Sách mới của GS Hà Văn Tấn: Sự sinh thành Việt Nam
Giới thiệu sách mới của Giáo sư Hà Văn Tấn
Sự Sinh thành Việt Nam
LTS. Đây không phải chỗ nói dài dòng về giáo sư Hà Văn Tấn, nhà sử học và khảo cổ học hàng đầu của Việt Nam, người trẻ nhất trong « tứ trụ » sử học Hà Nội như người ta quen gọi (các giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn). Bạn đọc có thể tìm đọc tiểu sử và danh sách những tác phẩm quan trọng của ông trên mạng (chẳng hạn, tác phẩm kinh điển ông viết chung với GS Phạm Thị Tâm về Cuộc Kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông thế kỷ 13), và nhiều bài của các đồng nghiệp viết về ông, như bài này của cố GS Đinh Xuân Lâm, bài này của nhà nghiên cứu văn học Đỗ Lai Thuý. Diễn Đàn đã hân hạnh đăng một số bài viết của ông (như : Vấn đề văn bản học văn học Phật giáo, Chùa Việt Nam trong đời sống văn hóa cộng đồng) hoặc về một tác phẩm của ông (như bài về Chùa Việt Nam trong quyển sách cùng tên, hay bài Đọc sách Đình Việt Nam).
Từ vài năm nay, do tình hình sức khoẻ, GS Hà Văn Tấn ít xuất hiện trên học đàn, vì thế khi được tin một cuốn sách mới của ông – tập hợp những bài viết ngắn trình bày lịch sử Việt Nam cho người nước ngoài - sắp ra đời (vào cuối tháng ba này), chúng tôi đã lập tức liên hệ với Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên, học trò ông và là người chuẩn bị bản thảo cho cuốn sách, để xin phép quảng bá trước cuốn sách. Được phép của GS Hà Văn Tấn và nxb, anh Kiên đã gửi chúng tôi Lời nói đầu, mục lục, bìa sách và hai bài trong sách hợp với chủ đề « tâm linh, tín ngưỡng » của Giai phẩm này. Hai bài trích sẽ được đăng gộp trong một bài có nhan đề Đời sống tinh thần của người Việt trong các thế kỷ XVI – XVIII. Dưới đây là Lời nói đầu sách của tác giả và mục lục 107 bài cho thấy tầm bao quát của các vấn đề được đề cập trong sách : lịch sử được nhìn dưới đủ các góc cạnh, từ kinh tế tới văn hoá, chính trị, nghệ thuật, kỹ thuật..., chứ không chỉ là một chuỗi ngày tháng của các triều vua hay những cuộc chiến tranh hiển hách.
Diễn Đàn chân thành cảm ơn GS Hà Văn Tấn, NXB Thế giới, TS Nguyễn Hồng Kiên. Và xin mời bạn đọc.
LỜI NÓI ĐẦU
Từ đầu năm, năm 1990, Nguyễn Khuyến, bạn tôi, bấy giờ đang làm Tổng biên tập tờ báo Vietnam weekly, tờ báo tiếng Anh của Thông tấn xã Việt Nam, đề nghị tôi viết loạt bài dưới chuyên mục The making of Vietnam, trình bày về lịch sử Việt Nam cho người nước ngoài. Như thế là mỗi tuần, tôi phải viết một bài. Và cho đến giữa năm 1991, tôi đã viết đến trước thời Nguyễn. Bấy giờ, do công việc quá bận, tôi đành tạm biệt với độc giả.
Đến năm 2000, tờ báo Vietnam News lại đề nghị tôi tái bản loạt bài The making of Vietnam trên các số ra ngày chủ nhật. Thế là tôi có dịp xem lại các bài đã viết. Nhưng tôi cũng không có đủ thì giờ để bổ sung đoạn sử triều Nguyễn về sau và cũng đành chấm dứt sau nhà Tây Sơn vào giữa năm 2001.
Từ sau khi tôi cho đăng các bài viết The making of Vietnam ở tờ Vietnam weekly, nhiều người ở nước ngoài cứ hỏi tôi sao không tập hợp lại thành sách.
