa học Việt Nam có lẽ còn có
nhiều vấn đề hơn so với ở các
nước phát triển, với nhiều bê
bối dần bị phanh phui nhờ sự phản
biện tích cực của báo chí và
những nhà khoa học chính trực. Những
bê bối khoa học ở Việt Nam ngày
càng làm cho công chúng có cái
nhìn thiếu thiện cảm về giới
khoa học - những người thường bị
xem là chỉ viết ra những công trình
để cho vào ngăn kéo - và đang
đe dọa tới sự lớn mạnh của
nền khoa học nước nhà. Hầu như
năm nào cũng có xì căng đan
liên quan đến công tác xét tiêu
chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo
sư làm cho sự kiện này thành
chủ đề đàm tiếu hàng năm
giữa những người quan tâm đến
khoa học và giáo dục. Dân chúng
dần coi thường hệ thống chức danh
khoa bảng, bớt tin tưởng các phát
ngôn của những người lãnh đạo
khoa học, và tệ hơn là suy giảm
niềm tin vào khoa học để đi tìm
chỗ dựa nơi tâm linh hay những thầy
lang băm. Mặt khác, giới quản lý
cũng có vẻ coi thường khoa học,
khi họ thấy nhan nhản những nhân vật
lãnh đạo khoa học có quyền lực
nhưng không đủ uy tín khoa học.
Một hậu quả tức thời là trong
việc phòng chống dịch Covid-19 ở Việt
Nam, vai trò của tri thức khoa học khá
mờ nhạt, giới khoa học không thể
hiện được chức năng dẫn đường
trước thách thức lớn nảy sinh, lý
do có thể là vì họ thiếu sức
thuyết phục dân chúng, và không
được hệ thống chính trị đề
cao trong việc chống dịch.
Một
vấn đề đang ngày một trở nên
bức xúc trong cộng đồng khoa học
Việt Nam là chuyện các trường
đại học (sau
đây sẽ viết ngắn là trường)
chạy
đua về công bố khoa học nhằm tìm
kiếm vị trí trên các bảng xếp
hạng đại học quốc tế. Một
trong những cách đạt được mục
tiêu này nhanh và rẻ là bỏ
tiền “mua” những công trình
nghiên cứu không được thực
hiện tại các trường để các
công trình này được gắn mác
của đơn vị đó. Cách này
đã làm tăng rất nhanh số lượng
các bài báo khoa học quốc tế
có địa chỉ từ Việt Nam trong vài
năm trở lại đây, nhưng trong đó
có không ít bài báo thuộc
dạng rác khoa học. Đó là những
bài đăng trên các tạp chí
quốc tế nhưng chất lượng thấp
(những bài báo hầu như không có
trích dẫn, đăng ở những tạp
chí in bài hàng loạt mà không
cần
biết có ai sẽ xem), và cả những
bài đăng ở tạp chí tốt
nhưng bản chất là do tác giả
nước ngoài viết rồi “bán”
cho các trường ở Việt Nam dưới
danh nghĩa “hợp tác khoa học”.
Loạt bài trên báo Thanh Niên từ
tháng 8/2020 (xem [9-13]) đã bóc tách
dần câu chuyện về một chợ đen
mua bán bài báo khoa học đang hình
thành tại Việt Nam, liên quan đến
hàng loạt trường mới nổi nhờ
việc mua bán bài báo, hàng loạt
các “siêu nhân” mới đến
từ nước ngoài - những người
có số lượng bài báo lớn
tới mức không tưởng và đồng
thời xuất bản ở nhiều lĩnh vực
khác nhau. Việc mua bán bài báo
cũng kéo theo một số lượng không
nhỏ các nhà nghiên cứu trong nước
rơi vào cơn bão này: nhẹ thì
là hàng loạt nhà nghiên cứu
làm việc tại một trường, nhưng
thản nhiên viết bài báo gắn tên
một vài trường khác để kiếm
tiền thưởng; nặng thì xuất hiện
một số nhà nghiên cứu bị tình
nghi là “đầu nậu” - mua bài
báo từ các đường dây xuất
bản nước ngoài để kiếm tiền
thưởng và thăng tiến. Nguy hiểm
hơn, đã xuất hiện một số
nhóm thản nhiên rao bán các bài
báo, quảng cáo các dịch vụ
đăng bài báo quốc tế (xem vài
ví dụ ở [14], [15]). Nguy cơ Việt Nam
theo đuôi Trung Quốc trở thành một
chợ đen mua bán các công trình
khoa học đang ngày một lớn dần.
