Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá “ Lược Khảo Văn Học ” của Nguyễn Văn Trung
br>br>
Về một số nhầm lẫn trong cách đánh giá
Lược Khảo Văn Học
của Nguyễn Văn Trung
Bùi Đức Hào
LTS – Đây là phần 1 trong ba phần của bài nghiên cứu. Để đọc toàn văn bài viết này dưới dạng tài liêg pdf, xin mời bạn đọc bấm vào ô BDH_NVT1 ở cuối trang.
Tháng tư 2019, nhà xuất bản Tổng
hợp TP.HCM in lại cùng lúc ba tập bộ sách Lược khảo văn học
(LKVH) mà Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã cho phát hành trong giai đoạn
1963-1968 dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tháng 10 năm 2020, tác
phẩm này được vinh danh cùng vài ấn phẩm khác tại giải thưởng Sách Quốc
gia lần thứ ba.
Muộn còn hơn không, những sự kiện này chỉ ra tầm quan trọng mà ngay cả
chính quyền – qua giới sách báo họ lãnh đạo – ở Việt Nam hiện nay cuối
cùng cũng đã phải nhìn nhận, đối với một khuôn mặt trí thức Đại học
tiêu biểu nói riêng, và những văn hóa phẩm đích thực nói chung, của
Miền Nam Đất nước trước 1975.
Trong giới phê bình, có những người như Huỳnh Như Phương từ 2008 đã
nhận định rằng “cho đến thời điểm ấy
ở nước ta, đây là bộ sách cập nhật những tư tưởng hiện đại một cách hệ
thống nhất”, và công nhận “Nguyễn
Văn Trung là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đi vào xã hội miền
Nam và tỏa ra đến tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên”.
Gần đây hơn, Đỗ Lai Thúy cũng khẳng định “có một điều hẳn sẽ còn tồn tại lâu dài,
như một bài học kinh nghiệm, cho các thế hệ sau : đó là thái độ dấn
thân khoa học của học giả Nguyễn Văn Trung.”
Sự xác nhận những phẩm tính cao đẹp đó là hết sức bổ ích. Để chống lại
tình trạng xuống cấp về trình độ và giá trị tinh thần giữa lòng một chế
độ tự cho là «ưu việt» đã đành, nhưng đồng thời nó còn bao hàm ý thức
sâu sắc về một yêu cầu chung ngày càng trở nên bức thiết, cần phải được
biến ra hành động : trả lại sự thật – tất cả sự thật –, trong lãnh vực
học thuật cũng như văn chương và cuộc đời, sau những đảo lộn lịch sử.
Bởi vì, giữa sự đồng thanh trong suốt đó, vẫn còn gợn lên đây đó đôi
chút ngộ nhận hoặc sai lầm đáng tiếc. Điển hình là trường hợp nhà văn
Vũ Hạnh (vừa mới qua đời ngày 15/8 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định),
người đầu tiên – và có lẽ duy nhất – đã gồng mình vận dụng ý thức hệ
«cách mạng» riêng của bản thân để chỉ trích LKVH khi Tập 1 ra mắt độc
giả. Việc đã quá cũ kỹ, lẽ ra không đáng để được trình bày ra đây (nhất
là giữa cơn đại nạn Covid đang gieo bao khốn đốn đau thương này), nếu
như không có những sự kiện lạ lùng ở Việt Nam trong thời gian qua nhằm
tôn vinh các hoạt động bề trái «nằm vùng» – chống phá mọi thành tựu
thời VNCH, kể cả những gì nhân bản nhất xuất phát từ xã hội dân sự –,
đặc biệt của chính tác giả cái công trình «có một không hai» mang danh
… Người Việt cao quý: ca ngợi
Vũ Hạnh, chẳng những qua truyền thông báo chí mà còn cả dưới dạng một …
luận án tiến sĩ!
Các luận điểm Vũ Hạnh đưa ra để phản biện Nguyễn Văn Trung có đứng vững
không, đó là điều mà bài phân tích này mang mong ước góp phần làm sáng
tỏ, trong tinh thần yêu chuộng chân lý và công bằng (vượt lên trên
những áy náy tình cảm riêng tư khó tránh khỏi, nơi những người đã từng
ngưỡng mộ bề mặt tài năng – thể hiện qua một số tác phẩm không thể nói
là không giá trị – của nhà văn, trong đó có cá nhân người viết).
Nhưng trước tiên, như một tiền đề cần thiết, xin mời bạn đọc hãy bắt
đầu bằng việc thử tìm hiểu xem Nguyễn Văn Trung viết LKVH 1 trong ý
hướng nào, và có vay mượn gì ở quyển tiểu luận nổi tiếng Qu’est-ce que la littérature ? của
Jean-Paul Sartre – như một vài câu chữ mập mờ đó đây hàm ý – hay không.
Đoc toàn văn bài viết ; xin
mời bạn đọc bấm vào ô BDH_NVT1
ở cuối trang.
Các thao tác trên Tài liệu