Bạn đang ở: Trang chủ / Thấy trên mạng, bộ mới

Thấy trên mạng, bộ mới

- admin published 08/09/2023 21:50, cập nhật lần cuối 06/12/2023 06:21
Một số bài báo mạng đáng chú ý gần đây, do Diễn Đàn Forum chọn lọc, giới thiệu hay/và bình luận
Không phải Biển Đông mà là Baghdad Alan Phan — cập nhật lần cuối 20/06/2014 23:36
Một góc nhìn khác...
Dương Khiết Trì và Ted Osius gửi thông điệp gì cho Việt Nam? Mặc Lâm (RFA) - Đinh Hoàng Thắng — cập nhật lần cuối 21/06/2014 00:12
RFA phỏng vấn TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại H(o)à Lan.
Trung Quốc sa bẫy, Việt Nam cúi đầu ? Dương Danh Huy / BBC — cập nhật lần cuối 20/06/2014 23:24
có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ, và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy. Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở LHQ, và họp báo.
CHXHCN Việt Nam có bị ràng buộc bởi công thư 1958? Quốc Pháp (Thanh Niên) — cập nhật lần cuối 20/06/2014 21:14
VNCH là một quốc gia chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động với tư cách quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế của VNCH cần phải được tôn trọng. Thực tế lịch sử cho thấy, tất cả những quốc gia bị chia cắt sau Chiến tranh Thế giới II, đều trở thành các quốc gia độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế (CHLB Đức, CHDC Đức, Triều Tiên, Hàn Quốc…). Việt Nam không phải là ngoại lệ. Chẳng phải trước kia nhiều quốc gia cũng đã từng không công nhận Hàn Quốc hoặc Triều Tiên nhưng nay đã có quan hệ ngoại giao với hai quốc gia này. Thực tế này không cản trở việc thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên trong tương lai (như trường hợp Việt Nam và Đức). Với tư cách là quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế, VNCH đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mặc dù năm 1974 Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, nhưng luật pháp quốc tế đã khẳng định rõ ràng, xâm chiếm bằng vũ lực vĩnh viễn không đem lai danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đã tiến hành những hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không nói đến hai quần đảo, không thể dùng Công thư này để khẳng định VNDCCH công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy, nếu không có Công thư này thì sẽ tránh được những sự lợi dụng ác ý.
PHẢN-BIỆN TÀI-LIỆU CỦA TRUNG-QUỐC VỀ SỰ HIỆN-DIỆN CỦA GIÀN KHOAN HYSY 981 TRONG VÙNG BIỂN VIỆT - NAM Viet-Studies — cập nhật lần cuối 20/06/2014 21:04
Tác giả tài liệu này là một cái "ỦY BAN LÃNH ĐẠO LÂM THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA". Hơi khôi hài một chút, nhưng nội dung nghiêm chỉnh, luận cứ chặt chẽ.
Ông Trương Trọng Nghĩa đề nghị Quốc hội ra tuyên bố về biển Đông Tuổi Trẻ — cập nhật lần cuối 19/06/2014 23:14
Có thể đọc toàn văn bài phát biểu ở đây : http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1396/C2094/C2307/C2311/default.asp?Newid=73576#SgcwBirTvXEy
Việt Nam: Cơ hội cuối cùng hay những bước đột phá cần thiết Lê Xuân Khoa — cập nhật lần cuối 20/06/2014 00:34
HÀ NỘI: BIỂU TÌNH CHỈ TRONG 30 PHÚT, CÔNG AN ĐÀN ÁP VÀ BẮT ĐI 7 NGƯỜI Tễu — cập nhật lần cuối 19/06/2014 22:13
TQ đưa giàn khoan thứ hai 'gần VN hơn' BBC — cập nhật lần cuối 19/06/2014 21:13
Xem bản đồ trong bài
Giờ mới thấm hai chữ “viển vông” TBKTSG — cập nhật lần cuối 19/06/2014 20:48
Tân Hoa Xã, cũng trong dịp này, lại tung ra bài viết mang tính vu khống và đe dọa Việt Nam với chủ đề “bốn không được”. (Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ).
Bà Hillary Clinton nói về Dương Khiết Trì và Biển Đông Thụy My — cập nhật lần cuối 19/06/2014 11:32
Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 18/06/2014 của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Thụy My xin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến nhân vật này trong hồi ký « Hard Choices » (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên « Le Temps des décisions » (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày thứ Tư 11/6 : "Đến cuối tuyên bố, tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái cả mặt ! Ông ta yêu cầu ngưng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang những người láng giềng châu Á, ông ta nhắc lại rằng Trung Quốc « là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại ». Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục."
Behind Vietnam's Anti - China Riots, a Tinderbox of Wider Grievances Eva Dou & Richard C. Paddock — cập nhật lần cuối 19/06/2014 11:28
Điều tra của báo Wall Street Journal về những cuộc bạo loạn trung tuần tháng 5 ở Bình Dương, Hà Tĩnh...
Chine: les vétérans du Vietnam dans un nouvelle bataille, contre Pékin Tom HANCOCK (AFP) — cập nhật lần cuối 19/06/2014 11:35
Tình cảnh những cựu chiến binh TQ tham gia cuộc xâm lược VN năm 1979
Học giả TQ can đảm nói thẳng về biển Đông vietnamnet — cập nhật lần cuối 18/06/2014 21:55
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.