Nguồn tài chính được các trường dùng cho mục đích tăng số lượng bài báo có lẽ chủ yếu đến từ tiền thu học phí, nhưng sinh viên của trường khó có thể hưởng lợi từ những bài báo đó khi các tác giả không làm việc tại trường và chủ đề bài báo cũng ít liên quan đến hoạt động đào tạo của trường hoặc thực tiễn Việt Nam. Do vậy, đã có những chất vấn về tính hiệu quả và tính đúng đắn của các khoản chi đó, tuy nhiên chúng hầu như không được các trường phản hồi. Mới vài năm trước, xã hội còn hồ hởi khi có tin một số trường ở Việt Nam chen chân vào các bảng xếp hạng đại học trên thế giới, nay người ta thấy những trường thăng hạng nhanh nhất hầu như là nhờ chiêu trò mua danh qua những bài báo khoa học. Thất vọng về cách chạy đua xếp hạng của những trường đó cũng làm xã hội dần mất niềm tin về định hướng nâng cấp các trường đại học Việt Nam theo tinh thần hội nhập quốc tế, nhằm dùng trường đại học làm động cơ thúc đẩy tiếp cận tri thức hiện đại và nâng cao dân trí (*). Bên cạnh đó, chính sách kích thích số lượng công bố quốc tế kiểu ăn xổi của lãnh đạo một số trường đã gây ảnh hưởng đến nhân sinh quan của thế hệ nhà nghiên cứu trẻ, họ không được cổ vũ để tập trung vào những giá trị khoa học thật sự, mà lãng phí công sức để xây dựng danh tiếng ảo, không tạo ra sản phẩm có giá trị mà tạo ra nhiều “rác”. Nguy cơ của một nền khoa học ảo với các công trình gắn mác Việt Nam đang hiện hữu.
Cần những nỗ lực để giải cứu khoa học Việt Nam
Các
thách thức mà nền khoa học Việt
Nam hiện đang gặp phải, có lẽ cần
nỗ lực từ nhiều phía để can
thiệp cả trong ngắn hạn lẫn mục
tiêu dài hạn, với sự tham gia của
những đối tượng liên quan
(stakeholders) cả bên trong lẫn xung quanh cộng
đồng khoa học.
Về
chính sách quản lý của nhà
nước, một nhu cầu cấp thiết và
cũng cần điều chỉnh dài lâu,
là cải tiến hệ thống quản lý
tài chính đối với các viện,
trường
thuộc
khu vực công để trở nên gọn
nhẹ, ít thủ tục hành chính,
nhưng luôn có sự tham gia kiểm toán
chặt chẽ đối với tài chính
khoa học. Từ câu chuyện mua bán bài
báo [9-13], chúng ta có thể tự hỏi
vì
sao tiền từ các trường ở Việt
Nam có thể dễ dàng chảy
vào
túi các siêu nhân đầu nậu
nước ngoài mà không thể kiểm
tra dòng tiền? Các viện,
trường
nên
được chuyển dần sang cơ chế tự
chủ và kèm theo trách nhiệm giải
trình, cần định kỳ kiểm toán
độc lập để việc chi tiêu cho
hoạt động khoa học được minh
bạch.
