Số đặc biệt Hoàng Xuân Hãn
- Diễn Đàn
—
published
09/03/2008 23:55,
cập nhật lần cuối
28/04/2016 22:04
Các bài của tác giả Hoàng Xuân Hãn viết cho Diễn Đàn hay Đoàn Kết (trước tháng 10.1991), và các bài viết về Hoàng Xuân Hãn trên Diễn Đàn.
- Hoàng Xuân Hãn : Hành trình và chân dung — Trinh Văn Thảo — cập nhật lần cuối 14/05/2013 18:56
- Vài lời về bác Hoàng Xuân Hãn — Bùi Trọng Liễu — cập nhật lần cuối 14/05/2013 16:41
- Thư mục Hoàng Xuân Hãn — Nguyễn Trọng Nghĩa — cập nhật lần cuối 13/05/2013 22:12
- Hoàng Xuân Hãn, cuộc đời và sự nghiệp — Nguyễn Trọng Nghĩa — cập nhật lần cuối 13/05/2013 22:24
- Những năm tháng tạp chí Khoa học xã hội — Đào Văn Thuỵ — cập nhật lần cuối 14/05/2013 17:19
- Chút lòng với Bác — Cao Huy Thuần — cập nhật lần cuối 14/05/2013 15:28
- Đoàn Tử Quang — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:18
- ...Tưởng tám mươi hai tuổi là già lắm, mà còn mẹ chín mươi tám tuổi. Chín mươi tám tuổi mà góa chồng từ thuở mười bảy. Tưởng lòa, lảng, yếu mà sáng, tỏ, mạnh. Tưởng lấy phần cho cháu chắt mà chính lấy cho mẹ già. Tưởng vì công danh mà đeo đuổi khoa-trường mà chính ra vì muốn cho vui lòng mẹ...
- Hoàng Xuân Hãn thời xây dựng đại học mới — Trịnh Văn Thảo — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:18
- Một vài kỷ niệm về phong trào "bình dân học vụ" — Nguyên Thanh — cập nhật lần cuối 14/05/2008 09:00
- Nhớ lại Hội truyền bá quốc ngữ — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 14/05/2008 01:20
- Về bài Nhớ lại Hội Truyền bá quốc ngữ — Ngô Nhật Quang - Trần Lê Nghĩa — cập nhật lần cuối 14/05/2008 09:04
- Lê Quí Đôn đi sứ nước Thanh — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 02/05/2008 00:36
- Ông kể chuyện rằng : « Khi ta mới tám chín tuổi, học sách Luận Ngữ (Khổng Tử) với cha, đến câu « Làm việc biết điều đáng thẹn, đi sứ bốn phương mà không làm nhục mệnh Vua, như thế có thể gọi là kẻ Sĩ » cha tôi hỏi : « Mầy có thể làm như vậy không ? » Tôi đáp : « Chỉ biết thẹn là khó mà thôi. Còn đi sứ làm vẻ vang Nước nhà, làm trọng mệnh Vua, thì có khó gì ? »
- SAO CHỔI với TỰ PHÊ BÌNH — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 20/03/2008 22:03
- Theo thuyết Nho, tuy không tin nhảm dị đoan nhưng vua có khái niệm trời gây dựng vạn vật phó thác cho con trời làm chúa tể địa phương để trông coi công việc quản lí trị dân. Khi chúa tể quản lí sai lầm, làm hại nhân dân, thì trời phát ra những tín hiệu báo sẽ trừng phạt, như sao chổi hiện, đất động, sông cạn, núi lở, vân vân. Chính nhờ tin tưởng phản khoa học của vua chúa thời xưa, mà óc độc đoán ngoan cố của họ bị giảm bớt ít nhiều.
- Món Ăn Việt Nam Đời Xưa — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 15/03/2008 11:54
- Nấu nướng là một phần quan trọng của văn hóa. Những di tích thuộc về môn nầy là chứng chính xác để đo trình độ văn minh của một dân tộc vào một thời đại. Ở nước ta, nay còn thấy một bản cảo, bằng chữ chép những món ăn với cách làm trước nay hơn 250 năm.
