Về chiến dịch phòng dịch, chống dịch và phục hồi kinh tế ở TPHCM
Vài
suy nghĩ
về chiến dịch chống dịch,
phòng
dịch COVID 19
và phục hồi kinh tế ở
Thành
Phố Hồ Chí Minh
Lê Văn Cường
Chống dịch COVID 19: Phải chăng ta đã làm khổ ta?
Thủ
Tướng Phạm Minh Chính trong cuộc
họp
ngày 29/8 đã phát biểu: « Chúng
ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm
soát dịch bệnh, song cũng xác định
cuộc chiến này chúng ta đặt mục
tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch
bệnh, song cũng xác định cuộc
chiến này còn lâu dài, phải
sống chung lâu dài với dịch bệnh,
không thể khống chế tuyệt đối,
phải thích ứng và có cách làm
phù hợp; phòng là cơ bản, chiến
lược lâu dài, chống là quan
trọng, thường
xuyên. »
Phát
biểu này đúng. Nhưng, có lẽ
chúng ta nên đặt câu hỏi: Trong
cuộc chiến với COVID 19, phải chăng
chúng ta đã làm khổ chúng
ta?
* Trong năm 2020, với chủng nguyên
thủy Việt Nam đã chống dịch rất
thành công bằng cách đưa tất
cả các ca F0 vào viện chữa trị.
*
Nhưng với chủng delta 2021, Việt
Nam lúc ban đầu, cũng đã áp
dụng chiến lược của năm 2020 nên
đã bị quá tải. Dữ liệu gần
đây của Việt Nam cho thấy là 80%
ca F0 là tự họ hồi phục trở lại,
Nếu khi kia, Việt Nam, dựa vào kinh nghiệm
của các nước đã chống dịch
trong năm 2020, chỉ đưa những ca F0 trở
nặng hay những người cao tuổi, có
bệnh nên, bị nhiễm COVID-19 thì các
bệnh viện đã không bị quá
tải. Không phải làm bệnh viện dã
chiến tạo nên một cảm giác bất
yên, có khi là hoảng hốt, của người
dân. Từ
quãng 15/9 Thành Phố Hồ Chí Minh đã
đồng ý là không đưa tất
cả các ca F0 vào bệnh viện.
Những
ý tưởng không nên đưa tất
cả các ca F0 vào viện có được
quán triệt bởi tất cả các lãnh
đạo không? Bí Thư Hà Nội
phát biểu (Báo Dân Trí, 29/09) :
« trọng
tâm là chuẩn bị các kịch bản
ứng phó với dịch bệnh, bảo đảm
ở mức cao hơn trên nguyên tắc là
không để F0 phải điều trị tại
nhà; phát hiện sớm, điều trị
ngay, giảm tối đa các ca bệnh chuyển
nặng, các ca tử vong. »
Các
ca F0 (ngay cả những ca không có triệu
chứng), nếu không điều trị tại
nhà thì đưa đi đâu, nếu
không phải là bệnh viện (bình
thường hay dã chiến)? Khó hiểu.
*
Phong toả: ở một số nước phương
Tây, ví dụ ở Pháp, việc mà
nhà nước quan tâm trước hết
là làm sao để chuỗi cung
ứng thực phẩm được đảm
bảo. Trong năm 2020, ngay những lúc phong
toả, người dân vẫn đi mua thực
phẩm được, giá cả không
tăng. Nhưng ở Thành Phố Hồ Chí
Minh, trong những lúc phong toả, người
dân đã thiếu lương thực vi
chuỗi cung ứng bị nghẽn.