Bây giờ, để đáp ứng lại yêu cầu của nhiều độc giả, tôi cho xuất bản quyển The making of Vietnam cũng là để ghi nhớ một công việc đã làm.
Để chuẩn bị cho lần công bố này, tôi đã phải nhờ cậy nhiều người. Trước hết tôi phải cảm ơn anh Nguyễn Khuyến, anh Hà Vinh trong các bản dịch tiếng Anh. Tôi cũng cám ơn Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Văn Kự, Ngô Quỳnh Dũng đã cung cấp ảnh để minh họa cho cuốn sách. Đặc biệt, tôi phải cảm ơn Nguyễn Hồng Kiên trong việc chuẩn bị lại bản thảo. Chúng tôi thống nhất giữ nguyên văn bản đã in báo, chỉ thay đổi lại các địa danh theo tên hành chính hiện nay. Do tình hình sức khoẻ không được tốt nên tôi cũng chưa hoàn thiện được nốt phần về nhà Nguyễn.
Sau nữa, tôi phải cảm ơn những lời khuyến khích của vợ tôi, làm cho tôi vững tâm cho xuất bản quyển sách này.
Hà Nội năm 2016
Hà Văn Tấn
MỤC LỤC:
1. Bắt
đầu từ đám mây mù của
huyền thoại
2. Thử vén đám
mây mù của huyền thoại
3. Nhưng
không phải chỉ có huyền thoại
4.
Trong buổi sáng của lịch sử
5. Từ
những người săn bắn hái lượm
đến những người trồng trọt
6.
Một bức tranh ghép mảnh (mosaic) mới
của văn hóa tiền sử
7. Từ khi
đồng thau xuất hiện ở lưu vực
sông Hồng
8. …Và ở các lưu
vực sông Mã, sông Lam
9. Rực rỡ
Đông Sơn
10. Cuộc sống của người
Đông Sơn
11. Trống đồng Đông
Sơn
12. Sự hình thành nhà nước
đầu tiên
13. Vua An Dương và
nước Âu Lạc
14. Thành Cổ
Loa
15. Triệu Đà chiếm nước Âu
Lạc
16. Từ ách thống trị của
Nam Việt đến ách thống trị của
đế quốc Hán
17. Hai thế kỷ
trước Công nguyên: Bắt đầu
một tiếp biến văn hóa
18. Cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng
19. Năm thế
kỷ sau Công nguyên: Tình hình nông
nghiệp
20. Năm thế kỷ sau Công
nguyên: Tình hình thủ công nghiệp
21.
Năm thế kỷ sau Công nguyên: Những
biến đổi xã hội và văn
hóa
22. Nho giáo và Đạo giáo
ở Giao châu
23. Sự du nhập của Phật
giáo ở Việt Nam
24. Cuộc nổi dậy
của Bà Triệu
25. Các cuộc nổi
dậy ở Giao châu sau khởi nghĩa Bà
Triệu
26. Lý Bí và nước Vạn
Xuân
27. Cuộc kháng chiến chống
quân Lương
28. Lý Phật Tử và
cuộc xâm lược của nhà Tùy
29.
Dưới sự thống trị của
Tùy-Đường
30. Văn hóa Việt
Nam thời Tùy-Đường
31. Cuộc nổi
dậy của ông vua đen
32. Từ vua Bố
Cái đến thủ lĩnh Dương
Thanh
33. Họ Khúc và bước đầu
của nền độc lập
34. Dương
Đình Nghệ khôi phục quyền tự
chủ (931-937)
35. Ngô Quyền và chiến
thắng Bạch Đằng năm 938
36. Nhìn
lại mười thế kỷ dưới sự
thống trị của Trung Quốc
37. Từ
triều Ngô đến mười hai sứ
quân
38. Đinh Bộ Lĩnh khôi phục
sự thống nhất đất nước
39.
Lê Hoàn và cuộc kháng chiến
chống Tống năm 981
40. Thành Hoa Lư
41.
Triều đại Lê : tình hình chính
trị
42. Triều đại Lê : tình
hình kinh tế
43. Văn hóa việt nam
thế kỷ 10
44. Ông vua nằm và sự
kết thúc của triều Lê
45. Lý
Công Uẩn với sự bắt đầu của
thời kỳ Thăng Long
46. Triều đại
Lý và chế độ trung ương tập
quyền
47. Quân đội thời Lý
48.