- Hoàng Xuân Hãn — Nguyễn Ngọc Giao — cập nhật lần cuối 12/04/2016 22:21
- Một Vài Kí Vãng về Hội Nghị Đà Lạt (1/5) — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 23:07
- Trong những quyển sổ tay của tôi, tôi còn thấy ghi lại một số sự kiện, riêng, chung về hành trình đi dự hội nghị này. Tôi cũng sẽ kể một vài mẩu chuyện và một vài đại ý về việc này, để độc giả ngày nay và ngày sau còn cảm thông vời những người đương sự trong giai đoạn cực kì gian nan cho vận mệnh nước nhà trong buổi tái sinh của dân Việt.
- Một Vài Kí Vãng về Hội Nghị Đà Lạt (2/5) — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 23:07
- Tuyển chọn các đại biểu và chuẩn bị cho phái đoàn lên đường đi họp hội nghị Đà Lạt.
- Một Vài Kí Vãng về Hội Nghị Đà Lạt (3/5) — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 23:08
- Bấy giờ anh em kiểm điểm tất cả những sự kiện đã xảy ra từ lúc lên đây. Thấy rằng: Chính quyền Pháp bị phái Thực dân Pháp chi phối hoàn toàn, nhưng các Phái viên có phần thức thời hơn, về phương diện duy tâm, cũng có cảm tình với ta.
- Một Vài Kí Vãng về Hội Nghị Đà Lạt (4/5) — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 23:08
- Tôi thì tự thấy trong người khá mệt, về phòng, kiểm điểm, thấy phiên Đại hội lần này rất khó cho ta, nhưng các phái viên ta đã làm tròn bổn phận và trả lời cũng đúng mức. Tuy những dấu cảm tình của một vài người Pháp đã làm bớt bực bội, nhưng chúng tôi hiểu rằng nếu không có binh lực và tinh thần đồng nhất chống cự chính sách tàm thực của Thực dân, thì lời nói chỉ là trò suông. Vì vậy, Võ Nguyên Giáp thấy mình cần có mặt ở Hà Nội hơn ở đây. Anh đã ra vẻ tư lự đăm đăm và đang liệu cách cáo về như Gourou đã đi và Max André cũng sắp rút lui.
- Một Vài Kí Vãng về Hội Nghị Đà Lạt (5/5) — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 23:09
- Từ hội nghị Đà Lạt đến nay đã một phần tư thế kỷ. Đứa con ra đời lúc tiếng súng Điện Biên dừng nổ, nay đã thành nhân. Chuyện Đà Lạt kia chỉ là chuyện Đời xưa. Những người dự cuộc ở phái ta đã một phần không ít quá cố. Tôi đã thành thật gắng chép ra những điều tôi đã chứng kiến và đã ghi, hoặc nhớ lại. Chỗ sót chắc nhiều, điều sai gắng tránh. Mục đích không ngoài ôn chuyện cũ, góp phần cho những nhà viết sử mai sau.
- Tưởng Nhớ Phan Anh — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 14/03/2008 23:23
- Chính Phan Anh thuộc thế hệ ấy. Sau khi tốt nghiệp luật khoa tại Hà Nội, Anh đã tới Paris, soạn các đề án về luật hiến pháp và ngoại giao, để tính đường tương lai giảng dạy luật khoa. Nhưng năm 1939, tình hình Âu châu thành nguy ngập. Anh cùng các bạn du học phải trở về nước.
- Năm Ất Sửu cầm tinh con trâu hai đầu ? — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 14/03/2008 23:23
- Tết Ất Sửu 1985, theo lịch Việt Nam, sẽ là ngày 21-1-1985. Còn lịch Trung Hoa, làm tại Bắc Kinh, Hồng Kông hay Đài Loan, lại định Nguyên đán vào ngày 20-2-1985, tức là chậm hơn ngày Tết ta tới một tháng. Tại sao có sự cách biệt này ? Lịch nào đúng, lịch nào sai ? Người Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên thế giới nên " ăn Tết " vào ngày nào ?
- Tưởng nhớ Bác Hoán — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 09/03/2008 00:28
- Hè năm nay, tôi ra đến Dãthự ; thấy hồng tàn, cây đổ, cỏ umtùm, rào rậmrạp. Trước cảnh đẹpđẽ, thêlương, bỗng nhớ Bác, nên cũng soạn một bài văn, viếng riêng Bác Hoán, nhưng cũng là để nhắc lại các đồngliêu côngbinh với Bác, đã lưu lại Pháp, mà vẫn một lòng trungthành với tổquốc.