‘Đến lúc dỡ lệnh cấm vũ khí với VN’ BBC — cập nhật lần cuối 18/06/2014 21:49
Người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết. Xem thêm : "Hồi ký Clinton: TQ 'quá đà'" <http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140617_clinton_book_vietnam_china.shtml>
Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền' BBC — cập nhật lần cuối 18/06/2014 23:22
Tin liên quan tới chuyến đi Hà Nội của Dương Kiết Trì : 1/ VnEconomy : "Tổng bí thư: Lập trường của Việt Nam không thay đổi" <http://vneconomy.vn/20140618072650929P0C9920/tong-bi-thu-lap-truong-cua-viet-nam-khong-thay-doi.htm> ; 2/ Bà Đầm Xòe : "Một bức ảnh chưa từng có trong quan hệ Trung- Việt" <http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/06/18/mot-buc-anh-chua-tung-co-trong-quan-he-trung-viet/> ; 3/ BBC : "Trung Quốc nói gì về gặp gỡ Viêt-Trung" <http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140618_china_media_vietnam_talks.shtml>
Hoãn cuộc triển lãm bản đồ "Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông" RFA — cập nhật lần cuối 18/06/2014 23:17
Người đứng đầu Ủy ban Công Lý & Hòa Bình của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, đức giám mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp, nói rõ hơn về thông tin cuộc triển lãm và tọa đàm về Biển Đông tại Văn Phòng Hội Đồng Giám mục Việt Nam bị yêu cầu hoãn: "Hoạt động đó trước đây trên nguyên tắc tổ chức với Tòa Giám mục thành phố Sài Gòn; nhưng tôi đang ở Hà Nội và nghe nói cuộc đó gặp khó khăn và ngừng lại rồi, hoãn lại và tôi nghe nói thành phố không đồng ý! 1.16 Theo tôi được biết, hình như Thành phố không muốn giới Công giáo làm riêng. Ban Tôn giáo đã gặp tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc. Chính vì vậy mà cha tổng đại diện vừa ra thư báo cho các linh mục biết hoãn lại cuộc triển lãm đó."
Chế Lan Viên qua những lần gặp Lê Phú Khải — cập nhật lần cuối 18/06/2014 10:11
"Không bán nước" DLB/BVN — cập nhật lần cuối 18/06/2014 10:16
Bắt đầu từ người đàn ông gánh nước hôm 8/6/2014 tại Sài Gòn với biểu ngữ “Nước nhà không bán” và “Mất nước là chết”, các hoạt động ủng hộ ý tưởng mang tên "Không bán nước" sau đó liền được hưởng ứng và lan tỏa đến Nha Trang, Hải Phòng.
Lãnh đạo cấp cao ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam để đàm phán RFI — cập nhật lần cuối 17/06/2014 20:15
Bia chủ quyền Trường Sa thời VNCH được công nhận di tích quốc gia Tuổi Trẻ — cập nhật lần cuối 17/06/2014 20:13
VỤ NHÃ THUYÊN : Hồ sơ & Tư liệu (I) viet-studies — cập nhật lần cuối 16/06/2014 16:28
Biết ơn và hoan nghênh Viet-Studies đã lập ra Hồ sơ 623 trang này. Hơi nặng, phải đợi lâu, nhưng lâu gấp 10 chăng nữa thì cũng chỉ bằng 1/1000 thời gian đi tìm trên mạng cho ra 89 bài viết được tập hợp ở đây.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên khởi kiện Hiệu trưởng Trường ĐHCNTP TP.HCM Dòng Chúa Cứu Thế VN — cập nhật lần cuối 16/06/2014 18:57
Bộ Nội vụ lại tiết lộ bí mật quốc gia VNExpress — cập nhật lần cuối 17/06/2014 11:57
Bằng chứng là đây : "Đề xuất cán bộ quản lý cấp cao phải 'yêu nước sâu sắc'". Quốc hội cũng không kém : "Phải chọn được người tài vào Quốc hội" <http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/613220/phai-chon-duoc-nguoi-tai-vao-quoc-hoi.html> Đọc bài này học được một câu : “tiến vi bộ, thoái vi ban, không bộ không ban mới về Quốc hội” (về Quốc hội cũng lận đận thì làm Mặt trận với đồng chí Nguyễn Thiện Nhân).
Một Copernic của ngôn ngữ học Việt Nam Thanh Niên — cập nhật lần cuối 16/06/2014 16:08
Nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Pierre Chambon khi điểm một nghiên cứu của Cao Xuân Hạo đã thốt lên rằng chính hướng nghiên cứu của ông Hạo sẽ đi tới một cuộc cách mạng Copernic thực sự của ngữ học hiện đại.
Biển Đông nóng : Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí! Lê Ngọc Thống — cập nhật lần cuối 16/06/2014 18:28
Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy. Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang “vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.
Mai này, bao người biết “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi”? Đoàn Khắc Xuyên — cập nhật lần cuối 16/06/2014 16:11
Nhìn hình ảnh một thí sinh đơn độc ngồi làm bài thi môn sử trong phòng thi trống trải ở nhiều địa phương trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua, có lẽ không ai không thấy ngậm ngùi.