Cơ
chế giải trình cũng đòi hỏi
các viện,
trường
có
sự tương tác với những đối
tượng liên quan
khác
như doanh nghiệp sử dụng nhân lực
được trường đào tạo hoặc
kết quả nghiên cứu của trường
để triển khai, nông dân chịu tác
động của biến đổi khí hậu,
bệnh nhân trông chờ vào tiến bộ
y học để chữa bệnh… Những
phản hồi và nhu cầu của các đối
tượng bên ngoài sẽ giúp điều
chỉnh định hướng làm đào
tạo và nghiên cứu khoa học của
các viện,
trường
để
thực sự hữu ích, làm tăng hiệu
quả của khoản đầu tư vào
khoa học công nghệ vốn đang thiếu
hụt ở Việt Nam.
Giữ
vai trò đặc biệt quan trọng là
tự thân cộng đồng khoa học, bởi
họ “ở trong chăn mới biết chăn
có rận”. Những người hoạt
động khoa học sẽ cảm nhận sớm
nhất những vấn đề mà họ và
tổ chức của họ đang gặp phải,
có hiểu biết về cách thức hoạt
động cụ thể để nêu vấn
đề và thảo luận về cách
giải quyết. Với xu hướng hội nhập
và cạnh tranh quốc tế không thể
đảo ngược, nội bộ cộng đồng
khoa học cần tự tổ chức để
xây dựng văn hóa khoa học, khuyến
khích và thúc đẩy các hoạt
động nghiên cứu nghiêm túc, có
giá trị cho khoa học và giáo dục,
cũng như có ích cho cuộc sống.
Bên cạnh đó, việc phát triển
các khóa học cơ bản về liêm
chính khoa học, hay các quy tắc chuẩn
mực về đạo đức khoa học cần
được đẩy mạnh ngay từ bậc
học đại học hay sau đại học.
Vai trò của những nhà khoa học tiền
bối trong việc dẫn dắt các thế
hệ trẻ không bị lạc lối trong cơn
bão vi phạm liêm chính vì cơm
áo gạo tiền cũng trở nên rất
quan trọng.
Gần
đây, có tín hiệu tích cực
trong các hoạt động khoa học ở
Việt Nam, đó là sự hình thành
những nhóm, mạng lưới chuyên gia
làm khoa học nghiêm túc trong một số
lĩnh vực, sử dụng sự thuận tiện
của môi trường mạng internet để
tăng cường trao đổi về chuyên
môn, thúc đẩy hình thành những
quan hệ hợp tác giữa các nhóm
nghiên cứu người Việt trong và
ngoài nước, ví
dụ như Y Học Cộng Đồng [16],
Vietnamese Chemical Association [17], IBSG [18].
Một hướng phát triển khác là
sự hình thành những diễn đàn
để trao đổi về các vấn đề
trong cộng đồng khoa học, nhằm thảo
luận đa chiều để xây dựng lực
lượng khoa học và sửa chữa những
khiếm khuyết trong cộng đồng khoa học.
Một ví dụ cụ thể là diễn
đàn Liêm Chính Khoa Học, diễn
đàn này được hình thành
vào tháng 9/2020,
xuất phát từ việc một số nhà
khoa học tham gia vạch mặt những hiện
tượng mua bán bài báo khoa học
và nêu mối quan ngại về việc
chạy đua thành tích ảo của một
số trường đại học tại Việt
Nam. Dần dần, giới làm khoa học, giảng
viên các trường đại học cùng
những người mới làm nghiên cứu
khoa học đã dùng diễn đàn
này để bàn về những chủ đề
khá đa dạng,
từ các hướng dẫn cho những nhà
nghiên cứu trẻ để rèn luyện
kỹ năng nghiên cứu, đến các
khóa đào tạo về đạo đức
nghiên cứu, mổ xẻ những vấn đề
của Việt Nam và trên thế giới về
liêm chính khoa học, xếp hạng đại
học, quản trị đại học, gồm
cả những gợi ý về việc thể
chế hóa liêm chính học thuật ở
Việt Nam, bên cạnh những điều tra
về các cá nhân hoặc tổ chức
có dấu hiệu bê bối trong hoạt
động khoa học (xem danh mục các thảo
luận ở [19]). Môi trường mở mà
các công cụ mạng xã hội mang
đến đã được các nhà
khoa học vận dụng để bàn về
những vấn đề cố hữu hoặc cấp
thiết đang nảy sinh, vốn không mấy
khi được đối tượng cụ thể
nào đó xem là trách nhiệm mình
phải giải quyết. Ở những thảo
luận mà các diễn đàn như
Liêm Chính Khoa Học đang xây dựng,
có nhiều góp ý ngắn gọn nhưng
bổ sung thông tin, góc nhìn khác,
dần dần vấn đề được phát
biểu rõ ràng và cũng thu hút
người thảo luận liên hệ với
kinh nghiệm ở nơi khác để phần
nào tiếp cận việc tìm giải
pháp.