- Cố Điện 1/5 — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 10/03/2008 09:13
- Như đã thành một tập tục ngày Tết, số Xuân Diễn Đàn phải có bài của học giả Hoàng Xuân Hãn, nhất là bác Hãn còn "nợ" phần thứ nhì bài Tưởng nhớ Phan Anh. Món "nợ" coi như xong, vì Cố Điện trong bài này chính là thân sinh của cố luật sư Phan Anh. Diễn Đàn xin thành thật cảm ơn bác Hãn, trong lúc phải hoàn thành bản Nôm truyện Kiều, đã dành thời giờ viết bài này.
- Cố Điện 2/5 — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 10/03/2008 09:41
- Chuyện Cố Điện không chỉ như chuyện Cống Quỳnh, là một chuyện ông đồ nho ngạonghễ, mưumô, thích châmbiếm mà thôi. Tôi sống tiếp sinhthời ông và quêquán gầngụi với ông, cho nên tôi nhậnđịnh rằng ông là một nhânvật phảnảnh vừa một thờiđại chínhtrị, vừa một địavực rất độcđáo của đất Hàtĩnh : huyện Lasơn.
- Cố Điện 3/5 — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 10/03/2008 16:00
- Muốn gây lại hoàncảnh lúc sinhthời Cố Điện, và kíức thờikì tôi còn nghe cha mẹ kể chuyện xưa, tôi sẽ ghi lại một ít văn-thơ dângian thời ấy còn nhớ lại. Ở Hà Tĩnh có thể văn « Hát giặm » , gồm trungbình câu 5 chữ, vần cuối nhịp đôi nốitiếp nhau, thỉnhthoảng có câu gần trùngđiệp để nghỉ giọng.
- Cố Điện 4/5 — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 10/03/2008 16:28
- "Anhhùng thành bại kể chi. Nầy cô trung, nầy đạinghĩa, thề cùng cực quầntử thuỷ chung. Núi Son sáng, rú Mực thiêng , đọc sách, những nghĩ cương thường nặng. Khá giận bấy ! Rường to sập đổ, một cột khôn nâng. Cung lạnh hương tàn. Ai chẳng với ngàn Sâu tức oán. Huống ngày ấy, rồng bay mây tối. Cùng than sự thế chẳng bền. Khá thương non Việt sông La, trăm năm văn hiến thành cung mã....
- Cố Điện 5/5 — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 10/03/2008 16:57
- Chuyện Cố Điện chắc còn nhiều, trở thành những chuyện vui, tượngtrưng sự tríthức chốngđối cườngquyền trong xãhội ta xưa, hay đàn anh xuphụ thựcdân. Muốn độcgiả hiểu sâu hơn ýnghĩa sự châm biếm ấy, tôi đã nhắc lại vắntắt rõràng đoạn sử biđát nước nhà, từ trạngthái độclập đến trạngthái nôlệ. Kẻ cầm vậnmệnh quốcdân đã không biết lo xa, làm sai lầm không sửachữa. Lúc đã lỡ bước, dù hốihận, gỡ cũng không ra.
- Viếng bạn Nguyễn Văn Cổn — Hoàng Xuân Hãn — cập nhật lần cuối 12/03/2008 10:28
- Trước ngày tết Nhâmthân, tôi bèn gửi biếu Cổn một tập đặcsan kỉniệm kèm thư chúc tết. Tôi đang mảimong thư Cổn nhắc lại các chuyện trường Vinh, thì được tin bạn đã qua đời ngày 24.1.1992, nghĩa là trước Tết mươi ngày. Tuy linhtính tôi đã động, vì không khi nào bạn Cổn đã chậm đáp thư tôi, nhưng trước tin dữ, tôi rất đỗi bùingùi cảmxúc, cho nên thuận bút, tôi đã thảo vài lời Điếu bạn.
- Hoàng Xuân Hãn ngọn đuốc mở đường — Bùi Mộng Hùng — cập nhật lần cuối 09/03/2008 00:22
- Ngọn đuốc, khi còn đen tối, đã soi rõ chân trời chiến lược. Dài lâu cho dân tộc. Thẳng vào những vướng mắc then chốt.
- Bác Hãn — Đặng Tiến — cập nhật lần cuối 09/03/2008 00:21
- Việt kiều tại Pháp ít ai gọi bác bằng danh vị, học vị, chỉ gọi giản dị là Bác Hãn, chữ bác thân tình đi với tên riêng, chứ không đi với họ. Ấy là lối gọi mộc mạc, dân dã, tự nhiên trong làng mạc Việt Nam, không có sự áp đặt và định chế. Sau này nhất định sẽ có những bài văn tưởng niệm hùng hồn, uyên áo ca ngợi sự nghiệp bác Hãn. Nhưng theo tôi cái vinh dự lớn lao nhất mà cuộc đời trôi dạt đã dành cho danh sĩ Hoàng Xuân Hãn là chữ Bác.