* Phải
chăng, những chỉ thị đưa ra về
việc vận tải thực phẩm chưa thực
sự rõ ràng nên mỗi tỉnh, mỗi
vùng đưa ra một phương án
kiểm soát những xe vận tải chở
hàng hoá, đôi khi quá khắt khe,
và làm hàng hoá bị khan hiếm
một cách giả tạo. Nếu ngay từ
đầu, chỉ thị rằng những người
lái xe vận tải phải được
test PCR. Nếu họ âm tính thì họ
được lái xe vận tải chuyên
chở hàng hoá. Tại các điểm
dừng, yêu cầu những người lái
xe phải ngồi xa xe của họ quãng 3m, để
hàng hoá được bốc vác. Họ
nên mang theo thức ăn. Nếu không, tại
điểm dừng họ có thể gọi
thức ăn. Thức ăn được mang đến
cho họ một cách nhanh chóng. Để
bị lây Covid-19 thì phải có một
lượng tương đổi nhiều
virut (cũng như bệnh AIDS). Nếu thức
ăn được mang đến quãng 5 phút,
thi xác suất bị nhiễm COVID sẽ vô
cùng thấp. Nếu người lái xe phải
ngủ qua đêm, thì tại điểm
đó, nên bố trí khách sạn cho họ
và yêu cầu người lái xe và
những người phục vụ ở khách sạn tuân
thủ những chỉ thị chống dịch (giữ
khoảng cách, rửa tay, đeo khẩu trang).
Nếu cẩn thận hơn, làm một test
nhanh (15 phút) để xem họ có bị
nhiễm covid hay không trước khi họ lái
xe trở về.
Lúc về lại
điểm xuất phát ban đầu, làm
một test PCR cho người lái xe.
* Các
điểm bán hàng: Sự tập trung vào
các siêu thị để mua hàng hoá
phải chăng đã làm tăng các
ca nhiễm? Chúng tôi không biết đã
có chỉ thị về số lượng
người tới các siêu thị (vi
dụ ấn định mỗi khách
hàng phải có diện tích 4m vuông.
Từ đó ấn định số người.
Trong siêu thị, không biết đã có
chị thị về các mũi tên hướng
dẫn khách hàng lưu động trong
siêu thị, để họ tránh phải
giao nhau. Phải ấn định một số cửa
ra cửa vào. Phải có người trực
ở các cổng ra cổng vào. Nếu siêu
thị ấn định chỉ được có
400 người cùng một lúc ở trong
siêu thị, thì khi số lượng khách
hàng đạt 400, thì không cho người
vào thêm. Lúc nào có người
đi ra, thì người trực ở cửa
ra, thông báo cho người trực ở
cửa vào, để cho phép người
vào.
Đáng lý nên cho phép
mở các quầy hàng bán thực phẩm
ở ngoài trời. Các quầy hàng
phải tuân thủ như sau: mỗi quầy
cách quầy bên cạnh 2m. Người bán
hàng đeo khẩu trang. Khách mua hàng
đeo khẩu trang , phải xếp hàng, người
này cách người kia 2m. Chúng tôi
không nghĩ việc cho phép bán hàng
ngoài trời sẽ làm lây lan. Dĩ
nhiên phải có những đội cảnh
sát đi kiểm tra.
Một ví dụ
khác: chợ Bến Thành đóng cửa.
Chúng tôi nghĩ là chợ Bên Thành
vẫn có thể mở cửa với điều
kiện là mỗi quầy hàng chỉ hoạt
động một ngày trên hai ngày. Khi
quầy hàng mở, thi quầy hàng bên
cạnh đóng. Ngoài ra, trong chợ cũng
phải vạch lối đi cho khách hàng.
Và cũng có cổng ra cổng vào, có
người trực như ở các siêu
thị.
Những đề nghị này của người viết bài này, không đi ngược lại chỉ thị 16 về việc tập trung đông người « Không được tập trung quá 2 người ngoài công sở, bệnh viện, trường học và nơi công cộng » vì vỉa hè là nơi công cộng.