Thành dân tộc lớn từ những bài học rất nhỏ Trần Quang Đức — cập nhật lần cuối 16/06/2014 11:47
Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc từng là những nước đồng văn. Hàng nghìn năm qua, các quốc gia này có mối quan hệ phức tạp, có tương tác, giao lưu, ảnh hưởng tích cực; có xâm lấn, cai trị, lệ thuộc, tác động tiêu cực… Nhưng khác hẳn Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những bước đi ngoạn mục, vượt thoát khỏi những ảnh hưởng, kiềm toả của Trung Hoa, trở thành quốc gia phát triển hùng mạnh, có ảnh hưởng lớn trong khu vực, với cả Trung Quốc và thế giới. Sau chuyến đi trải nghiệm văn hoá Hàn Quốc vừa qua, trong khi tình hình biển Đông, quan hệ Việt - Trung có những diễn biến phức tạp, nhà nghiên cứu văn hoá trẻ Trần Quang Đức dành cho Người Đô Thị vài trao đổi chung quanh những gì ông trực cảm về thái độ, tinh thần “thoát Tàu” của người Hàn Quốc.
Có cần phải thông cảm cho ông Phạm Văn Đồng ? BVN — cập nhật lần cuối 16/06/2014 10:36
Chúng tôi nối kết bài này để bạn đọc tiện bề theo dõi dư luận trên mạng. Về bài "Góp ý về việc giải thích 'Công hàm Phạm Văn Đồng'" đã đăng trên Diễn Đàn, xin lưu ý : một bài lập luận pháp lý về một điểm pháp lý không phải là đối tượng cho sự suy diễn về ý đồ của tác giả, càng không nên vì nhiệt tình yêu nước mà biến thành đấu tố tập thể.
Xin hãy mở to mắt Nguyễn Trung — cập nhật lần cuối 15/06/2014 23:22
Toàn bộ bước đi (...) của Trung Quốc mở đầu một giai đoạn mới của quá trình thực hiện khát vọng trở thành siêu cường vào khoảng giữa thế kỷ này. Với những tính toán dựa trên thực tế là cục diện quốc tế sau chiến tranh Iraq (2003 -2010) đã chuyển sang thế giới đa cực với nhiều diễn biến mới phức tạp, Trung Quốc trong nhiệm kỳ Hồ Cẩm Đào (khóa 17 của ĐCSTQ 2007 - 2012) đã chủ trương kết thúc thời kỳ giấu mình chờ thời , để chuyển sang thời kỳ thể hiện sức mạnh thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, với những bước đi cứng rắn được xác định tại đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời Tập Cận Bình.
Từ sự kiện Biển Đông: Nhu cầu tái cấu trúc kinh tế là cấp thiết Bùi Trinh — cập nhật lần cuối 15/06/2014 23:17
Khởi động vụ kiện mới của nạn nhân chất độc da cam Tuổi Trẻ — cập nhật lần cuối 14/06/2014 19:26
Tham khảo các bản tin liên quan : Vietnam+ <http://www.vietnamplus.vn/vava-ung-ho-vu-kien-doi-cong-ly-cua-nan-nhan-da-cam-tai-phap/265175.vnp> ; ĐCS <http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30106&cn_id=657981>
Thư gửi anh Dove Hiệu Minh — cập nhật lần cuối 14/06/2014 19:50
Việt Nam và Pháp tranh quyền mua xe kéo của mẹ Vua Thành Thái RFI — cập nhật lần cuối 14/06/2014 19:50
"Đối tác chiến lược" mí nhau mà định chơi xấu thế này ư ?