Những nỗ lực để giải cứu khoa học ở Việt Nam tuy có tiến bộ, nhưng cần được thực hiện bền bỉ và mạnh mẽ. Khả năng phát triển và trở nên hữu ích của khoa học Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc nhận diện và giải quyết những vấn đề lớn của nó, những vấn đề đó cần sự tương tác của giới khoa học với những đối tượng khác, và giới khoa học cần chủ động tham gia những thảo luận về các vấn đề đó. Sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng lại niềm tin của công chúng vào tính trung thực của hệ thống khoa học, năng lực quản lý và hiệu quả đầu tư của các tổ chức làm khoa học, và cao hơn là liệu khoa học có thể dẫn đường để giải quyết các vấn đề thiết thực trong cuộc sống.
------------
(*) Về ý nghĩa, vai trò của đại học từ thời Trung cổ tới nay, xin đọc cuốn sách Đại Học của Nguyễn Xuân Xanh, nxb Tổng hợp TPHCM 2018, được giới thiệu trong bài [20].
Doãn Minh Đăng - Ngô Đức Thế
Cảm ơn
Các
tác giả cảm ơn những gợi ý
và công sức biên tập của TS.
Dương Tú, một nhà khoa học tích
cực hỗ trợ cộng đồng khoa học
để nâng cao đạo đức và
tinh thần làm khoa học qua diễn đàn
Liêm Chính Khoa Học mà anh sáng lập
và theo sát trong thời gian qua.
Tài liệu tham khảo
[1].
Chủ
đề: Lùm xùm xét chức
danh GS, PGS năm
2020:
[2].
Xét
công nhận GS/PGS 2020: Góc
khuất
[3].
Những
tạp chí yếu kém đăng
công bố quốc tế của nhiều ứng
viên GS/PGS ngành Y
Dược:
[4].
Vớt
hương dưới đất bẻ hoa
cuối
mùa
[5].
Người
có nhiều trích dẫn trên
thế giới bị loại khỏi danh sách
xét
GS
[6].
Thử
tìm hiểu tại sao ứng viên
Nguyễn Thời Trung bị loại khỏi danh
sách xét công nhận giáo
sư?
[7]. Saving Science
[8].
How
Much Scientific Research Is Actually
Fraudulent?
[9].
'Thị
trường ngầm' mua bán bài
báo khoa
học
[10].
Chiêu
trò để trường đại
học được xếp hạng quốc
tế
[11].
Thành
tích ảo trong nghiên cứu khoa
học: Các trường đại học Việt
Nam có thể đang bị 'ăn
thịt'
[12].
Thủ
thuật khai man nhiệm sở để
thăng hạng đại học: Hiện tượng
các trường Việt
Nam
[13].
Thành
tích ảo trong nghiên cứu khoa
học: ‘Chất độc’ bắt đầu
phát
tác
[14].
Chuyện
SV gian lận: ngành công nghiệp
viết thuê assignment và luận
văn
[15].
Vài
thông tin về các dịch vụ
viết thuê bài báo ở Việt
Nam
[16]. Y Học Cộng Đồng
[17].
Vietnamese
Chemical Association
[18]. Khoa Học và Công Nghệ Sinh Học (IBSG)
Các thao tác trên Tài liệu