.*
Chỉ thị, lúc phong toả, là"ai ở
đâu thì ở đấy". Chúng
tôi nghĩ là quá gắt gao. Đáng
lý nên cho phép ở trong những vùng
phong toả, người dân ở khu vực đó
đi ra ngoài, đeo khẩu trang, mỗi ngày
1 hay 2 tiếng. Không được đi quá
2km căn hộ của họ. Ngoài ra xe máy,
xe ôtô, không được đi quá
10km nếu không có giấy chứng nhận
là họ phải di chuyển. Phong toả quá
kỹ càng, có thể diệt dịch,
nhưng lại tạo ra một số người
bị khủng hoảng tâm thần. Ngoài
ra cũng có thể tạo nên những sự
xung đột trong gia đình vì bị "nhốt"
trong căn hộ. Những chuyện này đã
xảy ra lúc phong toả ban đầu ở
Pháp.
Trên đây là vài
ý nhỏ, đơn giản. Biết đâu
có thể làm không khí căng thẳng
dịu xuống, trong lúc cần phải chống
dịch mãnh liệt.
Chiến lược tiêm vắc xin
Mục tiêu của tiêm vắc xin là bảo vệ trước tiên những người cao tuổi (hơn 65 tuổi), những người có bệnh nền (suy tim, suy thận, béo phì, tháo đường, bị ung thư...) vì những đối tượng này chiếm 80 % các ca tử vong Covid 19. Đây là những đối tượng được gọi dễ bị "tổn thương"- (DBTT).
Nhưng hiện nay Việt Nam đang làm chiến dịch tiêm vắc xin cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Như thế không bảo đảm là một số đối tượng DBTT không bị " lọt sổ"
Thử xem tình hình tiêm chủng hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Theo báo Quân Đội Nhân Dân ngày 30/9:
* Cả nước, từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm 40,2 triệu liều. 44% đã được tiêm 1 mũi, 12% đã được tiêm 2 mũi.
* Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội gần 100% dân số trên 18 tuổi đã được tiêm 1 mũi, 40% đã được tiêm 2 mũi.
Ở Việt Nam tỷ lệ người dân trên 18 tuổi là quãng 73%. Như thế
* Cả nước, 32,1% tổng dân số đã được tiêm 1 mũi, 9% dân số đã được tiêm 2 mũi.
* Ở Thành Phố Hồ Chí Minh: 73% tổng dân số được tiêm 1 mũi, 29% được tiêm hai mũi.
Nhiều chuyên gia dịch tễ ước lượng rằng, với chủng Delta của Covid 19, muốn được miễn dịch cộng đồng, phải hơn 80% tổng dân số được tiêm hai mũi. Như vậy, đến ngày 30/9 Việt Nam và thành phố Hồ Chí Mình còn rất xa "miễn dịch cộng đồng".
Dân số thành phố Hồ Chí Minh là 9 triệu người. Dựa trên các con số phía trên ta suy ra là gần 8 triệu liều đã đuoc tiêm, cho đến ngày 30/9, ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Ngọc Anh, Trần Nam Bình, Lê Văn Cường trong bài « Lộ trình tiêm vắc xin chống Covid-19 cho mục tiêu kép mới của Việt Nam » (báo Tia Sáng, tháng 8, 2021) đã ước tính có 1,2 triệu người trên 65 tuổi và người dưới 65 có bệnh nền, ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nếu ta giả sử là có 300.000 người ở tuyến đấu chống dịch, ta nên tiêm ưu tiên hai mũi cho 1, 5 triệu người này. Số vắc xin cho những người này sẽ là 3 triệu liều. Số lượng người lao động ở Thành Phố là 3,5 triệu. Với số 5 triệu liệu còn lại, toàn bộ người lao động sẽ được tiêm ít nhất 1 mũi. 1,5 triệu người lao động sẽ được tiêm hai mũi.
Như vậy ta có thể yên tâm hơn vì những đối tượng DBTT và ở tuyến dầu chống dịch đã được bảo vệ.
Người
viết bài nầy đề nghị Chính
Phủ Việt Nam nên thay đổi gấp
chiến lược tiêm vắc xin. Nên tiêm
ưu tiên cho những đối tượng dễ
bị tổn thương và những người
ở tuyến đầu chống dịch. Rồi
sau đó tiếp tục tiêm cho những
người lao động không có bệnh
nền và những người dưới 65
tuổi.