Sen Hồ Tây lên ngôi, chủ đầm sen trúng đậm tiền triệu Lao Động — cập nhật lần cuối 14/06/2014 13:46
Đến một đầm sen đẹp ở hồ Tây để chụp ảnh thì phí trả của khách ít nhất cũng là tiền trăm. Với giá từ 30.000 – 50.000 đồng vé vào cửa; 10.000 đồng gửi xe; 100.000 – 120.000 đồng nếu thuê áo yếm, váy đụp, áo dài; 50.000 đồng nếu trang điểm; 400.000 đồng nếu thuê thợ chụp ảnh chưa kể tiền nước uống, dịch vụ khác…<xem ảnh áo yếm trong bài này thì miễn phí>
Vài ký ức nhân kỷ niệm 5 năm ngày tôi bị bắt, 13/6/2009 Lê Công Định — cập nhật lần cuối 13/06/2014 22:42
Ước mơ của Hạnh Dân Làm Báo — cập nhật lần cuối 13/06/2014 22:02
Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các "bằng chứng" của Trung Quốc Giáo Dục — cập nhật lần cuối 14/06/2014 13:48
Xem thêm : phản hồi của Nguyễn Văn Tuấn <http://anhbasam.wordpress.com/2014/06/14/2345-phan-bac-luan-diem-cua-tau-cong-nhu-the-nao/>
Vạch trần luận điệu theo đuôi Trung Quốc Thanh Niên — cập nhật lần cuối 12/06/2014 21:23
Đưa tít kiểu này làm giảm tác dụng một cuộc tranh luận nghiêm chỉnh. Độc giả có thể đọc thẳng những bài tiếng Anh của Sam Bateman (Singapore), Dương Danh Huy (Anh) và Phạm Quang Tuấn (Úc) : (1) bài của Bateman: http://www.eurasiareview.com/15052014-new-tensions-south-china-sea-whose-sovereignty-paracels-analysis ; (2) Phản hồi của Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn :http://www.eurasiareview.com/27052014-sovereignty-paracels-article-lets-beijing-lightly-analysis ; (3) Đáp của Baterman : http://www.eurasiareview.com/27052014-whose-sovereignty-paracels-response ; (4) PQTuấn & DD Huy : http://www.eurasiareview.com/05062014-haiyang-981-confrontation-danger-convoluting-everything-sovereignty-disputes
Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc Phạm Đoan Trang — cập nhật lần cuối 12/06/2014 21:10
Bài viết dưới đây của tôi, “Cuộc chiến không cân sức giữa học giả Việt Nam và Trung Quốc”, được đăng tải trên Tuần Việt Nam vào ngày 16/3/2009, một ngày trước hội thảo quốc gia đầu tiên về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hơn 5 năm đã trôi qua. “Cuộc chiến” vẫn không cân sức. Sự xuất hiện những gương mặt mới, những nghiên cứu mới bên phía Việt Nam, vẫn hoàn toàn là các nỗ lực cá nhân của những người Việt còn quan tâm đến chủ quyền đất nước. 5 năm qua, giới truyền thông vừa viết bài vừa nghe ngóng, đoán ý lãnh đạo, thấy “bật đèn xanh” thì dấn tới, thấy “không ổn” thì im bặt.
Tàu TQ giở thủ đoạn tạo hiện trường giả để quay phim Vietnamnet — cập nhật lần cuối 13/06/2014 12:05
Các tàu TQ thực hiện nhiều thủ đoạn, vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, giăng bẫy lùi tàu về mũi tàu kiểm ngư VN, cố tạo hình ảnh bị tàu VN đâm va để quay phim, chụp ảnh.
World Cup : Khai mạc trận cầu Việt – Trung Vĩnh An — cập nhật lần cuối 12/06/2014 17:01
Trận đấu Biển Đông dưới mắt một bình luận viên bóng đá
ĐỀ XUẤT MỜI LS LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ TS. CÙ HUY HÀ VŨ THAM GIA VỤ KIỆN TQ Trần Vũ Hải — cập nhật lần cuối 12/06/2014 16:37
Về nhân sự của nhóm luật sư, luật gia người Việt này, tôi đề xuất luật sư Lê Công Định (giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp quốc tế), tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ (giỏi tiếng Pháp, chuyên gia về công pháp quốc tế) và một số luật sư khác, kể cả người đã từng làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đang hành nghề luật sư tại Mỹ (ví dụ luật sư Nguyễn Hữu Thống, đã có nghiên cứu sâu về biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa), và luật sư thành thạo tiếng Trung.
Lén lút xử phúc thẩm nhà văn Phạm Viết Đào P.V.K. / Tễu — cập nhật lần cuối 13/06/2014 11:30
Hôm thứ Hai đầu tuần (9/6/2014) Tòa phúc thẩm đã lén xử KÍN và y án Sơ thẩm, tức là án tù 15 tháng cho nhà văn Phạm Viết Đào. Tòa không báo cho vợ con ông biết, nên cả vợ và con đều không có mặt, cũng không có luật sư, vì ông tự bào chữa.
Hội Luật gia dân chủ quốc tế sát cánh cùng Việt Nam nếu kiện Trung Quốc VietnamExpress — cập nhật lần cuối 12/06/2014 10:35
Tôn Quang Phiệt và vụ án Phạm Quỳnh (năm 1945) Kiều Mai Sơn — cập nhật lần cuối 12/06/2014 00:00
Chine ou la forme moderne d’arrogance et de cynisme de la realpolitik Trịnh Văn Thảo — cập nhật lần cuối 12/06/2014 11:23
A l'instar de son ex-allié soviétique, en affirmant sa souveraineté inaliénable sur la mer de l'Est (en vietnamien : Biên Dông), la Chine post maoïste s'est lancée dans une politique de défi et d'aventure totalement dénuée de tout fondement en droit international. Comme s'il suffit de « siniser » la toponymie d'un espace, terrestre ou maritime, pour en prendre possession selon la fameuse théorie de la Rectification dérivée d'une très mauvaise interprétation du confucianisme.
Cựu chiến binh chiến tranh biên giới Việt-Trung của Trung Quốc đang đi vào một cuộc chiến đấu mới Tom Hancock (AFP) — cập nhật lần cuối 12/06/2014 10:27
Ích Dương (Trung Quốc) (AFP) – Bị Đảng vất ra bên lề và bị đời bôi bác, các cựu chiến binh chiến tranh biên giới Việt-Trung của Trung Quốc – những người đã tham dự một cuộc chiến ít ai ca ngợi, chống lại nước láng giềng phương Nam – đang liều bị đánh đập và tù tội trong một cuộc chiến đấu mới với quan chức chính phủ.