Nhà Lý với các dân tộc thiểu
số
49. Cuộc kháng chiến chống Tống:
Tấn công trước để tự vệ
50.
Cuộc kháng chiến chống Tống: Chiến
trận bên sông Cầu
51. Các hình
thức sở hữu ruộng đất thời
Lý
52. Nông nghiệp thời Lý
53.
Thủ công nghiệp thời Lý
54. Thương
nghiệp thời Lý
55. Đời sống
hàng ngày thời Lý
56. Các tôn
giáo thời Lý
57. Nghệ thuật thời
Lý
58. Thăng long thời Lý
59. Sự
suy vong của triều Lý
60. Nhà Trần
bắt đầu
61. Bộ máy quan lại từ
trung ương đến làng xã
62. Quân
đội thời Trần
63. Cuộc kháng
chiến chống quân mông cổ năm
1258
64. Giữa hai cuộc chiến tranh (1258 -
1285)
65. Hội nghị Diên Hồng và
Hịch Tướng sĩ của Trần Hưng
Đạo
66. Cuộc kháng chiến chống
Nguyên năm 1285
67. Cuộc kháng chiến
chống Nguyên 1287 - 1288
68. Sở hữu ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp thời
Trần
69. Thủ công nghiệp và thương
nghiệp thời Trần
70. Đời sống
hàng ngày và lễ hội thời
Trần
71. Phật giáo và nho giáo
thời Trần
72. Nghệ thuật thời
Trần
73. Thăng long thời Trần
74. Triều
Trần trên bước đường suy
vong
75. Những cải cách của Hồ Quý
Ly và triều đại Hồ
76. Quân
Minh xâm lược
77. Những cuộc khởi
nghĩa chống minh đầu tiên
78. Khởi
nghĩa Lam Sơn: Những bước đầu
gian khổ
79. Khởi nghĩa Lam Sơn: Tiến
đến thắng lợi hoàn toàn
80.
Lê lợi với việc hàn gắn vết
thương chiến tranh
81. Sự củng cố
nhà nước tập quyền ở thế kỷ
15
82. Chính sách ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp thế kỷ 15
83.
Thủ công nghiệp và Thương nghiệp
thế kỷ 15
84. Nho giáo chiếm ưu thế
ở thế kỷ 15
85. Văn học nghệ
thuật thế kỷ 15
86. Sự củng cố
nhà nước tập quyền ở thế kỷ
15
87. Chính sách ruộng đất và
kinh tế nông nghiệp thế kỷ 15
88.
Thế kỷ 16 bắt đầu với nhiều
biến động
89. Nhà Mạc và cuộc
chiến tranh Nam-Bắc
90. Cuộc nội chiến
Trịnh-Nguyễn
91. Kinh tế nông nghiệp
và công việc khai hoang thế kỷ
16-17
92. Thủ công nghiệp và thương
nghiệp thế kỷ 16-17
93. Văn hóa
Việt Nam thế kỷ 16-17: Đời sống tư
tưởng và tôn giáo
94. Văn hóa
Việt Nam thế kỷ 16-17: Văn học và
nghệ thuật
95. Đàng NgoàI thế
kỷ 18: Sự mục nát của chính
quyền Trịnh
96. Kinh tế Đàng NgoàI
thế kỷ 18: Thủ công nghiệp và
thương nghiệp
97. Kinh tế Đàng
NgoàI thế kỷ 18: Nông nghiệp
98.
Những cuộc nổi dậy của nông dân
Đàng Ngoài
99. Kinh tế Đàng
Trong thế kỷ 18
100. Cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn
101. Tây Sơn chống quân
Xiêm
102. Lật đổ chính quyền
Lê-Trịnh
103. Kháng chiến chống
quân Thanh
104. Đời sống tinh thần
thế kỷ 18: Ý thức và tín
ngưỡng
105. Đời sống tinh thần
thế kỷ 18: Văn học nghệ thuật
106.
Nguyễn Ánh khôi phục ngai vàng
107.
Lời tạm biệt của tác giả - Vài
dòng về nhà Nguyễn.
Các thao tác trên Tài liệu