Mười bức tranh trâu
![]() |
MƯỜI BỨC TRANH TRÂU |
Võ Quang Yến
Người tu thiền thường được nghe giảng là Phật tính có sẵn trong người mà mình không biết. Tuy nhiên người tin tưởng Phật giáo thấy cần phải tu luyện mới đạt đến một trạng thái không thể diễn tả, ngay cả khi quan niệm là trạng thái giác ngộ. Tôi không có khả năng và tham vọng giải thích Phật pháp, tôi là người phàm chỉ muốn tìm hiểu ý nghĩa tập hình mười (nhiều hay ít hơn) bức tranh vẽ con trâu thay màu (hay không thay màu) trong bức họa Thập mục ngưu đồ trình bày tinh hoa cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Tôi được thấy một tập tranh vẽ Việt hóa nầy nhân một semine ở Trường Cao học Thực hành EPHE tại Paris với cố Giảng sư Langlet (Quách) Thanh Tâm. Vì lớp học không chuyên về tôn giáo nên hôm ấy sự tích không được bàn rộng. Tìm hiểu thêm thì tôi đọc được trong sách dạy để giải thích sự kiện, người ta thường sử dụng lý luận, lập luận hay cũng có thể dùng phương cách vận chuyển sự kiện qua một hình ảnh khác với hàm ý so sánh gọi là phép ẩn dụ. Phép nầy sử dụng những hình ảnh dễ thấy như bọt nước, bọng không khí, ánh phản chiếu cung trăng trong nước,... rồi từ đấy tiến đến những điểm chính của sự kiện. Trong trường hợp Thập mục ngưu đồ, chỉ là chuyện một con trâu, tìm cách thuần hóa nó qua mười bức tranh tương ứng với quá trình hành đạo của một người phát nguyện đạt đến sự giác ngộ. Sau nầy, những bức tranh vẽ đầu tiên trên tường tôi được thấy không phải ở Trung Quộc hay Nhật Bản là những nước thường được nói đến nhiều nhất mà là ở Hàn Quốc, tại ngôi chùa nhỏ bé Tùng Quảng Tự Sanggwangsa đậm chất thiền trên bờ hồ nhân tạo. (Minh họa :Tranh Đại thừa và Thiền Tông). Bài giảng rõ ràng nhất là của Trần Thị Lai Hồng...
1-Tìm trâu |
2- Thấy trâu |

Nhà
dưỡng lão La Faiencerie Thành
Xô
05.
Tân Sửu.2021
Xin bấm xem toàn bộ bài viết ở dòng cuối bài
Các thao tác trên Tài liệu