Đánh trống lảng Quân đội Nhân dân — cập nhật lần cuối 12/06/2014 10:19
Là người từng có dịp đối đáp, chất vấn trực tiếp với các học giả và chuyên gia Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông tại các hội nghị quốc tế, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, luật sư, cựu giảng viên và đang là nghiên cứu viên tại Trường Luật Harvard (Mỹ) cho rằng, Việt Nam cần phải liên tục phản đối việc Trung Quốc vẽ các lô dầu sẽ cho đấu thầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
“Doanh nghiệp Việt nên học Philippines” Bà Phạm Chi Lan — cập nhật lần cuối 11/06/2014 22:07
Làm sao để đỡ bị lệ thuộc Trung Quốc và tăng cường được lợi ích của nền kinh tế
Lửa bao trùm tòa nhà đặc trưng của Đà Lạt lúc rạng sáng VnExpress — cập nhật lần cuối 11/06/2014 21:43
2h ngày 9/6, lửa bốc lên ngùn ngụt sau nhiều tiếng nổ từ tòa nhà của Xí nghiệp bản đồ Đà Lạt, một công trình kiến trúc bằng đá xanh rất kiên cố. Đây là toà nhà của Nha Địa Dư Quốc gia thời VNCH, nay thuộc Cục Bản đồ bộ Quốc phòng, mà một trong những trách nhiệm được giao là in bản đồ quân sự VN, từ đó, nhiều người đặt câu hỏi: có gì bất thường trong vụ nổ này?
Bức ảnh gây "bão" trên Facebook VN Hải Phong (VNN) — cập nhật lần cuối 11/06/2014 21:45
Bầu Kiên xử xong, câu hỏi còn lại Nguyễn Vũ (TBKTSG) — cập nhật lần cuối 11/06/2014 21:36
Thế nào là kinh doanh trái phép?
Bạo loạn đám đông và bạo lực nhà nước Phạm Đình Trọng — cập nhật lần cuối 11/06/2014 22:07
Thư (cuối cùng) Hoàng Xuân Hãn gửi Võ Nguyên Giáp Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 11/06/2014 00:48
Sau đây là bức thư cuối cùng của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gửi Võ Nguyên Giáp. Bức thư do chính Gs Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về nhà, ông đã trượt chân ngã; Vào nhà thương ít hôm sau thì mất. Là thư riêng nhưng ông gửi gắm nhiều sự quan tâm đến vận nước và quan điểm giữ nước. Xét thấy có nhiều nội dung vẫn còn tính thời sự, nhất là giai đoạn hiện nay, khi Trung Quốc đang gây hấn ở biển Đông, chúng tôi đăng lại toàn văn thư này để bạn đọc tham khảo và qua đó hiểu thêm tâm sự của bậc trí thức chân chính. <Thư đề ngày mồng 2 tháng giêng Bính Tý, tức là 20.2.1996>
Bài học giải quyết xung đột biển Đông Jerome A. Cohen — cập nhật lần cuối 11/06/2014 00:18
Phán quyết của tòa án quốc tế lâu nay đã đem lại những hiệu lực gì cho các vụ việc xung đột hàng hải có liên quan tới Trung Quốc? GĐ Viện Luật Mỹ - Châu Á thuộc ĐH New York (Mỹ) vừa có bài viết phân tích câu chuyện này.
America's Ultimate Strategy in a Clash with China T. X. Hammes & R. D. Hooker, Jr. / National Interest — cập nhật lần cuối 11/06/2014 00:01
The strategy looks to two major goals in peacetime. The first is to encourage China’s economic growth via further integration into the global economy. (...) The second major goal of Offshore Control is to deter China by presenting it with a strategy that Chinese strategists know cannot be defeated easily or quickly. This directly addresses one of the most worrying aspects of the current situation in Asia. Like the Germans before WWI, the Chinese may believe they can win a short war. In particular, they may believe their growing capabilities in space and cyber might neutralize U.S. power in the region. By showing that Offshore Control can be executed with today’s force, even with dramatically reduced access to space and cyber, the United States and its allies can dispel the notion of a short war.
Muốn không viễn vông và lệ thuộc thì phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền Nguyên Ngọc — cập nhật lần cuối 10/06/2014 23:31
Đây là bản gốc bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc đăng trên báo Kiến Thức hôm qua: “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi… rồi mọi chuyện chìm“. Tác giả cho biết, bài đăng trên báo Kiến Thức đã bị sửa và cắt xén rất nhiều. Mời bà con đọc và so sánh.
Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa Nguyễn Trung — cập nhật lần cuối 10/06/2014 23:30
Philippines ủng hộ hội nghị bất thường Ngoại trưởng ASEAN về Biển Đông RFI — cập nhật lần cuối 10/06/2014 23:29
“Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi... rồi mọi chuyện chìm“ Kiến thức — cập nhật lần cuối 09/06/2014 19:37
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc sợ nhất là giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc… lẳng lặng rút đi và mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ.
Miệng lưỡi Bắc Kinh MFAPRC — cập nhật lần cuối 09/06/2014 19:21
Đây là toàn văn (tiếng Anh) bản thông cáo ngày 8.6.14 của Bộ ngoại giao Trung Quốc biện minh cho vụ Giàn khoan HYSY 981 "sự khiêu khích của Việt Nam và đáp ứng của Trung Quốc". Chắc nhà văn Mạc Ngôn, sau "Phong nhũ phì đồn", phải viết một cuốn tiểu thuyết nhan đề "Cả vú lấp miệng em" (Phong nhũ bế tỏa muội khẩu ?).
Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa Vương Trí Dũng — cập nhật lần cuối 09/06/2014 13:43
Nhà thơ Hoàng Hưng: “Hồn ta như cánh cửa / Không sao yên khi gió đến chân trời” Thượng Long — cập nhật lần cuối 08/06/2014 23:01
Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, thường khi nào thì xuất hiện những cơn gió mới của một nền văn học? - Xin nói thật (có thể mất lòng nhiều người). Xã hội Việt Nam từ xưa đến nay chưa bao giờ tự nổi bất cứ “cơn gió mới” nào về mọi mặt. Xưa có lần Hồ Quý Ly (mà đâu như ông ấy là người Tàu chưa được Việt hoá nhiều lắm) toan “cải cách” một cái, liền bị phản ứng chết tươi (“họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận…”). Những “cơn gió mới” về chính trị, xã hội, văn hoá… đều từ những “chân trời lạ” ào vào, và chúng ta chỉ đơn giản bị cuốn theo.
“Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!” Kinh tế Sàigòn — cập nhật lần cuối 08/06/2014 18:59
Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người. Bộ Nội vụ hiếm khi đưa ra tổng số người ăn lương trong cả nước. Song, một báo cáo của Bộ Tài chính cách đây gần một năm nhân dịp tăng lương theo quy định đã tiết lộ vào thời điểm đó, có tổng cộng 8 triệu người là cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Có nghĩa là cứ hơn 11 người dân, thì có 1 người hưởng lương ngân sách. <Đây chắc chưa kể những "dư luận viên" và "dân phòng" được trả tiền để chửi bậy và đánh càn>.
“Cần có sự can thiệp của Mỹ trong tranh chấp ở Biển Đông” Tạp chí Cộng sản — cập nhật lần cuối 09/06/2014 22:37
Đó là câu nói của ông Andrea Margeletti, một nhà nghiên cứu về chiến lược, người Ý, trả lời phỏng vấn của TTXVN. Câu nói được chọn làm đầu đề bài báo. Và được "Tạp chí Cộng sản" đăng lại. Ý vị là ở đó. Ý vị hơn nữa : sáng thứ hai 9.6.14, bạn đọc bấm vào dòng chữ địa chỉ ở dưới, thì mấy chữ "Không tồn tại bài viết này" xuất hiện dưới bảng hiệu của "Tạp chí Cộng sản". Chắc là "cậu đánh máy" đánh nhầm !!! Trong ô "địa chỉ của liên kết" dưới đây, chúng tôi ghi địa chỉ bài gốc trên báo mạng Vietnam+ của VNTTX, còn địa chỉ bài đã bị gỡ trên TTCS là : http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2014/27628/Can-co-su-can-thiep-cua-My-trong-tranh-chap-o-Bien.aspx
Bộ Công an triển khai các nội dung về tham gia Công ước chống tra tấn Công An "Nhân Dân" — cập nhật lần cuối 08/06/2014 14:48
Cấm cười.
Hirson (02) : Concert d’un jeune pianiste anglo-taïwanais dans l’église Ste-Thérèse Picardie.France3 — cập nhật lần cuối 08/06/2014 13:48
Thư giãn chủ nhật : một thần đồng âm nhạc (nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc) người Đài Loan, sinh trưởng ở California, quốc tịch Anh, mua lại một nhà thờ ở Hirson (Picardie, Pháp), biến thành phòng hòa nhạc và xưởng nghệ thuật. Xem thêm : http://en.wikipedia.org/wiki/Kit_Armstrong, http://fr.wikipedia.org/wiki/Kit_Armstrong
Cục trưởng BVTV: Hoa quả Trung Quốc nhiễm độc... vẫn an toàn Đất Việt — cập nhật lần cuối 08/06/2014 12:34
Cùng đề tài : http://cuvinhkhoailang.blogspot.fr/2014/06/gui-cuc-hong.html
Những dấu hỏi trong vụ một tờ báo Việt Nam bị khởi tố vì bài viết liên quan đến Bộ Công an RFI — cập nhật lần cuối 08/06/2014 12:26
Ngày 05/06/2014 cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố báo mạng Pháp luật và Xã hội theo điều 258 Luật Hình sự, vì một bài viết mà theo Cổng thông tin điện tử của Bộ này đã “phản ánh sai sự thật”, “làm giảm uy tín” của một công ty trực thuộc Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật, Bộ Công an.
Cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam Dân Luận — cập nhật lần cuối 07/06/2014 22:46
Dân Luận: Một cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự và tôn giáo vừa diễn ra tại chùa Liên Trì sáng ngày 5/6/2014. Trong cuộc họp có sự hiện diện 16 tổ chức Xã Hội Dân Sự. Có thể nói, đây là bước khởi đầu mới cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.
Hải quân Nhật, Mỹ, Úc giao lưu ở VN Tin BBC — cập nhật lần cuối 07/06/2014 22:39
Một tàu hải quân Nhật Bản chở theo binh sĩ Nhật, Mỹ, Úc đã cập Cảng Đà Nẵng, tham dự hoạt động trao đổi đa phương với hải quân Việt Nam.