- Thương tiếc Anh Hãn — Lê Thành Khôi — cập nhật lần cuối 09/03/2008 00:19
- Tinh thần yêu nước, lòng trung thực với mình và sự nghiệp nghiên cứu của Anh đáng làm gương cho người đời !
- Con người Hoàng Xuân Hãn — Nguyễn Huệ Chi — cập nhật lần cuối 09/03/2008 00:18
- Trong hàng ngũ các nhà khoa học Việt Nam, thì ông là một nhân vật quá cỡ, một con người ưu tú của thế kỷ này. Về tuổi tác, nếu nói một cách văn vẻ, thì ông đã đạp chân và chạm đầu vào hai thập kỷ mở và kết của thế kỷ XX.
- Hoàng Xuân Hãn: con người và chính trị — Nguyễn Ngọc Giao — cập nhật lần cuối 10/03/2008 08:47
- Trong bài này, tôi xin ghi lại đôi điều được biết về quan hệ chính trị của ông Hoàng Xuân Hãn, qua những lần được hỏi hoặc nghe chuyện ông, từ năm 1959 đến nay, chủ yếu tại Paris và Trouville (dã thự Cam Tuyền). Ngoài một, hai buổi phỏng vấn có ghi âm và ghi hình, tất cả đều là những cuộc đối thoại hoặc điện đàm không ghi chép, nên chủ yếu dựa vào trí nhớ.
- Tây Dương kì ngộ — Nguyễn Ngọc Giao — cập nhật lần cuối 10/03/2008 22:02
- Trên chuyến tàu năm ấy rời cảng Sài Gòn nhằm hướng Marseille, ngoài Hoàng Xuân Hãn, có 4 du học sinh Đông Dương : một người Miên, hai Nam Kỳ, và một nữ sinh Bắc Kỳ. Đó là cô Nguyễn Thị Bính, 23 tuổi, đã tốt nghiệp sư phạm, ba năm Trường dược Đông Dương, với đầy đủ số tháng thực tập, nhưng với quy định của chế độ học chính thuộc địa, không có quyền vào năm thứ tư để thi tốt nghiệp dược sĩ. Luật lệ là như vậy, nếu cô muốn thì sang Paris mà thi.
- Mấy điều tâm đắc về Bác Hoàng Xuân Hãn — Nguyễn Trọng Nghĩa — cập nhật lần cuối 10/03/2008 20:57
- Điều mà tôi quý trọng nhất ở bác, đó là cái phong thái bình dị, « an nhiên tự tại » của bác : khi nói về mình, về những người cùng thời hay ngay cả về thời cuộc, bao giờ bác cũng khách quan, chính xác, mực thước, ôn hoà.
- Tấm gương sáng cho các trí thức Việt Nam — Phan Huy Lê — cập nhật lần cuối 08/03/2008 23:53
- Giáo sư Hoàng Xuân Hãn là một học giả bách khoa, một nhà bác học trên nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Giáo sư là một nhà khoa học lớn, một nhà văn hoá lớn của đất nước.
- Thêm một vài ý kiến về bác Hoàng Xuân Hãn — Tạ Trọng Hiệp — cập nhật lần cuối 08/03/2008 23:53
- Đọc bài của Nguyễn Trọng Nghĩa (1) về bản sư Hoàng Xuân Hãn, tôi mừng lắm, nhất là khi thấy anh đã đọc kỹ các sách của bác và trích dẫn gần dầy dủ những đoạn văn biểu lộ suy nghĩ của bác về thời cuộc qua đó người đọc hiểu thêm bác : tôi gặp ở anh một bạn đồng điệu trong sự đánh giá một bộ óc lớn và một con người khả kính.
- Một người Thầy, sau trở thành bạn vong niên — Trần Văn Khê — cập nhật lần cuối 08/03/2008 23:52
- G.S. rất vui và sẵn lòng, mỗi tuần gặp tôi đôi ba tiếng đồng hồ để giúp tôi đỡ mất thì giờ tra tự điển, và hiểu rõ các đoạn lịch sử Việt Nam có liên quan đến âm nhạc.
Các thao tác trên Tài liệu