Phục hồi kinh tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chúng ta thử nhìn về thị trường nội địa: các phòng Thương Mại quốc tế đề nghị nên mở các nhà hàng, quán bar (“The government should also consider the restaurant business as key to ensuring food”, VNEpress, 20/9, “Vietnam could lose foreign investment opportunities over slow reopening”). Nhưng, liệu người dân Sàigòn, trừ những người khá giả ít bị tổn thương vì Covid, thi đại đa số người dân hụt hẫng thu nhập thì làm sao đi nhà hàng? Ở Việt Nam, không có chính sách bảo đảm 80% tiền lương cho những người lao động bị thất nghiệp vì công ty họ phải đóng cửa (chính sách hỗ trợ này được áp dụng ở Pháp). Sau khi bỏ phong toả, họ sẽ sẽ không có tiền để đi nhà hàng. Ngoài ra, họ không có tiết kiệm để các doanh nghiệp, qua đấy, sẽ có thể vay vốn để khởi động lại. Người viết đánh giá là Chính Phủ Việt Nam đã sai lầm không sử dụng công cụ làm chính sách này vì có lẽ bị ám ảnh là sẽ bị thâm hụt ngân sách và nợ công.
Thị trường bên ngoài: Có vẻ sáng sủa hơn. Một số nước trong khối EU (ví dụ Pháp, dự báo tăng GDP 6% trong năm 2021), và Mỹ đều có dự báo tăng trưởng cao trong năm 2021. Việt Nam có thể có cơ hội phục hồi kinh tế qua xuất khẩu. Nhưng liệu Thành Phố có thiếu lao động hay không khi những người ở các tỉnh miền Tây ồ ạt đi về quê vì họ không có phương tiện để tồn tại ở Thành Phố (“Không có đăng ký tạm trú không đủ điều kiện được hỗ trợ”). Thủ Tướng Phạm Minh Chính kêu gọi người di dân ở Thành Phố Hồ Chí Minh ở lại nhưng, cho tới bây giờ, chưa đưa ra biện pháp tài chính gì để thuyết phục họ ở lại hoặc trở về Thành Phố.
Có hiểm nguy gì về phương diện y tế không?
Phía trên, theo ước tính của chúng tôi, TP Hồ Chí Minh đã tiêm 2 mũi 29% tổng dân số. Còn xa với con số 80%, hay 90% để có miễn dịch cộng đồng1 . Như vậy, đứng về phương diện y tế, mở của trong lúc này, là"nguy hiểm". Nhưng người dân Thành Phố không thể chịu đựng hơn nữa phong toả và đóng cửa kinh tế. Nên người viết đồng ý Thành Phố phục hồi kinh tế trong điều kiện rất khó khăn. Kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quãng thời gian tới sẽ giống như một người "làm xiếc đi trên dây" (funambule/ropewalker<
Lê
Văn Cường
30/09/2021
3/10: Người viết bài này rất băn khoăn về thống kê tiêm vắc xin ở Việt Nam. Ngày 3/10, báo VnExpress cho biết ở Việt Nam đã tiêm 34,6 triệu liều, theo thống kê của Bộ Y Tế. Nhưng, theo báo Quân Đội Nhân Dân ngày 30/9, thì theo thông tin của Bộ Y Tế, ngày 29-9, đã tiêm 42.165.168 liều. Ai đúng ai sai? Nếu VnExpress và báo Quân Đội Nhân Dân trung thực, thì Bộ Y Tế làm việc không nghiêm túc khi đưa ra những con số lệch nhau ở mức độ cao như vậy (8 triệu= tổng dân số Hà Nội).
1 https://www.ladepeche.fr/2021/08/02/covid-19-ou-en-est-on-de-limmunite-collective-9710031.php
Các thao tác trên Tài liệu