Hoàn cảnh hiện nay của ngư dân bị tàu TQ xâm hại Thanh Trúc — cập nhật lần cuối 07/06/2014 22:30
ngày nào tàu Trung Quốc còn tiếp tục hung hăng tấn công vào tàu cá Việt Nam thì ngày đó mối nguy chết người vẫn chực chờ trong lúc vợ con gia đình ngư dân lâm cảnh thiếu thốn
Căn cứ khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Vũ Minh Giang — cập nhật lần cuối 07/06/2014 22:19
Phần cuối trong bài biên khảo 4 kỳ của TS Vũ Minh Giang
Hành động khiêu khích trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc được tính toán kỹ lưỡng Andrew Browne & Dương Thạch (dịch) — cập nhật lần cuối 07/06/2014 22:10
Phân tích trên Wall Street Journal về sự hung hăng của Tập Cận Bình
TQ từ chối nộp bằng chứng minh định chủ quyền ở Biển Đông Reuters, Bloomberg News — cập nhật lần cuối 06/06/2014 22:32
Trung Quốc bác yêu cầu của tòa án trọng tài Liên hiệp quốc về việc đệ trình bằng chứng minh định tuyên bố chủ quyền theo bản đồ đường lưỡi bò ở Biển Đông.
Không thể "đem gươm đao" đến nhà người ta làm gì thì làm ở thế kỷ 21 Nguyễn Chí Vịnh — cập nhật lần cuối 06/06/2014 21:50
Phỏng vấn tướng Nguyễn Chí Vịnh sau hội nghị Sangri-la
Lần đầu tiên, ngư dân kiện Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Thuỵ My — cập nhật lần cuối 06/06/2014 21:46
Bản đồ nhà Thanh... Vũ Quang Việt — cập nhật lần cuối 06/06/2014 21:42
... do Hoàng đế Khang Hi sai vẽ xác định cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam
Rich document Những bài báo kỷ niệm Thiên An Môn... Hồng Thuỷ, Vũ Hà, Hoàng Uy — cập nhật lần cuối 06/06/2014 18:25
Ngày 04-06-2014 vừa qua có ba tờ báo mạng ở Việt Nam đăng bài để kỷ niệm 25 năm cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên kêu gọi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn. Nhưng ngay sau đó các bài ấy đã bị rút xuống.
13 tấm ảnh về vụ thảm sát Thiên An Môn mà Bắc Kinh không muốn thế giới trông thấy Policymic — cập nhật lần cuối 06/06/2014 14:50
Bản tin BA SÀM ngày thứ năm 5-6-14 Ba Sàm — cập nhật lần cuối 05/06/2014 20:34
Hôm nay, đúng 1 tháng kể từ ngày anh Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang Ba Sàm, và cô Minh Thúy bị bắt, vẫn chưa có thông tin gì mới để thông báo cùng quý độc giả. Chỉ xin chia sẻ cùng quý độc giả rằng: tất cả những quyền con người mà người dân trên thế giới đã và đang hưởng, như quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, tự do lập hội, quyền biểu tình… không phải tự nhiên mà họ có.
Tường thuật trực tiếp: TỌA ĐÀM "LÀM SAO ĐỂ THOÁT TRUNG?" TỄU — cập nhật lần cuối 05/06/2014 20:22
Nhóm G7 lên tiếng về Biển Đông BBC — cập nhật lần cuối 05/06/2014 20:18
Lãnh đạo nhóm bảy nước công nghiệp (G7) phát triển bày tỏ quan ngại về căng thẳng trên biển, trong lúc báo Đảng của Trung Quốc đả kích chính sách của Nhật tại G7.
Thật hay dối Nguyễn Trọng Vĩnh — cập nhật lần cuối 05/06/2014 20:15
To bịp or not to bịp, that's the question !
Báo Việt Nam "rút bài Thiên An Môn" BBC — cập nhật lần cuối 04/06/2014 22:15
Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo Nguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook: "Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao? "Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"
Có bỏ quy định về thời hạn đăng ký giữ quốc tịch? Nhân Dân — cập nhật lần cuối 04/06/2014 20:16
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 bỏ quy định về thời hạn đăng ký giữ quốc tịch để không tạo áp lực về thời gian đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nếu bãi bỏ hoàn toàn liệu có ảnh hưởng đến lợi ích của một bộ phận người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khó khăn cho Nhà nước trong việc quản lý và thực hiện trách nhiệm bảo hộ công dân ở nước ngoài? Chỉ hơn 6.000 người Việt Nam ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch
Nhật 'chờ phản ứng chống tham ô của VN' BBC — cập nhật lần cuối 04/06/2014 20:14
Trả lời BBC hôm 4/6, Bí thư Thứ nhất Sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết tại cuộc họp ngày 2/6 ở Hà Nội giữa Nhật và Việt Nam, phía Nhật thông báo sẽ “tạm ngưng” các dự án mới dùng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Bi hài chuyện mua dâm... trả góp ! Gia Đình — cập nhật lần cuối 04/06/2014 01:03
Guerre du Vietnam : le combat d'une victime française de l'Agent orange Philippe Broussard — cập nhật lần cuối 04/06/2014 20:23
Tuần báo Pháp L'EXPRESS số ra ngày thứ tư 4.6.14 cho biết một phụ nữ Pháp gốc Việt, bà Trần Tố Nga, vừa khởi kiện các đại công ti hóa chất (Monsanto, Dow Chemical...) là những công ti đã cung cấp cho quân đội Mỹ chất độc Da Cam tác hại cho hàng trăm ngàn nạn nhân.
Biển Đông : Trung Quốc đề nghị Việt Nam không kiện lên tòa án quốc tế RFI — cập nhật lần cuối 03/06/2014 23:02
Tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết rõ hơn : « Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị chúng tôi không đưa vụ việc ra trước tòa án quốc tế ». « Câu trả lời của chúng tôi là việc này tùy thuộc vào các hoạt động và cách ứng xử của Trung Quốc ; nếu họ tiếp tục dồn ép chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Giải pháp pháp lý cũng phù hợp với luật pháp quốc tế ».
'Nhiều người Mỹ hối tiếc vì Hoàng Sa 1974' BBC — cập nhật lần cuối 03/06/2014 22:01
Trước những gì Trung Quốc đang thể hiện ở Biển Đông, Hoa Kỳ nay thấy 'hối tiếc' vì từng 'bật đèn xanh' để Trung Quốc chiếm thuận lợi các đảo ở Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974, theo một nhà phân tích tình hình châu Á và Trung Quốc từ Mỹ, gs Ngô Vĩnh Long.
China's Premature Power Play Goes Very Wrong Rory Metcalf — cập nhật lần cuối 03/06/2014 13:02
Xem bản đồ cương vực được Hoàng đế TQ cho xuất bản Vũ Quang Việt — cập nhật lần cuối 03/06/2014 12:56
Bài viết này chỉ nhằm xác định một sự kiện là Hoàng đế Khang Hi (Kangxi) đã sử dụng giáo sĩ dòng Tên phương Tây đi khắp nơi đo đạc địa hình và vẽ bản đồ chính thức cương vực Triều Thanh; công việc này tốn mất gần 10 năm và kết quả là đã xuất bản bản đồ cương vực Trung Quốc có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu) vào năm 1717. Theo bản đồ này cương vực phía đông nam Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam. Đây là điểm đóng góp mới vì từ trước đến nay khi nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người, kể cả tác giả bài viết này, đã trưng ra được bản đồ nhà Thanh nhưng đều là bản đồ không rõ xuất xứ và không phải là chính thức.
Bình luận về phản biện của Ngô Viễn Phú Dương Danh Huy — cập nhật lần cuối 02/06/2014 22:13
Tranh luận về công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng
Dust-up at the Shangri-La The Economist — cập nhật lần cuối 03/06/2014 00:03
Chạm trán tại khách sạn Shangri-La (đối thoại ASEAN về quốc phòng lần thứ 13)
“Thủ đoạn của chính trị gia Trung Quốc kinh khủng lắm“ Trần Ngọc Vương — cập nhật lần cuối 02/06/2014 23:39
Người Sài Gòn vật lộn trong biển nước vào chiều cuối tuần Dân Trí — cập nhật lần cuối 02/06/2014 15:27
Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1h vào cuối giờ chiều 1/6 làm nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập nặng, giao thông tại một số khu vực bị kẹt cứng vì dòng người đổ xô tìm cách tránh ngập.
Chiếc mặt nạ "trỗi dậy hòa bình" đã rơi Tuổi Trẻ — cập nhật lần cuối 02/06/2014 15:15
Việc đưa giàn khoan vào Biển Đông cũng như hành vi kèm theo của Trung Quốc đã thay đổi toàn bộ bức tranh, thay đổi hoàn toàn nhận thức của người dân Việt Nam về người láng giềng 16 chữ và 4 tốt ấy (Phải hiểu : ông tổng Nguyễn Phú Trọng và đại (tướng ?) Phùng Quang Thanh không phải là "người dân", nên có vẻ vẫn tiếp tục nhận... ngủ).
Ghi chép về giàn khoan 981 Đỗ Thái Bình — cập nhật lần cuối 02/06/2014 14:57
Những thông tin kĩ thuật về giàn khoan

Các thao tác trên Tài liệu

Các số đặc biệt
Các sự kiến sắp đến
VIETNAM, DEUX DOCUMENTAIRES sur France 2 et France 5 05/03/2024 - 01/06/2024 — France 2 et France 5
France-Vietnam : un portail entre les cultures 17/05/2024 10:00 - 11:30 — via Zoom
CONFÉRENCE DÉBAT 24/05/2024 19:00 - 23:00 — la Médiathèque JP Melville (Paris 13e)
Ciné-club YDA: Bố già / Papa, pardon. 25/05/2024 16:00 - 18:15 — cinéma le Grand Action, 5 rue des Ecoles, 75005 Paris
Các sự kiện sắp đến...
Ủng hộ chúng tôi - Support Us
Kênh RSS
Giới thiệu Diễn Đàn Forum  

Để bạn đọc tiện theo dõi các tin mới, Diễn Đàn Forum cung cấp danh mục tin RSS :

www.diendan.org/DDF-cac-bai-moi/rss